10:44 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

Thời Kỳ Mắc Dịch - NGUYỄN THỊ THÊM

14 Tháng Sáu 20208:39 CH(Xem: 6468)

                                                                   Thời Kỳ Mắc Dịch 
Nói gì thì nói, không ai có thể chối cãi, năm 2020 là năm cả thế giới bị nhiều tai ương, tôi gọi đó là thời kỳ mắc dịch.
Hồi nhỏ, mấy ông anh trong xóm tôi phá lắm. Ngày rằm, mồng một mấy bà má đem chuối, trái cây ra cúng bàn thiên giữa trời. Sau màn khấn vái, họ vào nhà chờ tàn nhang rồi mới đem vô. Mấy ảnh lén bưng nguyên dĩa trái cây chạy mất. Chừng ra không thấy, mấy bà ra chửi vang trời:
-Mồ tổ cha mấy đứa con nít mắc dịch, mắc gió. Bây ăn gì má ác nhơn thất đức vậy. Tụi bây là đồ......
Rồi như sợ tội khẩu nghiệp hay sợ lở linh ứng nên mấy má ngưng chửi làm thinh đi vô nhà. Mấy má biết ngay là do bọn trẻ trong xóm phá chớ có ai vô dây ăn cắp bất nhơn như vậy. Trong đó đôi khi con má làm hậu thuẫn canh me cho bạn vào lấy trộm. Đồ ăn trộm, chọc chửi nó vui vô cùng và ăn ngon lắm. Lấm lét vừa ăn vừa cười. Đôi khi chua lè, chát ngắt mà vẫn hứng thú. Đó là sự nghịch ngợm tuổi mới lớn của những đứa trẻ nhà quê.
Người miền Nam hay dùng: "Mắc dịch, mắc gió, mắc toi, quỷ phá nhà chay" để chửi bọn trẻ con. Trong cái chửi còn xen lẫn tình thương, tha thứ và mắng yêu. Cho nên chửi như vậy chả ăn thua gì đối với bọn trẻ con. Đôi khi chúng lại thích nghe nữa là đằng khác. Bởi vì ngày rằm, mồng một ăn chay ai lại chửi độc bao giờ. Thí dụ một thiếu nữ xinh đẹp bị (hay được) một chàng trai phải lòng, làm cái đuôi theo sau tán tỉnh. Khi đề cập đến "người ấy" cô đỏ mặt thẹn thùng: " Cái anh chàng mắc dịch đó...., hay Cái anh phải gió đó..." Phải chăng trong câu mắng ẩn dấu một tình yêu vừa chớm.
Thế nào là "mắc dịch?" Nếu dùng để ám chỉ một người, thì người đó khó thương, hay làm chuyện tào lao nhìn không vừa mắt. Không có ẩn ý trù rủa chết chóc hại người, Bởi bản chất người miền Nam hiền lành nhưng bộc trực, giận, ghét rõ ràng nói ra ngay. Nói xong rồi thôi, không để bụng giận dai hay thù hiềm.
Nhưng "mắc dịch " đúng nghĩa rất dễ sợ. Làng quê tôi một lần có một con nai con chạy lạc từ rừng vào trong làng. Nó sợ hãi, ngơ ngác chạy khắp xóm rồi vào đứng trước cửa nhà thương. Đứng đó một hồi, bọc theo bìa của hàng rào nó chạy biến vào rừng lại. Dân ở đó họ không rượt theo đập chết vì sợ điềm xấu. Họ nói với nhau:' Mang lạc, nát làng". Nó chạy vào nhà thương không biết là điềm gì đây?
Quả nhiên, sự dị đoan của họ đã thành sự thật. Sau đó làng tôi bị mắc "bệnh dịch tả". Người bệnh được khiêng hoặc võng lên nhà thương rất nhiều, không còn giường để nằm. Chủ Tây cho xe sở chở lên bệnh viện Grall điều trị những ca nguy cấp. Dù vậy cả làng bị rất nhiều người chết nhất là trẻ con. Đó là bệnh dịch đầu tiên tôi chứng kiến. Lúc đó má tôi nấu nước gừng, sả hoặc nước gạo rang cho cả nhà uống, Tuyệt đối không uống nước lạnh, ăn đồ sống. Chúng tôi bị nhốt trong nhà, không được ra ngoài chơi và nhất là không ai được qua nhà thương dù chỉ cách một con đường.
.........
Nước Mỹ là một nước tự do. Nền kinh tế phát triển là nhờ sự tiêu dùng của dân chúng. Thời đại toàn cầu, những chuyến bay nối liền thế giới. Những hàng hóa trao đổi, luân lưu đi khắp nơi. Dịch vụ du lịch phát triển để mọi người dân trên thế giới mở rộng tầm mắt.
Thế mà đùng một cái, mọi chuyến bay bị đình lại, xe cộ giảm lưu thông tối đa, nhà máy không làm việc bầu khí quyển trở nên trong lành. Đường phố vắng tanh, Trường học không còn bóng dáng học trò.Tất cả những sinh hoạt hàng ngày phải dừng lại chỉ trừ bệnh viện. Dịch viêm phổi Vũ Hán hay còn gọi là Coronavirus hủy hoại toàn cầu. Chưa có khi nào thế giới hè nhau thiếu khẩu trang, thiếu máy thở, thiếu y trang cho Bác Sĩ, thiếu nhà thương và thiếu cả lò thiêu. Người bị bệnh, người bị chết tăng hàng ngày, hàng giờ. Thời kỳ mắc dịch khủng khiếp nhất trong đời mà tôi được biết.
Chưa có khi nào người dân được nhà nước cho ở nhà, khuyến khích đừng ra đường mà còn gửi tiền tới tận tay để ăn và... để ngủ. Chưa có khi nào xí nghiệp, công ty, tiệm ăn đóng cửa mà nhà nước cho tiền hàng tuần đến những người bị thất nghiệp. Người lao động chân tay bị mất việc làm mà ...vui. Vì số tiền lãnh về từ chính phủ quá hào phóng, cuộc sống nhàn nhã, gia đình đoàn tụ, no ấm. Không sợ gì hết, chỉ sợ con Virus thình lình ghé thăm.
Chưa có khi nào cả nước trốn trong nhà, chỉ có các Bác Sĩ ,Y tá trở thành lính chiến chết sống với kẻ thù. Kẻ thù không mang súng, không mang bom, kẻ thù bàng bạc khắp nơi, chỉ cần vơ tay là dính, không mang N95 mask là tiêu đời. Những anh hùng chống dịch này có nhiều đã người tử nạn nơi sa trường là bệnh viện. Người lính hy sinh được phủ quốc kỳ và được thăng chức, được tuẫn táng theo nghi thức nhà binh. Người chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, chết một cách lặng lẽ âm thầm. Tang ma không được quá 10 người. Không có được một vinh thăng, gia đình ngậm ngùi đưa ra phần mộ.
Và cũng từ những hy sinh âm thầm như thế, chưa có khi nào người dân kính trọng và tri ân Bác Sĩ y tá như bây giờ. Họ biết ơn và họ muốn tỏ chút lòng. Những tiệm ăn mang thức ăn đến tận bệnh viện. Ngoài ra những cửa tiệm Mỹ còn tặng phần ăn miễn phí cho nhân viên bệnh viện vào bất cứ lúc nào sau giờ làm, chỉ cần đưa thẻ làm việc trong bệnh viện. Những tiệm nail, những chùa, nhà thờ, những người dân thiện nguyện may khẩu trang, làm face shield gửi đến ủng hộ. Có những hành động rất đẹp và xúc động, như sau một ngày làm việc mệt nhọc, và đầy nguy hiểm, họ được tiễn về nhà bằng một tràng pháo tay của dàn chào dã chiến. Những lời cám ơn và chúc an lành chân thành.
Có những điều thật xúc động và mủi lòng trong trận dịch. Có một đôi tình nhân cùng là Bác sĩ trong bệnh viện. Họ đã chuẩn bị ngày cưới mà không thể thực hiện. Sau khi biết tin, đúng ngày cưới dự trù, nhân viên trong bệnh viện đã tổ chức bất ngờ cho họ bằng một đám cưới dã chiến. Cô dâu mặc một áo cưới bằng giấy trắng, chú rể ôm hoa tặng cô dâu cũng bằng giấy. Các cô dâu phụ, rể phụ mặc đồ trắng bảo hộ trong bệnh viện. Mọi người chúc mừng trong niềm vui lẫn xúc động nghẹn ngào. Những người bác sĩ ,y tá, họ phải cách ly với con cái, cha mẹ vì chính họ không biết mình đã có nhiểm Coronavirus hay chưa? Nhìn con ngủ ngây thơ mà không dám hôn, nhìn cha mẹ già lụm cụm, nhưng không dám tới gần không dám nắm tay, hay lại gần nói chuyện. Những lúc khẩn cấp, họ phải mướn khách sạn ngủ lại và không về nhà để khỏi ảnh hưởng gia đình. Họ chấp nhận sự thiệt thòi vì thiên chức nghề nghiệp.
Có một tấm hình tôi được xem trong thời gian giữa mùa dịch. Người Bác sĩ về nhà thăm con. Ông đứng ngoài hàng rào nhìn vào nhà. Hai đứa con ngồi ở thềm nhìn bố. Những cặp mắt nhìn nhau nói biết bao lời. Ông trở về bệnh viện làm việc, bị lây nhiễm Virus từ bệnh nhân và ông lìa đời. Lần thăm con đó là lần cuối cùng cha con được gặp nhau. Bức hình đã lấy của tôi nước mắt vì xúc động và cảm phục.
Thời gian mọi người đều phải ở nhà vì lệnh phong tỏa, giàu nghèo hay địa vị khác nhau đều được bình đẳng trước cái chết. Dường như có một sợi dây liên kết nào đó vô hình để người dân Mỹ gần nhau, hiểu nhau và chia sẻ cho nhau. Mặc dù ra đường phải bịt mặt, phải giữ cự ly cách xa nhau 2 mét. Nhưng đó chỉ là khoảng cách địa lý, từ trong sâu thẳm của sự chết chóc họ lại cảm thấy cùng chung số phận con người. Họ biết ra rằng cái chết rất vô thường, nhanh, bất ngờ và đáng sợ. Thật ra người Mỹ rất phóng khoáng, dường như họ ít sợ chết, họ lạc quan trong cuộc sống và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi điều kiện cho phép. Đó là cái đẹp trong tư cách và quan niệm sống của họ. Khi làm việc họ không ngại tranh đấu và kiếm tiền thật nhiều. Nhưng đối với họ, đồng tiền là phương tiện chứ không phải nô lệ cho nó. Khi cần họ sẽ xài hoặc cho ra không hối tiếc.
Thời kỳ mắc dịch này cũng có nhiều cái vui vui. Cha Mẹ Anniversary ngày cưới, đáng lý phải tổ chức tiệc tùng gia đình về chung vui. Thế nhưng lệnh cách ly, không được tụ họp đông người. Đứa con làm tấm bảng gắn trước nhà và để quà mừng trước cửa. Bấm chuông, cha mẹ mở cửa ra, con cháu đứng từ xa chúc mừng. Nhìn tấm bảng, những xe chạy ngang bóp còi reo to chúc mừng. Vô tình biến thành một phong trào chúc nhau thật đẹp.
Có đứa cháu sinh nhật, thế là các bạn của cha mẹ cháu tổ chức chạy xe ngang qua nhà bóp còi, cầm bong bóng, reo vang chúc mừng, đi lại vài vòng trông giống như diễn hành. Nhận được quà và kiểu mừng sinh nhật như vậy, cháu vui quá thấy mình thật là quan trọng, được mọi người yêu thương. Cháu sẽ không quên ngày sinh nhật năm 2020 đặc biệt.
Người Mỹ là vậy, không nói nhiều, không phô trương, họ diễn đạt tình cảm chân thật bằng hành động rất văn minh và có ý nghĩa.
Ngày Mother's Day, người bạn tôi được con cái báo tin về mừng Mẹ. Thế là con trai, con dâu lẫn cháu nội đến nhà. Bà đứng xa nhìn con nhìn cháu. Thức ăn để ở chiếc bàn đặt giữa sân, Dãy bên này gia đình con ngồi, dãy bên kia là cha mẹ. Ăn to, nói lớn để chúc nhau vì phải đứng cách xa. Ăn xong con cái chào ra về, cha mẹ già nhìn theo, mấy tháng không ôm được con, không hôn được cháu. Thà nói chuyện trên Facetime còn đỡ tủi, đứng trước mặt mà như thật xa chỉ thêm buồn.
Ngày Lễ Mẹ, đa phần chúng tôi nhận quà đặt mua online, thức ăn từ nhà hàng và lời chúc mừng trên Facetime. Đúng là tình gia đình thời mắc dịch.
Năm nay cháu tôi tốt nghiệp high school. Theo chương trình, mỗi cháu chỉ có 3 phút tham dự. Từng chiếc xe gia đình học sinh trong danh sách tốt nghiệp chạy theo hướng chỉ định để đến trước hội trường. Tới nơi, chỉ học sinh đó ra khỏi xe với áo mũ ra trường , bước lên khán đài nhận giấy tốt nghiệp và chụp hình. Cả gia đình ngồi trên xe và chạy theo lối đi ra để rước con em mình cũng vừa xong lễ. Ba phút, đúng rồi chỉ ba phút phù du cho một học sinh sau 13 năm học tập. Tuy vậy cũng rất mừng là trường đã tổ chức cho học sinh có ba phút kỷ niệm thay vì chỉ dự lễ trên online.
Hôm nay cháu tôi nhận được tấm bảng mừng tốt nghiệp 2020 do trường mang tới tận nhà. Đó cũng là một khuyến khích và an ủi lớn cho học sinh năm cuối. Ai nói giáo dục Mỹ không tốt, Hãy nhìn những quan tâm nho nhỏ của thầy cô và cộng đồng người Mỹ. Hãy xem trên TV có những chương trình rất có ý nghĩa của nhiều tầng lớp trong xã hội chúc mừng các cháu , gửi gắm những tình cảm đẹp đến các cháu sắp tốt nghiệp trong năm 2020, tri ân những Bác Sĩ, Y tá trên tuyến đầu chống dịch. Những thước phim xoa dịu lòng người, tạo sự ấm áp và lan tỏa yêu thương.
Cái chết trong thời kỳ mắc dịch này làm đau lòng người ở lại. Khi được đưa vào bệnh viện vì bị nhiễm Coronavirus thì cầm bằng phải bỏ lại sau lưng người thân và gia đình. Nhiễm bệnh từ từ nhưng phát bệnh rất nhanh và khủng khiếp. Người bệnh bị cách ly ở phòng chăm sóc đặc biệt, không một thân nhân được vào thăm viếng. May mắn vượt trận để về nhà, không may phải giã từ cuộc sống thì cũng âm thầm chống chọi với tử thần không gặp mặt người thân để dặn dò trăn trối. Tang ma cũng lặng lẽ buồn thiu, hiu hắt một đời người.
Tuần này đám tang bạn tôi được cử hành, gia đình chỉ được tham dự 8 người tính luôn thầy làm lễ. Bạn bè dự trù đi dự và chỉ ngồi trong xe để đưa tiễn nhưng cũng không được cho phép. Cho nên các cháu đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham dự online bằng hệ thống Zoom. Chúng tôi được ngồi nhà nhìn vào iphone hoặc computer để theo dõi xuyên suốt chương trình. Chúng tôi được nhìn mặt bạn mình lần cuối; được nghe những lời thật chân thành của các cháu trong ngày tang lễ; được nhìn mặt và nghe một số bạn đại diện phát biểu chia buồn. Trên màn hình nhìn thấy bạn mình được các con lo lắng chu đáo và trang nghiêm chúng tôi cũng mừng, yên lòng và cùng nhau niệm Phật đưa tiễn. Cám ơn các cháu, cám ơn thời đại tiên tiến đã làm khoảng cách thật xa đã biến thành gần.
Hôm nay một số tiểu bang mở cửa đợt một, một số bước sang giai đoạn 2 hay 3. Lần đầu tiên sau mấy tháng được ra ngoài, tôi nhìn thành phố vẫn còn đóng cửa ngủ trưa, xe chạy không nhiều, người qua lại thưa thớt, bước đi giữ khoảng cách, mặt đeo khẩu trang . Có cái gì dâng lên trong tôi thật xúc động và buồn.
Dường như ai cũng cúi mặt để đi, không thấy nụ cười, không thấy niềm vui và hy vọng. Bởi vì chính bản thân họ lo sợ hay vì nước Mỹ đang có vấn đề lớn ảnh hưởng bởi dịch Coronavirus.
Chúng ta đều nhận thấy những nước Cộng Sản đều không khai đúng những con số. Con số người bị bệnh, con số người chết và nhiều vấn đề khác. Người CS thường che dấu tất cả những vấn đề xảy ra trong nước vì sợ ảnh hưởng tới chính trị và đảng phái. Báo chí, truyền thông chỉ được nói và phổ biến tin tức theo lệnh Đảng và nhà nước. Cho nên mọi quốc gia trên thế giới đều đồng quan điểm là Trung Cộng không nói đúng sự thật về con số chết và lây nhiễm. Con số chính xác rất nhiều lần lớn hơn.
Còn nước Mỹ thì sao? Thật đau xót khi số liệu chính thức cho biết người bị nhiễm bệnh và chết con số dường như đứng đầu thế giới, rồi bây giờ lại có nguồn tin ngược lại, con số đó không chính xác sự thật, con số thực tế nhỏ hơn nhiều. Vậy là thế nào? Tại sao? Để làm gì? Có đúng là như vậy hay không? Và phóng đại với mục đích gì?. Càng ngày tôi càng bị hoang mang vì quá nhiều nguồn tin trái chiều.
Báo chí, truyền thông, những tay viết nghiệp dư mặc sức xào nấu, thêm bớt. Những Youtube với những tựa đề giật gân lôi kéo người vào subscribed để kiếm tiền, tất cả đã tạo nên một mê hồn trận không có lối ra. Tổng thống đề nghị nên mở cửa từng phần để khôi phục dần nền kinh tế đất nước, thống đốc nói không được vì tình hình dịch bệnh chưa thật sự khả quan, một số nơi dân chúng biểu tình đòi tôn trọng quyền tự do sinh hoạt. Ai đúng, ai sai? Trong thời điểm bệnh dịch chưa tìm ra thuốc đặc trị, trong lúc nền kinh tế đang tuột dốc thê thảm, số người thất nghiệp đang lên mấy triệu người thì thực lòng chỉ có phép mầu mới giải quyết rốt ráo, êm xuôi được liền. Không ai có thể nói lập trường chính trị hay kế hoạch mình sẽ đạt kết quả 100% . Điều quan trọng là đi từng bước để giải quyết những gì cấp thiết nhất. Trung Quốc đem dịch bệnh vào Hoa Kỳ, đồng thời kéo theo một hệ lụy nan giải cho chính quyền các cấp.
Trong thời điểm này, chính quyền và quốc hội lại không đồng lòng hợp tác vì dân, vì nước Mỹ. Hai đảng phái đối lập nhau, tranh chấp nhau, làm khó nhau ngay trong lúc giặc bệnh đang dày xéo đất nước, người dân bị chết hàng loạt quả thật đau lòng. Đồng ý có đảng phái đối lập mới tạo nên một thể chế tự do dân chủ thật sự. Nhưng cũng không phải vì vậy mà đặt quyền lợi của đảng phái lên trên quyền lợi dân tộc. Đừng đem chính trị đặt cược vào mạng sống của người dân.
Có phải là vì nước Mỹ là quốc gia đa chủng tộc nên thiếu sự thống nhất hay không? Tôi không tin như vậy và cũng không phải như vậy, bởi vì nước Mỹ được phồn vinh như ngày nay là nhờ sự đóng góp của tất cả mọi sắc dân trên đất nước này. Họ đã chọn đây là quê hương, đem hết khả năng ra phục vụ và hãnh diện bảo vệ khi đất nước cần. Cho nên Tổng thống hay các vị dân biểu được người dân tín nhiệm là phải đáp ứng những quyền lợi thiết thực nhất cho người dân nhất là sinh mạng của họ.
Mùa tranh cử năm nay đã gần kề, dịch bệnh vẫn còn đe dọa sinh mạng người dân, sự tranh chấp và đấu đá đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra kịch liệt. Trung Cộng đang thích thú khi thấy một nước Mỹ oằn mình vì dịch bệnh . Họ sẽ hả hê thắng lợi khi nước Mỹ thiếu đoàn kết và suy thoái kinh tế. Hiểm họa đang cận kề nhưng vì cái ghế Tổng Thống sẽ được chọn bầu trong tháng 11 tới đây, nên hai phe bất chấp miễn hạ được đối phương. Đó cũng là thước đo để người dân Mỹ chọn người xứng đáng để ngồi vào ghế Tổng Thống nhiệm kỳ năm nay. Mong là cuộc bầu cử diễn ra trong sạch và không có tì vết gian lận.
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau. Như vậy nước Mỹ sẽ vượt qua tất cả để đem lại tự do, công bình và nhân ái cho mọi người dân.
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.

Nguyễn thị Thêm

 

Thời Kỳ Mắc Dịch - Nguyễn Thị Thêm

Nói gì thì nói, không ai có thể chối cãi, năm 2020 là năm cả thế giới bị nhiều tai ương, tôi gọi đó là thời kỳ mắc dịch.

Hồi nhỏ, mấy ông anh trong xóm tôi phá lắm. Ngày rằm, mồng một mấy bà má đem chuối, trái cây ra cúng bàn thiên giữa trời. Sau màn khấn vái, họ vào nhà chờ tàn nhang rồi mới đem vô. Mấy ảnh lén bưng nguyên dĩa trái cây chạy mất. Chừng ra không thấy, mấy bà ra chửi vang trời:
-Mồ tổ cha mấy đứa con nít mắc dịch, mắc gió. Bây ăn gì má ác nhơn thất đức vậy. Tụi bây là đồ......
Rồi như sợ tội khẩu nghiệp hay sợ lở linh ứng nên mấy má ngưng chửi làm thinh đi vô nhà. Mấy má biết ngay là do bọn trẻ trong xóm phá chớ có ai vô dây ăn cắp bất nhơn như vậy. Trong đó đôi khi con má làm hậu thuẫn canh me cho bạn vào lấy trộm. Đồ ăn trộm, chọc chửi nó vui vô cùng và ăn ngon lắm. Lấm lét vừa ăn vừa cười. Đôi khi chua lè, chát ngắt mà vẫn hứng thú. Đó là sự nghịch ngợm tuổi mới lớn của những đứa trẻ nhà quê.
Người miền Nam hay dùng: "Mắc dịch, mắc gió, mắc toi, quỷ phá nhà chay" để chửi bọn trẻ con. Trong cái chửi còn xen lẫn tình thương, tha thứ và mắng yêu. Cho nên chửi như vậy chả ăn thua gì đối với bọn trẻ con. Đôi khi chúng lại thích nghe nữa là đằng khác. Bởi vì ngày rằm, mồng một ăn chay ai lại chửi độc bao giờ. Thí dụ một thiếu nữ xinh đẹp bị (hay được) một chàng trai phải lòng, làm cái đuôi theo sau tán tỉnh. Khi đề cập đến "người ấy" cô đỏ mặt thẹn thùng: " Cái anh chàng mắc dịch đó...., hay Cái anh phải gió đó..." Phải chăng trong câu mắng ẩn dấu một tình yêu vừa chớm.
Thế nào là "mắc dịch?" Nếu dùng để ám chỉ một người, thì người đó khó thương, hay làm chuyện tào lao nhìn không vừa mắt. Không có ẩn ý trù rủa chết chóc hại người, Bởi bản chất người miền Nam hiền lành nhưng bộc trực, giận, ghét rõ ràng nói ra ngay. Nói xong rồi thôi, không để bụng giận dai hay thù hiềm.
Nhưng "mắc dịch " đúng nghĩa rất dễ sợ. Làng quê tôi một lần có một con nai con chạy lạc từ rừng vào trong làng. Nó sợ hãi, ngơ ngác chạy khắp xóm rồi vào đứng trước cửa nhà thương. Đứng đó một hồi, bọc theo bìa của hàng rào nó chạy biến vào rừng lại. Dân ở đó họ không rượt theo đập chết vì sợ điềm xấu. Họ nói với nhau :' Mang lạc, nát làng". Nó chạy vào nhà thương không biết là điềm gì đây?
Quả nhiên, sự dị đoan của họ đã thành sự thật. Sau đó làng tôi bị mắc "bệnh dịch tả". Người bệnh được khiêng hoặc võng lên nhà thương rất nhiều, không còn giường để nằm. Chủ Tây cho xe sở chở lên bệnh viện Grall điều trị những ca nguy cấp. Dù vậy cả làng bị rất nhiều người chết nhất là trẻ con. Đó là bệnh dịch đầu tiên tôi chứng kiến. Lúc đó má tôi nấu nước gừng, sả hoặc nước gạo rang cho cả nhà uống, Tuyệt đối không uống nước lạnh, ăn đồ sống. Chúng tôi bị nhốt trong nhà, không được ra ngoài chơi và nhất là không ai được qua nhà thương dù chỉ cách một con đường.
.........
Nước Mỹ là một nước tự do. Nền kinh tế phát triển là nhờ sự tiêu dùng của dân chúng. Thời đại toàn cầu, những chuyến bay nối liền thế giới. Những hàng hóa trao đổi, luân lưu đi khắp nơi. Dịch vụ du lịch phát triển để mọi người dân trên thế giới mở rộng tầm mắt.
Thế mà đùng một cái, mọi chuyến bay bị đình lại, xe cộ giảm lưu thông tối đa, nhà máy không làm việc bầu khí quyển trở nên trong lành. Đường phố vắng tanh, Trường học không còn bóng dáng học trò.Tất cả những sinh hoạt hàng ngày phải dừng lại chỉ trừ bệnh viện. Dịch viêm phổi Vũ Hán hay còn gọi là Coronavirus hủy hoại toàn cầu. Chưa có khi nào thế giới hè nhau thiếu khẩu trang, thiếu máy thở, thiếu y trang cho Bác Sĩ, thiếu nhà thương và thiếu cả lò thiêu. Người bị bệnh, người bị chết tăng hàng ngày, hàng giờ. Thời kỳ mắc dịch khủng khiếp nhất trong đời mà tôi được biết.
Chưa có khi nào người dân được nhà nước cho ở nhà, khuyến khích đừng ra đường mà còn gửi tiền tới tận tay để ăn và... để ngủ. Chưa có khi nào xí nghiệp, công ty, tiệm ăn đóng cửa mà nhà nước cho tiền hàng tuần đến những người bị thất nghiệp. Người lao động chân tay bị mất việc làm mà ...vui. Vì số tiền lãnh về từ chính phủ quá hào phóng, cuộc sống nhàn nhã, gia đình đoàn tụ, no ấm. Không sợ gì hết, chỉ sợ con Virus thình lình ghé thăm.
Chưa có khi nào cả nước trốn trong nhà, chỉ có các Bác Sĩ ,Y tá trở thành lính chiến chết sống với kẻ thù. Kẻ thù không mang súng, không mang bom, kẻ thù bàng bạc khắp nơi, chỉ cần vơ tay là dính, không mang N95 mask là tiêu đời. Những anh hùng chống dịch này có nhiều đã người tử nạn nơi sa trường là bệnh viện. Người lính hy sinh được phủ quốc kỳ và được thăng chức, được tuẫn táng theo nghi thức nhà binh. Người chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, chết một cách lặng lẽ âm thầm. Tang ma không được quá 10 người. Không có được một vinh thăng, gia đình ngậm ngùi đưa ra phần mộ.
Và cũng từ những hy sinh âm thầm như thế, chưa có khi nào người dân kính trọng và tri ân Bác Sĩ y tá như bây giờ. Họ biết ơn và họ muốn tỏ chút lòng. Những tiệm ăn mang thức ăn đến tận bệnh viện. Ngoài ra những cửa tiệm Mỹ còn tặng phần ăn miễn phí cho nhân viên bệnh viện vào bất cứ lúc nào sau giờ làm, chỉ cần đưa thẻ làm việc trong bệnh viện. Những tiệm nail, những chùa, nhà thờ, những người dân thiện nguyện may khẩu trang, làm face shield gửi đến ủng hộ. Có những hành động rất đẹp và xúc động, như sau một ngày làm việc mệt nhọc, và đầy nguy hiểm, họ được tiễn về nhà bằng một tràng pháo tay của dàn chào dã chiến. Những lời cám ơn và chúc an lành chân thành.
Có những điều thật xúc động và mủi lòng trong trận dịch. Có một đôi tình nhân cùng là Bác sĩ trong bệnh viện. Họ đã chuẩn bị ngày cưới mà không thể thực hiện. Sau khi biết tin, đúng ngày cưới dự trù, nhân viên trong bệnh viện đã tổ chức bất ngờ cho họ bằng một đám cưới dã chiến. Cô dâu mặc một áo cưới bằng giấy trắng, chú rể ôm hoa tặng cô dâu cũng bằng giấy. Các cô dâu phụ, rể phụ mặc đồ trắng bảo hộ trong bệnh viện. Mọi người chúc mừng trong niềm vui lẫn xúc động nghẹn ngào. Những người bác sĩ ,y tá, họ phải cách ly với con cái, cha mẹ vì chính họ không biết mình đã có nhiểm Coronavirus hay chưa? Nhìn con ngủ ngây thơ mà không dám hôn, nhìn cha mẹ già lụm cụm, nhưng không dám tới gần không dám nắm tay, hay lại gần nói chuyện. Những lúc khẩn cấp, họ phải mướn khách sạn ngủ lại và không về nhà để khỏi ảnh hưởng gia đình. Họ chấp nhận sự thiệt thòi vì thiên chức nghề nghiệp.
Có một tấm hình tôi được xem trong thời gian giữa mùa dịch. Người Bác sĩ về nhà thăm con. Ông đứng ngoài hàng rào nhìn vào nhà. Hai đứa con ngồi ở thềm nhìn bố. Những cặp mắt nhìn nhau nói biết bao lời. Ông trở về bệnh viện làm việc, bị lây nhiễm Virus từ bệnh nhân và ông lìa đời. Lần thăm con đó là lần cuối cùng cha con được gặp nhau. Bức hình đã lấy của tôi nước mắt vì xúc động và cảm phục.
Thời gian mọi người đều phải ở nhà vì lệnh phong tỏa, giàu nghèo hay địa vị khác nhau đều được bình đẳng trước cái chết. Dường như có một sợi dây liên kết nào đó vô hình để người dân Mỹ gần nhau, hiểu nhau và chia sẻ cho nhau. Mặc dù ra đường phải bịt mặt, phải giữ cự ly cách xa nhau 2 mét. Nhưng đó chỉ là khoảng cách địa lý, từ trong sâu thẳm của sự chết chóc họ lại cảm thấy cùng chung số phận con người. Họ biết ra rằng cái chết rất vô thường, nhanh, bất ngờ và đáng sợ. Thật ra người Mỹ rất phóng khoáng, dường như họ ít sợ chết, họ lạc quan trong cuộc sống và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi điều kiện cho phép. Đó là cái đẹp trong tư cách và quan niệm sống của họ. Khi làm việc họ không ngại tranh đấu và kiếm tiền thật nhiều. Nhưng đối với họ, đồng tiền là phương tiện chứ không phải nô lệ cho nó. Khi cần họ sẽ xài hoặc cho ra không hối tiếc.
Thời kỳ mắc dịch này cũng có nhiều cái vui vui. Cha Mẹ Anniversary ngày cưới, đáng lý phải tổ chức tiệc tùng gia đình về chung vui. Thế nhưng lệnh cách ly, không được tụ họp đông người. Đứa con làm tấm bảng gắn trước nhà và để quà mừng trước cửa. Bấm chuông, cha mẹ mở cửa ra, con cháu đứng từ xa chúc mừng. Nhìn tấm bảng, những xe chạy ngang bóp còi reo to chúc mừng. Vô tình biến thành một phong trào chúc nhau thật đẹp.
Có đứa cháu sinh nhật, thế là các bạn của cha mẹ cháu tổ chức chạy xe ngang qua nhà bóp còi, cầm bong bóng, reo vang chúc mừng, đi lại vài vòng trông giống như diễn hành. Nhận được quà và kiểu mừng sinh nhật như vậy, cháu vui quá thấy mình thật là quan trọng, được mọi người yêu thương. Cháu sẽ không quên ngày sinh nhật năm 2020 đặc biệt.
Người Mỹ là vậy, không nói nhiều, không phô trương, họ diễn đạt tình cảm chân thật bằng hành động rất văn minh và có ý nghĩa.
Ngày Mother's Day, người bạn tôi được con cái báo tin về mừng Mẹ. Thế là con trai, con dâu lẫn cháu nội đến nhà. Bà đứng xa nhìn con nhìn cháu. Thức ăn để ở chiếc bàn đặt giữa sân, Dãy bên này gia đình con ngồi, dãy bên kia là cha mẹ. Ăn to, nói lớn để chúc nhau vì phải đứng cách xa. Ăn xong con cái chào ra về, cha mẹ già nhìn theo, mấy tháng không ôm được con, không hôn được cháu. Thà nói chuyện trên Facetime còn đỡ tủi, đứng trước mặt mà như thật xa chỉ thêm buồn.
Ngày Lễ Mẹ, đa phần chúng tôi nhận quà đặt mua online, thức ăn từ nhà hàng và lời chúc mừng trên Facetime. Đúng là tình gia đình thời mắc dịch.
Năm nay cháu tôi tốt nghiệp high school. Theo chương trình, mỗi cháu chỉ có 3 phút tham dự. Từng chiếc xe gia đình học sinh trong danh sách tốt nghiệp chạy theo hướng chỉ định để đến trước hội trường. Tới nơi, chỉ học sinh đó ra khỏi xe với áo mũ ra trường , bước lên khán đài nhận giấy tốt nghiệp và chụp hình. Cả gia đình ngồi trên xe và chạy theo lối đi ra để rước con em mình cũng vừa xong lễ. Ba phút, đúng rồi chỉ ba phút phù du cho một học sinh sau 13 năm học tập. Tuy vậy cũng rất mừng là trường đã tổ chức cho học sinh có ba phút kỷ niệm thay vì chỉ dự lễ trên online.
Hôm nay cháu tôi nhận được tấm bảng mừng tốt nghiệp 2020 do trường mang tới tận nhà. Đó cũng là một khuyến khích và an ủi lớn cho học sinh năm cuối. Ai nói giáo dục Mỹ không tốt, Hãy nhìn những quan tâm nho nhỏ của thầy cô và cộng đồng người Mỹ. Hãy xem trên TV có những chương trình rất có ý nghĩa của nhiều tầng lớp trong xã hội chúc mừng các cháu , gửi gắm những tình cảm đẹp đến các cháu sắp tốt nghiệp trong năm 2020, tri ân những Bác Sĩ, Y tá trên tuyến đầu chống dịch. Những thước phim xoa dịu lòng người, tạo sự ấm áp và lan tỏa yêu thương.
Cái chết trong thời kỳ mắc dịch này làm đau lòng người ở lại. Khi được đưa vào bệnh viện vì bị nhiễm Coronavirus thì cầm bằng phải bỏ lại sau lưng người thân và gia đình. Nhiễm bệnh từ từ nhưng phát bệnh rất nhanh và khủng khiếp. Người bệnh bị cách ly ở phòng chăm sóc đặc biệt, không một thân nhân được vào thăm viếng. May mắn vượt trận để về nhà, không may phải giã từ cuộc sống thì cũng âm thầm chống chọi với tử thần không gặp mặt người thân để dặn dò trăn trối. Tang ma cũng lặng lẽ buồn thiu, hiu hắt một đời người.
Tuần này đám tang bạn tôi được cử hành, gia đình chỉ được tham dự 8 người tính luôn thầy làm lễ. Bạn bè dự trù đi dự và chỉ ngồi trong xe để đưa tiễn nhưng cũng không được cho phép. Cho nên các cháu đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham dự online bằng hệ thống Zoom. Chúng tôi được ngồi nhà nhìn vào iphone hoặc computer để theo dõi xuyên suốt chương trình. Chúng tôi được nhìn mặt bạn mình lần cuối; được nghe những lời thật chân thành của các cháu trong ngày tang lễ; được nhìn mặt và nghe một số bạn đại diện phát biểu chia buồn. Trên màn hình nhìn thấy bạn mình được các con lo lắng chu đáo và trang nghiêm chúng tôi cũng mừng, yên lòng và cùng nhau niệm Phật đưa tiễn. Cám ơn các cháu, cám ơn thời đại tiên tiến đã làm khoảng cách thật xa đã biến thành gần.
Hôm nay một số tiểu bang mở cửa đợt một, một số bước sang giai đoạn 2 hay 3. Lần đầu tiên sau mấy tháng được ra ngoài, tôi nhìn thành phố vẫn còn đóng cửa ngủ trưa, xe chạy không nhiều, người qua lại thưa thớt, bước đi giữ khoảng cách, mặt đeo khẩu trang . Có cái gì dâng lên trong tôi thật xúc động và buồn.
Dường như ai cũng cúi mặt để đi, không thấy nụ cười, không thấy niềm vui và hy vọng. Bởi vì chính bản thân họ lo sợ hay vì nước Mỹ đang có vấn đề lớn ảnh hưởng bởi dịch Coronavirus.
Chúng ta đều nhận thấy những nước Cộng Sản đều không khai đúng những con số. Con số người bị bệnh, con số người chết và nhiều vấn đề khác. Người CS thường che dấu tất cả những vấn đề xảy ra trong nước vì sợ ảnh hưởng tới chính trị và đảng phái. Báo chí, truyền thông chỉ được nói và phổ biến tin tức theo lệnh Đảng và nhà nước. Cho nên mọi quốc gia trên thế giới đều đồng quan điểm là Trung Cộng không nói đúng sự thật về con số chết và lây nhiễm. Con số chính xác rất nhiều lần lớn hơn.
Còn nước Mỹ thì sao? Thật đau xót khi số liệu chính thức cho biết người bị nhiễm bệnh và chết con số dường như đứng đầu thế giới, rồi bây giờ lại có nguồn tin ngược lại, con số đó không chính xác sự thật, con số thực tế nhỏ hơn nhiều. Vậy là thế nào? Tại sao? Để làm gì? Có đúng là như vậy hay không? Và phóng đại với mục đích gì?. Càng ngày tôi càng bị hoang mang vì quá nhiều nguồn tin trái chiều.
Báo chí, truyền thông, những tay viết nghiệp dư mặc sức xào nấu, thêm bớt. Những Youtube với những tựa đề giật gân lôi kéo người vào subscribed để kiếm tiền, tất cả đã tạo nên một mê hồn trận không có lối ra. Tổng thống đề nghị nên mở cửa từng phần để khôi phục dần nền kinh tế đất nước, thống đốc nói không được vì tình hình dịch bệnh chưa thật sự khả quan, một số nơi dân chúng biểu tình đòi tôn trọng quyền tự do sinh hoạt. Ai đúng, ai sai? Trong thời điểm bệnh dịch chưa tìm ra thuốc đặc trị, trong lúc nền kinh tế đang tuột dốc thê thảm, số người thất nghiệp đang lên mấy triệu người thì thực lòng chỉ có phép mầu mới giải quyết rốt ráo, êm xuôi được liền. Không ai có thể nói lập trường chính trị hay kế hoạch mình sẽ đạt kết quả 100% . Điều quan trọng là đi từng bước để giải quyết những gì cấp thiết nhất. Trung Quốc đem dịch bệnh vào Hoa Kỳ, đồng thời kéo theo một hệ lụy nan giải cho chính quyền các cấp.
Trong thời điểm này, chính quyền và quốc hội lại không đồng lòng hợp tác vì dân, vì nước Mỹ. Hai đảng phái đối lập nhau, tranh chấp nhau, làm khó nhau ngay trong lúc giặc bệnh đang dày xéo đất nước, người dân bị chết hàng loạt quả thật đau lòng. Đồng ý có đảng phái đối lập mới tạo nên một thể chế tự do dân chủ thật sự. Nhưng cũng không phải vì vậy mà đặt quyền lợi của đảng phái lên trên quyền lợi dân tộc. Đừng đem chính trị đặt cược vào mạng sống của người dân.
Có phải là vì nước Mỹ là quốc gia đa chủng tộc nên thiếu sự thống nhất hay không? Tôi không tin như vậy và cũng không phải như vậy, bởi vì nước Mỹ được phồn vinh như ngày nay là nhờ sự đóng góp của tất cả mọi sắc dân trên đất nước này. Họ đã chọn đây là quê hương, đem hết khả năng ra phục vụ và hãnh diện bảo vệ khi đất nước cần. Cho nên Tổng thống hay các vị dân biểu được người dân tín nhiệm là phải đáp ứng những quyền lợi thiết thực nhất cho người dân nhất là sinh mạng của họ.
Mùa tranh cử năm nay đã gần kề, dịch bệnh vẫn còn đe dọa sinh mạng người dân, sự tranh chấp và đấu đá đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra kịch liệt. Trung Cộng đang thích thú khi thấy một nước Mỹ oằn mình vì dịch bệnh . Họ sẽ hả hê thắng lợi khi nước Mỹ thiếu đoàn kết và suy thoái kinh tế. Hiểm họa đang cận kề nhưng vì cái ghế Tổng Thống sẽ được chọn bầu trong tháng 11 tới đây, nên hai phe bất chấp miễn hạ được đối phương. Đó cũng là thước đo để người dân Mỹ chọn người xứng đáng để ngồi vào ghế Tổng Thống nhiệm kỳ năm nay. Mong là cuộc bầu cử diễn ra trong sạch và không có tì vết gian lận.
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau. Như vậy nước Mỹ sẽ vượt qua tất cả để đem lại tự do, công bình và nhân ái cho mọi người dân.
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.

Nguyễn thị Thêm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 2014(Xem: 11318)
Người đẹp quay đầu lại nhoẽn miệng cười. Nhìn em đi ngang qua làn bụi mỏng tui thấy phận đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Nó đang nở hậu trước mắt
03 Tháng Tư 2014(Xem: 10523)
Canh hến sao bây giờ ăn thấy rất đậm đà. Và cũng hình như có những giọt nước mắt của tôi đang rơi vào chén cơm canh hến của mình.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 11033)
Tôi đã thấy lại quê hương qua bóng dáng Mẹ tôi, Chị tôi, Bạn tôi và rất nhiều sắc màu thân thương của hình ảnh những nơi mà tôi đã xa cách từ lâu
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13829)
anh chị vẫn mĩm cười, tiếp tục dìu nhau trên hành trình của cuộc đời còn lại, dù ngay cả trong tận cùng cơn đau kinh hoàng của thể xác…
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13645)
Nếu mùa Xuân bên này còn tuyết sẽ nhắc tôi nhớ bên kia là mùa hoa bưởi. Phải chi có ai gửi cho tôi cành hoa bưởi trắng từ quê nhà
29 Tháng Ba 2014(Xem: 10586)
Anh nói rằng: Nếu nàng làm được các công việc khó khăn này thì mới chứng tỏ là nàng thực sự yêu anh
28 Tháng Ba 2014(Xem: 9475)
Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con không rời xa nửa bước.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10788)
Nhưng sự xót xa, nuối tiếc nào đối với cha mẹ mình giờ cũng đều muộn màng, vì các Người đã ra đi, đi mãi không bao giờ về nữa.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10591)
Ông cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Ngực ông phản ứng bằng một cái nấc khô khốc và hầu như chung quanh ông không có một chút dưỡng khí nào!
21 Tháng Ba 2014(Xem: 9944)
Trẻ già hai tuổi lòng như một. Tết đến, trao nhau lời chúc mừng Tổ ấm yên vui, gia thế thanh Cây vườn tươi tốt hoa viên hứng
21 Tháng Ba 2014(Xem: 49932)
sinh ngữ, văn chương và triết học. Hai lãnh vực sau đấy là phạm trù chuyên môn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Ba 2014(Xem: 10559)
Cửa kia năm trước ngày này Người vay hoa thắm hoa lây má hồng Người hoa giờ biết đâu trông Hoa không người, vẫn gió đông cợt đùa
14 Tháng Ba 2014(Xem: 9494)
Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 10022)
Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 9907)
Tôi tự nhiên chảy nước mắt hồi nào không hay. Thương Mẹ nhiều mà thương ảnh không ít. Đàn ông đàng ang mà khóc Mẹ như mưa
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10377)
Để ta đọc lại thơ chàng, con tim cũng trở lại bồi hồi. Cám ơn thi ca. Cám ơn người thơ Võ Đình Tuyết.
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11307)
Tự dưng em ghét cơn mưa sáng nay đã chở mùa về, làm em nhớ sóng sánh đáy mắt ngày xưa làm em thẹn thùng ngó hoài xuống đất,
28 Tháng Hai 2014(Xem: 11415)
Buổi học hôm nay là buổi học hoàn hảo nhất trong năm của tôi nếu không nói là buổi học mà tôi bằng lòng nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 9804)
Thêm vào rồi lại bớt ra, Món nào ấp ủ tình xa đậm đà. Gởi Anh đôi bốt Bốt Bata , Ấm chân vững bước đạp chà gốc gai
26 Tháng Hai 2014(Xem: 10541)
Một tội ác toàn hảo không có nghĩa là không có kẽ hở nhỏ. Một kịch sĩ đại tài không có nghĩa là đánh lừa được tất cả mọi người bằng vai trò của mình
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11037)
Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát
25 Tháng Hai 2014(Xem: 10530)
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11252)
Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10251)
Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 12035)
một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là "con chim ẩn mình chờ chết"...
14 Tháng Hai 2014(Xem: 9618)
anh bây giờ thật nhẹ nhàng và không bị bất cứ một trở ngại nào từ tấm thân tứ đại nặng nề nữa phải không anh?
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10603)
Bài viết nầy để tưởng nhớ nhà thơ Thái Thụy Vy, người “con cưng” của Cù Lao Phố. Chúc anh an nghỉ nơi Cõi Phúc. Vĩnh viễn chia tay!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10678)
Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 9530)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật
08 Tháng Hai 2014(Xem: 9267)
vì thiển nghĩ không lời nào chuyên chở tình cảm sâu đậm hơn trong lúc nầy, như một lời tiễn biệt cho tôi cho bạn bè khi có thêm hai chiếc ghế còn bỏ trống…
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 9346)
Các bạn sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc trong tầm tay, trong sự vừa đủ, trong sự cảm thông và trong những nụ cười.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 10314)
chạy dài theo dòng lịch sữ hiện lên trên tờ giấy trắng trinh nguyên, những cái tên mà tui lúc nào cũng có cái cảm giác trịnh trọng đàng hoàng
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 13566)
tôi hình dung quang cảnh Biên Hoà chuẩn bị đón xuân và Tết mà lòng cảm thấy nao nao. Những hình ảnh quen thuộc của tỉnh Biên Hòa vẫn còn đậm nét trong tôi…
18 Tháng Giêng 2014(Xem: 11167)
cùng chia sẻ tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh “ Thương Phế Binh QLVNCH của Tỉnh Biên Hòa”. Kính mong đựợc tất cả quý đồng hương và thân hữu đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10170)
Lướt mắt trên những tạp chí cũ và những tựa đề sách, tôi cố ý chờ nghe Uyên nói. Nhưng vì cô cứ lặng thinh nên sau cùng tôi phải lên tiếng:
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 11488)
với những hành trình dài và gập ghềnh trong cuộc sống mà mình còn giữ được những tâm tình như vậy thật không phải là hạnh phúc và may mắn lắm sao?
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 12164)
thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 10547)
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10390)
người Việt hải ngoại không khỏi mang tiếng xấu lây khi họ đã quá bần cùng và chúng ta đi đâu cũng không dám ngẩng mặt nhìn đời
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10831)
hôm nay còn lại một mình đến để tiển biệt Việt Dzũng. Xin được một lời cám ơn chân thành và cầu nguyện linh hồn Việt Dzũng an nghĩ chốn vĩnh hằng.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9900)
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn..
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11455)
Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11756)
Biết đến bao giờ quê hương mình sẽ được bình an, trù phú đem ấm no, hạnh phúc đến cho mọi người, để không còn những người cùng cực dầm sương
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10014)
Nhớ về anh, lòng bùi ngùi. Tôi thầm mong nơi quê xa anh đang vui cùng gia đình và con cháu vui hưởng một mùa Xuân trọn vẹn hạnh phúc…
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10260)
Hình ảnh em, nụ cười của em như quanh quẩn đâu đây như đưa tôi đi miết về miền xa xưa ấy. Nơi đó chỉ có em và tôi với lời yêu chưa ngỏ…
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11055)
Đã hơn 35 mùa Thu đi qua nơi xứ lạ quê người. Lại thêm một năm xa xứ. Nhìn lá thu rơi, chạnh lòng nhớ đến những mùa Thu nơi quê nhà với đầy ắp kỷ niệm
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11564)
Không khí chiến tranh, chết chóc ở khắp những trang thơ của một người từ những năm còn rất trẻ đã lao vào cuộc chiến triền miên bằng ấy năm. Người thanh niên có đôi mắt bướng bỉnh
04 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11734)
Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11095)
Hóa ra, ở quê hương anh con người bị tước đoạt nhiều thứ tự do mà tôi tưởng nó phải được tôn trọng bất cứ ở đâu, nơi nào có con người là phải được hưởng đồng đều như nhau
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11120)
Chúng tôi kính cẩn đặt nhẹ bó hoa xuống, ai đó vừa thắp mấy nén nhang còn nghi ngút khói. Đứng trước cảnh nầy tôi chợt muốn cất lên tiếng hát: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình...