1:48 CH
Thứ Bảy
4
Tháng Giêng
2025

NHÌN LẠI 60 NĂM VÀ ÂM NHẠC DI CƯ - TRẦN VIỆT HẢI

23 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 11326)

Nhìn lại 60 năm và âm nhạc di cư – Trần Việt Hải

 Nhìn lại 60 năm qua rồi, ngày tháng năm đi trong luyến tiếc, trong buồn thảm vì bao đổ vỡ, chết chóc trong tan thương và rồi ngày hôm nay nhiều thành viên CSVN đã “phản tỉnh” cho là cuộc nội chiến Nam Bắc chỉ gây bất hạnh cho dân tộc Việt Nam. Họ là ai? Họ là những người cổ xúy chế độ CS như những Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp,… hay họ là những kẻ a dua xong hối tiếc như những Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn,…

 dicu1

 Sinh trưởng trong Nam, nhưng quyết định lầm lỡ, tiếp tay cho kẻ gian ác hãm hại đồng bạo ruột thịt. Nguyên cán bộ CS Huỳnh Nhật Hải là Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên và người em, nguyên cán bộ CS Huỳnh Nhật Tấn là Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết đã dứt khoát tư tưởng, quyết định từ bỏ đảng CSVN, hai ông này viết nhiều bài tham luận vạch trần điểm xấu của các viên chức CSVN và cho là lãnh tụ Hồ Chí Minh của họ làm cách mạng không vì khát vọng độc lập và tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam và rằng giấc mơ thế giới đại đồng của ông Hồ chỉ phục vụ cho Cộng sản quốc tế, giấc mơ huyễn hoặc, không tưởng khi hy sinh máu xương Việt Nam. Hai ông kết luận cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam là không cần thiết. Thật vậy, người CSVN cổ xúy phung phí máu xương Việt Nam cho mục tiêu phi dân tộc trong các cuộc chiến kháng Pháp và cuộc chiến huynh đệ tương tàn Nam Bắc. Nhìn quanh những lân bang Việt Nam được may mắn hơn đất nước chúng ta, sự khôn khéo của cấp lãnh đạo đã tiết kiệm được xương máu của người dân khi giành lại nền độc lập mang lại hạnh phúc cho xứ sở dân tộc. Hãy xem gương điển hình của Ấn Độ và Mã Lai.

dicu2

 Mã Lai giành độc lập nhờ vào sự khôn khéo thỏa hiệp với người Anh, vị thủ tướng đầu tiên Tuanku Abdul Rahman nhận sự trao trả độc lập vào ngày 31 tháng 8, 1957 tuy vẫn nằm trong Khối Liên hiệp Anh, nhưng từ đó chủ quyền lãnh thổ do người Mã Lai nắm giữ. Trường hợp Ấn Độ giành độc lập qua sự khôn khéo của Mahatma Gandhi qua phong trào đấu tranh bất bạo động, chung cuộc các lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh đã giành được độc lập vào năm 1947, mặc dù nước Ấn chia đôi khối hồi giáo cai quản Pakistan qua ông Muhammad Ali Jinnah, còn Gandhi lãnh đạo Liên bang Ấn Độ. Có những nước giành độc lập ít tốn xương máu của dân tộc như các láng giềng Á châu của Việt Nam nhu Mã Lai, Ấn Độ. Không cần một Điện Biên Phủ do Mao trạch Đông và Nikita Khrushchev xúi giục Hồ Chí Minh bị khích tướng đi làm công cụ tay sai cho ngoại bang.

 Đớn đau biết bao khi chúng ta, người Việt Nam nghe viên Đệ nhất Bí Thư Đảng CS Liên Bang Sô Viết Khrushchev (cầm quyền thời kỳ 1953-1964) cũng đã có nhận định xác quyết khi ông ta viết: “Cuộc chiến tranh Việt Nam (tức nội chiến 1955-1975) không vì tương lai của người dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đổ máu và xả thân cho Phong trào Cộng Sản Quốc Tế”, (Memoirs of Nikita Khrushchev). Trong khi đó vị học giả người Pháp Jean-Francois Revel, thuộc Hàn Lâm Viện Pháp Quốc, đã viết: “Mục tiêu của ông Hồ Chí Minh không phải là nền độc lập của Việt Nam mà là việc sát nhập nước này vào quốc tế Cộng Sản và áp đặt chủ nghĩa độc tài Staline vào dân tộc Việt Nam.”, (Hô Chi Minh, Le détournement du patriotisme).

 Người CSVN xem thường sinh mạng nhân dân Việt Nam cho mục tiêu tham vọng của họ. Số tổn thất nhân mạng trong 2 cuộc chiến chống Pháp và cuộc nội chiến Nam Bắc được ước lượng khoảng 4 triệu người, mà các quan sát viên chiến tranh quốc tế ước tình số người tử vong bên phía CSVN cao hơn nhiều đối với nhân số thiệt mạng của người Pháp, Mỹ và VNCH gộp chung lại.

 Trong buổi tướng Võ Nguyên Giáp tiếp kiến TNS. John McCain, ông Giáp cao ngạo khoe: “Các bạn giết 10 người của chúng tôi thì chúng tôi cũng giết một người của phía bạn”, tức chủ trương CSVN đánh thí quân. Nhận định về Võ Nguyên Giáp, tướng Westmoreland nói: “Bất cứ vị tư lệnh nào của Hoa Kỳ chịu sự tổn thất quân số nhiều như vậy (như của ông Giáp) sẽ không được tại vị cầm quân trong vòng 3 tuần”, (Gen. William C. Westmoreland, who commanded American forces in Vietnam from 1964 until 1968, said, “Any American commander who took the same vast losses as General Giap would not have lasted three weeks”). Thật vậy, người CSVN phung phí tính mạng người dân không chút hối tiếc. Điều ngạc nhiên là con cái của Giáp lại ở chốn bình yên được học hành ở bên Nga.

 Ôn lại chuyện buồn Việt Nam để dẫn giải đề tài đến chuyến di cư đồng bào từ Bắc vào Nam, tôi xem từng dòng viết của Linh mục Nguyễn Hồng Giáo, thuộc dòng Phanxicô trong bài kể về biến cố năm 1954 chia đôi đất nước, tựa là “Một vòng ngựa chạy 60 năm – 1954-2014, Giáp Ngọ 1954″. Ngài cho biết vào năm 1954 tức 60 năm trước đây như sau:

 “Sáu mươi năm trước, chiến tranh Việt Minh-Pháp đến hồi kết, ở Hà Nội không khí vẫn thanh bình, Tết năm Ngọ chợ phiên quanh Hồ Gươm, quán sạp chạy từ Trường Thi tới Hàng Đào Hàng Ngang, khăn quàng xanh đỏ trên áo nhung thiếu nữ Hà thành bay bay trong làn mưa phùn mỏng…Sáng Mùng Một đài phát thanh phát lời chúc Tết của Quốc Trưởng Bảo Đại, vị Chúa Nguyễn cuối cùng của dòng chính vương đạo Việt, lời ngọt ngào thân mật gửi toàn dân từ Bắc tới Nam, một quốc gia VN thống nhất tưởng như sáng sủa đẹp đẽ nếu không có làn sóng đỏ Nga-Tầu tràn vào!”

 Tác giả ôn lại từ năm 1954 được đánh dấu bởi những biến cố vô cùng quan trọng đối với lịch sử đất nước và dân tộc Việt Nam trong hậu bán thế kỷ XX: cuộc chiến Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève chia đôi đất nước và cuộc di cư của khoảng hơn một triệu đồng bào từ phía Bắc xuống bên kia vĩ tuyến 17. Và với tôi, người viết bài này muốn điểm qua một số sự kiện lịch sử phong phú hóa qua cuộc di cư người vĩ đại này và miền Nam là nơi tiếp nhận họ.

dicu3

 Miền Nam được tiếng là đất rộng người thưa và rất giàu về các tiềm năng nông, lâm và ngư nghiệp nhưng chưa được hoàn toàn khai thác đúng mức. Vì vậy làn sóng di cư có tổ chức trong các năm 1954, 1955, một lực lượng lao động lớn được ồ ạt đổ vào; người di cư phải vươn lên ở vùng đất mới, họ làm việc cật lực và cảm nhận được một cơ hội được tái định cư ở vùng đất đai phì nhiêu, các điều kiện làm ăn ở trong Nam vốn phong phú và dễ dàng hơn nơi quê cũ. Những làng đánh cá của người di cư thi đua mọc lên, những nông trại trồng cao su, cà phê, trồng trà, rau cải,… thuê mướn người di cư trên các vùng cao nguyên thưa người ít dân cư,… Do vậy sự đóng góp của người di cư cho nền kinh tế VNCH theo tôi phải nói là đáng kể.

 Trong con số 1 triệu người di cư ấy có đến 1 phần 5 là những nhân tài, giới trí thức, chuyên viên thượng thặng các ngành nghề đành bỏ miền Bắc di cư tìm ánh sáng tự do trong miền Nam. Miền Nam bỗng dưng “nhập cảng” bất ngờ một số nhân tài to lớn, những chất xám ưu tú từ nơi khác tràn vào làm phong phú hóa miền Nam, trong khi miền Bắc lại bị nạn bể mạch não, chảy máu chất xám do hệ lụy Genève.

dicu4

 Các lãnh vực khác như chính trị, quân sự, tôn giáo, văn hóa và giáo dục có sự tham dự tích cực của người di cư từ miền Bắc. Số giáo chức, nhạc sĩ, văn sĩ, nhà báo,… là điển hình cho những đóng góp quan trọng góp phần xây dựng miền Nam. Sau đây là phần tôi dành cho chủ đề âm nhạc ly hương hay hoài niệm cố hương.

Về phạm vi xã hội, có lẽ điều làm tôi thích thú nhất như bài ca “Khúc Hát Ân Tình” của nhạc sĩ Xuân Tiên, tôi nhớ là:

“Người từ (là) từ phương Bắc đã qua giòng sông

sông dài tìm đến phương này, một nhà thân ái.

Ơi… tình Bắc duyên Nam là duyên

tình chung muôn đời ta đắp xây.

 Gặp nàng, nàng là thôn nữ mắt duyên cười say môi hồng

Tình thắm đôi lòng mộng vàng chung bóng.

Ơi ! Mạch đất dâng hương là hương

cần lao chung đời vai sánh vai…”

 Những “cross-regional” love-story, những cuộc hôn nhân tình Bắc duyên Nam đẹp đẽ về nét văn hóa ví dụ như trong giới văn nghệ sĩ của những “public figures” như Lê Văn Khoa, Duyên Anh, Bồ Đại Kỳ, Phạm Quốc Bảo, Diễm Chi,… rồi sang thế hệ kế tiếp trẻ hơn như những Nguyễn Tài Ngọc, Bùi Thế Phát, Cao Minh Hưng,… nhiều và nhiều. Chính sự kiện này là mấu chốt san bằng những dị biệt địa phương, cũng như để hóa giải rất nhiều cho những mâu thuẫn, nếu có, về văn hóa xã hội. Đó là sự hòa đồng địa phương.

 Biến cố di cư trọng đại 1954 đến nay đã tròn 60 năm, đặc biệt là về tân nhạc, lớp nhạc sĩ và ca sĩ cũng như những người yêu nhạc từ miền Bắc vào Nam đã lôi cuốn được phong trào âm nhạc mới hay tân nhạc đã phát triển mạnh để tiến đến tới cao điểm nghệ thuật ca nhạc trong các thập niên về sau của giai đoạn VNCH. Và ngược lại số người Bắc di cư hâm mộ ca nhạc vọng cổ cải lương cũng đã có những Kim Chung, Bích Thuận, Hùng Cường,… về sau gia tăng nhiều.

Trong bài “Âm nhạc gợi nhớ miền bắc sau khi di cư 1954″, đăng trên website Trần Quang Hải, tôi xem những dòng tư tưỏng:

 “Bối cảnh âm nhạc của Sài Gòn, thủ đô miền Nam, được tiếp sức sống mới nhờ sự có mặt của những nhạc sĩ từ miền Bắc. Hà Nội đã tạo nên trung tâm sáng tác loại ca khúc phổ thông theo kiểu Tây phương được gọi là nhạc cải cách. Chỉ với cuộc di cư của hàng trăm ca sĩ, nhà sáng tác và người trình diễn cũng như một lượng công chúng của họ từ miền Bắc lắng nghe với sự hưởng ứng cao, đã làm cho phong cách âm nhạc này trở thành một nguồn lực thương mại chính trong đời sống âm nhạc miền Nam.”

Những ca khúc nhung nhớ quê cũ của người di cư được ghi nhận như:

Bắc Một Nhịp Cầu (Hoàng Trọng), Chờ Anh Em Nhé (Xuân Tiên), Chuyến Đò Vĩ Tuyến (Lam Phương, không là người di cư), Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành), Gợi Giấc Mơ Xưa (Lê Hoàng Long), Hận Ly Hương (Anh Hoa và Ngọc Lang), Hướng Về Đất Bắc (Phó Quốc Thăng), Hướng Về Hà Nội (Hoàng Dương), Lá Thư Gửi Mẹ (Nguyễn Hiền), Mộng Ngày Hồi Hương (Hoàng Trọng), Sầu Ly Hương (Lam Phương), Về Miền Nam (Trọng Khương), Vọng Cố Đô (Đan Thọ và Nhật Bằng), Xa Quê Hương (Đan Thọ và Xuân Tiên), Xuân Ly Hương (Phó Quốc Lân), Tình Quê Hương (Đan Thọ),…

 Có khá nhiều ca khúc di cư nói về hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm đôi năm 1954, hoặc nhạc tả bằng ẩn dụ là hai bờ sông chia cắt tức sông Bến Hải, như bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến của nhạc sĩ Lam Phương, nghe tên bài ca hình như nội dung của bài hát của một người phụ nữ trẻ điển hình chờ chồng hay đợi người yêu với bao tâm tư ước vọng nhắn gửi tỉ tê vì cả hai bị chia lìa bởi dòng sông oan nghiệt Bến Hải và nhiều người lầm tưởng rằng tác giả là người di cư mới có nội tâm diễn tả trung thật nỗi lòng sầu vơi như thế. Nhưng nhạc sĩ Lam Phương, tác giả bài ca không phải là người miền Bắc di cư mà lại là dân bản địa, của đất phù sa Nam phần lục tỉnh chánh hiệu Bà Lang Trọc có cầu chứng.

“Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
Phương Nam ta sống trong thanh bình
Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng

Ợ.. ai.. hò …”

 Cuộc di cư 1954 đã mở ra cái dấu mốc lịch sử đánh dấu phân chia lằn ranh biên cương Quốc Cộng khá rõ ràng. Khi người di cư lên tàu há mồm ra đi tìm tự do qua chiến dịch “Passage to Freedom”. Chính vì hai chữ Tự Do với giá trị cao quý của nó mà con người đành liều lĩnh bỏ quê hương miền Bắc ra đi. Chết sống ra sao cũng liều thân liều mạng ra đi. Dẫu biết là tương lai vô định, ngày mai mịt mù như khói sương, nhưng người di cư vẫn ra đi, có những đoàn người vượt biên bằng ghe nhỏ, thà không sống chung với người Cộng Sản.

 Trong một dịp họp mặt tại tư thất của nhạc sĩ Lam Phương vào tháng 3 năm 2004, tôi đã hỏi ông động cơ nào khiến ông sáng tác ra bài top hit Chuyến Đò Vĩ Tuyến, ông kể rằng khi xem báo chí tường thuật những thảm cảnh gia đình người di cư chia lìa nhau thật thương tâm, lòng ông bỗng dâng lên hứng khởi cảm tác bài nhạc này. Tôi nghĩ nhạc sĩ Lam Phương cho ra bài hát bất hủ Chuyến Đò Vĩ Tuyến như lời gửi một thông điệp đại biểu cho người dân miền Nam dang tay rộng mở đón nhận làn sóng đồng bào di cư từ miền Bắc vào Nam trong tình tự huyết thống Lạc Hồng, cùng nghĩa đồng bào Việt Nam, những người con thân yêu của Mẹ hiền Âu Cơ.

Nào, hãy đọc Du Tử Lê trong bài “Cõi giới âm nhạc Lam Phương”, kể chuyện về nhạc sĩ Lam Phương như sau:

 “Thực vậy, nhiều năm sau khi Chuyến Đò Vĩ Tuyến ra đời, được đám đông đón nhận, tựa một cơn sốt yêu mến lớn. Hầu như không ai biết tác giả, trước nhất chỉ là một thanh niên mới lớn. Thứ đến, ông lại là một người hoàn toàn gốc miền Nam. Ngay hiện tại, những người chỉ biết Lam Phương qua các sáng tác của ông, không để ý tới tiểu sử của tác giả này, cũng vẫn còn nhiều người đinh ninh ông là một nhạc sĩ gốc miền Bắc.

 Khi “nhập vai” hay đặt mình vào tâm cảnh của một cô gái đứng trước mối tình bị đứt lìa bởi thời cuộc, với lời lẽ mộc mạc mà, thấm đẫm thiết tha, chân thành, được chuyển tải bởi một giai điệu đơn giản, tôi không biết rung động và cảm xúc của Lam Phương, khi viết xuống những nốt nhạc đầu tiên và, sự tuôn trào của ca từ tiếp theo đó, ở trạng thái nào. Nhưng hiển nhiên, ông vẫn lạc quan cho thấy niềm hy vọng mạnh mẽ, xây dựng trên tính chất thủy chung, bất hoại của một tình yêu tự thân, vốn có khả năng vượt thời gian, không gian.”

 Trong dòng nhạc ly hương của người di cư còn có bài ca tiêu biểu khác của lịch sử âm nhạc và thời cuộc 1954 là bài Nỗi Lòng Người Đi của nhạc sĩ Anh Bằng. Nếu nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tác phẩm Chuyến Đò Vĩ Tuyến bởi nguyên do tác giả trải lòng xúc động vì những cuộc chia ly oan trái ngoài ý muốn của nhiều cặp tình nhân khi chia ly, thì nhạc sĩ Anh Bằng cho tâm sự lòng sâu kín nhất của ông khi sáng tác tuyệt phẩm Nổi Lòng Người Đi khi giã từ miền Bắc.

 Tôi có những dịp tiếp xúc và đàm đạo cùng vị nhạc sĩ lão thành này về âm nhạc của ông. Với động cơ sáng tác nhạc phẩm Nỗi Lòng Người Đi đánh dấu mùa chia ly, vào mùa di cư, ông kể lại như sau. Một email ông viết:

“Tôi có quen một người em gái nhỏ, nữ sinh Hà Nội. Nàng tên là Hà. Hà và tôi yêu nhau trong một tình yêu thánh thiện. Tình yêu của chúng tôi giới hạn bởi những lần nắm tay nhau đi dạo Hồ Gươm, hoặc những lần ăn chung gói lạc rang dưới gốc cây cạnh bờ hồ, và chỉ để nhìn nhau đắm đuối mến thương. Những buổi chiều se lạnh mùa đông, tôi khoác áo ấm cho Hà, rồi cái kỷ niệm mùa hè năm nào chúng tôi ngắm nhìn đôi vịt trời (le le) nô đùa bên sóng nước dưới cành liễu rủ, nàng đút lạc rang cho tôi, tôi bảo tôi yêu nàng, nàng cười bẽn lẽn. Tôi thấy nàng đẹp vô cùng.”

Nhạc phẩm Nỗi Lòng Người Đi của Anh Bằng nói lên nỗi băn khoăn khi chia ly với Hà Nội, hay khi chia tay với cô bạn gái:

“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu

Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều

Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ

Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa”

Kể tiếp:

“Tôi còn nhớ có những hôm tôi ôm đàn guitare đệm cho nàng hát. Giọng hát nữ sinh của Hà khá lôi cuốn. Hà hát rất tự nhiên trong nét duyên dáng, thỉnh thoảng xen chút nũng nịu. Tôi bị thu hút bởi tiếng hát dễ thương và ánh mắt thiên thần ấy, để rồi sau này nhớ đến Hà, bỗng dưng hồn nhạc tạo cho tôi nguồn cảm tác thành một ca khúc nói về mối tình cảm đẹp đẽ nhẹ nhàng đó, có hình ảnh ngày xưa ấy của Hà trong dòng nhạc của tôi. Rồi khi đất nước phân đôi, mối tình thơ mộng của chúng tôi chia chung số phận nghiệt ngã của quê hương. Ngày chia ly, Hà thổn thức khóc trên vai tôi. Nàng cho biết gia đình nàng sẽ ở lại, phần tôi, nắm chặt lấy tay nàng tôi nói tôi phải theo gia đình vào Nam. Nàng khóc ngất thành tiếng, tôi vỗ về nàng, chúc nàng ở lại với nhiều may mắn, tôi vuốt tóc nàng nhìn những dòng lệ long lanh lăn trên má nàng, lòng tôi se thắt, xót xa cho mối tình nhỏ của chúng tôi sẽ phải kết thúc để tôi đi tìm một mối tình lớn, đó là ánh sáng miền Nam tự do. Trên bước đường xuôi Nam, tôi biết tiếng khóc của người yêu vẫn theo đuổi tôi. Những dòng nước biển xoáy trong sức ly tâm của chân vịt tàu tạo thành những con sóng chia ly, mắt tôi bỗng nhạt nhòa chia tay với miền Bắc yêu thương, con tàu mang tôi đi xa dần, rồi xa dần miền Bắc của tuổi thơ mộng mơ. Tàu vượt Bến Hải đưa tôi xuôi Nam trong cảm giác nhớ nhung đến Hà, và từ đó tôi thai ghén ra bài tình ca “Nỗi Lòng Người Đi”, mà sau này trong dân gian có người gọi là bài “Tôi Xa Hà Nội”. Nghĩ cho cùng cũng không ngoa lắm đâu, khi đứng trên tàu nhìn miền Bắc xa dần trong tầm mắt cũng có nghĩa là tôi đã xa Hà Nội, hay xa một mối tình có Hà Nội với kỷ niệm đẹp và có cô nữ sinh Hà bên bờ Hồ Gươm ngày nào”.

 Biến cố đất nước phân ly năm 1954 khiến cho rất nhiều mối tình phải chia ly trong lưu luyến, để rồi những luyến lưu đó được âm nhạc hay thi ca ghi nhận. Nhìn lại âm nhạc với bao kỷ niệm, bao nỗi lòng nhung nhớ chuyện xưa, những ngày chia tay đất Bắc, những năm tháng bỡ ngỡ đặt chân lên những vùng đất mới, xa lạ trong miền Nam.


dicu5

NS.Lam Phương, NS. Anh Bằng, NS. Lê Văn Khoa,

NS. Diệu Hương và ACE CLBTNS

 Để kết thúc bài viết cho Đặc san Bưởi Chu Văn An kỷ niệm số Tân niên 2014 đánh đấu 60 năm đất nước chia đôi, với kỷ niệm của những chuyến bay con thoi của phi cơ Pháp, Mỹ chở người từ miền Bắc vào Nam, những con tàu há mồm LST của Hải Quân Hoa Kỳ qua chiến dịch di cư tìm tự do, Passage to Freedom. Rồi những hoài niệm ly hương do Hiệp định Genève cắt đôi đất nước, hoài niệm di cư 1954 đã được các nhạc sĩ ký thác vào âm nhạc, như những Nỗi Lòng Người Đi, Hận Ly Hương, Sầu Ly Hương,… đến những Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Lá Thư Gửi Mẹ, Hướng Về Đất Bắc, Gợi Giấc Mơ Xưa, hay Giấc Mơ Hồi Hương,… Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.

Trần Việt Hải, Los Angeles

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Tư 2014(Xem: 11562)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10141)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 11712)
xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 11371)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 12086)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.
09 Tháng Tư 2014(Xem: 11350)
Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh.
08 Tháng Tư 2014(Xem: 12485)
Người đẹp quay đầu lại nhoẽn miệng cười. Nhìn em đi ngang qua làn bụi mỏng tui thấy phận đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Nó đang nở hậu trước mắt
03 Tháng Tư 2014(Xem: 11673)
Canh hến sao bây giờ ăn thấy rất đậm đà. Và cũng hình như có những giọt nước mắt của tôi đang rơi vào chén cơm canh hến của mình.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 12191)
Tôi đã thấy lại quê hương qua bóng dáng Mẹ tôi, Chị tôi, Bạn tôi và rất nhiều sắc màu thân thương của hình ảnh những nơi mà tôi đã xa cách từ lâu
31 Tháng Ba 2014(Xem: 15039)
anh chị vẫn mĩm cười, tiếp tục dìu nhau trên hành trình của cuộc đời còn lại, dù ngay cả trong tận cùng cơn đau kinh hoàng của thể xác…
31 Tháng Ba 2014(Xem: 14895)
Nếu mùa Xuân bên này còn tuyết sẽ nhắc tôi nhớ bên kia là mùa hoa bưởi. Phải chi có ai gửi cho tôi cành hoa bưởi trắng từ quê nhà
29 Tháng Ba 2014(Xem: 11659)
Anh nói rằng: Nếu nàng làm được các công việc khó khăn này thì mới chứng tỏ là nàng thực sự yêu anh
28 Tháng Ba 2014(Xem: 10581)
Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con không rời xa nửa bước.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 12010)
Nhưng sự xót xa, nuối tiếc nào đối với cha mẹ mình giờ cũng đều muộn màng, vì các Người đã ra đi, đi mãi không bao giờ về nữa.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 11687)
Ông cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Ngực ông phản ứng bằng một cái nấc khô khốc và hầu như chung quanh ông không có một chút dưỡng khí nào!
21 Tháng Ba 2014(Xem: 11110)
Trẻ già hai tuổi lòng như một. Tết đến, trao nhau lời chúc mừng Tổ ấm yên vui, gia thế thanh Cây vườn tươi tốt hoa viên hứng
21 Tháng Ba 2014(Xem: 51056)
sinh ngữ, văn chương và triết học. Hai lãnh vực sau đấy là phạm trù chuyên môn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Ba 2014(Xem: 11628)
Cửa kia năm trước ngày này Người vay hoa thắm hoa lây má hồng Người hoa giờ biết đâu trông Hoa không người, vẫn gió đông cợt đùa
14 Tháng Ba 2014(Xem: 10510)
Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 11202)
Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 11033)
Tôi tự nhiên chảy nước mắt hồi nào không hay. Thương Mẹ nhiều mà thương ảnh không ít. Đàn ông đàng ang mà khóc Mẹ như mưa
06 Tháng Ba 2014(Xem: 11409)
Để ta đọc lại thơ chàng, con tim cũng trở lại bồi hồi. Cám ơn thi ca. Cám ơn người thơ Võ Đình Tuyết.
01 Tháng Ba 2014(Xem: 12475)
Tự dưng em ghét cơn mưa sáng nay đã chở mùa về, làm em nhớ sóng sánh đáy mắt ngày xưa làm em thẹn thùng ngó hoài xuống đất,
28 Tháng Hai 2014(Xem: 12444)
Buổi học hôm nay là buổi học hoàn hảo nhất trong năm của tôi nếu không nói là buổi học mà tôi bằng lòng nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 10797)
Thêm vào rồi lại bớt ra, Món nào ấp ủ tình xa đậm đà. Gởi Anh đôi bốt Bốt Bata , Ấm chân vững bước đạp chà gốc gai
26 Tháng Hai 2014(Xem: 11612)
Một tội ác toàn hảo không có nghĩa là không có kẽ hở nhỏ. Một kịch sĩ đại tài không có nghĩa là đánh lừa được tất cả mọi người bằng vai trò của mình
25 Tháng Hai 2014(Xem: 12095)
Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11588)
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 12411)
Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 13066)
một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là "con chim ẩn mình chờ chết"...
14 Tháng Hai 2014(Xem: 10717)
anh bây giờ thật nhẹ nhàng và không bị bất cứ một trở ngại nào từ tấm thân tứ đại nặng nề nữa phải không anh?
13 Tháng Hai 2014(Xem: 11626)
Bài viết nầy để tưởng nhớ nhà thơ Thái Thụy Vy, người “con cưng” của Cù Lao Phố. Chúc anh an nghỉ nơi Cõi Phúc. Vĩnh viễn chia tay!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 11834)
Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 10659)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật
08 Tháng Hai 2014(Xem: 10528)
vì thiển nghĩ không lời nào chuyên chở tình cảm sâu đậm hơn trong lúc nầy, như một lời tiễn biệt cho tôi cho bạn bè khi có thêm hai chiếc ghế còn bỏ trống…
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 10329)
Các bạn sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc trong tầm tay, trong sự vừa đủ, trong sự cảm thông và trong những nụ cười.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 11312)
chạy dài theo dòng lịch sữ hiện lên trên tờ giấy trắng trinh nguyên, những cái tên mà tui lúc nào cũng có cái cảm giác trịnh trọng đàng hoàng
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 14592)
tôi hình dung quang cảnh Biên Hoà chuẩn bị đón xuân và Tết mà lòng cảm thấy nao nao. Những hình ảnh quen thuộc của tỉnh Biên Hòa vẫn còn đậm nét trong tôi…
18 Tháng Giêng 2014(Xem: 12231)
cùng chia sẻ tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh “ Thương Phế Binh QLVNCH của Tỉnh Biên Hòa”. Kính mong đựợc tất cả quý đồng hương và thân hữu đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 11308)
Lướt mắt trên những tạp chí cũ và những tựa đề sách, tôi cố ý chờ nghe Uyên nói. Nhưng vì cô cứ lặng thinh nên sau cùng tôi phải lên tiếng:
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 12510)
với những hành trình dài và gập ghềnh trong cuộc sống mà mình còn giữ được những tâm tình như vậy thật không phải là hạnh phúc và may mắn lắm sao?
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 13269)
thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 11672)
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 11397)
người Việt hải ngoại không khỏi mang tiếng xấu lây khi họ đã quá bần cùng và chúng ta đi đâu cũng không dám ngẩng mặt nhìn đời
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11864)
hôm nay còn lại một mình đến để tiển biệt Việt Dzũng. Xin được một lời cám ơn chân thành và cầu nguyện linh hồn Việt Dzũng an nghĩ chốn vĩnh hằng.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10991)
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn..
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12421)
Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 12938)
Biết đến bao giờ quê hương mình sẽ được bình an, trù phú đem ấm no, hạnh phúc đến cho mọi người, để không còn những người cùng cực dầm sương
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11194)
Nhớ về anh, lòng bùi ngùi. Tôi thầm mong nơi quê xa anh đang vui cùng gia đình và con cháu vui hưởng một mùa Xuân trọn vẹn hạnh phúc…
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11379)
Hình ảnh em, nụ cười của em như quanh quẩn đâu đây như đưa tôi đi miết về miền xa xưa ấy. Nơi đó chỉ có em và tôi với lời yêu chưa ngỏ…