Ông ngỡ
ngàng nhìn lên những cành ô môi đang mang đầy ắp những bông hoa màu tím hồng, cái
màu tim tím, hồng hồng rất đặc biệt chỉ có ở hoa của loài cây này mà thôi... . Mấy
ngày nay ông buồn lắm, không thể tâm sự với ai. Nhất là vào những ngày rảnh , ông
nói ông cần đạp xe để thể dục và như thế ông đạp xe lang thang từ sáng đến giờ.
Ông cố tình đạp xe vào những con đường nhỏ, vắng và còn nhiều cây xanh nhất.
Vừa vào đến đầu con đường lạ, ông gặp một người
phụ nữ trạc tuổi mình và trông quen lắm, người này cũng đạp xe đạp trước ông một
quãng, im lặng quay mặt nhìn ông ngầm ra hiệu như muốn ông đi theo... . Và đến lúc
ông tình cờ tìm được cây ô môi này ở ven đường thì người đó đã đi đâu mất... . Thôi
kệ, ông tự nhủ, mình sinh ra ở miền đất này làm sao đi lạc cho được. Dù giờ chỉ
mới gần mười giờ sáng nhưng tiết trời đầu tháng ba của phương Nam đã hanh khô và
nhiều nắng, thân cây tội nghiệp đứng bất động như buồn rưng rức dưới cái nắng đã
bắt đầu chói chang... . Cái dáng cây ô môi như cam chịu, như một người chấp nhận
hình phạt (!?) để trả một món nợ tình nào chăng ? Nên cây đã đứng đó, mang trên
mình những chùm hoa với một màu tím hồng buồn da diết... . Nhìn cây ô môi, ông chợt
liên tưởng đến... mình, vì chính ông cũng đã mang nặng một mối tình buồn... .
* * *
Sau Tết năm trước không lâu người ấy và ông tổ
chức một chuyến về quê. Lúc xe đi vào rồi xuyên ngang qua thành phố Tân An, người
ấy chỉ cho ông biết ngôi nhà nàng ở xưa kia và nói rằng đó là nơi cả nhà mình sống
chung suốt những năm nàng học trung học. Ông cảm nhận được nét xúc động bồi hồi
hiện rõ trên gương mặt nàng lúc ấy . Ngôi nhà này cũng chỉ là căn nhà phố thường
thường ngày trước thôi, do chính ba nàng - một sĩ quan công binh - đã dành dụm tiền
mua được. Sau này, vì thời cuộc đổi thay nên ngôi nhà giờ cũng đã... đổi chủ. Tâm
tình có lẽ đến lúc qua lại trao đổi với nhau , ông cũng cho biết trước 1975, trong
quãng thời gian ngắn ngủi làm... công chức, ông cũng từng đến tỉnh này công tác.
Ông đã lần đầu tiên trong đời được biết đến món canh chua cá lóc nấu với rau nhút
thật ngon không tả được. Chiều tối được ra ngồi quán lá ngắm... trăng, nhâm nhi
cà phê và thưởng thức những bài nhạc buồn, trong đó có bài hát thời thượng là...
" Đêm Buồn Tỉnh Lẻ".
Qua khỏi tỉnh lỵ ngày xưa - giờ đã được nâng lên
là thành phố - cả hai bắt đầu có mặt trên đường liên tỉnh có lẽ mới được tu sửa
nên đi lại rất tốt, có điều người xe qua lại thưa thớt nếu không nói là khá vắng
vẻ. Đi được khoảng trên mười cây số thì đến thị trấn Tầm Vu. Ông rất bất ngờ trước
hình ảnh yên bình trong không gian hãy còn nhiều cây xanh của nơi này. Cái thị trấn
nhỏ nhắn nhưng xinh xắn này vẫn có lác đác mấy căn nhà phố, có đường trải nhựa,
quán hàng đủ đầy... . Nhưng so với quê ông, một tỉnh công nghiệp hóa nhiều - dù
không thể so với thành phố lớn như Sài Gòn - thì nơi đây rõ ràng có cuộc "sống
chậm" hơn là cuộc sống nhộn nhịp xô bồ nơi địa phương của ông. Nơi thị trấn
này ngoài cây xanh được trồng ở ven đường
(lúc nào cũng giống như các thành phố khác : đơn điệu một loại cây), còn có những
cây xanh nhiều loài như me, phượng, bàng... . Thậm chí còn có mấy cây dừa, một khóm
lớn cây tre la ngà cao nghễu nghệu, nghiêng mình từ sân nhà ai đó, vô tư nhoài ra
phần lề đường như muốn trò chuyện với mấy người bộ hành đang nhàn nhã tản bộ...
. Một quán cà phê mặt bằng khá rộng so với nhà cửa chung quanh, phía trước có những cành phượng vĩ lòa xòa e ấp mái lá... . Chợt
ông buộc miệng thốt lên:
- Cây gì có hoa màu tím hồng đẹp quá !
Cây có hoa hơi giống hoa của cây mai anh đào Đà
Lạt nhưng sắc hoa "ấm" hơn và thân cây, tàn lá cũng hoàn toàn khác.
Người ấy được dịp trở thành... "hướng dẫn
viên du lịch", giải thích cho ông biết rằng đó là cây ô môi. Ngày xưa xứ này
mọc nhiều lắm, giờ như vậy là chỉ còn ít thôi. Riêng ông thì không lạ gì thứ trái
của loại cây này. Thời học tiểu học trường làng, trái ô môi là thứ quà rẻ tiền dễ
mua của đám trẻ như ông. Nhưng ông chỉ biết trái chứ làm sao biết được cây và hoa
?
Rồi xe cũng lướt nhanh qua cái thị trấn nho nhỏ
hiền hòa... . Đã thấy những vườn thanh long ngay vệ đường, xa hơn là màu xanh của
lúa... . Qua một cây cầu sắt nhỏ, chỉ vừa cho một chiếc xe du lịch vượt qua, bên
trên là một "mái vòm xanh" do hai hàng tre cao thật cao nghiêng ngã đan
nhau qua lại tạo nên. Bên dưới cầu là con rạch nhỏ, bên trên có bóng mát của vòm
tre xanh, vì vậy không khí trên cầu trở nên mát rượi... .
Khi đến
nơi rồi, lúc chiều đến, như dự định cả hai mượn hai chiếc xe đạp cùng nhau đạp xe
ra Tầm Vu. Trước tiên là thăm... cây ô môi, chiều đã phai nắng, thân cây lộ rõ một
màu nâu mốc từ thân cho đến cành. Đặc biệt tuy hoa đang rộ nở làm sáng ấm cả một
vùng nhưng cành cây vẫn còn treo lủng lẳng thành quả của mùa hoa... năm trước !
Đó là những trái ô môi thô thiển, đen đúa... . Món quà có giá trị không nhỏ của
tuổi thơ ông ngày xưa giờ xem ra kém giá trị với bọn trẻ thành thị thời nay. Thấy
ông tần ngần ngắm nghía hồi lâu, nàng bổng dưng như trở lại thời tuổi thơ, nói để
nàng... leo lên cây hái trái cho ông. Ông cười xòa, nói chỉ vì thích màu hoa đặc
sắc, đậm đà của cây ô môi thôi. Nghe như vậy, nàng mới nhắc ông nhớ rằng hai người
còn đến thăm vườn thanh long ruột đỏ. Ông như bịn rịn với một người thân, từ từ
rời gốc cây, nói với nàng rằng mùa hoa ô môi sang năm mình sẽ lại về đây nữa. Vòng
vo một chút, hai người đến nơi tiếp theo như dự định, nàng cho biết đây là ngôi
vườn mà trong lần về quê năm trước nàng đã đến để xin mấy nhánh thanh long ruột
đỏ, sau đó cực nhọc đem về thành phố theo lời yêu cầu "đáng ghét" của...
ông.
Chiều hôm đó cả nhà có bữa cơm thật tuyệt. Cơm
nấu bằng gạo huyết rồng từ ruộng của nhà, cá thì bắt dưới ao, rau hái ngay sau vườn...
. Bữa cơm kết thúc và công việc dọn dẹp đã xong. Nhìn ra bên ngoài, dù chiều xuống
đã lâu, bầu trời tháng này vẫn trong... , mảnh trăng ngoài kia lát nữa đây sẽ tưới
thứ ánh sáng lung linh huyền diệu lên khắp khu vườn bát ngát... .
* * *
Từ lúc tìm ra cây ô môi này, hôm nay là lần thứ
ba ông đến đây. Nhờ cạnh cây ô môi là một cây bàng đang xanh lá nên ông còn hưởng
được chút bóng mát. Có ai đó đã để sẵn một khối bê tông khá lớn nên ông cũng có
chỗ ngồi để mà tưởng nhớ đến một bóng hình. Bên nhau suốt hơn ba năm trôi qua hai
người có biết bao điều đáng nhớ... .
Giờ nàng đã ra đi... , xa ông mãi mãi sau khi phát
hiện mắc phải một căn bệnh ác nghiệt ! Nàng đã ra đi để lại trong lòng ông biết
bao tiếc nuối xót xa. Những gì thuộc về nàng lúc nào cũng đầy ắp trong tâm tưởng
của ông... .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.
Ngồi lâu
nãy giờ ông cảm thấy khát nước, mở cái túi nhỏ mang theo trên xe đạp, ông định lấy
chai nước, nhưng ông khựng lại... . Trong túi, cạnh quyển album đầy những hình ảnh
của nàng có một vật dụng phổ biến hiện nay: đó là món quà SN nàng đã tặng ông trước
ngày sinh nhật đến... bốn tháng! Để rồi còn một tháng nữa mới đến sinh nhật của
ông nàng đã... . Trời ơi !Tại sao như vậy?! Có phải là linh cảm gì đó mà ông thường
nghe người ta nói chăng?! Ông cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Ngực ông phản ứng
bằng một cái nấc khô khốc và hầu như chung quanh ông không có một chút dưỡng khí
nào! Ông ngước lên, trời nổi chút gió khiến những chùm hoa ô môi lao xao. Ánh sáng xuyên qua các bông hoa lấp lánh như hào
quang. Ẩn hiện trong vầng hào quang chen lẫn sắc tím hồng hình như có một gương
mặt rất quen với đôi mắt mở tròn chân tình đang nhìn ông, đôi môi đầy đặn nồng nàn
hé mở một nụ cười thật buồn... . Trời ơi! Tại sao người ấy không nói với ông lời
nào? Nàng đang buồn trách ông hay sao!? Ông hiểu và nhớ rồi, giữa hai người là...
âm-dương cách trở !... . Ông cúi gục đầu, hình như có một trái ô môi rụng xuống
cạnh chân ông nhưng ông đâu hay biết. Cảnh vật chung quanh ông nhòe đi ... .
Có hai đứa nhỏ có lẽ nhà ở xóm này. Chúng mang
ra một cây tre dài, đầu cây được chẻ một khoảng ngắn và gài vào đó một đoạn tre
. Thông thả bước đến gần ông, bọn chúng định nhờ ông hái giúp mấy trái ô môi. Đến
gần, đứa con gái chợt nhanh tay níu tay bạn mình và vội vã quay ngược về. Tụi nó
nói nhỏ với nhau, ông này đang có chuyện gì buồn, thấy ông ấy đang ngồi... khóc.
Đứa kia tiếc trái ô môi rụng, nói để bước lại lượm. Đứa con gái thấy bạn mình còn
luyến tiếc trái ô môi nên nói : "Ông ấy đi... hai người, hình như có người
trên cây hái trái rồi thảy xuống cho ổng." Nó nói như vậy cho xong, vì tuy
thoáng thấy có bóng người trên cây nhưng không chắc lắm! Chắc nhất là có thể hôm
qua tụi nhỏ nào đã hái nhưng trái này vướng đâu đó, giờ có gió nên rớt xuống. Vì
nó biết trái ô môi làm sao mà rụng được, nếu không ai hái, sang năm trái vẫn còn...
trên cây.
Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát
Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.
một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là "con chim ẩn mình chờ chết"...
vì thiển nghĩ không lời nào chuyên chở tình cảm sâu đậm hơn trong lúc nầy, như một lời tiễn biệt cho tôi cho bạn bè khi có thêm hai chiếc ghế còn bỏ trống…
tôi hình dung quang cảnh Biên Hoà chuẩn bị đón xuân và Tết mà lòng cảm thấy nao nao. Những hình ảnh quen thuộc của tỉnh Biên Hòa vẫn còn đậm nét trong tôi…
cùng chia sẻ tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh “ Thương Phế Binh QLVNCH của Tỉnh Biên Hòa”. Kính mong đựợc tất cả quý đồng hương và thân hữu đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn..
Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".
Không khí chiến tranh, chết chóc ở khắp những trang thơ của một người từ những năm còn rất trẻ đã lao vào cuộc chiến triền miên bằng ấy năm. Người thanh niên có đôi mắt bướng bỉnh
Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
Hóa ra, ở quê hương anh con người bị tước đoạt nhiều thứ tự do mà tôi tưởng nó phải được tôn trọng bất cứ ở đâu, nơi nào có con người là phải được hưởng đồng đều như nhau
Chúng tôi kính cẩn đặt nhẹ bó hoa xuống, ai đó vừa thắp mấy nén nhang còn nghi ngút khói. Đứng trước cảnh nầy tôi chợt muốn cất lên tiếng hát: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình...
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.