3:59 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

Thời Kỳ Mắc Dịch - NGUYỄN THỊ THÊM

14 Tháng Sáu 20208:39 CH(Xem: 6376)

                                                                   Thời Kỳ Mắc Dịch 
Nói gì thì nói, không ai có thể chối cãi, năm 2020 là năm cả thế giới bị nhiều tai ương, tôi gọi đó là thời kỳ mắc dịch.
Hồi nhỏ, mấy ông anh trong xóm tôi phá lắm. Ngày rằm, mồng một mấy bà má đem chuối, trái cây ra cúng bàn thiên giữa trời. Sau màn khấn vái, họ vào nhà chờ tàn nhang rồi mới đem vô. Mấy ảnh lén bưng nguyên dĩa trái cây chạy mất. Chừng ra không thấy, mấy bà ra chửi vang trời:
-Mồ tổ cha mấy đứa con nít mắc dịch, mắc gió. Bây ăn gì má ác nhơn thất đức vậy. Tụi bây là đồ......
Rồi như sợ tội khẩu nghiệp hay sợ lở linh ứng nên mấy má ngưng chửi làm thinh đi vô nhà. Mấy má biết ngay là do bọn trẻ trong xóm phá chớ có ai vô dây ăn cắp bất nhơn như vậy. Trong đó đôi khi con má làm hậu thuẫn canh me cho bạn vào lấy trộm. Đồ ăn trộm, chọc chửi nó vui vô cùng và ăn ngon lắm. Lấm lét vừa ăn vừa cười. Đôi khi chua lè, chát ngắt mà vẫn hứng thú. Đó là sự nghịch ngợm tuổi mới lớn của những đứa trẻ nhà quê.
Người miền Nam hay dùng: "Mắc dịch, mắc gió, mắc toi, quỷ phá nhà chay" để chửi bọn trẻ con. Trong cái chửi còn xen lẫn tình thương, tha thứ và mắng yêu. Cho nên chửi như vậy chả ăn thua gì đối với bọn trẻ con. Đôi khi chúng lại thích nghe nữa là đằng khác. Bởi vì ngày rằm, mồng một ăn chay ai lại chửi độc bao giờ. Thí dụ một thiếu nữ xinh đẹp bị (hay được) một chàng trai phải lòng, làm cái đuôi theo sau tán tỉnh. Khi đề cập đến "người ấy" cô đỏ mặt thẹn thùng: " Cái anh chàng mắc dịch đó...., hay Cái anh phải gió đó..." Phải chăng trong câu mắng ẩn dấu một tình yêu vừa chớm.
Thế nào là "mắc dịch?" Nếu dùng để ám chỉ một người, thì người đó khó thương, hay làm chuyện tào lao nhìn không vừa mắt. Không có ẩn ý trù rủa chết chóc hại người, Bởi bản chất người miền Nam hiền lành nhưng bộc trực, giận, ghét rõ ràng nói ra ngay. Nói xong rồi thôi, không để bụng giận dai hay thù hiềm.
Nhưng "mắc dịch " đúng nghĩa rất dễ sợ. Làng quê tôi một lần có một con nai con chạy lạc từ rừng vào trong làng. Nó sợ hãi, ngơ ngác chạy khắp xóm rồi vào đứng trước cửa nhà thương. Đứng đó một hồi, bọc theo bìa của hàng rào nó chạy biến vào rừng lại. Dân ở đó họ không rượt theo đập chết vì sợ điềm xấu. Họ nói với nhau:' Mang lạc, nát làng". Nó chạy vào nhà thương không biết là điềm gì đây?
Quả nhiên, sự dị đoan của họ đã thành sự thật. Sau đó làng tôi bị mắc "bệnh dịch tả". Người bệnh được khiêng hoặc võng lên nhà thương rất nhiều, không còn giường để nằm. Chủ Tây cho xe sở chở lên bệnh viện Grall điều trị những ca nguy cấp. Dù vậy cả làng bị rất nhiều người chết nhất là trẻ con. Đó là bệnh dịch đầu tiên tôi chứng kiến. Lúc đó má tôi nấu nước gừng, sả hoặc nước gạo rang cho cả nhà uống, Tuyệt đối không uống nước lạnh, ăn đồ sống. Chúng tôi bị nhốt trong nhà, không được ra ngoài chơi và nhất là không ai được qua nhà thương dù chỉ cách một con đường.
.........
Nước Mỹ là một nước tự do. Nền kinh tế phát triển là nhờ sự tiêu dùng của dân chúng. Thời đại toàn cầu, những chuyến bay nối liền thế giới. Những hàng hóa trao đổi, luân lưu đi khắp nơi. Dịch vụ du lịch phát triển để mọi người dân trên thế giới mở rộng tầm mắt.
Thế mà đùng một cái, mọi chuyến bay bị đình lại, xe cộ giảm lưu thông tối đa, nhà máy không làm việc bầu khí quyển trở nên trong lành. Đường phố vắng tanh, Trường học không còn bóng dáng học trò.Tất cả những sinh hoạt hàng ngày phải dừng lại chỉ trừ bệnh viện. Dịch viêm phổi Vũ Hán hay còn gọi là Coronavirus hủy hoại toàn cầu. Chưa có khi nào thế giới hè nhau thiếu khẩu trang, thiếu máy thở, thiếu y trang cho Bác Sĩ, thiếu nhà thương và thiếu cả lò thiêu. Người bị bệnh, người bị chết tăng hàng ngày, hàng giờ. Thời kỳ mắc dịch khủng khiếp nhất trong đời mà tôi được biết.
Chưa có khi nào người dân được nhà nước cho ở nhà, khuyến khích đừng ra đường mà còn gửi tiền tới tận tay để ăn và... để ngủ. Chưa có khi nào xí nghiệp, công ty, tiệm ăn đóng cửa mà nhà nước cho tiền hàng tuần đến những người bị thất nghiệp. Người lao động chân tay bị mất việc làm mà ...vui. Vì số tiền lãnh về từ chính phủ quá hào phóng, cuộc sống nhàn nhã, gia đình đoàn tụ, no ấm. Không sợ gì hết, chỉ sợ con Virus thình lình ghé thăm.
Chưa có khi nào cả nước trốn trong nhà, chỉ có các Bác Sĩ ,Y tá trở thành lính chiến chết sống với kẻ thù. Kẻ thù không mang súng, không mang bom, kẻ thù bàng bạc khắp nơi, chỉ cần vơ tay là dính, không mang N95 mask là tiêu đời. Những anh hùng chống dịch này có nhiều đã người tử nạn nơi sa trường là bệnh viện. Người lính hy sinh được phủ quốc kỳ và được thăng chức, được tuẫn táng theo nghi thức nhà binh. Người chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, chết một cách lặng lẽ âm thầm. Tang ma không được quá 10 người. Không có được một vinh thăng, gia đình ngậm ngùi đưa ra phần mộ.
Và cũng từ những hy sinh âm thầm như thế, chưa có khi nào người dân kính trọng và tri ân Bác Sĩ y tá như bây giờ. Họ biết ơn và họ muốn tỏ chút lòng. Những tiệm ăn mang thức ăn đến tận bệnh viện. Ngoài ra những cửa tiệm Mỹ còn tặng phần ăn miễn phí cho nhân viên bệnh viện vào bất cứ lúc nào sau giờ làm, chỉ cần đưa thẻ làm việc trong bệnh viện. Những tiệm nail, những chùa, nhà thờ, những người dân thiện nguyện may khẩu trang, làm face shield gửi đến ủng hộ. Có những hành động rất đẹp và xúc động, như sau một ngày làm việc mệt nhọc, và đầy nguy hiểm, họ được tiễn về nhà bằng một tràng pháo tay của dàn chào dã chiến. Những lời cám ơn và chúc an lành chân thành.
Có những điều thật xúc động và mủi lòng trong trận dịch. Có một đôi tình nhân cùng là Bác sĩ trong bệnh viện. Họ đã chuẩn bị ngày cưới mà không thể thực hiện. Sau khi biết tin, đúng ngày cưới dự trù, nhân viên trong bệnh viện đã tổ chức bất ngờ cho họ bằng một đám cưới dã chiến. Cô dâu mặc một áo cưới bằng giấy trắng, chú rể ôm hoa tặng cô dâu cũng bằng giấy. Các cô dâu phụ, rể phụ mặc đồ trắng bảo hộ trong bệnh viện. Mọi người chúc mừng trong niềm vui lẫn xúc động nghẹn ngào. Những người bác sĩ ,y tá, họ phải cách ly với con cái, cha mẹ vì chính họ không biết mình đã có nhiểm Coronavirus hay chưa? Nhìn con ngủ ngây thơ mà không dám hôn, nhìn cha mẹ già lụm cụm, nhưng không dám tới gần không dám nắm tay, hay lại gần nói chuyện. Những lúc khẩn cấp, họ phải mướn khách sạn ngủ lại và không về nhà để khỏi ảnh hưởng gia đình. Họ chấp nhận sự thiệt thòi vì thiên chức nghề nghiệp.
Có một tấm hình tôi được xem trong thời gian giữa mùa dịch. Người Bác sĩ về nhà thăm con. Ông đứng ngoài hàng rào nhìn vào nhà. Hai đứa con ngồi ở thềm nhìn bố. Những cặp mắt nhìn nhau nói biết bao lời. Ông trở về bệnh viện làm việc, bị lây nhiễm Virus từ bệnh nhân và ông lìa đời. Lần thăm con đó là lần cuối cùng cha con được gặp nhau. Bức hình đã lấy của tôi nước mắt vì xúc động và cảm phục.
Thời gian mọi người đều phải ở nhà vì lệnh phong tỏa, giàu nghèo hay địa vị khác nhau đều được bình đẳng trước cái chết. Dường như có một sợi dây liên kết nào đó vô hình để người dân Mỹ gần nhau, hiểu nhau và chia sẻ cho nhau. Mặc dù ra đường phải bịt mặt, phải giữ cự ly cách xa nhau 2 mét. Nhưng đó chỉ là khoảng cách địa lý, từ trong sâu thẳm của sự chết chóc họ lại cảm thấy cùng chung số phận con người. Họ biết ra rằng cái chết rất vô thường, nhanh, bất ngờ và đáng sợ. Thật ra người Mỹ rất phóng khoáng, dường như họ ít sợ chết, họ lạc quan trong cuộc sống và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi điều kiện cho phép. Đó là cái đẹp trong tư cách và quan niệm sống của họ. Khi làm việc họ không ngại tranh đấu và kiếm tiền thật nhiều. Nhưng đối với họ, đồng tiền là phương tiện chứ không phải nô lệ cho nó. Khi cần họ sẽ xài hoặc cho ra không hối tiếc.
Thời kỳ mắc dịch này cũng có nhiều cái vui vui. Cha Mẹ Anniversary ngày cưới, đáng lý phải tổ chức tiệc tùng gia đình về chung vui. Thế nhưng lệnh cách ly, không được tụ họp đông người. Đứa con làm tấm bảng gắn trước nhà và để quà mừng trước cửa. Bấm chuông, cha mẹ mở cửa ra, con cháu đứng từ xa chúc mừng. Nhìn tấm bảng, những xe chạy ngang bóp còi reo to chúc mừng. Vô tình biến thành một phong trào chúc nhau thật đẹp.
Có đứa cháu sinh nhật, thế là các bạn của cha mẹ cháu tổ chức chạy xe ngang qua nhà bóp còi, cầm bong bóng, reo vang chúc mừng, đi lại vài vòng trông giống như diễn hành. Nhận được quà và kiểu mừng sinh nhật như vậy, cháu vui quá thấy mình thật là quan trọng, được mọi người yêu thương. Cháu sẽ không quên ngày sinh nhật năm 2020 đặc biệt.
Người Mỹ là vậy, không nói nhiều, không phô trương, họ diễn đạt tình cảm chân thật bằng hành động rất văn minh và có ý nghĩa.
Ngày Mother's Day, người bạn tôi được con cái báo tin về mừng Mẹ. Thế là con trai, con dâu lẫn cháu nội đến nhà. Bà đứng xa nhìn con nhìn cháu. Thức ăn để ở chiếc bàn đặt giữa sân, Dãy bên này gia đình con ngồi, dãy bên kia là cha mẹ. Ăn to, nói lớn để chúc nhau vì phải đứng cách xa. Ăn xong con cái chào ra về, cha mẹ già nhìn theo, mấy tháng không ôm được con, không hôn được cháu. Thà nói chuyện trên Facetime còn đỡ tủi, đứng trước mặt mà như thật xa chỉ thêm buồn.
Ngày Lễ Mẹ, đa phần chúng tôi nhận quà đặt mua online, thức ăn từ nhà hàng và lời chúc mừng trên Facetime. Đúng là tình gia đình thời mắc dịch.
Năm nay cháu tôi tốt nghiệp high school. Theo chương trình, mỗi cháu chỉ có 3 phút tham dự. Từng chiếc xe gia đình học sinh trong danh sách tốt nghiệp chạy theo hướng chỉ định để đến trước hội trường. Tới nơi, chỉ học sinh đó ra khỏi xe với áo mũ ra trường , bước lên khán đài nhận giấy tốt nghiệp và chụp hình. Cả gia đình ngồi trên xe và chạy theo lối đi ra để rước con em mình cũng vừa xong lễ. Ba phút, đúng rồi chỉ ba phút phù du cho một học sinh sau 13 năm học tập. Tuy vậy cũng rất mừng là trường đã tổ chức cho học sinh có ba phút kỷ niệm thay vì chỉ dự lễ trên online.
Hôm nay cháu tôi nhận được tấm bảng mừng tốt nghiệp 2020 do trường mang tới tận nhà. Đó cũng là một khuyến khích và an ủi lớn cho học sinh năm cuối. Ai nói giáo dục Mỹ không tốt, Hãy nhìn những quan tâm nho nhỏ của thầy cô và cộng đồng người Mỹ. Hãy xem trên TV có những chương trình rất có ý nghĩa của nhiều tầng lớp trong xã hội chúc mừng các cháu , gửi gắm những tình cảm đẹp đến các cháu sắp tốt nghiệp trong năm 2020, tri ân những Bác Sĩ, Y tá trên tuyến đầu chống dịch. Những thước phim xoa dịu lòng người, tạo sự ấm áp và lan tỏa yêu thương.
Cái chết trong thời kỳ mắc dịch này làm đau lòng người ở lại. Khi được đưa vào bệnh viện vì bị nhiễm Coronavirus thì cầm bằng phải bỏ lại sau lưng người thân và gia đình. Nhiễm bệnh từ từ nhưng phát bệnh rất nhanh và khủng khiếp. Người bệnh bị cách ly ở phòng chăm sóc đặc biệt, không một thân nhân được vào thăm viếng. May mắn vượt trận để về nhà, không may phải giã từ cuộc sống thì cũng âm thầm chống chọi với tử thần không gặp mặt người thân để dặn dò trăn trối. Tang ma cũng lặng lẽ buồn thiu, hiu hắt một đời người.
Tuần này đám tang bạn tôi được cử hành, gia đình chỉ được tham dự 8 người tính luôn thầy làm lễ. Bạn bè dự trù đi dự và chỉ ngồi trong xe để đưa tiễn nhưng cũng không được cho phép. Cho nên các cháu đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham dự online bằng hệ thống Zoom. Chúng tôi được ngồi nhà nhìn vào iphone hoặc computer để theo dõi xuyên suốt chương trình. Chúng tôi được nhìn mặt bạn mình lần cuối; được nghe những lời thật chân thành của các cháu trong ngày tang lễ; được nhìn mặt và nghe một số bạn đại diện phát biểu chia buồn. Trên màn hình nhìn thấy bạn mình được các con lo lắng chu đáo và trang nghiêm chúng tôi cũng mừng, yên lòng và cùng nhau niệm Phật đưa tiễn. Cám ơn các cháu, cám ơn thời đại tiên tiến đã làm khoảng cách thật xa đã biến thành gần.
Hôm nay một số tiểu bang mở cửa đợt một, một số bước sang giai đoạn 2 hay 3. Lần đầu tiên sau mấy tháng được ra ngoài, tôi nhìn thành phố vẫn còn đóng cửa ngủ trưa, xe chạy không nhiều, người qua lại thưa thớt, bước đi giữ khoảng cách, mặt đeo khẩu trang . Có cái gì dâng lên trong tôi thật xúc động và buồn.
Dường như ai cũng cúi mặt để đi, không thấy nụ cười, không thấy niềm vui và hy vọng. Bởi vì chính bản thân họ lo sợ hay vì nước Mỹ đang có vấn đề lớn ảnh hưởng bởi dịch Coronavirus.
Chúng ta đều nhận thấy những nước Cộng Sản đều không khai đúng những con số. Con số người bị bệnh, con số người chết và nhiều vấn đề khác. Người CS thường che dấu tất cả những vấn đề xảy ra trong nước vì sợ ảnh hưởng tới chính trị và đảng phái. Báo chí, truyền thông chỉ được nói và phổ biến tin tức theo lệnh Đảng và nhà nước. Cho nên mọi quốc gia trên thế giới đều đồng quan điểm là Trung Cộng không nói đúng sự thật về con số chết và lây nhiễm. Con số chính xác rất nhiều lần lớn hơn.
Còn nước Mỹ thì sao? Thật đau xót khi số liệu chính thức cho biết người bị nhiễm bệnh và chết con số dường như đứng đầu thế giới, rồi bây giờ lại có nguồn tin ngược lại, con số đó không chính xác sự thật, con số thực tế nhỏ hơn nhiều. Vậy là thế nào? Tại sao? Để làm gì? Có đúng là như vậy hay không? Và phóng đại với mục đích gì?. Càng ngày tôi càng bị hoang mang vì quá nhiều nguồn tin trái chiều.
Báo chí, truyền thông, những tay viết nghiệp dư mặc sức xào nấu, thêm bớt. Những Youtube với những tựa đề giật gân lôi kéo người vào subscribed để kiếm tiền, tất cả đã tạo nên một mê hồn trận không có lối ra. Tổng thống đề nghị nên mở cửa từng phần để khôi phục dần nền kinh tế đất nước, thống đốc nói không được vì tình hình dịch bệnh chưa thật sự khả quan, một số nơi dân chúng biểu tình đòi tôn trọng quyền tự do sinh hoạt. Ai đúng, ai sai? Trong thời điểm bệnh dịch chưa tìm ra thuốc đặc trị, trong lúc nền kinh tế đang tuột dốc thê thảm, số người thất nghiệp đang lên mấy triệu người thì thực lòng chỉ có phép mầu mới giải quyết rốt ráo, êm xuôi được liền. Không ai có thể nói lập trường chính trị hay kế hoạch mình sẽ đạt kết quả 100% . Điều quan trọng là đi từng bước để giải quyết những gì cấp thiết nhất. Trung Quốc đem dịch bệnh vào Hoa Kỳ, đồng thời kéo theo một hệ lụy nan giải cho chính quyền các cấp.
Trong thời điểm này, chính quyền và quốc hội lại không đồng lòng hợp tác vì dân, vì nước Mỹ. Hai đảng phái đối lập nhau, tranh chấp nhau, làm khó nhau ngay trong lúc giặc bệnh đang dày xéo đất nước, người dân bị chết hàng loạt quả thật đau lòng. Đồng ý có đảng phái đối lập mới tạo nên một thể chế tự do dân chủ thật sự. Nhưng cũng không phải vì vậy mà đặt quyền lợi của đảng phái lên trên quyền lợi dân tộc. Đừng đem chính trị đặt cược vào mạng sống của người dân.
Có phải là vì nước Mỹ là quốc gia đa chủng tộc nên thiếu sự thống nhất hay không? Tôi không tin như vậy và cũng không phải như vậy, bởi vì nước Mỹ được phồn vinh như ngày nay là nhờ sự đóng góp của tất cả mọi sắc dân trên đất nước này. Họ đã chọn đây là quê hương, đem hết khả năng ra phục vụ và hãnh diện bảo vệ khi đất nước cần. Cho nên Tổng thống hay các vị dân biểu được người dân tín nhiệm là phải đáp ứng những quyền lợi thiết thực nhất cho người dân nhất là sinh mạng của họ.
Mùa tranh cử năm nay đã gần kề, dịch bệnh vẫn còn đe dọa sinh mạng người dân, sự tranh chấp và đấu đá đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra kịch liệt. Trung Cộng đang thích thú khi thấy một nước Mỹ oằn mình vì dịch bệnh . Họ sẽ hả hê thắng lợi khi nước Mỹ thiếu đoàn kết và suy thoái kinh tế. Hiểm họa đang cận kề nhưng vì cái ghế Tổng Thống sẽ được chọn bầu trong tháng 11 tới đây, nên hai phe bất chấp miễn hạ được đối phương. Đó cũng là thước đo để người dân Mỹ chọn người xứng đáng để ngồi vào ghế Tổng Thống nhiệm kỳ năm nay. Mong là cuộc bầu cử diễn ra trong sạch và không có tì vết gian lận.
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau. Như vậy nước Mỹ sẽ vượt qua tất cả để đem lại tự do, công bình và nhân ái cho mọi người dân.
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.

Nguyễn thị Thêm

 

Thời Kỳ Mắc Dịch - Nguyễn Thị Thêm

Nói gì thì nói, không ai có thể chối cãi, năm 2020 là năm cả thế giới bị nhiều tai ương, tôi gọi đó là thời kỳ mắc dịch.

Hồi nhỏ, mấy ông anh trong xóm tôi phá lắm. Ngày rằm, mồng một mấy bà má đem chuối, trái cây ra cúng bàn thiên giữa trời. Sau màn khấn vái, họ vào nhà chờ tàn nhang rồi mới đem vô. Mấy ảnh lén bưng nguyên dĩa trái cây chạy mất. Chừng ra không thấy, mấy bà ra chửi vang trời:
-Mồ tổ cha mấy đứa con nít mắc dịch, mắc gió. Bây ăn gì má ác nhơn thất đức vậy. Tụi bây là đồ......
Rồi như sợ tội khẩu nghiệp hay sợ lở linh ứng nên mấy má ngưng chửi làm thinh đi vô nhà. Mấy má biết ngay là do bọn trẻ trong xóm phá chớ có ai vô dây ăn cắp bất nhơn như vậy. Trong đó đôi khi con má làm hậu thuẫn canh me cho bạn vào lấy trộm. Đồ ăn trộm, chọc chửi nó vui vô cùng và ăn ngon lắm. Lấm lét vừa ăn vừa cười. Đôi khi chua lè, chát ngắt mà vẫn hứng thú. Đó là sự nghịch ngợm tuổi mới lớn của những đứa trẻ nhà quê.
Người miền Nam hay dùng: "Mắc dịch, mắc gió, mắc toi, quỷ phá nhà chay" để chửi bọn trẻ con. Trong cái chửi còn xen lẫn tình thương, tha thứ và mắng yêu. Cho nên chửi như vậy chả ăn thua gì đối với bọn trẻ con. Đôi khi chúng lại thích nghe nữa là đằng khác. Bởi vì ngày rằm, mồng một ăn chay ai lại chửi độc bao giờ. Thí dụ một thiếu nữ xinh đẹp bị (hay được) một chàng trai phải lòng, làm cái đuôi theo sau tán tỉnh. Khi đề cập đến "người ấy" cô đỏ mặt thẹn thùng: " Cái anh chàng mắc dịch đó...., hay Cái anh phải gió đó..." Phải chăng trong câu mắng ẩn dấu một tình yêu vừa chớm.
Thế nào là "mắc dịch?" Nếu dùng để ám chỉ một người, thì người đó khó thương, hay làm chuyện tào lao nhìn không vừa mắt. Không có ẩn ý trù rủa chết chóc hại người, Bởi bản chất người miền Nam hiền lành nhưng bộc trực, giận, ghét rõ ràng nói ra ngay. Nói xong rồi thôi, không để bụng giận dai hay thù hiềm.
Nhưng "mắc dịch " đúng nghĩa rất dễ sợ. Làng quê tôi một lần có một con nai con chạy lạc từ rừng vào trong làng. Nó sợ hãi, ngơ ngác chạy khắp xóm rồi vào đứng trước cửa nhà thương. Đứng đó một hồi, bọc theo bìa của hàng rào nó chạy biến vào rừng lại. Dân ở đó họ không rượt theo đập chết vì sợ điềm xấu. Họ nói với nhau :' Mang lạc, nát làng". Nó chạy vào nhà thương không biết là điềm gì đây?
Quả nhiên, sự dị đoan của họ đã thành sự thật. Sau đó làng tôi bị mắc "bệnh dịch tả". Người bệnh được khiêng hoặc võng lên nhà thương rất nhiều, không còn giường để nằm. Chủ Tây cho xe sở chở lên bệnh viện Grall điều trị những ca nguy cấp. Dù vậy cả làng bị rất nhiều người chết nhất là trẻ con. Đó là bệnh dịch đầu tiên tôi chứng kiến. Lúc đó má tôi nấu nước gừng, sả hoặc nước gạo rang cho cả nhà uống, Tuyệt đối không uống nước lạnh, ăn đồ sống. Chúng tôi bị nhốt trong nhà, không được ra ngoài chơi và nhất là không ai được qua nhà thương dù chỉ cách một con đường.
.........
Nước Mỹ là một nước tự do. Nền kinh tế phát triển là nhờ sự tiêu dùng của dân chúng. Thời đại toàn cầu, những chuyến bay nối liền thế giới. Những hàng hóa trao đổi, luân lưu đi khắp nơi. Dịch vụ du lịch phát triển để mọi người dân trên thế giới mở rộng tầm mắt.
Thế mà đùng một cái, mọi chuyến bay bị đình lại, xe cộ giảm lưu thông tối đa, nhà máy không làm việc bầu khí quyển trở nên trong lành. Đường phố vắng tanh, Trường học không còn bóng dáng học trò.Tất cả những sinh hoạt hàng ngày phải dừng lại chỉ trừ bệnh viện. Dịch viêm phổi Vũ Hán hay còn gọi là Coronavirus hủy hoại toàn cầu. Chưa có khi nào thế giới hè nhau thiếu khẩu trang, thiếu máy thở, thiếu y trang cho Bác Sĩ, thiếu nhà thương và thiếu cả lò thiêu. Người bị bệnh, người bị chết tăng hàng ngày, hàng giờ. Thời kỳ mắc dịch khủng khiếp nhất trong đời mà tôi được biết.
Chưa có khi nào người dân được nhà nước cho ở nhà, khuyến khích đừng ra đường mà còn gửi tiền tới tận tay để ăn và... để ngủ. Chưa có khi nào xí nghiệp, công ty, tiệm ăn đóng cửa mà nhà nước cho tiền hàng tuần đến những người bị thất nghiệp. Người lao động chân tay bị mất việc làm mà ...vui. Vì số tiền lãnh về từ chính phủ quá hào phóng, cuộc sống nhàn nhã, gia đình đoàn tụ, no ấm. Không sợ gì hết, chỉ sợ con Virus thình lình ghé thăm.
Chưa có khi nào cả nước trốn trong nhà, chỉ có các Bác Sĩ ,Y tá trở thành lính chiến chết sống với kẻ thù. Kẻ thù không mang súng, không mang bom, kẻ thù bàng bạc khắp nơi, chỉ cần vơ tay là dính, không mang N95 mask là tiêu đời. Những anh hùng chống dịch này có nhiều đã người tử nạn nơi sa trường là bệnh viện. Người lính hy sinh được phủ quốc kỳ và được thăng chức, được tuẫn táng theo nghi thức nhà binh. Người chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, chết một cách lặng lẽ âm thầm. Tang ma không được quá 10 người. Không có được một vinh thăng, gia đình ngậm ngùi đưa ra phần mộ.
Và cũng từ những hy sinh âm thầm như thế, chưa có khi nào người dân kính trọng và tri ân Bác Sĩ y tá như bây giờ. Họ biết ơn và họ muốn tỏ chút lòng. Những tiệm ăn mang thức ăn đến tận bệnh viện. Ngoài ra những cửa tiệm Mỹ còn tặng phần ăn miễn phí cho nhân viên bệnh viện vào bất cứ lúc nào sau giờ làm, chỉ cần đưa thẻ làm việc trong bệnh viện. Những tiệm nail, những chùa, nhà thờ, những người dân thiện nguyện may khẩu trang, làm face shield gửi đến ủng hộ. Có những hành động rất đẹp và xúc động, như sau một ngày làm việc mệt nhọc, và đầy nguy hiểm, họ được tiễn về nhà bằng một tràng pháo tay của dàn chào dã chiến. Những lời cám ơn và chúc an lành chân thành.
Có những điều thật xúc động và mủi lòng trong trận dịch. Có một đôi tình nhân cùng là Bác sĩ trong bệnh viện. Họ đã chuẩn bị ngày cưới mà không thể thực hiện. Sau khi biết tin, đúng ngày cưới dự trù, nhân viên trong bệnh viện đã tổ chức bất ngờ cho họ bằng một đám cưới dã chiến. Cô dâu mặc một áo cưới bằng giấy trắng, chú rể ôm hoa tặng cô dâu cũng bằng giấy. Các cô dâu phụ, rể phụ mặc đồ trắng bảo hộ trong bệnh viện. Mọi người chúc mừng trong niềm vui lẫn xúc động nghẹn ngào. Những người bác sĩ ,y tá, họ phải cách ly với con cái, cha mẹ vì chính họ không biết mình đã có nhiểm Coronavirus hay chưa? Nhìn con ngủ ngây thơ mà không dám hôn, nhìn cha mẹ già lụm cụm, nhưng không dám tới gần không dám nắm tay, hay lại gần nói chuyện. Những lúc khẩn cấp, họ phải mướn khách sạn ngủ lại và không về nhà để khỏi ảnh hưởng gia đình. Họ chấp nhận sự thiệt thòi vì thiên chức nghề nghiệp.
Có một tấm hình tôi được xem trong thời gian giữa mùa dịch. Người Bác sĩ về nhà thăm con. Ông đứng ngoài hàng rào nhìn vào nhà. Hai đứa con ngồi ở thềm nhìn bố. Những cặp mắt nhìn nhau nói biết bao lời. Ông trở về bệnh viện làm việc, bị lây nhiễm Virus từ bệnh nhân và ông lìa đời. Lần thăm con đó là lần cuối cùng cha con được gặp nhau. Bức hình đã lấy của tôi nước mắt vì xúc động và cảm phục.
Thời gian mọi người đều phải ở nhà vì lệnh phong tỏa, giàu nghèo hay địa vị khác nhau đều được bình đẳng trước cái chết. Dường như có một sợi dây liên kết nào đó vô hình để người dân Mỹ gần nhau, hiểu nhau và chia sẻ cho nhau. Mặc dù ra đường phải bịt mặt, phải giữ cự ly cách xa nhau 2 mét. Nhưng đó chỉ là khoảng cách địa lý, từ trong sâu thẳm của sự chết chóc họ lại cảm thấy cùng chung số phận con người. Họ biết ra rằng cái chết rất vô thường, nhanh, bất ngờ và đáng sợ. Thật ra người Mỹ rất phóng khoáng, dường như họ ít sợ chết, họ lạc quan trong cuộc sống và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi điều kiện cho phép. Đó là cái đẹp trong tư cách và quan niệm sống của họ. Khi làm việc họ không ngại tranh đấu và kiếm tiền thật nhiều. Nhưng đối với họ, đồng tiền là phương tiện chứ không phải nô lệ cho nó. Khi cần họ sẽ xài hoặc cho ra không hối tiếc.
Thời kỳ mắc dịch này cũng có nhiều cái vui vui. Cha Mẹ Anniversary ngày cưới, đáng lý phải tổ chức tiệc tùng gia đình về chung vui. Thế nhưng lệnh cách ly, không được tụ họp đông người. Đứa con làm tấm bảng gắn trước nhà và để quà mừng trước cửa. Bấm chuông, cha mẹ mở cửa ra, con cháu đứng từ xa chúc mừng. Nhìn tấm bảng, những xe chạy ngang bóp còi reo to chúc mừng. Vô tình biến thành một phong trào chúc nhau thật đẹp.
Có đứa cháu sinh nhật, thế là các bạn của cha mẹ cháu tổ chức chạy xe ngang qua nhà bóp còi, cầm bong bóng, reo vang chúc mừng, đi lại vài vòng trông giống như diễn hành. Nhận được quà và kiểu mừng sinh nhật như vậy, cháu vui quá thấy mình thật là quan trọng, được mọi người yêu thương. Cháu sẽ không quên ngày sinh nhật năm 2020 đặc biệt.
Người Mỹ là vậy, không nói nhiều, không phô trương, họ diễn đạt tình cảm chân thật bằng hành động rất văn minh và có ý nghĩa.
Ngày Mother's Day, người bạn tôi được con cái báo tin về mừng Mẹ. Thế là con trai, con dâu lẫn cháu nội đến nhà. Bà đứng xa nhìn con nhìn cháu. Thức ăn để ở chiếc bàn đặt giữa sân, Dãy bên này gia đình con ngồi, dãy bên kia là cha mẹ. Ăn to, nói lớn để chúc nhau vì phải đứng cách xa. Ăn xong con cái chào ra về, cha mẹ già nhìn theo, mấy tháng không ôm được con, không hôn được cháu. Thà nói chuyện trên Facetime còn đỡ tủi, đứng trước mặt mà như thật xa chỉ thêm buồn.
Ngày Lễ Mẹ, đa phần chúng tôi nhận quà đặt mua online, thức ăn từ nhà hàng và lời chúc mừng trên Facetime. Đúng là tình gia đình thời mắc dịch.
Năm nay cháu tôi tốt nghiệp high school. Theo chương trình, mỗi cháu chỉ có 3 phút tham dự. Từng chiếc xe gia đình học sinh trong danh sách tốt nghiệp chạy theo hướng chỉ định để đến trước hội trường. Tới nơi, chỉ học sinh đó ra khỏi xe với áo mũ ra trường , bước lên khán đài nhận giấy tốt nghiệp và chụp hình. Cả gia đình ngồi trên xe và chạy theo lối đi ra để rước con em mình cũng vừa xong lễ. Ba phút, đúng rồi chỉ ba phút phù du cho một học sinh sau 13 năm học tập. Tuy vậy cũng rất mừng là trường đã tổ chức cho học sinh có ba phút kỷ niệm thay vì chỉ dự lễ trên online.
Hôm nay cháu tôi nhận được tấm bảng mừng tốt nghiệp 2020 do trường mang tới tận nhà. Đó cũng là một khuyến khích và an ủi lớn cho học sinh năm cuối. Ai nói giáo dục Mỹ không tốt, Hãy nhìn những quan tâm nho nhỏ của thầy cô và cộng đồng người Mỹ. Hãy xem trên TV có những chương trình rất có ý nghĩa của nhiều tầng lớp trong xã hội chúc mừng các cháu , gửi gắm những tình cảm đẹp đến các cháu sắp tốt nghiệp trong năm 2020, tri ân những Bác Sĩ, Y tá trên tuyến đầu chống dịch. Những thước phim xoa dịu lòng người, tạo sự ấm áp và lan tỏa yêu thương.
Cái chết trong thời kỳ mắc dịch này làm đau lòng người ở lại. Khi được đưa vào bệnh viện vì bị nhiễm Coronavirus thì cầm bằng phải bỏ lại sau lưng người thân và gia đình. Nhiễm bệnh từ từ nhưng phát bệnh rất nhanh và khủng khiếp. Người bệnh bị cách ly ở phòng chăm sóc đặc biệt, không một thân nhân được vào thăm viếng. May mắn vượt trận để về nhà, không may phải giã từ cuộc sống thì cũng âm thầm chống chọi với tử thần không gặp mặt người thân để dặn dò trăn trối. Tang ma cũng lặng lẽ buồn thiu, hiu hắt một đời người.
Tuần này đám tang bạn tôi được cử hành, gia đình chỉ được tham dự 8 người tính luôn thầy làm lễ. Bạn bè dự trù đi dự và chỉ ngồi trong xe để đưa tiễn nhưng cũng không được cho phép. Cho nên các cháu đã tạo điều kiện cho chúng tôi được tham dự online bằng hệ thống Zoom. Chúng tôi được ngồi nhà nhìn vào iphone hoặc computer để theo dõi xuyên suốt chương trình. Chúng tôi được nhìn mặt bạn mình lần cuối; được nghe những lời thật chân thành của các cháu trong ngày tang lễ; được nhìn mặt và nghe một số bạn đại diện phát biểu chia buồn. Trên màn hình nhìn thấy bạn mình được các con lo lắng chu đáo và trang nghiêm chúng tôi cũng mừng, yên lòng và cùng nhau niệm Phật đưa tiễn. Cám ơn các cháu, cám ơn thời đại tiên tiến đã làm khoảng cách thật xa đã biến thành gần.
Hôm nay một số tiểu bang mở cửa đợt một, một số bước sang giai đoạn 2 hay 3. Lần đầu tiên sau mấy tháng được ra ngoài, tôi nhìn thành phố vẫn còn đóng cửa ngủ trưa, xe chạy không nhiều, người qua lại thưa thớt, bước đi giữ khoảng cách, mặt đeo khẩu trang . Có cái gì dâng lên trong tôi thật xúc động và buồn.
Dường như ai cũng cúi mặt để đi, không thấy nụ cười, không thấy niềm vui và hy vọng. Bởi vì chính bản thân họ lo sợ hay vì nước Mỹ đang có vấn đề lớn ảnh hưởng bởi dịch Coronavirus.
Chúng ta đều nhận thấy những nước Cộng Sản đều không khai đúng những con số. Con số người bị bệnh, con số người chết và nhiều vấn đề khác. Người CS thường che dấu tất cả những vấn đề xảy ra trong nước vì sợ ảnh hưởng tới chính trị và đảng phái. Báo chí, truyền thông chỉ được nói và phổ biến tin tức theo lệnh Đảng và nhà nước. Cho nên mọi quốc gia trên thế giới đều đồng quan điểm là Trung Cộng không nói đúng sự thật về con số chết và lây nhiễm. Con số chính xác rất nhiều lần lớn hơn.
Còn nước Mỹ thì sao? Thật đau xót khi số liệu chính thức cho biết người bị nhiễm bệnh và chết con số dường như đứng đầu thế giới, rồi bây giờ lại có nguồn tin ngược lại, con số đó không chính xác sự thật, con số thực tế nhỏ hơn nhiều. Vậy là thế nào? Tại sao? Để làm gì? Có đúng là như vậy hay không? Và phóng đại với mục đích gì?. Càng ngày tôi càng bị hoang mang vì quá nhiều nguồn tin trái chiều.
Báo chí, truyền thông, những tay viết nghiệp dư mặc sức xào nấu, thêm bớt. Những Youtube với những tựa đề giật gân lôi kéo người vào subscribed để kiếm tiền, tất cả đã tạo nên một mê hồn trận không có lối ra. Tổng thống đề nghị nên mở cửa từng phần để khôi phục dần nền kinh tế đất nước, thống đốc nói không được vì tình hình dịch bệnh chưa thật sự khả quan, một số nơi dân chúng biểu tình đòi tôn trọng quyền tự do sinh hoạt. Ai đúng, ai sai? Trong thời điểm bệnh dịch chưa tìm ra thuốc đặc trị, trong lúc nền kinh tế đang tuột dốc thê thảm, số người thất nghiệp đang lên mấy triệu người thì thực lòng chỉ có phép mầu mới giải quyết rốt ráo, êm xuôi được liền. Không ai có thể nói lập trường chính trị hay kế hoạch mình sẽ đạt kết quả 100% . Điều quan trọng là đi từng bước để giải quyết những gì cấp thiết nhất. Trung Quốc đem dịch bệnh vào Hoa Kỳ, đồng thời kéo theo một hệ lụy nan giải cho chính quyền các cấp.
Trong thời điểm này, chính quyền và quốc hội lại không đồng lòng hợp tác vì dân, vì nước Mỹ. Hai đảng phái đối lập nhau, tranh chấp nhau, làm khó nhau ngay trong lúc giặc bệnh đang dày xéo đất nước, người dân bị chết hàng loạt quả thật đau lòng. Đồng ý có đảng phái đối lập mới tạo nên một thể chế tự do dân chủ thật sự. Nhưng cũng không phải vì vậy mà đặt quyền lợi của đảng phái lên trên quyền lợi dân tộc. Đừng đem chính trị đặt cược vào mạng sống của người dân.
Có phải là vì nước Mỹ là quốc gia đa chủng tộc nên thiếu sự thống nhất hay không? Tôi không tin như vậy và cũng không phải như vậy, bởi vì nước Mỹ được phồn vinh như ngày nay là nhờ sự đóng góp của tất cả mọi sắc dân trên đất nước này. Họ đã chọn đây là quê hương, đem hết khả năng ra phục vụ và hãnh diện bảo vệ khi đất nước cần. Cho nên Tổng thống hay các vị dân biểu được người dân tín nhiệm là phải đáp ứng những quyền lợi thiết thực nhất cho người dân nhất là sinh mạng của họ.
Mùa tranh cử năm nay đã gần kề, dịch bệnh vẫn còn đe dọa sinh mạng người dân, sự tranh chấp và đấu đá đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra kịch liệt. Trung Cộng đang thích thú khi thấy một nước Mỹ oằn mình vì dịch bệnh . Họ sẽ hả hê thắng lợi khi nước Mỹ thiếu đoàn kết và suy thoái kinh tế. Hiểm họa đang cận kề nhưng vì cái ghế Tổng Thống sẽ được chọn bầu trong tháng 11 tới đây, nên hai phe bất chấp miễn hạ được đối phương. Đó cũng là thước đo để người dân Mỹ chọn người xứng đáng để ngồi vào ghế Tổng Thống nhiệm kỳ năm nay. Mong là cuộc bầu cử diễn ra trong sạch và không có tì vết gian lận.
Khi không thể bắt tay nhau vì sợ lây nhiễm, hãy cúi đầu trước nhau hay những ngón tay khép lại xá nhau trước khi bước vào cuộc họp. Sự khiêm cung cũng giảm đi những căng thẳng và ý nghĩ đen tối hại nhau. Như vậy nước Mỹ sẽ vượt qua tất cả để đem lại tự do, công bình và nhân ái cho mọi người dân.
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.

Nguyễn thị Thêm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Chín 2011(Xem: 20187)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 21241)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 20207)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 20103)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 20788)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 19939)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 20011)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 20424)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 20036)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 21511)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 20998)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 21766)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 20768)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 21737)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 20940)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 20271)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 20905)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 19929)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 19070)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 20187)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 19467)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 20376)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 21531)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 20282)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19723)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 19684)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 20415)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 19642)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 19905)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 20981)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20950)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21601)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 20501)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 20924)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 20686)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 19434)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20682)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20388)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 18887)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19253)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 18639)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19544)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 21227)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…
29 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20424)
Sau một đêm khó ngủ, tôi nghĩ đến lời hứa con cuả tử sĩ Huỳnh Tự Trọng,sẽ kể về câu chuyện có thật này. Một bí ẩn cuả Tâm Linh, đối với tôi thật vô cùng khó giải thích. Trân trọng mời quý vị cùng xem. Và gọi là chút tình với hương linh người tử sĩ.
08 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 18928)
Khi gió muà Đông Bắc phả hơi giá lạnh lùng vào mảnh vườn hiu hắt, đầu tháng Mười Hai của mỗi năm, là tôi lại chạnh nhớ đến những mùa Giáng Sinh ngày thơ ấu. Lạ một điều là trong đáy lòng tôi bỗng ấm lại,
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 20478)
Một câu chuyện gần gũi với đời sống hiện tại, dù biết phải “ an cư mới lạc nghiệp”, nhưng vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” mới khỏi cảnh dở khóc dở cười khi mua một cái nhà vượt quá tầm tay.
11 Tháng Mười 2010(Xem: 19191)
Chị rất đau khổ, lặng lẽ trở về nhà. Chị nhất định không kể câu chuyện cho mẹ chồng biết, cũng như bất cứ ai.
06 Tháng Mười 2010(Xem: 18396)
Tôi không có đập đìa gì hết. Tôi chỉ là một người trở về từ trại tù cải tạo với tài sản duy nhất và quý giá nhất là một cô vợ chung thủy và ba đứa con ngoan. Tôi gốc gác Biên Hòa, ngày xưa làm việc ở chi khu Long Toàn này, bị một cô nữ sinh tên là Bé Năm, nhà ở gần đó, trói cổ nên đã nhận nơi nầy làm quê hương!
04 Tháng Mười 2010(Xem: 18909)
Cái nhớ của tôi lập lại nhiều lần vào những thời điểm khác nhau. Nhớ Biên Hòa là điều có thật, hay nói cách khác là không giả dối chút nào.Không biết đêm nay tôi còn thao thức và trăn trở với nỗi nhớ Biên Hòa hay không?