6:29 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

NGƯỜI ĐI TRÊN MÂY KỲ 46-50 Nguyễn Xuân Hoàng

21 Tháng Tám 201410:38 CH(Xem: 10660)

Kỳ 46

Tôi nhớ Quỳnh. Tôi hình dung cô đang ngồi trong sở giữa những giấy tờ và lịch chuyến bay của hãng. Phía sau lưng Quỳnh, chiếm trọn tấm vách là tấm bản đồ lớn với chi chít những đường bay của hãng CAL đến các thủ đô trên thế giới.

Bàn đối diện Quỳnh là Châu Khả Tú. Cô bé người Hoa này là một đồng nghiệp rất gần gũi Quỳnh. Cô hiểu mối liên hệ giữa Quỳnh và tôi. Và chúng tôi cũng biết đôi điều về cô Tú. Cô xinh đẹp, nói tiếng Anh giỏi, tế nhị và khả ái. Tôi thường gọi cô là Miêu Khả Tú, tên một diễn viên điện ảnh Tàu đang ăn khách. Cô yêu Trí, một thanh niên Việt Nam, nhưng ba cô, một thương gia có máu mặt ở Chợ Lớn, cực lực phản đối. Ông kéo cả gia đình đứng về phía ông. Anh chị của Tú và các đứa em cô đều phản đối mối tình Hoa-Việt kia. Trí nhà nghèo, tính bộc trực, học giỏi. Anh không chịu được phong cách chủng tộc của ông cụ nhà Tú, nên không bao giờ anh đến thăm gia đình người yêu. Cả hai chỉ gặp nhau ở các quán nước và đôi khi đi ăn cơm với chúng tôi.

Chính sáng hôm qua khi nghe tôi nói chuyện đổi chỗ ở, Tú tỏ vẻ không đồng ý. Cô nói với Quỳnh, chị coi chừng anh ấy sẽ vào bẫy bà Uyên. Quỳnh đã cười nói, “Em biết anh Thăng đa cảm, nhưng em tin, rất tin anh ấy!” Khi Quỳnh hỏi tôi cần gì để cô lo, tôi đã trả lời, “Cần em! Rất cần em!” thì Quỳnh ngó chăm xuống tấm bản đồ đường bay trên mặt bàn. Mãi một lúc sau cô ngửa mặt lên “Nhưng anh đâu để em lo cho anh!” Quỳnh cười, chiếc răng khểnh làm tôi bối rối. Tôi nhớ Quỳnh. Tôi nhớ mái tóc cơ thơm mùi cỏ của dầu gội đầu, nhớ mùi da thịt lôi cuốn, nhớ mắt long lanh tình ái khi hai chúng tôi gần nhau, nhớ giọng bướng bỉnh, nhớ tiếng kêu ư ư trong cổ họng...

Tôi nằm yên trên giường trong căn phòng sáng sủa tiện nghi. Tôi nhìn bức tranh của Quỳnh trên vách. Tôi ngó ra cửa sổ, cành mận len qua chấn song. Có phải tôi là người tù sung sướng trong một chiếc pháo đài mà không viên đạn nào có thể xuyên qua? Hay tôi là người tự do đi tìm quyền lực? Liệu có phải vì Uyên mà tôi đến đây? Hay chỉ là cái cớ để tìm lại dấu vết của cha tôi.

Ngày đầu tiên của một người đi trên mây trong căn nhà quyền thế sao mà thừa mứa thời gian và trống rỗng đầu óc đến thế!

10

Suốt một tuần lễ, tôi tự nhốt mình trong ngôi biệt thự ông Phan, không gặp ai cũng chẳng liên lạc với ai, ngoài một lần gọi dây nói cho Quỳnh.

Tôi nằm khềnh trên giường đọc sách, xem Tivi, nghe nhạc. Báo mới thì Uyên mang cho tôi mỗi ngày, không thiếu một tờ nào. Những biến động chính trị và quân sự trong nước vẫn chiếm hàng đầu trên các trang nhất. Chuyến đi của ông Phan có vẻ như bị chìm trong những tin thời sự nóng bỏng khác. Thế nhưng, sáng hôm nay, tờ Chính Luận chạy ở trang nhất một bài phân tích về chuyến đi Hoa Kỳ của ông Phan. Dưới tựa đề “Rạn Nứt Trong Hội Đồng Nội Các”, tay bỉnh bút của Chính Luận cho rằng sự sắp xếp để ông Phan ra đi như là cách tống khứ một nhân vật mà các phe đang gầm ghè nhau để giành quyền chiếm chiếc ghế cao nhất trong chính phủ.

Tôi vốn không mấy chú tâm đến những bài lập trường thời sự, nhưng lần này sự hiện diện của ông Phan những dòng chữ đó khiến tôi không thể không suy nghĩ. Bài viết cũng cho biết những tay “lobbyist” của Việt Nam đã không tranh thủ được các nghị sĩ và dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ. Tôi không nắm bắt được ý nghĩa của những tiếng lóng thời sự chính trị. Hậu trường của những bang giao quốc tế đối với tôi lại càng mù mịt hơn. Tôi chỉ là kẻ đứng bên lề thời cuộc, luôn bị dị ứng với những tin tức loại này. Tôi lớn lên trong chiến tranh, lạc gia đình lúc năm tuổi. Khi quả lựu đạn nội hóa nổ trước sân nhà, mẹ đi chợ xa chưa về, còn cha tôi thì vẫn còn biệt tích mù khơi theo chuyến phiêu lưu của đời ông. Một người đàn bà thấy tôi hoảng hốt đã lôi tôi đi để che chở. Tôi mất liên lạc với mẹ tôi từ ấy. Những gia đình lạ hoắc chia nhau nuôi tôi. Tôi sống từ nhà này sang nhà nọ, từ làng quê này sang làng quê khác. Tôi có nhiều cha nhiều mẹ nhiều anh em.

Kỳ 47

Nhưng cha mẹ thật của tôi thì hoàn toàn không ở cùng tôi. Những người lính Nam Tiến của bộ đội Nam Long nuôi tôi trong rừng. Tôi được các cô các chú sinh viên Hà Nội dạy những bài hát Phạm Duy, Văn Cao, Phan Huỳnh Điểu... Tôi được nghe ngâm thơ Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm, Yên Thao, Hữu Loan...

Rồi sau một trận đụng độ giữa Pháp và Việt Minh, tôi bị một tiểu đoàn Lê Dương bắt. Một người Lê Dương già, chuyên viên vũ khí trong tiểu đoàn Commando, nhận tôi làm con nuôi. Tuy cấp bậc thượng sĩ, nhưng với huy chương Sông Rhin, ông được cả tiểu đoàn kính nể và vẫn gọi là “papa Chopin,” có lẽ vì ông là người ưa thích nhạc Chopin, mặc dù tên thật của ông là Max Kaltenmark, gốc Áo. Vào Lê Dương ông là người không gia đình, không tổ quốc. Ông lo cho tôi như một người cha ruột lo cho con. Cái hình ảnh một đứa bé Á Châu chân tay đầy những nốt đỏ ghẻ chốc ngồi trên vai một người Âu Châu cao lớn râu tóc rậm rạp trắng xóa đi giữa đường phố Catinat của Sài Gòn không bao giờ phai mờ trong trí tôi.

Tôi gọi ông là papa, và vì người ta quí ông, tôi cũng được hưởng lây sự chăm sóc ấy của cả tiểu đoàn. Gần năm năm sau ngày lạc gia đình, mẹ tôi mới tìm ra được tung tích con. Bà được một người làm thông ngôn dẫn đến tận tiểu đoàn, trình giấy khai sinh và xin đón tôi. Ngày chia tay, papa ôm tôi thật chặt, nước mắt trên gò má bệu đầy những nốt tàn nhang màu nâu của ông.

Tôi nhớ lại lúc đó tôi đã khóc, khóc dữ lắm. Trước hết là mừng gặp mẹ và kế đó là buồn vì phải xa người cha nuôi. Sau đó bặt đi một thời gian lâu lắm, tôi không được tin tức gì về papa. Mãi đến năm 1955, tôi mới nhận được thư của một người gửi từ Pháp, báo tin papa tôi, ông Max Kaltenmark đã qua đời trong trận Điện Biên Phủ. Người viết ký tên là Thiếu tá Henri Duval. Ông nói rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đã cướp đi của ông một người bạn tốt mà suốt đời ông không thể nào quên.

Ông Kaltenmark là người đã cứu ông thoát chết trong một trận cận chiến dưới hào. Và cái giá của sự sống ông Duval được trả bằng cái chết của papa Chopin. Ông hỏi tôi cần thứ gì trong khả năng ông, ông sẽ thỏa mãn tôi đúng thứ đó. Bây giờ ông là người thay papa tôi và ông có trách nhiệm với tôi như lời hứa của ông với người quá cố. Tôi giữ tấm thẻ bài của papa Chopin nhưng tôi không trả lời ông Duval. Cuộc chiến đó đã đi vào quá khứ lịch sử của hai dân tộc. Đất nước chúng tôi đang làm một cuộc chiến khác, tàn bạo hơn, đẫm máu hơn, bi đát hơn. Hiện tại bao giờ cũng hơn dĩ vãng và kém thua tương lai kể cả cái tốt lẫn cái xấu. Chính trong những năm tháng sống với papa Chopin tôi đã theo chân tiểu đoàn Biệt Động di chuyển khắp nơi. Chiến tranh thật là ghê tởm. Nó làm khổ người sống đã đành, người chết cũng không được nó để yên thân. Tôi nghĩ sự rơi rụng của một chiếc lá đôi khi còn có thể hiểu được hơn là cái chết của một người dân vô tội.

Tôi là kẻ đứng bên lề thời cuộc, điều đó đâu có nghĩa tôi là người đứng bên ngoài vận mệnh của đất nước tôi. Các anh tôi, người Không quân, người Biệt động quân. Các em gái tôi đứa làm cô giáo, đứa nữ quân nhân. Nhưng gia đình tôi, tất cả mười hai anh em, đôi người chết bên kia, vài kẻ chết bên này. Tôi là người lính biệt phái chưa ra trận mạc nhưng tai đã nghe tiếng đại bác, mũi đã ngửi mùi thuốc súng, mắt đã thấy máu chảy, đã chứng kiến cái chết... khi mới vừa lên sáu. Làm sao tôi có thể đặt mình ở một cõi riêng mà không thấy được những hệ lụy ấy ngay trong chính gia đình mình.

Tôi ghê tởm chiến tranh. Tôi sợ hãi chính trị. Tôi chỉ là con đà điểu chôn đầu dưới cát trốn sự thực, nhưng sự thực không bao giờ tha tôi. Nhà ông Phan cũng đâu phải pháo đài. Nếu người ta muốn hại tôi, tôi có cánh cũng không bay thoát, hơn nữa nếu người ấy lại là ông Lý. Vậy thì muốn thoát ra ngay lúc này cũng đâu phải chuyện chơi!

Kỳ 48

Liệu sự náu mình của tôi ở đây có phải là Uyên? Cô đã chăm sóc tôi hơn là lòng tôi mong ước, nhưng cô cũng đã nghiêm chỉnh với tôi hơn là trí tôi tưởng tượng. Đôi lúc Uyên cư xử như một cô em gái nhỏng nhẻo. Nhiều khi đóng vai bà chị khắc nghiệt. Rất ít tỏ ra là một người tình. 

Ở Uyên, đùa cợt là thông thường, lý trí là căn bản. Tình cảm luôn luôn là cân nhắc. Cô muốn gì ở tôi? Rõ ràng là không! 

Chúng tôi là anh em. Cô có vẻ trêu tức Quỳnh mà không chút ác ý. Hình như cô muốn tôi nói yêu cô để cô có dịp trả lời thẳng vào mặt tôi là cô không hề có chút mảy may yêu tôi. Cô chân thật hay gian trá? Cô yêu tôi hay ghét tôi? Cũng như ông Phan, Uyên có khả năng gài bẫy, và nếu ai muốn sụp thì xin cứ mời, nhưng ngóc đầu dậy sau khi ngã vào bẫy cô, điều đó có vẻ hơi ảo tưởng. Tôi nhìn tôi như thế và tôi phân tích Uyên như tôi thấy rõ cô trên màn ảnh của trí óc tôi.

Nhưng một tuần trầm mình trong sự u tịch của một căn phòng tiện nghi, sạch sẽ và thơm tho với tôi thế là đủ. Sự thừa mứa thời gian làm tôi bệ rạc. Tôi nhớ Quỳnh. Tôi ngồi dậy. Tôi nghe tiếng Uyên hát một ca khúc Pháp. Giọng cô cười giòn như pháo. Tôi nhấc ống điện thoại. Tôi nghe tiếng chân bà Phan đi trên hành lang. Tôi quay số sở Quỳnh. Tiếng thủy tinh vỡ vang từ phòng khách. Tôi nghe Uyên hét thất thanh. Tiếng chuông reo đầu dây bên kia. Tôi hỏi nhanh:

-Alô! China Airline?

-Alô! China Airline nghe đây?

-Chào cô! Tôi muốn nói chuyện với cô Quỳnh.

-Anh Thăng hả? Miêu Khả Tú đây! Anh chờ một tí nhá!

-...

-Alô! Em đây. Anh ở đâu vậy?

-Quỳnh! Tôi đang ở nhà bác Phan. Tôi muốn gặp em?

-Ngay bây giờ hả? Không được đâu. Em nhiều việc kinh khủng!

-Thế chiều nhé?

-Vâng, em chờ anh ở nhà đúng năm giờ!

Căn phòng Quỳnh nhỏ mà gọn, nằm ngay trên lầu hai thương xá Eden. Cửa sổ mở, ngó qua rạp Rex. Tôi tra chìa khóa bước vào. Quỳnh đang ở trong buồng tắm. Tôi ngả lưng trên mặt nệm, nhắm mắt duỗi dài tay chân. Tôi thấy thoải mái.

Bao giờ cũng vậy, khi bước vào phòng Quỳnh, tôi luôn có cảm tưởng như đang ở nhà mình. Chăn nệm cô thơm ngát sự tươi mát của một buổi rạng đông. Cửa sổ lớn mở rộng đón gió thổi từ sông Saigon. Tất cả những thứ ấy dễ làm tôi buồn ngủ.

Phòng Quỳnh có nhiều tạp chí thời trang. Những cuốn Elle và Marie-Claire màu sắc rực rỡ. Những thiếu nữ Pháp xinh đẹp trong những y phục loại-mốt-nhất. Tôi loáng thoáng nghe tiếng động của máy xay trái cây. Tôi thấy bóng Quỳnh di chuyển mờ ảo,... và tiếng loạt xoạt của của những trang báo bị lật, cái kẹp tóc, chiếc khăn tắm lớn của Quỳnh rơi trên nền nhà, mùi xà phòng thơm, khuôn mặt Quỳnh, đôi mắt to, chiếc răng khểnh, và cả tấm thân mềm mại quen thuộc cô ập xuống thần trí tôi... rồi hết thảy phút chốc tan loãng, kéo lướt đi như mây khói...

Tôi thấy ông Phan trở về trên một chiếc phi cơ đặc biệt. Khi máy bay sắp đáp xuống phi đạo thì hai chiếc phản lực cơ chiến đấu không biết từ một hướng nào phóng tới bắn xối xả vào máy bay ông Phan. Tôi thấy khói bốc lên sau đuôi. Máy bay ông Phan vụt lên trở lại. Đám hành khách đặc biệt hốt hoảng bên trong phi cơ. Máy bay mất thăng bằng. Phi công chánh đã bị đạn gục trước cần lái. Phi công phụ đang thay thế. Tôi thấy ông Phan vẫn ngồi yên trên ghế. Da mặt ông sạm lại. Hai con mắt ông nhỏ nhưng sáng một cách kỳ lạ. Máy bay ông Phan vẫn nằm giữa hai lằn đạn. Và “ầm!” một tiếng lớn, máy bay ông bốc cháy. Một đám khói đen trên bầu trời chúi xuống và nổ tung. Tôi la to lên:

-Bác Phan! Bác Phan!

Và tôi choàng tỉnh dậy. Mồ hôi vã ra như tắm.

-Anh, anh sao vậy?

Kỳ 49

Quỳnh ngồi trên giường, mắt lo lắng, hai tay lay vai tôi. Tôi thấy những sợi tóc ướt bám trên trán cô. Bộ ngực nặng nề phập phồng sau làn vải mỏng.

-Anh làm sao vậy?

Quỳnh lặp lại câu hỏi. Mặt cô cúi thấp gần mặt tôi. Tôi nghe hơi thở cô nóng bỏng, gấp gáp.

Quỳnh lau mồ hôi trên mặt, mũi, cổ và ngực tôi.

Tôi kể cho cô nghe giấc mơ.

-Tại sao anh lo lắng cho ông Phan quá vậy?

-Có gì đâu. Đó chỉ là một giấc mơ thôi mà!

-Sao anh không mơ thấy em?

-Lúc nào tôi chẳng mơ thấy em!

-Ông lẻo mép quá đi ông ạ!

Tôi choàng tay qua người Quỳnh kéo cô ấp lên người tôi.

-Hôn tôi đi!

Quỳnh cắn môi tôi. Nàng yêu tôi mạnh mẽ như chưa bao giờ yêu.

Căn phòng tối. Quỳnh nằm ngược chiều tôi. Tay cô dang rộng chạm vào gan bàn chân tôi. Chiếc quạt máy ngưng chạy từ hồi nào, nhưng gió thổi qua cửa sổ mát lạnh.

-Cho tôi điếu thuốc Quỳnh!

Tôi nói nhưng không tin là Quỳnh nghe.

Quỳnh nhổm dậy. Tiếng chân đi trên nền nhà, tiếng khua động ở ngăn kéo, tiếng diêm quẹt đánh lên, ánh lửa lóe sáng soi khuôn mặt Quỳnh.

-Thuốc đây anh! Quỳnh đặt điếu thuốc giữa hai môi tôi.

-Anh làm gì suốt một tuần không gặp em?

-Chẳng làm gì cả! Đọc sách, nghe nhạc.

-Còn cô Uyên?

-Nghe nhạc, đọc sách!

-Chỉ thế thôi?

-Chớ em muốn tôi làm gì khác?

-Anh có phải là một tù nhân hạnh phúc không?

-Không phải tù nhân, và cũng không hạnh phúc!

-Em nghĩ là em đang mất anh!

-Em cho là tôi sắp chết sao?

-Anh đừng nói bậy! Chính anh phải biết là anh không còn là anh như trước đây chứ?

-Tôi đã thay đổi nhiều vậy sao?

-Anh đã thay đổi! Quỳnh nói giọng quả quyết. Cô nhấc điếu thuốc khỏi môi tôi. Quỳnh hút. Đốm sáng soi mặt cô từng chập. Giọng Quỳnh cay đắng.

-Tôi nghĩ là chính em đang có điều bực dọc nên nhìn chuyện gì cũng thấy không giống như ý em muốn.

-Hôm qua em gặp anh Tuấn ở tòa án. Anh ấy nói Thăng sắp làm phò mã ông Phan thật rồi! Em hỏi sao anh biết, anh ấy nói chính cô Uyên tâm sự với một người bạn.

-Rồi sao nữa?

-Chờ ông Phan đi Mỹ về là làm lễ cưới.

-Chưa đính hôn mà! Tôi đùa.

-Đính hôn rồi! Quỳnh quả quyết, giọng chắc như bắp.

-Hồi nào vậy? Tôi tiếp tục đùa.

-Tuần rồi! Anh Tuấn nói lễ đính hôn diễn ra trong vòng thân mật. Quỳnh không đùa tí nào.

Tôi thấy hình như câu chuyện đã đi quá xa. Tôi hỏi gặng:

-Em tin thật sao?

-Còn gì nữa mà không tin! Quỳnh nói giữa hai hàm răng.

-Em muốn nghe tôi nói không?

-Chuyện đó chưa đủ sao mà anh còn nói nữa!

-Đó là bịa! Tôi khó chịu. Tôi ghét đính chính những điều tôi không hề dính dáng.

Quỳnh rúc đầu vào ngực tôi. Mái tóc ngắn của cô làm tôi nhột. Tôi kéo Quỳnh lên, môi tôi tìm môi cô. Da thịt Quỳnh quen thuộc trong tay tôi. Bụng cô nhỏ, lưng ong, thon, lũng thấp. Ngực căng rắn. Đùi dài tròn lẳn. Trên chiếc giường hẹp, chúng tôi đo nhau. Thân thể tôi trong thân thể Quỳnh.

-Đừng anh... Đừng mà anh!

Quỳnh phản ứng chiếu lệ, hai tay vẫn đẩy sâu tôi thêm vào người cô. Hơi thở Quỳnh nóng hổi, bứt rứt như thúc giục những ham muốn trong tôi trào ra. Những ngón tay của cô là những mũi kim châm cứu, nhọn buốt dưới da nhưng làm rung động châu thân tôi trong một niềm hoan lạc khó tả.

Mùi thơm của tóc Quỳnh, mùi nồng của da thịt cô làm tôi thêm rạo rực. Tiếng Quỳnh u ư trong cổ họng như con mèo con phơi nắng bên cửa sổ.

-Tôi mở đèn nhé!

-Đừng anh! Quỳnh giữ tay tôi lại.

Kỳ 50

Căn phòng tối, nhưng ngoài cửa sổ đêm xanh ánh trăng. Tôi thấy mắt Quỳnh long lanh một thứ ánh sáng kỳ lạ. Chúng tôi áp mặt vào nhau thở chung hơi thở tình ái. Tôi vò tóc Quỳnh trong tay tôi. Im lặng quá! Đêm như chôn chúng tôi trong chiếc quan tài hạnh phúc.

“Em sợ!”

Bỗng nhiên Quỳnh nói. Giọng cô nhỏ, mỏng như hơi thở.

“Sợ gì?”

Tôi nằm xuống, tay tôi trên ngực Quỳnh.

“Không. Em không sợ. Em muốn có con với anh...”

“Chi vậy?”

“Đừng hỏi em một câu ngu như thế!”

“Xin lỗi em!”

Tôi ôm riết Quỳnh, mũi tôi cọ lên mũi cô. Tôi làm tối lại thứ ánh sáng long lanh trong mắt cô phản chiếu từ những ngôi sao xa. Tôi quơ tay lên đầu giường, mở núm điều chỉnh của chiếc máy thu thanh. Một giọng ca quen thuộc ấm áp và nồng nàn tình cảm bay khắp phòng...

Với tôi, Mùa Hè vô tận này là kết hợp của một chuỗi những ngày Chủ Nhật buồn và Quỳnh như một “đóa hoa hồng vùi quên trong tay tôi”. Không, chúng tôi là những cục than hồng vùi trong lò gạch nung, chìm dưới lớp tro than xám xịt. Chúng tôi lạnh lẽo một cách bốc cháy. Chúng tôi hực lửa bên nhau nhưng sao vẫn rét buốt tận tâm can. Tại sao Quỳnh muốn có con với tôi? Cô biết tôi sợ hôn nhân. Cô là người đầu tiên đề nghị một cuộc sống chung không cần giá thú. Cô từng nói thà sống với nhau lâu dài không hôn thú hơn là chia tay trong thù hận với hàng đống giấy tờ. Và tôi, cuộc hôn nhân thất bại là một thứ ung nhọt lúc nào cũng tấy mủ trong da thịt tôi. Vết thương lở lói và hôi thối ấy làm tôi ghê tởm cả chính tôi. Một lần về thăm Đăng và Mai, chị ta cầm tay tôi nói giọng âu yếm là tôi gầy quá, chị muốn được chăm sóc tôi, hầu hạ tôi, và chị ta muốn trở lại với tôi. Tôi đã gỡ những ngón tay chị ta ra và phủi cái dấu vết ô nhục vừa chạm lên đó giống như có con sâu rọm mới bò qua. Kể cho Quỳnh nghe chuyện này, Quỳnh cười:

“Anh cực đoan, bao giờ cũng cực đoan! Anh không nghĩ là đã có thời gian anh từng yêu chị ấy hay sao?”

Không, chưa bao giờ tôi yêu chị ta. Chúng tôi cùng trạc tuổi nhau, cùng học một lớp, chị ta là người đầu tiên dạy tôi bài học ái ân. Nhà trọ nằm trên đường tới Viện Đại Học. Khí hậu Đà Lạt lạnh đều suốt năm. Phòng không lò sưởi. Cửa kính mù sương những buổi sáng. Cây ổi không bao giờ ra trái trước mặt nhà. Hàng rào là những cây bông hồng. Dưới cửa sổ đầy bông thược dược và cẩm chướng. Chúng tôi sống bằng những tô phở của người bán rong vào lúc giữa khuya. Họa hoằn lắm mới ăn được miếng bánh mì baguette của tiệm Vĩnh Châu vừa mới ra lò còn nóng hổi.

Chúng tôi miên man và mải mê trong thú vui xác thịt. Dù sao phải nói là tôi biết ơn chị ta. Chị ta đã dạy tôi khám phá ra được những bí mật của thân xác. Những niềm bí mật ấy cần được ngợi ca. Thói quen ân ái thật khó bỏ. Nó đeo riết lấy tôi. Nó làm người ta không còn lãng mạng nữa. Cho đến khi tôi muốn rứt ra thì chị ta tìm đến gia đình tôi, mua chuộc em gái tôi, bao vây mẹ tôi. Và chị ta quỳ dưới chân tôi. Cầu khẩn tôi lấy chị ta như cầu khẩn một đấng thần linh. Vấn đề giữa chúng tôi không phải là lấy nhau, lại càng không phải là tình yêu. Vấn đề là chị ta muốn có một tờ giấy xác nhận hôn nhân. Đám cưới lớn, nhưng cha và mẹ tôi không có mặt.

“Anh nghĩ gì vậy?” Quỳnh hỏi, ngón trỏ của cô di động trên sống mũi tôi.

“Mũi thẳng là mũi bạc tình!” Quỳnh giải thích.

Tôi không trả lời cô. Tôi hỏi Quỳnh một câu khác.

“Em đã tìm đâu ra bức tranh treo phòng hay vậy?”

“Của em.”

“Sao em có điện thoại của Uyên?”

Quỳnh ngồi bật dậy, co chân, hai tay bó gối, đầu hơi chúc xuống phía tôi, giọng ngơ ngác.

“Cô Uyên nào? Làm sao em biết được?”

NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 2014(Xem: 11329)
Người đẹp quay đầu lại nhoẽn miệng cười. Nhìn em đi ngang qua làn bụi mỏng tui thấy phận đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Nó đang nở hậu trước mắt
03 Tháng Tư 2014(Xem: 10535)
Canh hến sao bây giờ ăn thấy rất đậm đà. Và cũng hình như có những giọt nước mắt của tôi đang rơi vào chén cơm canh hến của mình.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 11043)
Tôi đã thấy lại quê hương qua bóng dáng Mẹ tôi, Chị tôi, Bạn tôi và rất nhiều sắc màu thân thương của hình ảnh những nơi mà tôi đã xa cách từ lâu
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13851)
anh chị vẫn mĩm cười, tiếp tục dìu nhau trên hành trình của cuộc đời còn lại, dù ngay cả trong tận cùng cơn đau kinh hoàng của thể xác…
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13653)
Nếu mùa Xuân bên này còn tuyết sẽ nhắc tôi nhớ bên kia là mùa hoa bưởi. Phải chi có ai gửi cho tôi cành hoa bưởi trắng từ quê nhà
29 Tháng Ba 2014(Xem: 10614)
Anh nói rằng: Nếu nàng làm được các công việc khó khăn này thì mới chứng tỏ là nàng thực sự yêu anh
28 Tháng Ba 2014(Xem: 9485)
Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con không rời xa nửa bước.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10808)
Nhưng sự xót xa, nuối tiếc nào đối với cha mẹ mình giờ cũng đều muộn màng, vì các Người đã ra đi, đi mãi không bao giờ về nữa.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10598)
Ông cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Ngực ông phản ứng bằng một cái nấc khô khốc và hầu như chung quanh ông không có một chút dưỡng khí nào!
21 Tháng Ba 2014(Xem: 9955)
Trẻ già hai tuổi lòng như một. Tết đến, trao nhau lời chúc mừng Tổ ấm yên vui, gia thế thanh Cây vườn tươi tốt hoa viên hứng
21 Tháng Ba 2014(Xem: 49948)
sinh ngữ, văn chương và triết học. Hai lãnh vực sau đấy là phạm trù chuyên môn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Ba 2014(Xem: 10564)
Cửa kia năm trước ngày này Người vay hoa thắm hoa lây má hồng Người hoa giờ biết đâu trông Hoa không người, vẫn gió đông cợt đùa
14 Tháng Ba 2014(Xem: 9505)
Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 10045)
Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 9922)
Tôi tự nhiên chảy nước mắt hồi nào không hay. Thương Mẹ nhiều mà thương ảnh không ít. Đàn ông đàng ang mà khóc Mẹ như mưa
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10388)
Để ta đọc lại thơ chàng, con tim cũng trở lại bồi hồi. Cám ơn thi ca. Cám ơn người thơ Võ Đình Tuyết.
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11314)
Tự dưng em ghét cơn mưa sáng nay đã chở mùa về, làm em nhớ sóng sánh đáy mắt ngày xưa làm em thẹn thùng ngó hoài xuống đất,
28 Tháng Hai 2014(Xem: 11425)
Buổi học hôm nay là buổi học hoàn hảo nhất trong năm của tôi nếu không nói là buổi học mà tôi bằng lòng nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 9823)
Thêm vào rồi lại bớt ra, Món nào ấp ủ tình xa đậm đà. Gởi Anh đôi bốt Bốt Bata , Ấm chân vững bước đạp chà gốc gai
26 Tháng Hai 2014(Xem: 10550)
Một tội ác toàn hảo không có nghĩa là không có kẽ hở nhỏ. Một kịch sĩ đại tài không có nghĩa là đánh lừa được tất cả mọi người bằng vai trò của mình
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11047)
Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát
25 Tháng Hai 2014(Xem: 10534)
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11267)
Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10264)
Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 12046)
một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là "con chim ẩn mình chờ chết"...
14 Tháng Hai 2014(Xem: 9630)
anh bây giờ thật nhẹ nhàng và không bị bất cứ một trở ngại nào từ tấm thân tứ đại nặng nề nữa phải không anh?
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10618)
Bài viết nầy để tưởng nhớ nhà thơ Thái Thụy Vy, người “con cưng” của Cù Lao Phố. Chúc anh an nghỉ nơi Cõi Phúc. Vĩnh viễn chia tay!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10683)
Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 9537)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật
08 Tháng Hai 2014(Xem: 9271)
vì thiển nghĩ không lời nào chuyên chở tình cảm sâu đậm hơn trong lúc nầy, như một lời tiễn biệt cho tôi cho bạn bè khi có thêm hai chiếc ghế còn bỏ trống…
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 9350)
Các bạn sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc trong tầm tay, trong sự vừa đủ, trong sự cảm thông và trong những nụ cười.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 10319)
chạy dài theo dòng lịch sữ hiện lên trên tờ giấy trắng trinh nguyên, những cái tên mà tui lúc nào cũng có cái cảm giác trịnh trọng đàng hoàng
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 13579)
tôi hình dung quang cảnh Biên Hoà chuẩn bị đón xuân và Tết mà lòng cảm thấy nao nao. Những hình ảnh quen thuộc của tỉnh Biên Hòa vẫn còn đậm nét trong tôi…
18 Tháng Giêng 2014(Xem: 11172)
cùng chia sẻ tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh “ Thương Phế Binh QLVNCH của Tỉnh Biên Hòa”. Kính mong đựợc tất cả quý đồng hương và thân hữu đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10175)
Lướt mắt trên những tạp chí cũ và những tựa đề sách, tôi cố ý chờ nghe Uyên nói. Nhưng vì cô cứ lặng thinh nên sau cùng tôi phải lên tiếng:
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 11494)
với những hành trình dài và gập ghềnh trong cuộc sống mà mình còn giữ được những tâm tình như vậy thật không phải là hạnh phúc và may mắn lắm sao?
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 12171)
thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 10553)
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10396)
người Việt hải ngoại không khỏi mang tiếng xấu lây khi họ đã quá bần cùng và chúng ta đi đâu cũng không dám ngẩng mặt nhìn đời
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10842)
hôm nay còn lại một mình đến để tiển biệt Việt Dzũng. Xin được một lời cám ơn chân thành và cầu nguyện linh hồn Việt Dzũng an nghĩ chốn vĩnh hằng.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9906)
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn..
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11463)
Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11766)
Biết đến bao giờ quê hương mình sẽ được bình an, trù phú đem ấm no, hạnh phúc đến cho mọi người, để không còn những người cùng cực dầm sương
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10026)
Nhớ về anh, lòng bùi ngùi. Tôi thầm mong nơi quê xa anh đang vui cùng gia đình và con cháu vui hưởng một mùa Xuân trọn vẹn hạnh phúc…
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10266)
Hình ảnh em, nụ cười của em như quanh quẩn đâu đây như đưa tôi đi miết về miền xa xưa ấy. Nơi đó chỉ có em và tôi với lời yêu chưa ngỏ…
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11066)
Đã hơn 35 mùa Thu đi qua nơi xứ lạ quê người. Lại thêm một năm xa xứ. Nhìn lá thu rơi, chạnh lòng nhớ đến những mùa Thu nơi quê nhà với đầy ắp kỷ niệm
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11570)
Không khí chiến tranh, chết chóc ở khắp những trang thơ của một người từ những năm còn rất trẻ đã lao vào cuộc chiến triền miên bằng ấy năm. Người thanh niên có đôi mắt bướng bỉnh
04 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11744)
Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11110)
Hóa ra, ở quê hương anh con người bị tước đoạt nhiều thứ tự do mà tôi tưởng nó phải được tôn trọng bất cứ ở đâu, nơi nào có con người là phải được hưởng đồng đều như nhau
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11133)
Chúng tôi kính cẩn đặt nhẹ bó hoa xuống, ai đó vừa thắp mấy nén nhang còn nghi ngút khói. Đứng trước cảnh nầy tôi chợt muốn cất lên tiếng hát: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình...