8:28 CH
Thứ Tư
1
Tháng Năm
2024

Kính thầy Châu kim Lang - Xuân Sang

01 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 29170)

Kính thầy Châu kim Lang .

Tối nay,sau khi thao tác open cái laptop, việc đầu tiên em nghĩ là phải viết về thầy. Kính thưa thầy. Vừa rồi,qua trang web HỘI ĐỒNG HƯƠNG BH, mục văn-thơ em vô cùng ngạc nhiên thấy một bài thơ tiếng Pháp mà dịch giả là một cái tên rất quen thuộc: CHÂU KIM LANG! Đó là nội dung bài thơ nói về buổi sáng ở quê hương Tân Uyên của bác Châu kim Đặng, thân phụ thầy (cũng là một nhà giáo). Từ đây xin phép thầy cho em được lùi về quá khứ một chút. Kính thưa thầy, mới đây mà đã hơn 40 năm, kể từ ngày rời xa mái trường NLS Blao. Nơi đầy ắp những niềm vui, nỗi buồn, những trò quậy phá của tuổi học trò. Nhất là nơi đây qui tụ những "hảo hán" của "4 vùng chiến thuật", được cha mẹ gửi đến học.Trong số những cô ,cậu học trò chơn chất, vào trường cặm cụi với sách vở cho mong ước tương lai, thì cũng có một số "cậu ấm ,cô chiêu" lấy ăn chơi làm lý tưởng. Nhưng cũng có thể thông cảm về khoản ấy. Học trò thời nào chẳng vậy, nhất là đang tuổi mới lớn lại được xa nhà, thế là anh chị nào cũng muốn thể hiện một chút gì TA ĐÂY cho oai ! Nhưng thật lòng mà nói, dân NLS có nhiều biệt tài (dân kỹ thuật mà!), nhất là văn nghệ. Nhớ mỗi lần trường có tổ chức văn nghệ là các lớp thi đua nhau ở các tiết mục như: hát đơn ca,song ca, hợp ca, kịch hài cười "bể bụng" luôn, rồi các ban nhạc (bắt chước các ban nhạc nước ngoài như the Beatles,Abba,...) hòa tấu các bản nhạc thịnh hành lúc đó như: The house of the rising sun, Be same mucho, love is blue, apache,... thật hay. Cũng đầy đủ 4 tay: trống, solo, bass, accord như các ban nhạc nước ngoài, rất ầm ỉ và khí thế! Nhưng...thầy có biết không? toàn là đàn "mò" không đó! Thầy có nhớ Nguyễn viết Hy, Nguyễn viết Đình( Đình vì mặt đỏ nên có biệt danh là Đình cà rốt. Đã bịnh chết 2 năm rồi)không? Hai anh em nầy chẳng biết tí nhạc lý nào cả nhưng mở radio ra nghe xong 1 bản nhạc nước ngoài là đàn được ngay. Thật siêu! Rồi Trần thanh Nghị, một tay organ cừ (đã chết gần ngày 30/4/75). Rồi Đặng cẩm Sơn (biệt danh Sơn cà bẹt,vì 2 chân cong như chân lư, cũng chết trên đường vượt biên) cũng là tay đờn tuyệt vời...Thưa thầy, thật ra mà nói em lúc đó "chăm chỉ hạt bột" lắm. Chỉ cố gắng học để mong ra trường có một nghề ổn định, nhẹ được gánh gia đình (vì gia đình em rất đông anh em, ba lại là giáo viên tiểu học phải oằn lưng cơm áo cho 12 đứa con đang sức lớn với mẹ "nội trợ". Tuy nhiên lúc đó có khi em muốn buông trôi, chao đão. Vừa chân ướt, chân ráo lên Bảo lộc có mấy tháng thì nổ ra cuộc tổng tiến công Mậu thân 68 (năm đệ tam ) nên nghỉ tết 1 lèo 3 tháng liền(từ tháng giêng đến tháng 3). Sau đó lên học tiếp thì gặp "tổng động viên". Một số thầy, trò chia tay lên đường nhập ngũ.Trong đó có thầy Bách dạy toán. Rồi có một số chạy vô chiến khu,bưng biền... Lúc đó cái đám học sinh lóc chóc còn lại trong trường tư tưởng không ổn, học không yên, thôi mặc kệ cuộc đời tới đâu thì tới.Thưa thầy, em nghĩ lúc đó chắc các thầy cô cũng cảm nhận tình hình thế sự như em? nhưng chức phận làm thầy cũng cố làm tròn khi đứng trên bục gỗ. Nào thầy Huy, ba Trực, ba Hộ, cô Ngọc, cô Kim, cô Thăng, thầy Minh, thầy Hải, cô Vân, thầy Thịnh, thầy Chương, thầy Ẩn dạy Sử địa(thầy Ẩn cũng là người BH, dân cù lao phố, chồng cô Nga dạy Ngô quyền),thầy Định,...nhưng người em nhớ nhất là ...thầy.
Lúc ấy nhìn dáng hơi khòm, cặp kính cận, khi lên lớp với phong cách tự tin, lạc quan, em nghĩ chắc chỉ có thầy là người tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục. Nhưng vừa rồi được biết thầy là "dân Biên hòa" em lại càng có sự "thiên vị" thầy nhiều hơn.
Em nhớ lần đầu tiên tham dự họp mặt NLS Blao ở nhà hàng Đất phương Nam,(đường Huỳnh tịnh Của,SG)ngày 01/01/2007 sau mấy mươi năm xa vắng, nhìn thầy cô nào tóc cũng bạc màu sương gió. Em cảm kích nhất là khi đến "trình diện", thì thầy hỏi tên gì, lớp mấy? Em nói là ban Thủy lâm từ năm 1967-70 thì thầy lấy ra 1 quyển A4, được đánh máy cẩn thận trên giấy pelure đã ngã vàng.Trong đó là danh sách các học trò thân thương của thầy từng lớp, từng lớp, từng niên khóa rỏ rệt, không lẫn vào đâu được.Trong đó có tên Lê xuân Sang. Ôi cảm động quá! Từng ấy năm mà thầy vẫn còn lưu giữ trọn vẹn tất cả danh sách của học trò mình.
Kính thầy, nói về đồng hương BH lên học ở NLS Blao nhiều lắm như: Bùi thị Lợi, Khắc Dũng, Đăng Minh ,Văn Trung, Văn Xịch (đã chết),Văn Lê,Văn Phước (đã chết), Chú Hào,xuân Sang, AoVăn Thân(đã chết), Ao Văn Thinh( hiện là Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ), Nguyễn đình Khuê (Khuê "kinh tế")...và còn nhiều nữa nhưng em không biết hết.
Thưa thầy, nếu nói quê thầy ở Tân Uyên thì quê em ở làng Bình Long, giáp ranh với Tân uyên chỉ cách con sông Đồng Nai hiền hòa.
 Ngày xưa ba má em,"trai tài gái sắc"ở hai thôn khác nhau. Bình Ninh gặp Bình Quới nên duyên vợ chồng(thuộc làng Bình Long,quận Tân Phú).
Em nhớ lúc nhỏ (khoảng năm 1955-65) Mỗi năm được về quê hai lần: Tết và hè.Tết năm nào bác ba cũng đánh chiếc xe tải từ Thủ Đức về BH (nhà ba má em ở tại thị xã )để rước em,cháu về quê thăm bà con thật vui.
Do chiến tranh,vùng Bình long (đây là làng Bình Long, quận Tân Phú,BH ,không phải Bình Long của Bình Dương) được coi là vùng "xôi đậu" lúc bấy giờ.Bà nội bị chết do "Ô-bít"(từ của dân giả hồi đó gọi đạn 105 ly là orbite-tiếng Pháp-) của Tây từ Tân Uyên bắn sang. Sau đó cả nhà nội phải tản mát khắp nơi. Bác ba,chú bảy đưa ông nội về Thủ đức sinh sống, còn ba, cô tư, cô năm ra thị xã Biên hòa (lúc ấy gọi là Bình Trước)định cư. Ba theo nghề dạy học, đầu tiên ở Tân Ba, rồi Tân Hạnh, sau cùng về trường Nguyễn Du (nhà em 50/50 là nghề giáo!)cho tới lúc mất 1985. Cô năm lấy chồng làm nghiệp chủ:chủ lò gạch Ông Tiếp, sát cầu Ông Tiếp,Tân ba(hồi đó gọi nghiệp chủ, bây giờ gọi là "nhà doanh nghiệp"!). Còn cô Tư,sau hòa bình (1954) khăn gói cùng gia đình trở về quê nội gầy dựng lại cuộc sống ở nông thôn trên vị trí cũ của nhà nội, bấy giờ chỉ còn là nền đất! Nhớ những lần về quê em thích nhất khi xe chạy qua hai hàng me rợp bóng ở đoạn núi Bửu Long, mát rượi.Hai bên là làng nghề đập đá. Những người thợ đá nhỏ bé nhưng dẽo dai. Chỉ cần vài nhát búa đúng mạch "cát khai" thì dù tảng đá to cở nào cũng bị tách ra làm nhiều mảnh. Bây giờ hai hàng me bên đường không còn nữa do thành phố BH mở rộng tới khu vực núi Bửu Long và đồng thời đường cũng mở rộng cho phù hợp với đô thị hóa. Em nhớ ở đầu đường dẫn vào nhà nội có cầu Bà Bướm. Ba kể rằng xưa kia Pháp thường chặt đầu Việt Minh bỏ xuống cầu nầy. Đây là cây cầu đúc nhỏ bằng bê- tông bắc qua dòng chảy nhỏ, có thể gọi là con lạch thì chính xác hơn. Do đó,lúc nhỏ nghỉ hè về quê nội, bọn trẻ con tụi em khi trời vừa sụp tối chỉ dám ở trong nhà cô dượng tư, chớ hề "bén mảng"ra lộ vì sợ...ma. Đứa nào cũng sợ ...nổi da gà! Vì thời kỳ đó (1955-60) thôn xóm còn vắng vẻ, xa xa mới có một cái nhà, hầu hết còn rừng, vì dân đi tản cư do chiến tranh, sau hòa bình mới từ từ quay về quê cha đất tổ(trong số đó cô dượng tư của em). Cầu Bà Bướm ngày nay không còn nữa. Đường đất đỏ đầy ổ voi ngày xưa được thay bằng đường nhựa cấp phối dễ đi, chạy thẳng tới bến đò qua Tân Uyên. Em còn nhớ nhà cô tư (được dựng lại từ nền cũ của nhà nội) quay mặt về hướng sông Đồng Nai.Từ nhà ,sau khi qua cái sân nhỏ là triền dốc thoai thoãi xuống bờ sông.Trước kia ông nội cho làm mấy bậc đá nên cũng dễ lên xuống.Từ bờ sông nhà cô Tư nhìn ra xa, cách 20 phút chèo đò là một cồn cát. Những lúc về quê gặp con nước ròng (chú thích:là nước thủy triều xuống thấp nhất trong tháng)là tụi em thích nhất vì được ba và chú,bác cho ra cồn chơi. Sau khi nhờ ông lái đò trong xóm đưa ra tới cồn, bọn trẻ con được một bửa vui đùa thỏa thích.Chạy nhảy tung tăng trên doi cát dài hàng cây số trong khung cảnh thật là yên bình. Người lớn chỉ có nhiệm vụ "canh me" cho bọn trẻ nô đùa, đến khi thấy thủy triều bắt đầu lên, liếm dần doi cát thì được lịnh "rút quân". Bọn trẻ tụi em sau mấy tiếng đồng hồ phơi nắng đen thui nhưng "anh chị" nào cũng phấn khởi lắm, hẹn "bữa nào đi nữa". Thật giống như đi tắm biển, mà là biển nước ngọt! Ở phần trên em có đề cập đến cầu Ông Tiếp. Em xin quay lại chút xíu. Sau khi có chồng ở tỉnh lỵ BH (bây giờ gọi là Thị xã), cô dượng Năm mở cơ sở sản xuất gạch bên cạnh cầu ông Tiếp (thuộc Tân Hạnh). Em nhớ lúc nhỏ, nghỉ hè thường đến lò gạch của cô chơi. Lang thang trong mấy láng trại làm gạch, qua sân phơi bạt ngàn gạch hoặc "òn ỉ" xin mấy chú công nhân cho đất sét để nắn hình con chim,con cò...Có khi lấy sức leo lên mấy đụn cát cao như núi để rồi thả trôi xuống như người ta chơi trượt tuyết, thật vui.(chỗ nầy có mấy vựa cát lớn để bán cho xây dựng). Bây giờ mỗi khi đi ngang đó, nhìn mấy đụn cát em hay mĩm cười: trời đất,cái đụn cát nhỏ xíu mà lúc nhỏ mình thấy cao và to như núi! Quả thật lúc còn bé thấy cái gì cũng to lớn cả! Sau1975,lò gạch được hiến cho nhà nước, cô dượng Năm rút về thị xã sinh sống, còn căn nhà của "chủ lò" thì có thời gian bà sáu Phát(vợ của nguyên chủ tịch UBND tỉnh Sông bé) ở đó. Còn ba của em, sau khi từ Tân Hạnh về Trường tiểu học Nguyễn Du dạy một thời gian thì về công tác văn phòng ty Tiểu học BH. Sau đó kiêm luôn thủ quỹ và phát ngân viên chuyên phát lương cho tất cả giáo viên trong tỉnh BH. Coi vậy mà ba em "oai" lắm nhe.Tất cả giáo viên trong tỉnh BH đều biết bác Lê văn Đấu, vì mỗi tháng tất cả giáo viên đều phải về Ty, gặp bác Đấu để...lãnh lương. Sau 1975, ba chuyển về phòng giáo dục Thành Phố BH làm nhiệm vụ thiết bị và mất do đột quị năm 61 tuổi khi quyết định nghỉ hưu vừa ký chưa ráo mực!... Kính thầy, sở dĩ em phải "lời quê chắp nhặt dông dài" vì em nghĩ "nhanh lên,có thể sẽ không còn kịp". Như một triết gia có nói:"việc gì làm được hôm nay, không nên để đến ngày mai".Em cần phải tâm sự với THẦY, với người đồng hương mà em hằng quý mến. Về đất nước, con người xứ "Bình Nguyên Lộc" hiền hòa, hiếu khách, trọng nghĩa, chân tình. Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
kinhthay1-large-content 
 Em bây giờ cũng hay tự giải quyết những việc gì có thể làm ngay, vì cuộc đời em đã vuột mất một cách đớn đau khi những năm đầu 1975, xa nhà, hoàn cảnh khó khăn phải quay cuồng trong cơn lốc "cơm,áo,gạo,tiền", với suy nghĩ có điều kiện sẽ về phụng dưởng cha mẹ, nhưng thời gian sẽ không bao giờ chờ mình. Khi cuộc sống riêng tư tạm ổn thì ba đã đi xa...Không định khóc mà sao sống mũi cay cay... Đến đây xin phép thầy cho em được Shut down. Chúc thầy vui, khỏe. Mong rằng lời tâm sự của em cũng mua "vui được một vài trống canh" .

 
 Lê xuân Sang
 Cựu hs Nguyễn Du,Ngô Quyền và NLS Blao
kinhthay2-large-content
kinhthay3-large-content


-Chú thích:quận Tân Phú,sau đổi tên là Công Thanh và bây giờ là huyện Thống Nhất). Tân Ba,Tân Uyên sau 1975 sáp nhập vào tỉnh Sông bé,rồi tỉnh Bình Dương.
Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Tư 20127:00 SA
Khách
Trời đất, Sang ơi, nhờ Sang mình mới biết lịch sử của bên ngoại mình tức là bên nội của Sang đó. Mình đâu có biết bà ngoại mất là do obit. Nghe Sang nói đến có năm (má mình) làm tụi này bên đây chảy nước mắt nhớ lại một thời oanh oanh liệt liệt của gia đình mình mà bây giờ không còn gì hết.

Mình về Biến Hóa lần đầu là năm 1990, đi ngang cầu Ông Tiếp vẫn còn thấy căn nhà lầu của mình, mình có vô thăm, con sông năm xưa vẫn còn đó, đống cát vẫn còn đó mà nhà đã đổi chủ.

Đúng là:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Vài năm sau về lại (đi lên nhà vợ ở Tân Ba thì phải đi ngang qua cầu) cũng đi ngang qua cầu Ông Tiếp thì nhà cũ đã biến mất. Không còn gì một chút dấu vết của một cái lò gạch cũ. Mình dừng Honda trước lò gạch vô cái quán mua 1 chai nước lọc rồi vừa vừa uống vừa nhìn vô chổ năm xưa, thời thơ ấu của mình. Bà chủ quán hỏi"Ngó gì mà ngó dữ vậy? "Mình mới trả lời"Hồi nhỏ tui ở trong đó". Bà chủ quán hỏi lại"Ụa, con ông Bảy hà, mới về đó hà? ". Trời đất ơi, "con ông Bày đó hà" câu nói làm minh còn biết rằng vẫn còn có người nhớ tới lò gạch Ông Tiếp năm xưa...

"Mới về đô hà" làm mình cũng biết là những người chung quanh đều biết anh em mình lưu lạc ở đâu, ra sao. . . .

Ôi ngày xưa ấy còn đâu. . .

Mừng 2 Tết năm 2011 mình định tới nhà mợ sáu dự buổi họp mặt gia đình mà bạn bịu bên nhà vơ quá nên không xuống được. Năm kia gặp mợ Sau thì thấy mợ Sáu vẫn còn khỏe nên mình cũng mừng là mình còn một người mợ.

Cậu Sáu (Lê Văn Đấu) là ông thấy đầu tiên của mình đó. Cậu Sáu ưa cho tiền mình với thằng Phúc ăn hàng lúc ra chơi. Nói tới cậu Sáu làm mình nhớ má thường nói"tạo chèo đò đưa cậu sáu mầy đi thi tiểu học ở Giỏ Xa. Ống Đốc trường nói với ông ngoại (ông nội của Sang) là"tui kỳ vọng thằng này lắm". Má ưa nhắc tới cậu Sáu hoài.

Lần sau về Biên Hòa thì mình chắc chắn tới dự buổi họp gia đình mừng 2. À Sáng còn giữ mấy tấm hình hay quá xá cở thợ mộc. Hôm nào gặp lại cho mượn để chụp lại nha. Ở đây mình cũng có dịp nói chuyện với chị hai Cúc, con cậu ba.

Chúc sức khỏe

9
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 2014(Xem: 10277)
Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh.
08 Tháng Tư 2014(Xem: 11342)
Người đẹp quay đầu lại nhoẽn miệng cười. Nhìn em đi ngang qua làn bụi mỏng tui thấy phận đời mình cũng chưa đến nỗi nào. Nó đang nở hậu trước mắt
03 Tháng Tư 2014(Xem: 10551)
Canh hến sao bây giờ ăn thấy rất đậm đà. Và cũng hình như có những giọt nước mắt của tôi đang rơi vào chén cơm canh hến của mình.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 11056)
Tôi đã thấy lại quê hương qua bóng dáng Mẹ tôi, Chị tôi, Bạn tôi và rất nhiều sắc màu thân thương của hình ảnh những nơi mà tôi đã xa cách từ lâu
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13869)
anh chị vẫn mĩm cười, tiếp tục dìu nhau trên hành trình của cuộc đời còn lại, dù ngay cả trong tận cùng cơn đau kinh hoàng của thể xác…
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13656)
Nếu mùa Xuân bên này còn tuyết sẽ nhắc tôi nhớ bên kia là mùa hoa bưởi. Phải chi có ai gửi cho tôi cành hoa bưởi trắng từ quê nhà
29 Tháng Ba 2014(Xem: 10620)
Anh nói rằng: Nếu nàng làm được các công việc khó khăn này thì mới chứng tỏ là nàng thực sự yêu anh
28 Tháng Ba 2014(Xem: 9509)
Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con không rời xa nửa bước.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10818)
Nhưng sự xót xa, nuối tiếc nào đối với cha mẹ mình giờ cũng đều muộn màng, vì các Người đã ra đi, đi mãi không bao giờ về nữa.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10607)
Ông cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Ngực ông phản ứng bằng một cái nấc khô khốc và hầu như chung quanh ông không có một chút dưỡng khí nào!
21 Tháng Ba 2014(Xem: 9957)
Trẻ già hai tuổi lòng như một. Tết đến, trao nhau lời chúc mừng Tổ ấm yên vui, gia thế thanh Cây vườn tươi tốt hoa viên hứng
21 Tháng Ba 2014(Xem: 49961)
sinh ngữ, văn chương và triết học. Hai lãnh vực sau đấy là phạm trù chuyên môn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Ba 2014(Xem: 10574)
Cửa kia năm trước ngày này Người vay hoa thắm hoa lây má hồng Người hoa giờ biết đâu trông Hoa không người, vẫn gió đông cợt đùa
14 Tháng Ba 2014(Xem: 9514)
Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 10049)
Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 9929)
Tôi tự nhiên chảy nước mắt hồi nào không hay. Thương Mẹ nhiều mà thương ảnh không ít. Đàn ông đàng ang mà khóc Mẹ như mưa
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10412)
Để ta đọc lại thơ chàng, con tim cũng trở lại bồi hồi. Cám ơn thi ca. Cám ơn người thơ Võ Đình Tuyết.
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11324)
Tự dưng em ghét cơn mưa sáng nay đã chở mùa về, làm em nhớ sóng sánh đáy mắt ngày xưa làm em thẹn thùng ngó hoài xuống đất,
28 Tháng Hai 2014(Xem: 11427)
Buổi học hôm nay là buổi học hoàn hảo nhất trong năm của tôi nếu không nói là buổi học mà tôi bằng lòng nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 9824)
Thêm vào rồi lại bớt ra, Món nào ấp ủ tình xa đậm đà. Gởi Anh đôi bốt Bốt Bata , Ấm chân vững bước đạp chà gốc gai
26 Tháng Hai 2014(Xem: 10564)
Một tội ác toàn hảo không có nghĩa là không có kẽ hở nhỏ. Một kịch sĩ đại tài không có nghĩa là đánh lừa được tất cả mọi người bằng vai trò của mình
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11052)
Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát
25 Tháng Hai 2014(Xem: 10539)
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11287)
Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10272)
Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 12072)
một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là "con chim ẩn mình chờ chết"...
14 Tháng Hai 2014(Xem: 9656)
anh bây giờ thật nhẹ nhàng và không bị bất cứ một trở ngại nào từ tấm thân tứ đại nặng nề nữa phải không anh?
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10644)
Bài viết nầy để tưởng nhớ nhà thơ Thái Thụy Vy, người “con cưng” của Cù Lao Phố. Chúc anh an nghỉ nơi Cõi Phúc. Vĩnh viễn chia tay!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10698)
Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 9551)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật
08 Tháng Hai 2014(Xem: 9291)
vì thiển nghĩ không lời nào chuyên chở tình cảm sâu đậm hơn trong lúc nầy, như một lời tiễn biệt cho tôi cho bạn bè khi có thêm hai chiếc ghế còn bỏ trống…
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 9366)
Các bạn sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc trong tầm tay, trong sự vừa đủ, trong sự cảm thông và trong những nụ cười.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 10333)
chạy dài theo dòng lịch sữ hiện lên trên tờ giấy trắng trinh nguyên, những cái tên mà tui lúc nào cũng có cái cảm giác trịnh trọng đàng hoàng
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 13610)
tôi hình dung quang cảnh Biên Hoà chuẩn bị đón xuân và Tết mà lòng cảm thấy nao nao. Những hình ảnh quen thuộc của tỉnh Biên Hòa vẫn còn đậm nét trong tôi…
18 Tháng Giêng 2014(Xem: 11195)
cùng chia sẻ tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh “ Thương Phế Binh QLVNCH của Tỉnh Biên Hòa”. Kính mong đựợc tất cả quý đồng hương và thân hữu đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10189)
Lướt mắt trên những tạp chí cũ và những tựa đề sách, tôi cố ý chờ nghe Uyên nói. Nhưng vì cô cứ lặng thinh nên sau cùng tôi phải lên tiếng:
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 11509)
với những hành trình dài và gập ghềnh trong cuộc sống mà mình còn giữ được những tâm tình như vậy thật không phải là hạnh phúc và may mắn lắm sao?
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 12196)
thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 10580)
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10417)
người Việt hải ngoại không khỏi mang tiếng xấu lây khi họ đã quá bần cùng và chúng ta đi đâu cũng không dám ngẩng mặt nhìn đời
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10856)
hôm nay còn lại một mình đến để tiển biệt Việt Dzũng. Xin được một lời cám ơn chân thành và cầu nguyện linh hồn Việt Dzũng an nghĩ chốn vĩnh hằng.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9919)
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn..
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11469)
Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11787)
Biết đến bao giờ quê hương mình sẽ được bình an, trù phú đem ấm no, hạnh phúc đến cho mọi người, để không còn những người cùng cực dầm sương
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10062)
Nhớ về anh, lòng bùi ngùi. Tôi thầm mong nơi quê xa anh đang vui cùng gia đình và con cháu vui hưởng một mùa Xuân trọn vẹn hạnh phúc…
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10277)
Hình ảnh em, nụ cười của em như quanh quẩn đâu đây như đưa tôi đi miết về miền xa xưa ấy. Nơi đó chỉ có em và tôi với lời yêu chưa ngỏ…
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11098)
Đã hơn 35 mùa Thu đi qua nơi xứ lạ quê người. Lại thêm một năm xa xứ. Nhìn lá thu rơi, chạnh lòng nhớ đến những mùa Thu nơi quê nhà với đầy ắp kỷ niệm
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11591)
Không khí chiến tranh, chết chóc ở khắp những trang thơ của một người từ những năm còn rất trẻ đã lao vào cuộc chiến triền miên bằng ấy năm. Người thanh niên có đôi mắt bướng bỉnh
04 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11761)
Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11121)
Hóa ra, ở quê hương anh con người bị tước đoạt nhiều thứ tự do mà tôi tưởng nó phải được tôn trọng bất cứ ở đâu, nơi nào có con người là phải được hưởng đồng đều như nhau