3:44 SA
Thứ Sáu
13
Tháng Chín
2024

HAI CHUYẾN ĐI - Lê Văn Châu

07 Tháng Năm 20204:06 CH(Xem: 7727)
hai chuyến đi

blank

Lời tác giả:

Trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, có hai lần đi xa, vượt đại dương mà tôi vẫn nhớ mãi. Lần đầu, thực tập Đệ Thất Hạm Đội lúc vừa ra trường cuối tháng 07 năm 1970, có dịp quan sát và học hỏi ở một quân chủng Hải Quân hùng mạnh nhất thế giới. Lần thứ nhì, 30 tháng 04 năm 1975, ra đi tình cờ không định trước. Chuyến đi này ảnh hưởng nhiều đến quảng đời còn lại của tôi. Những đoạn hồi ký sau đây được viết lại theo ký ức những gì đã xảy ra hơn 35 năm qua, mong quý bạn thứ lổi nếu có chi tiết nào không  đúng. cuộc đời binh nghiệp của tôi, có hai lần đi xa, vượt đại dương mà tôi vẫn nhớ mãi. Lần đầu, thực tập Đệ Thất Hạm Đội lúc vừa ra trường cuối tháng 07 năm 1970, có dịp quan sát và học hỏi ở một quân chủng Hải Quân hùng mạnh nhất thế giới. Lần thứ nhì, 30 tháng 04 năm 1975, ra đi tình cờ không định trước. Chuyến đi này ảnh hưởng nhiều đến quảng đời còn lại của tôi. Những đoạn hồi ký sau đây được viết lại theo ký ức những gì đã xảy ra hơn 35 năm qua, mong quý bạn thứ lổi nếu có chi tiết nào không đúng.


Thực tập Đệ Thất Hạm Đội (tháng 10 năm 1970)

       S Sau khi ra trường cuối tháng 07 năm 1970, tôi may mắn có tên trong danh sánh trên dưới 100 Tân Sĩ Quan Hải Quân khóa 20 được đi thực tập khoảng hai tháng trên Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ. Gần hai tháng làm thủ tục, đổi tiền, may sắm quân phục và trình diện hàng ngày ở Câu Lạc Bộ nổi trong Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Cuối cùng, chuyến đi thực tập đã được khởi đầu bằng đáp phi cơ từ phi trường Tân Sơn Nhất ra đến Đà Nẳng. Tôi không nhớ rỏ có bao nhiêu Tân Sĩ Quan Hải Quân khóa 20 trong nhóm đi chung với tôi ra Đà Nẳng. Chỉ còn nhớ người bạn thực tập chung trên chiếc Khu Trục Hạm với tôi là bạn NVNhư. Từ Đà Nẳng, tôi và Như được di chuyển bằng phi cơ trực thăng đến một chiếc Hàng Không Mẫu Hạm của Hải Quân Hoa Kỳ. Đó là chiếc USS America (CV-66). Chiếc HKMH này đang hoạt động ngoài khơi Vịnh Bắc Việt với nhiệm vụ oanh tạc các mục tiêu quân sự của Cộng Sản Bắc Việt trên đất Bắc. Có dịp sinh hoạt trên một chiếc HKMH thì mới hiểu được sức mạnh ưu việt của Hải Quân Hoa Kỳ.
blank
Theo tài liệu trong website của Military Analysis Network thì kế hoạch hành quân của Hải Quân Hoa Kỳ thông thường gồm một chiếc HKMH dẫn đầu một nhóm gọi là Battle Group hoặc Strike Group. Trong nhóm này, ngoài những loại phi cơ oanh tạc, chiến đấu, thám thính, chống tàu ngầm, trực thăng chuyển vận v...v... trên HKMH, còn có nhiều loại chiến hạm khác như Khu Trục Hạm, Tuần Dương Hạm và Tàu ngầm loại tấn công đi theo để hộ tống, tổng cộng từ 10-14 chiến hạm. Khi hành quân trên biển, nhóm này được tiếp tế thực phẩm, đạn dược, nhiên liệu, cơ phận sửa chửa, nhân viên ...v...v... bởi một nhóm khác gọi là Logistics Group. ( Một số bạn 20 cũng đang thực tập trên những chiến hạm tiếp tế này cùng lúc với chúng tôi ). Một cuộc hành quân trên biển như vậy có thể kéo dài vài tháng, tùy theo tình hình chiến cuộc đòi hỏi.
blank
Vừa đáp xuống chiếc USS America, tôi và Như được hướng dẫn đi thăm một vài nơi trên chiếc HKMH, trong đó có vài chỗ mà tôi còn nhớ như hầm chứa mỏ neo, phòng ăn của sỉ quan, đài chỉ huy v..v... Về hầm chứa mỏ neo, mổi mắt xích của mỏ neo rất to, nặng 391 lbs. Còn mổi mỏ neo nặng 30 tấn (chiến hạm USS America có 2 mỏ neo). Bước vào phòng ăn Sĩ Quan (chúng tôi được mời ăn trưa ở đây), tôi thấy phần đông là các phi công Hoa Kỳ đang ăn trưa trước khi thực hiện phi vụ. Trên chiếc USS America, phi công và sĩ quan trên chiến hạm dùng chung phòng ăn. Ăn trưa xong, chúng tôi được hướng dẫn lên đài chỉ huy để quan sát phi cơ đang cất cánh và đáp xuống thực hiện phi vụ oanh tạc. Kỹ thuật điều khiển phi cơ cất cánh và đáp xuống trên HKMH rất đặc biệt và đòi hỏi khả năng và kinh nghiệm nhiều hơn là cất cánh và đáp xuống trên đất liền. Sau này, tìm hiểu thêm thì được biết phi công Hải Quân mang cánh chim vàng trên áo, còn phi công Không Quân thì mang cánh chim bạc.
Mỗi lần cất cánh, phi cơ được thêm sức đẩy bằng một “cái cần” xử dụng hơi nước (steam-powered catapult) gắn liền với sàn tàu. Chiếc USS America có tất cả bốn hệ thống steam-powered catapults. Mỗi hệ thống này có khả năng đẩy một chiếc phi cơ nặng 70,000 pounds từ zero đến 150 mph trong 2 seconds với khoảng cách 250 feet trên phi đạo. Mỗi lần đáp xuống, phi cơ được một trong ba sợi dây cáp kéo lại. Những sợi dây cáp này chỉ được căng ra mổi khi có phi cơ đáp xuống. Nếu lỡ không móc vào những dây cáp nầy khi đáp xuống, phi công phải cất cánh lên rồi sau đó đáp lại lần nửa. Những hoạt động cất cánh và đáp xuống nầy được điều khiển bởi nhiều nhóm nhân viên mặc áo màu khác nhau (để phân biệt nhiệm vụ của từng nhóm) trên sàn bay. Có hai đài truyền hình trên chiếc HKMH này, một đài truyền hình màu và một đài truyền hình trắng đen. Tổng số nhân viên trên tàu trên dưới 4,500 người.
blank
Đến chiều, tôi và Như giã từ chiếc USS America để đi bằng trực thăng đến một chiếc HKMH khác, đó là chiến hạm USS Shangri-La (CVA-38). Chiếc HKMH này cũng đang hoạt động ngoài khơi Vịnh Bắc Việt. Thủy thủ đoàn của chiếc USS Shangri-La trên dưới 3500 người. Chúng tôi được nghỉ đêm trên chiếc HKMH nầy. Theo lời Sĩ Quan hướng dẩn cho biết thì khu vực cho các Sĩ Quan mới tân đáo hoặc khách đến thăm được chỉ định ở ngay dưới chổ đáp của phi cơ. Nhưng nằm ngủ ở đây, tôi chỉ nghe một tiếng “kịch” mỗi khi có phi cơ đáp xuống, ngoài ra không có ồn ào hoặc lắc lư gì cả! Sáng hôm sau, chúng tôi được di chuyển bằng trực thăng đến chiếc Khu Trục Hạm mà chúng tôi sẽ thực tập gần hai tháng. Đó là chiếc USS Keppler DD-765. Nhiệm vụ chính của chiến hạm USS Keppler là hộ tống chiếc HKMH USS Shangri-La đang hành quân ở ngoài khơi Vịnh Bắc Việt (Yankee Station). Thủy thủ đoàn của chiến hạm nầy có trên 330 người. Hên là được đi thực tập Đệ Thất Hạm Đội, xui là thực tập trên một chiếc Khu Trục Hạm đang hành quân trên biển, nên chúng tôi lênh đênh trên đại dương hơn tháng trời, chịu đựng hai trận bão khủng khiếp. Một trận bão khá mạnh, làm một vài Sĩ Quan HQ Mỹ và chúng tôi té ra khỏi ghế trong lúc đang ngồi ăn trong phòng ăn dành riêng cho Sĩ Quan. Khi qua khỏi những cơn sóng to gió lớn, gặp lúc biển êm thì thật là lý tưởng. Mặt biển phẳng lặng như tờ giấy, chiến hạm tổ chức BBQ ngay trên sân tàu, một vài anh thủy thủ mang đàn ra ngồi ca hát. Đi biển cũng có những giây phút thần tiên. Chúng tôi có dịp ngồi ăn chung nhiều lần với Hạm Trưởng và Hạm Phó. Mỗi lần như vậy, luôn luôn có 2 anh thủy thủ Mỹ (gốc Phi Luật Tân) mặc đồ trắng đứng hai bên hầu Hạm trưởng. Ai dám nói Hải Quân không quan liêu? Trên các chiến hạm của Hải Quân Hoa Kỳ, hầu hết các nhiệm vụ phi tác chiến như hỏa đầu vụ đều do người Mỹ gốc Phi đảm nhận. Cách vài ngày, có một anh thủy thủ gốc Phi đến từng phòng Sĩ Quan để đem quần áo dơ đi giặt. Giặt xong, còn ủi hồ (bằng máy) cẩn thận rồi mới trả lại.
blank
Trong thời gian thực tập, tôi là Sĩ Quan Cơ Khí nên được đưa xuống quan sát và học hỏi dưới phòng máy, nhưng ít khi ở đây lâu. Cứ cách 3 ngày là có tàu tiếp tế thuộc nhóm Logistics Group đến tiếp tế thực phẩm và nhiên liệu một lần. Trong dịp này, nếu có nhân viên nào trên tàu được đi phép thì sẽ theo chiếc tàu tiếp tế này về bến sau khi thực hiện xong công tác. Hải Quân Mỹ sang lắm, mỗi lần được tiếp tế là tất cả trái cây gần hư đều vứt đi hết. Thời biểu tiếp tế rất đúng hạn, dù thời tiết xấu, vẫn tiếp tế như thường. Tôi có dịp quan sát vài lần tiếp tế lúc thời tiết xấu, rất nguy hiểm. Hai chiến hạm (tàu tiếp tế và khu trục hạm) hải hành song song, cùng vận tốc. Từ chiến hạm tiếp tế, nhân viên bắn một sợi dây cáp qua chiếc khu trục hạm. Những khi thời tiết xấu, gió thổi mạnh và tàu nhồi sóng, phải bắn nhiều lần mới thành công. Dây cáp này dùng để chuyển thực phẩm, còn tiếp tế nhiên liệu thì có thêm một ống dẫn dầu đi theo với dây cáp. Nếu có nhân viên đi phép thì sẽ leo vào một cái lồng (cage) treo qua dây cáp và di chuyển qua chiến hạm tiếp tế. Hoặc di chuyển qua HKMH rồi từ đó đáp trực thăng hoặc máy bay nhỏ về bến.
blank
Có khi một chiến hạm tiếp tế hai chiến hạm cùng lúc. Nghĩa là cả ba chiến hạm cùng hải hành song song với nhau. Tôi còn nhớ có vài lần trong những dịp tiếp tế, chúng tôi có nhìn thấy một vài bạn 20 cũng đang đi thực tập trên những chiến hạm tiếp tế này. Nhìn thấy và vẫy tay chào thôi chớ không nói chuyện với nhau được. Hình như trong số này có bạn NHTâm. Trong thời gian thực tập trên chiếc Khu Trục Hạm USS Keppler, tôi cũng có dịp vào phòng radar, một Sĩ Quan Hoa Kỳ chỉ vào radar và nói đây là Vinh (hoặc Hải Phòng). Tôi chỉ thấy một điểm sáng trên radar, không sao hình dung được đó là một thành phố ven biển miền Bắc Việt Nam.
Sau hơn một tháng hải hành trên đại dương, chúng tôi được tin chiến hạm sẽ về Subic Bay, Phi Luật Tân để nghỉ ngơi và sửa chữa. Trước khi rời vùng hành quân, có một chiến hạm khác đến để thay thế chiến hạm chúng tôi. Sau khi bàn giao trách nhiệm, Hạm Trưởng ra lệnh chiến hạm rời Vịnh Bắc Việt, trực chỉ Subic Bay. Cả thủy thủ đoàn reo mừng và nỗi vui sướng hiện rõ trên từng khuôn mặt. Gần cặp bến Subic Bay, chúng tôi được phát lương. Sau khi trừ tiền ăn, chúng tôi được lãnh từ 2 đến 4 US dollards mỗi ngày. Cộng thêm vài trăm dollards được đổi trước khi lên đường, chúng tôi hy vọng sẽ có những ngày đi bờ thoải mái ở Subic Bay.
Tàu vừa cặp bến, chỉ chờ lệnh là tôi và Như xuống phố ngay. Trên đường đi, gặp lại một số bạn 20 cũng đang đi thực tập và đi bờ ở đây, chúng tôi họp thành nhóm và bắt đầu đi nhậu ở những quán bar. Giống như những quán bar ở SàiGòn phục vụ quân nhân Hoa Kỳ thời chiến, những quán bar ở đây cũng được thành lập để làm nơi giải trí cho những chàng lính Tam Tạng Hoa Kỳ mỗi khi tàu về bến. Nhóm chúng tôi được dịp cụng ly với những chai bia San Miguel và xem những cô gái Phi đang nhảy múa trên sân khấu. Như thì rất háo hức và enjoy hết mình. Hôm sau, tôi tìm đến PX (nơi bán đồ tạp hóa miễn thuế của quân đội Mỹ) và mua được một bộ máy stereo radio cassette hiệu Panasonic. Trước khi đi thực tập, tôi có mang theo địa chỉ ông Sĩ Quan Cố Vấn Hoa Kỳ (SQ Cố Vấn cho Tiểu Đoàn Pháo Binh của anh rể tôi ở Mỹ Tho) để gởi bộ máy stereo radio cassette về VN nhờ ông lãnh dùm. Nhưng không may là vị Sĩ Quan này vừa hết hạn phục vụ ở VN, phải trở về nước. Bộ máy stereo của tôi đi theo địa chỉ mới của ông về Mỹ!!! Sau đó, ông liên lạc với anh rể tôi và gởi qua trở lại. Tôi đi thực tập xong, trở về mãi đến mấy tháng sau mới nhận được bộ máy hát. Tưởng đâu đã mất luôn rồi!!
blank
Những ngày sau đó, tình cờ xem một vài thông báo trên chiến hạm, thấy có tổ chức tour du lịch ở miền núi Baguio, trên đường về có ghé qua thủ đô Manila. Chuyến đi hai ngày mà chỉ có 60 dollards, kể cả vé xe bus và phòng ngủ một đêm, không kể tiền ăn. Tôi rủ Như cùng đi, nhưng anh bạn 20 yêu quí của tôi mới quen được một cô bạn gái Phi nên không muốn đi. Tôi đành đi một mình với khoảng chừng hơn 30 thủy thủ và Sĩ Quan trên tàu. Đi bằng xe bus, từ Subic Bay đến Baguio mất khoảng 2 giờ. Đây là thành phố nghỉ mát của Phi, giống như Đà lạt của VN. Tôi rất hài lòng với chuyến đi núi Baguio này, vừa được nghỉ mát, đi thuyền qua thác nước, vừa được ngắm cảnh. Trên đường về, xe bus có ghé qua thủ đô Manila vài giờ cho chúng tôi nghỉ, ăn uống và mua sắm.
Dân Phi ở thủ đô hoặc các thành phố lớn hầu hết lai Tây Ban Nha, trắng và đẹp, chớ không đen đúa như những người dân địa phương. Phi Luật Tân là cựu thuộc địa của Tây Ban Nha từ thế kỷ thứ 16. Nếu tôi nhớ không lầm thì có một cô người Phi lai Tây Ban Nha đoạt chức hoa hậu thế giới.
Về thức ăn của Phi, tôi thích nhất là món gà chiên, bày bán trên những xe đẩy trên đường. Những buổi tối đi bờ, trên đường trở về chiến hạm, tôi hay mua món gà này đem về ăn khuya với bánh mì, rất ngon miệng.
Sau hai tuần lễ đi bờ, tôi và Như được lệnh sửa soạn trở về VN. Có nghĩa là chuyến thực tập đã hoàn tất. Chúng tôi chào từ biệt Hạm Phó, một số Sĩ Quan và nhân viên chiến hạm mà chúng tôi có dịp sinh hoạt chung trong thời gian thực tập. Từ Subic Bay, chúng đi xe bus lên phi trường quân sự Clark Air Base rồi từ đó đáp máy bay về thẳng Sài Gòn.
       Sau vài tuần nghỉ ngơi, tôi vào trình diện Bộ Tự Lệnh Hải Quân và được bổ nhiệm phục vụ trên Hải Vận Hạm Hậu Giang, HQ 406.
Còn Như thì được lệnh ra phục vụ Hải Đội 1 Duyên Phòng ở Đà Nẳng.
Theo tài liệu Hải Sử của Hải Quân Hoa Kỳ, cả ba chiến hạm mà chúng tôi có dịp đặt chân lên đều đã “về hưu” (decommissioned).
Hàng Không Mẫu Hạm USS Shangri-La rời Subic Bay ngày 09 tháng 11 năm 1970 trở về Mayport, Florida ngày 16 tháng 12 năm 1970. Sau đó, được kéo về Boston Naval Shipyard và về hưu ngày 30 tháng 07 năm 1971.
Khu Trục Hạm USS Keppler, được thiết kế bởi Công Ty Bethlehem Steel Company, Shipbuilding Division ở thành phố San Francisco thuộc tiểu bang California, hạ thủy ngày 24 tháng 06 năm 1946. Tham dự chiến tranh ở Việt Nam qua chiến dịch “Sea Dragon” (ngăn cản và tiêu diệt nguồn tiếp tế nhân sự và vũ khí của quân Cộng Sản Bắc Việt vào miền Nam bằng đường biển) và hoạt động hộ tống HKMH của Đệ Thất Hạm Đội ngoài khơi Vịnh Bắc Việt (Yankee Station). Về hưu ngày 01 tháng 07 năm 1972, chuyển giao cùng ngày cho Hải Quân Thổ Nhĩ Kỳ với tên mới là Tinaztepe và sau cùng phế thải năm 1982.
Hàng Không Mẫu Hạm USS America hạ thủy ngày 01 tháng 02 năm 1964. Tham dự chiến tranh VN lần đầu vào tháng 05 năm 1968, lần thứ nhì vào tháng 06 năm 1970 và lần thứ ba vào tháng 06 năm 1972. Sau hơn 30 năm hoạt động, chiếc HKMH này đã về hưu ngày 09 tháng 09 năm 1996 tại Norfolk Naval Shipyard ở Portsmouth, Virginia.
Tài liệu tham khảo từ website của Hải Quân Hoa Kỳ và FAS:

a. http://www.chinfo.navy.mil/navpalib/ships/carriers/histories/cv66-america/cv66-america.html
b. http://www.chinfo.navy.mil/navpalib/ships/carriers/histories/cv38-shangrila/cv38-shangrila.html
c. http://www.destroyersonline.com/usndd/dd765/
d. http://www.hazegray.org/danfs/destroy/dd765txt.htm?
e. http://www.fas.org/man/dod-101/navy/unit/group.htm
f. US News & World Report, February 28, 1994 The big, mean war machine
i u tham khảo từ website của Hải Quân Hoa Kỳ và FAS:

a
       

30 tháng 04 năm 1975

 Vừa tốt nghiệp khóa Tham Mưu Trung Cấp ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân vào khoảng tháng 3 năm 1975, tôi được lệnh thuyên chuyển về làm Chỉ Huy Phó Tiền doanh Yểm Trợ Tiếp Vận Cà Mau. Nhưng trước khi đi khoảng một tuần thì tôi lại được lệnh trình diện HQ Đ/Tá NKLuân, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Yểm Trợ Tiếp Vận. Vào trình diện CHT, tôi mới biết nhiệm sở mới sẽ là Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Bình Thủy.
blank
Thế là tôi khăn gói hành trang lên xe đò xuống Bình Thủy, không phải đi Cà Mau. Vào trình diện đơn vị mới, CHT CCYTTVBT là HQ Tr/Tá CK NNXuân, lúc đó đã gần giửa tháng 04 năm 1975. Tôi gặp lại nhiều bạn 20 đang phục vụ tại đây, nhưng gần gũi và đi chơi với nhau nhiều là bạn NTToàn. Chiều nào, Toàn cũng chở tôi bằng xe Honda ra phố ăn cơm canh chua cá bông lau.
Trước khi rời SàiGòn đi Bình Thủy nhận nhiệm sở mới, tôi đã nghe một vài bạn 20 ở Bộ Tư Lệnh Hạm Đội cho biết các Hạm Trưởng đi họp về ra lệnh Sĩ Quan nghiên cứu hải trình đi Guam hoặc Subic Bay. Tôi có linh cảm sẽ có một chuyến di tản lớn. Tuy vậy, tôi vẫn trấn an gia đình Chú Thiếm tôi ở SàiGòn là chắc không có gì nguy hiểm. Chú tôi đang tìm cách xin giấy tờ để đi di tản qua ngã Tòa Đại Sứ Mỹ.
Gia đình ba má tôi ở Biên Hòa, ông anh ruột đang làm Sĩ Quan Quân Báo cho Sư Đoàn 3 Không Quân ở phi trường Biên Hòa. Một ông anh rể, SQ Pháo Binh của Quân Đoàn II, vừa di tản từ Ban Mê Thuộc về Biên Hòa, rồi lại ra Phan Thiết trình diện đơn vị vừa rút về tái phối trí ở đây. Tôi không liên lạc được với ai trong gia đình từ lúc xuống Bình Thủy.
Sáng ngày 30 tháng 04 năm 1975, tôi có nhiệm vụ dẫn khoảng 6 nhân viên gồm Hạ Sỉ Quan và Thủy Thủ đi tuần tiểu ngoài Căn Cứ. Cạnh Căn Cứ YTTVBT là phi trường Trà Nóc. Nhìn lên trời, tôi thấy những chiếc trực thăng của Không Quân từ từ rời phi trường, trên trực thăng chở xe gắn máy, tivi, thường dân. Mấy phi công đưa tay vẩy vẩy, ra hiệu bảo chúng tôi đi đi. Tôi cảm nhận là tình hình không yên. Sau khi đi tuần tiểu xong, tôi dẫn cả nhóm trở về căn cứ, thì nghe tin Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng. Tôi ra lệnh tất cả nhân viên giao trả vũ khí vào kho và nói: "Tình hình chắc không yên đâu, các anh về lo liệu cho gia đình và thân nhân đi".
Sau đó, tôi về phòng, soạn những giấy tờ cá nhân cần thiết đem theo, rồi từ từ xuống cầu tàu. Trên đường đi, tôi có ý tìm bạn Toàn nhưng không gặp. Xuống đến cầu tàu thì tôi thấy có hai chiếc PCF đang cặp bến ở đây.
blank
Trên tàu có một Sĩ Quan tên Tân (biệt phái từ Thủ Đức qua HQ). Tôi quen Tân lúc phục vụ ở Căn Cứ YTTV Nhà Bè, hình như Tân lúc đó đang đi Giang Đoàn. Tân là thuyền trưởng PCF. Trưởng toán của hai chiếc PCF này là HQ Đ/úy LKHào (khóa 15). Tân cho tôi biết hai chiếc PCF được lệnh về đây để bảo vệ Bộ Tự Lệnh Vùng 4 Sông Ngòi ở Cần Thơ. Nhưng về đến đây thì cả Bộ Tư Lệnh đã di tản bằng chiếc HQ330 từ hôm trước. Tôi đề nghị Tân nói với NT Hào cùng di tản luôn. NT Hào bằng lòng đi. Lúc đó, trên cầu tàu đã bắt đầu nhôn nhao. Tất cả các tàu lớn nhỏ đều nối đuôi chờ tiếp tế nhiên liệu. Hai chiếc PCF đã có đầy nhiện liệu từ hôm trước nên chúng tôi tách ra đi dễ dàng. Trên hai chiếc PCF, tổng cộng tất cả SQ và nhân viên khoảng 8-10 người. Chúng tôi rời Bình Thủy ra gần đến bến Ninh Kiều thì có một vài nhân viên trên tàu tỏ ý không muốn đi. NT Hào quyết định: "Anh nào không muốn đi, thì tôi sẽ cập bến Ninh Kiều cho mấy anh lên bờ". Hai chiếc PCF cập vào bến Ninh Kiều, có khoảng 3 hoặc 4 nhân viên lên bờ. Chúng tôi móc túi lấy tất cả tiền mặt trong người cho các anh, vì đâu còn xài nữa. Xong xuôi, hai chiếc PCF tiến nhanh theo sông Cần Thơ ra cửa biển. Trên đường đi, chúng tôi thấy hai bên bờ, một số lính Địa Phương Quân vẫn vác súng đi tuần tiểu, với lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới. Cũng có một vài ghe lớn, biết tin nên chở đầy người và thức ăn đi theo hướng chúng tôi ra biển. Không may cho chúng tôi, khi gần ra cửa biển thì nước thủy triều xuống, hai chiếc PCF mắc cạn, không đi được nữa. Lúc đó, trời đã sẫm tối, lại thêm vùng này là vùng sôi đậu, không an ninh nên chúng tôi phải thay phiên nhau canh gác suốt đêm. Đêm đó, tôi thao thức, bàng hoàng và lo lắng không biết gia đình ở SàiGòn và Biên Hòa như thế nào? Nhìn ra cửa biển thì thấy bắn trái sáng rực cả bầu trời. Chúng tôi đoán là một số chiến hạm Hoa Kỳ đang ở ngoài khơi chờ đón làn sóng người di tản.
Sáng hôm sau, thủy triều lên, hai chiếc PCF bắt đầu ra cửa biển thì không còn thấy bóng dáng chiếc tàu nào hết!!! NT Hào quyết định đi về hướng Thái Lan. Trên đường đi, gặp một vài ghe đánh cá, chúng tôi hỏi thăm thì họ nói tối hôm qua có một chiếc tàu rất to (chiến hạm của Đệ Thất Hạm Đội) ở đây.
blankChúng tôi lênh đênh trên biển gần hai ngày, vừa mệt mỏi vừa say sóng, ai cũng rã rời. Mưa bắt đầu trút xuống, càng lúc càng nặng hột, lại thêm một chiếc PCF bất khiển dụng (máy hư). Tôi cố gắng phụ giúp một anh nhân viên sửa nhưng chưa được. NT Hào ra lệnh bỏ chiếc PCF bất khiển dụng, tất cả qua chiếc PCF còn lại và tiếp tục đi. Lúc đó, nhìn xa xa, bỗng thấy có một chiếc tàu hàng dân sự đang đi thật chậm và gần đó có một chiếc tàu LCM của HQVN đang cố gắng tiến gần tàu buôn này. Chúng tôi mừng quá, cố gắng tiến về chiếc thương thuyền này và đồng thời bắn mấy trái sáng ra hiệu. Khi tất cả mọi người từ chiếc LCM lên được chiếc tàu buôn thì chúng tôi cũng vừa đến. Và chúng tôi cũng được cho lên tàu, sau khi bỏ lại tất cả vũ khí.
Thời đó, HQ Tr/úy NN NMHiếu là Trưởng toán Trục Vớt Quân khu 4, dưới quyền điều động từ Phó ĐĐ ĐCThăng. Chiều 30 tháng 04, Hiếu hướng dẩn chiếc LCM đi từ bến Ninh Kiều, Cần Thơ lúc 7 giờ chiều. Trên chiếc LCM có HQ Tr/tá CK NNXuân, HQ Tr/tá BViên, HC2 NHKiệt, 1 bác sỉ dân sự và 2 chủ tiệm vàng. Tổng cộng trên dưới 150 người, vừa quân lẩn dân sự. Sáng hôm sau, ra khỏi cửa biển thì gặp 2-3 chiếc Yabucây do HQ Đ/úy Sinh ( k.17) trưởng toán. Trên ghe có HQ Đ/tá CK LKSa và 2 đứa con trai. Tất cả bỏ ghe lên LCM của Hiếu ( khoảng 40 -50 người ). Và gặp tàu buôn Đại hàn cứu vớt sau đó.
blank
Thương thuyền Đại Hàn có tên là Twin Dragon trên đường đến Thái Lan giao và lấy hàng. Vừa cặp bến hải cảng Bangkok, Đại Tá Sa (thâm niên nhất trong nhóm) và Thuyền Trưởng có lên gặp đại diện Mỹ ở Bangkok để xin tỵ nạn cho cả nhóm nhưng bị từ chối. Lý do: chúng tôi được tàu buôn Đại Hàn cứu vớt nên thuộc quốc gia Đại Hàn, Hoa Kỳ không thể nhận. Chúng tôi đành phải tạm trú trên thương thuyền, có một vài người không chịu được, lén nhảy xuống chạy về khu vực của HQ Hoa Kỳ, nhưng sau đó, bị chận bắt và trả về lại thương thuyền.
Mỗi ngày, những người phu Thái Lan (làm việc trong bến tàu), trên đường về đi ngang qua và ném lên tàu cho chúng tôi chuối, cơm, kẹo, bánh v..v.
Sau này, mỗi lần nhắc đến chuyện tỵ nạn, tôi đều không khỏi xúc động trước nghỉa cử cao quý của những người dân Thái Lan này. Ngoài ra, có ông đại diện Hàng Không VN ở Bangkok (không nhớ tên) cũng đem đến tặng chúng tôi một số sách báo, tiểu thuyết tiếng Việt.
blank
Sau khi lấy xong hàng và biết là Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ sẽ không can thiệp giúp đở chúng tôi, Thuyền Trưởng tàu buôn quyết định chở chúng tôi về Đại Hàn. Trên đường hải hành về Đại Hàn, chúng tôi được tin Tổng Thống Đại Hàn Phát Chung Hy đã chấp nhận cho chúng tôi tỵ nạn tại Đại Hàn. Tất cả mọi người thở phào nhẹ nhõm. Khi qua eo biển Đài Loan, trước khi đến Đại Hàn, tàu gặp sóng lớn nên mọi người trên tàu cũng “lắc lư” theo. Thành phố hải cảng chúng tôi sắp đến có tên là Pusan, nằm về hướng cực Nam của nước Đại Hàn, chỉ cách Nhật Bản chừng vài chục hải lý.
Chúng tôi được đưa đến tạm trú trong một trường tiểu học. Trước đó vài tuần, nơi đây cũng đã tiếp nhận khoảng trên 1000 người Việt (có thân nhân là người Đại Hàn), được di tản từ SàiGòn giửa tháng 04 năm 1975 bằng hai chiến hạm LST của Hải Quân Đại Hàn. Để phân biệt hai nhóm, những người đến trước được phân phát quần áo màu xanh, còn chúng tôi thì nhận quần áo màu đỏ. Thành ra, mới có danh xưng: “toán áo xanh" và "toán áo đỏ”. Tổng cộng hai nhóm lên đến trên dưới 1200 người.
Hội Hồng Thập Tự Đại Hàn chuẩn bị rất chu đáo. Mỗi người chúng tôi được phát khăn tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, quần áo ngủ, mền, gối ..v..v.. Mỗi ngày, chúng tôi được ăn uống ba bữa đầy đủ. Tôi vẫn còn nhớ mì, trứng và kim chi là những món chính. Từ từ, chúng tôi lập thành toán đá banh và đánh bóng bàn, còn bên áo xanh thì lập nhóm văn nghệ trình diển giúp vui trong khi chờ đợi đại diện các quốc gia đến phỏng vấn để nhận tỵ nạn. Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước, từ đó mới liên lạc được đứa em bà con đang du học bên Thụy Sỉ, và được gởi cho $100 US dollards. Tôi bắt đầu sống thoải mái hơn một chút, có tiền mua thuốc lá và ăn vặt. Hình như lúc đó 1 dollard đổi được 5 đồng Won (tiền Đại Hàn).
blank
Tạm trú ở Pusan hơn năm tháng thì có phái đoàn Mỹ đến phỏng vấn và hầu hết tất cả cựu quân nhân quân lực VNCH như chúng tôi đều được phép định cư tại Hoa Kỳ. Trước khi lên đường sang Mỹ, chúng tôi được đi thăm thủ đô Seoul và một vài cơ sở kỹ nghệ lớn của Đại Hàn như xưởng đóng tàu, xưởng chế tạo xe du lịch v..v. Quốc gia Đại Hàn, mặc dù vẫn đang trong tình trạng Quốc Cộng giữa hai miền Nam Bắc, nhưng kinh tế phát triển nhanh và đang cạnh tranh với quốc gia Nhật Bản láng giềng.
Giã từ Pusan, chúng tôi lên chiếc phi cơ thương mại của hãng World Airways để đi Hoa Kỳ. Chặng dừng chân đầu tiên khi đến Hoa Kỳ là phi trường Anchorage, tiểu bang Alaska. Ghé phi trường nghỉ chờ tiếp tế nhiên liệu, tôi vào phòng đợi mua một gói thuốc lá Marlboro. Lúc đó, một gói thuốc lá chỉ có 15 xu. Sau đó, chúng tôi được đưa đến trại Fort Chaffee thuộc tiểu bang Arkansas và bắt đầu cuộc sống lưu vong tỵ nạn từ đó…….
Bạn NMHiếu chờ phỏng vấn quá lâu nên quyết định đi Canada trước chúng tôi. Bốn năm sau, bạn qua Mỹ và hiện sống ở San Jose, California.
Tôi không được tin NHKiệt sau khi rời trại Fort Chaffee.
Gần đây vài năm thì mới liên lạc được với Kiệt. Và biết được 2 vợ chồng qua Pháp định cư tại Marseille.
Toàn thì kẹt lại, sau đó mới sang được Hoa Kỳ, hiện định cư tại Tiểu bang Utah.
Tân (thuyền trưởng PCF) qua Đại Hàn rồi đi Mỹ cùng lượt với tôi, rồi bặt tin luôn. Tôi mang ơn người bạn này vì nếu không có bạn thì chưa chắc tôi đã đi được.
NT Hào và tôi cùng theo đuổi một cô cựu sinh viên trường Luật thuộc nhóm áo xanh trong thời gian tạm trú ở Pusan. Cuối cùng, tôi là kẽ may mắn. NT Hào đã qua đời tháng 07 năm 2001 ở San Jose, hình như bị ung thư phổi.
Ba má tôi bình yên, hơn bốn tháng sau mới biết tin tôi đã sang được bến bờ Tự do. Đến cuối năm 1992, tôi mới có dịp về VN thăm gia đình lần đầu. Năm năm sau thì Ba tôi qua đời, hưởng thọ 90 tuổi. Tôi có về lo thủ tục chôn cất cho Thân Phụ tôi. Má tôi mất tháng 08 năm 2010. Vợ chồng tôi và đứa con trai cũng về VN lo đám tang cho Má tôi. Có gặp 3-4 bạn 20VN từ SàiGòn lên phúng viếng.
blank blank
Anh ruột tôi, chỉ vì tiếc chiếc xe Honda 90, đem về nhà cất, trở lại phi trường thì lỡ chuyến bay. Ở lại, anh bị đi học tập cải tạo trên ba năm, trở về vài năm sau thì được xuất cảnh theo viện HO và hiện sống ở San Jose, California.
Anh rể tôi, kẹt ở Phan Thiết, trở về Biên Hòa, ra trình diện và đi học tập cải tạo. Lý lịch là Sĩ Quan cấp tá, du học quân sự tại Hoa Kỳ, nên anh “được” nếm mùi 13 năm ở núi rừng Hoàng Liên Sơn miền Bắc. Trở về sau 13 năm lưu đày, anh có tên trong danh sách đi Mỹ diện HO nhưng anh không đi, ở lại với chị cả tôi để săn sóc Ba má tôi. Anh đã mất năm 200x.
blank
Chú Thiếm tôi, đi được bằng phi cơ qua ngã Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, sang đảo Guam rồi đến trại Fort Chaffee, từ đó sang Pháp định cư.
Chú tôi mất năm 2012. Hai vợ chồng chúng tôi có qua Pháp dự đám tang. Và có dịp đến ở chơi nhà AC ĐHTrí vài ngày. Thiếm tôi mất năm 2018.
       C Còn tôi thì “lưu lạc giang hồ”, từ trại Fort Chaffee, ra tiểu bang Missouri ở tạm đi làm vài tháng, rồi lên Iowa theo học ngành Điện tại trường Iowa State University ở thành phố Ames với đứa em bà con. Trong thời gian này, tôi có dịp theo HMChí ( học cùng trường ISU với tôi ) về Nebraska, cách trường ISU chừng 50 dặm, thăm bố là Cố HQ Đ/Tá HVNgạc. Lúc đó, tôi quên hỏi Ông về trận hải chiến Hoàng Sa.
Theo học tại trường ISU được hai năm thì tôi lên tiểu bang Wisconsin lập gia đình với cô cựu sinh viên trường Luật, rồi di chuyển qua California và định cư cho đến bây giờ
lê văn châu
( hiệu chỉnh mới nhất 30/04/2020
45 năm quốc hận)

iếmTheo học tại trường ISU được hai năm thì tôi lên tiểu bang Wisconsin lập gia đình với cô cựu sinh viên trường Luật, rồi di chuyển qua California và định cư cho đến bây giờ ....... tôi, đi được bằng phi cơ qua ngã Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, sang đảo Guam rồi đến trại Fort Chaffee, từ đó sang Pháp định cư.
Chú tôi mất năm 2012. Hai vợ chồng chúng tôi có qua Pháp dự đám tang. Và có dịp đến ở chơi nhà AC ĐHTí vài ngày. Thiếm tôi mất năm 2018.
       C òn tôi thì “lưu lạc giang hồ”, từ trại Fort Chaffee, ra tiểu bang Missouri ở tạm đi làm vài tháng, rồi lên Iowa theo học ngành Điện tại trường Iowa State University ở thành phố Ames với đứa em bà con. Trong thời gian này, tôi có dịp theo HMChí ( học cùng trường ISU với tôi ) về Nebraska, cách trường ISU chừng 50 dặm, thăm bố là Cố HQ Đ/Tá HVNgạc. Lúc đó, tôi quên hỏi Ông về trận hải chiến Hoàng Sa.
Theo học tại trường ISU được hai năm thì tôi lên tiểu bang Wisconsin lập gia đình với cô cựu sinh viên trường Luật, rồi di chuyển qua California và định cư cho đến bây giờ .......... 

lê văn châu
( hiệu chỉnh mới nhất 30/04/2020
45 năm quốc hận)
học tại trường ISU được hai năm thì tôi lên tiểu bang Wisconsin lập gia đình với cô cựu sinh viên trường Luật, rồi di chuyển qua California và định cư cho đến bây giờ ..........

lê văn châu
( hiệu chỉnh mới nhất 30/04/2020
45 năm quốc hận)

Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Năm 202010:16 CH
Khách
Tôi là người Biên Hoà. Bây giờ mới biết có Hội Ái Hữu BH.
Xin chào quý Đồng Hương
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 182931)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 612)
Chính âm thanh của cuộc sống sinh động ấy đã lắng đọng mãi trong ký ức của tôi, và đã cho tôi những hoài niệm đẹp của ngày xa xưa trên con đường THĐ - nơi tôi sinh ra và lớn lên.
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 569)
phải mang nỗi nhớ nhung ra kể với bạn về một phần đời của Sài Gòn năm cũ. Còn bạn, ký ức nào vẫn còn lưu giữ về một thành phố ngày xưa?
30 Tháng Năm 2024(Xem: 925)
nhiệt tình của một ông thầy trẻ của Trung học Ngô Quyền Biên Hòa gần nửa thế kỷ trước. Vĩnh biệt thầy với chân thành thương tiếc!
14 Tháng Tư 2024(Xem: 854)
Nhưng tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc cuối tháng tư đau thương ấy. Tôi không bao giờ quên một khoảng đời đen tối ấy.
30 Tháng Ba 2024(Xem: 1495)
Dòng sông có tiếng hát đấy, tiếng hát trong im lặng, chỉ mình tôi nghe, và nó rất buồn.
11 Tháng Ba 2024(Xem: 1661)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 1474)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1340)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 1201)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 1613)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 1772)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1704)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1614)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 2067)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 2634)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 4049)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 2837)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 2698)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2521)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2316)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2313)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2678)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3229)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3512)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 3915)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 3882)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 3438)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 4141)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 4492)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 4726)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 5257)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 4890)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 4819)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 4630)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5608)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5337)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5363)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 6370)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 6450)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 6502)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6248)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5666)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5595)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5544)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 5790)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 6314)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 5786)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 7026)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.