10:54 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

NHÌN LẠI 60 NĂM VÀ ÂM NHẠC DI CƯ - TRẦN VIỆT HẢI

23 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 10255)

Nhìn lại 60 năm và âm nhạc di cư – Trần Việt Hải

 Nhìn lại 60 năm qua rồi, ngày tháng năm đi trong luyến tiếc, trong buồn thảm vì bao đổ vỡ, chết chóc trong tan thương và rồi ngày hôm nay nhiều thành viên CSVN đã “phản tỉnh” cho là cuộc nội chiến Nam Bắc chỉ gây bất hạnh cho dân tộc Việt Nam. Họ là ai? Họ là những người cổ xúy chế độ CS như những Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp,… hay họ là những kẻ a dua xong hối tiếc như những Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn,…

 dicu1

 Sinh trưởng trong Nam, nhưng quyết định lầm lỡ, tiếp tay cho kẻ gian ác hãm hại đồng bạo ruột thịt. Nguyên cán bộ CS Huỳnh Nhật Hải là Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Lạt kiêm Thành ủy viên và người em, nguyên cán bộ CS Huỳnh Nhật Tấn là Phó Giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng kiêm Tỉnh ủy viên dự khuyết đã dứt khoát tư tưởng, quyết định từ bỏ đảng CSVN, hai ông này viết nhiều bài tham luận vạch trần điểm xấu của các viên chức CSVN và cho là lãnh tụ Hồ Chí Minh của họ làm cách mạng không vì khát vọng độc lập và tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam và rằng giấc mơ thế giới đại đồng của ông Hồ chỉ phục vụ cho Cộng sản quốc tế, giấc mơ huyễn hoặc, không tưởng khi hy sinh máu xương Việt Nam. Hai ông kết luận cuộc chiến tranh thôn tính miền Nam là không cần thiết. Thật vậy, người CSVN cổ xúy phung phí máu xương Việt Nam cho mục tiêu phi dân tộc trong các cuộc chiến kháng Pháp và cuộc chiến huynh đệ tương tàn Nam Bắc. Nhìn quanh những lân bang Việt Nam được may mắn hơn đất nước chúng ta, sự khôn khéo của cấp lãnh đạo đã tiết kiệm được xương máu của người dân khi giành lại nền độc lập mang lại hạnh phúc cho xứ sở dân tộc. Hãy xem gương điển hình của Ấn Độ và Mã Lai.

dicu2

 Mã Lai giành độc lập nhờ vào sự khôn khéo thỏa hiệp với người Anh, vị thủ tướng đầu tiên Tuanku Abdul Rahman nhận sự trao trả độc lập vào ngày 31 tháng 8, 1957 tuy vẫn nằm trong Khối Liên hiệp Anh, nhưng từ đó chủ quyền lãnh thổ do người Mã Lai nắm giữ. Trường hợp Ấn Độ giành độc lập qua sự khôn khéo của Mahatma Gandhi qua phong trào đấu tranh bất bạo động, chung cuộc các lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh đã giành được độc lập vào năm 1947, mặc dù nước Ấn chia đôi khối hồi giáo cai quản Pakistan qua ông Muhammad Ali Jinnah, còn Gandhi lãnh đạo Liên bang Ấn Độ. Có những nước giành độc lập ít tốn xương máu của dân tộc như các láng giềng Á châu của Việt Nam nhu Mã Lai, Ấn Độ. Không cần một Điện Biên Phủ do Mao trạch Đông và Nikita Khrushchev xúi giục Hồ Chí Minh bị khích tướng đi làm công cụ tay sai cho ngoại bang.

 Đớn đau biết bao khi chúng ta, người Việt Nam nghe viên Đệ nhất Bí Thư Đảng CS Liên Bang Sô Viết Khrushchev (cầm quyền thời kỳ 1953-1964) cũng đã có nhận định xác quyết khi ông ta viết: “Cuộc chiến tranh Việt Nam (tức nội chiến 1955-1975) không vì tương lai của người dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đổ máu và xả thân cho Phong trào Cộng Sản Quốc Tế”, (Memoirs of Nikita Khrushchev). Trong khi đó vị học giả người Pháp Jean-Francois Revel, thuộc Hàn Lâm Viện Pháp Quốc, đã viết: “Mục tiêu của ông Hồ Chí Minh không phải là nền độc lập của Việt Nam mà là việc sát nhập nước này vào quốc tế Cộng Sản và áp đặt chủ nghĩa độc tài Staline vào dân tộc Việt Nam.”, (Hô Chi Minh, Le détournement du patriotisme).

 Người CSVN xem thường sinh mạng nhân dân Việt Nam cho mục tiêu tham vọng của họ. Số tổn thất nhân mạng trong 2 cuộc chiến chống Pháp và cuộc nội chiến Nam Bắc được ước lượng khoảng 4 triệu người, mà các quan sát viên chiến tranh quốc tế ước tình số người tử vong bên phía CSVN cao hơn nhiều đối với nhân số thiệt mạng của người Pháp, Mỹ và VNCH gộp chung lại.

 Trong buổi tướng Võ Nguyên Giáp tiếp kiến TNS. John McCain, ông Giáp cao ngạo khoe: “Các bạn giết 10 người của chúng tôi thì chúng tôi cũng giết một người của phía bạn”, tức chủ trương CSVN đánh thí quân. Nhận định về Võ Nguyên Giáp, tướng Westmoreland nói: “Bất cứ vị tư lệnh nào của Hoa Kỳ chịu sự tổn thất quân số nhiều như vậy (như của ông Giáp) sẽ không được tại vị cầm quân trong vòng 3 tuần”, (Gen. William C. Westmoreland, who commanded American forces in Vietnam from 1964 until 1968, said, “Any American commander who took the same vast losses as General Giap would not have lasted three weeks”). Thật vậy, người CSVN phung phí tính mạng người dân không chút hối tiếc. Điều ngạc nhiên là con cái của Giáp lại ở chốn bình yên được học hành ở bên Nga.

 Ôn lại chuyện buồn Việt Nam để dẫn giải đề tài đến chuyến di cư đồng bào từ Bắc vào Nam, tôi xem từng dòng viết của Linh mục Nguyễn Hồng Giáo, thuộc dòng Phanxicô trong bài kể về biến cố năm 1954 chia đôi đất nước, tựa là “Một vòng ngựa chạy 60 năm – 1954-2014, Giáp Ngọ 1954″. Ngài cho biết vào năm 1954 tức 60 năm trước đây như sau:

 “Sáu mươi năm trước, chiến tranh Việt Minh-Pháp đến hồi kết, ở Hà Nội không khí vẫn thanh bình, Tết năm Ngọ chợ phiên quanh Hồ Gươm, quán sạp chạy từ Trường Thi tới Hàng Đào Hàng Ngang, khăn quàng xanh đỏ trên áo nhung thiếu nữ Hà thành bay bay trong làn mưa phùn mỏng…Sáng Mùng Một đài phát thanh phát lời chúc Tết của Quốc Trưởng Bảo Đại, vị Chúa Nguyễn cuối cùng của dòng chính vương đạo Việt, lời ngọt ngào thân mật gửi toàn dân từ Bắc tới Nam, một quốc gia VN thống nhất tưởng như sáng sủa đẹp đẽ nếu không có làn sóng đỏ Nga-Tầu tràn vào!”

 Tác giả ôn lại từ năm 1954 được đánh dấu bởi những biến cố vô cùng quan trọng đối với lịch sử đất nước và dân tộc Việt Nam trong hậu bán thế kỷ XX: cuộc chiến Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève chia đôi đất nước và cuộc di cư của khoảng hơn một triệu đồng bào từ phía Bắc xuống bên kia vĩ tuyến 17. Và với tôi, người viết bài này muốn điểm qua một số sự kiện lịch sử phong phú hóa qua cuộc di cư người vĩ đại này và miền Nam là nơi tiếp nhận họ.

dicu3

 Miền Nam được tiếng là đất rộng người thưa và rất giàu về các tiềm năng nông, lâm và ngư nghiệp nhưng chưa được hoàn toàn khai thác đúng mức. Vì vậy làn sóng di cư có tổ chức trong các năm 1954, 1955, một lực lượng lao động lớn được ồ ạt đổ vào; người di cư phải vươn lên ở vùng đất mới, họ làm việc cật lực và cảm nhận được một cơ hội được tái định cư ở vùng đất đai phì nhiêu, các điều kiện làm ăn ở trong Nam vốn phong phú và dễ dàng hơn nơi quê cũ. Những làng đánh cá của người di cư thi đua mọc lên, những nông trại trồng cao su, cà phê, trồng trà, rau cải,… thuê mướn người di cư trên các vùng cao nguyên thưa người ít dân cư,… Do vậy sự đóng góp của người di cư cho nền kinh tế VNCH theo tôi phải nói là đáng kể.

 Trong con số 1 triệu người di cư ấy có đến 1 phần 5 là những nhân tài, giới trí thức, chuyên viên thượng thặng các ngành nghề đành bỏ miền Bắc di cư tìm ánh sáng tự do trong miền Nam. Miền Nam bỗng dưng “nhập cảng” bất ngờ một số nhân tài to lớn, những chất xám ưu tú từ nơi khác tràn vào làm phong phú hóa miền Nam, trong khi miền Bắc lại bị nạn bể mạch não, chảy máu chất xám do hệ lụy Genève.

dicu4

 Các lãnh vực khác như chính trị, quân sự, tôn giáo, văn hóa và giáo dục có sự tham dự tích cực của người di cư từ miền Bắc. Số giáo chức, nhạc sĩ, văn sĩ, nhà báo,… là điển hình cho những đóng góp quan trọng góp phần xây dựng miền Nam. Sau đây là phần tôi dành cho chủ đề âm nhạc ly hương hay hoài niệm cố hương.

Về phạm vi xã hội, có lẽ điều làm tôi thích thú nhất như bài ca “Khúc Hát Ân Tình” của nhạc sĩ Xuân Tiên, tôi nhớ là:

“Người từ (là) từ phương Bắc đã qua giòng sông

sông dài tìm đến phương này, một nhà thân ái.

Ơi… tình Bắc duyên Nam là duyên

tình chung muôn đời ta đắp xây.

 Gặp nàng, nàng là thôn nữ mắt duyên cười say môi hồng

Tình thắm đôi lòng mộng vàng chung bóng.

Ơi ! Mạch đất dâng hương là hương

cần lao chung đời vai sánh vai…”

 Những “cross-regional” love-story, những cuộc hôn nhân tình Bắc duyên Nam đẹp đẽ về nét văn hóa ví dụ như trong giới văn nghệ sĩ của những “public figures” như Lê Văn Khoa, Duyên Anh, Bồ Đại Kỳ, Phạm Quốc Bảo, Diễm Chi,… rồi sang thế hệ kế tiếp trẻ hơn như những Nguyễn Tài Ngọc, Bùi Thế Phát, Cao Minh Hưng,… nhiều và nhiều. Chính sự kiện này là mấu chốt san bằng những dị biệt địa phương, cũng như để hóa giải rất nhiều cho những mâu thuẫn, nếu có, về văn hóa xã hội. Đó là sự hòa đồng địa phương.

 Biến cố di cư trọng đại 1954 đến nay đã tròn 60 năm, đặc biệt là về tân nhạc, lớp nhạc sĩ và ca sĩ cũng như những người yêu nhạc từ miền Bắc vào Nam đã lôi cuốn được phong trào âm nhạc mới hay tân nhạc đã phát triển mạnh để tiến đến tới cao điểm nghệ thuật ca nhạc trong các thập niên về sau của giai đoạn VNCH. Và ngược lại số người Bắc di cư hâm mộ ca nhạc vọng cổ cải lương cũng đã có những Kim Chung, Bích Thuận, Hùng Cường,… về sau gia tăng nhiều.

Trong bài “Âm nhạc gợi nhớ miền bắc sau khi di cư 1954″, đăng trên website Trần Quang Hải, tôi xem những dòng tư tưỏng:

 “Bối cảnh âm nhạc của Sài Gòn, thủ đô miền Nam, được tiếp sức sống mới nhờ sự có mặt của những nhạc sĩ từ miền Bắc. Hà Nội đã tạo nên trung tâm sáng tác loại ca khúc phổ thông theo kiểu Tây phương được gọi là nhạc cải cách. Chỉ với cuộc di cư của hàng trăm ca sĩ, nhà sáng tác và người trình diễn cũng như một lượng công chúng của họ từ miền Bắc lắng nghe với sự hưởng ứng cao, đã làm cho phong cách âm nhạc này trở thành một nguồn lực thương mại chính trong đời sống âm nhạc miền Nam.”

Những ca khúc nhung nhớ quê cũ của người di cư được ghi nhận như:

Bắc Một Nhịp Cầu (Hoàng Trọng), Chờ Anh Em Nhé (Xuân Tiên), Chuyến Đò Vĩ Tuyến (Lam Phương, không là người di cư), Giấc Mơ Hồi Hương (Vũ Thành), Gợi Giấc Mơ Xưa (Lê Hoàng Long), Hận Ly Hương (Anh Hoa và Ngọc Lang), Hướng Về Đất Bắc (Phó Quốc Thăng), Hướng Về Hà Nội (Hoàng Dương), Lá Thư Gửi Mẹ (Nguyễn Hiền), Mộng Ngày Hồi Hương (Hoàng Trọng), Sầu Ly Hương (Lam Phương), Về Miền Nam (Trọng Khương), Vọng Cố Đô (Đan Thọ và Nhật Bằng), Xa Quê Hương (Đan Thọ và Xuân Tiên), Xuân Ly Hương (Phó Quốc Lân), Tình Quê Hương (Đan Thọ),…

 Có khá nhiều ca khúc di cư nói về hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm đôi năm 1954, hoặc nhạc tả bằng ẩn dụ là hai bờ sông chia cắt tức sông Bến Hải, như bài Chuyến Đò Vĩ Tuyến của nhạc sĩ Lam Phương, nghe tên bài ca hình như nội dung của bài hát của một người phụ nữ trẻ điển hình chờ chồng hay đợi người yêu với bao tâm tư ước vọng nhắn gửi tỉ tê vì cả hai bị chia lìa bởi dòng sông oan nghiệt Bến Hải và nhiều người lầm tưởng rằng tác giả là người di cư mới có nội tâm diễn tả trung thật nỗi lòng sầu vơi như thế. Nhưng nhạc sĩ Lam Phương, tác giả bài ca không phải là người miền Bắc di cư mà lại là dân bản địa, của đất phù sa Nam phần lục tỉnh chánh hiệu Bà Lang Trọc có cầu chứng.

“Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
Phương Nam ta sống trong thanh bình
Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng

Ợ.. ai.. hò …”

 Cuộc di cư 1954 đã mở ra cái dấu mốc lịch sử đánh dấu phân chia lằn ranh biên cương Quốc Cộng khá rõ ràng. Khi người di cư lên tàu há mồm ra đi tìm tự do qua chiến dịch “Passage to Freedom”. Chính vì hai chữ Tự Do với giá trị cao quý của nó mà con người đành liều lĩnh bỏ quê hương miền Bắc ra đi. Chết sống ra sao cũng liều thân liều mạng ra đi. Dẫu biết là tương lai vô định, ngày mai mịt mù như khói sương, nhưng người di cư vẫn ra đi, có những đoàn người vượt biên bằng ghe nhỏ, thà không sống chung với người Cộng Sản.

 Trong một dịp họp mặt tại tư thất của nhạc sĩ Lam Phương vào tháng 3 năm 2004, tôi đã hỏi ông động cơ nào khiến ông sáng tác ra bài top hit Chuyến Đò Vĩ Tuyến, ông kể rằng khi xem báo chí tường thuật những thảm cảnh gia đình người di cư chia lìa nhau thật thương tâm, lòng ông bỗng dâng lên hứng khởi cảm tác bài nhạc này. Tôi nghĩ nhạc sĩ Lam Phương cho ra bài hát bất hủ Chuyến Đò Vĩ Tuyến như lời gửi một thông điệp đại biểu cho người dân miền Nam dang tay rộng mở đón nhận làn sóng đồng bào di cư từ miền Bắc vào Nam trong tình tự huyết thống Lạc Hồng, cùng nghĩa đồng bào Việt Nam, những người con thân yêu của Mẹ hiền Âu Cơ.

Nào, hãy đọc Du Tử Lê trong bài “Cõi giới âm nhạc Lam Phương”, kể chuyện về nhạc sĩ Lam Phương như sau:

 “Thực vậy, nhiều năm sau khi Chuyến Đò Vĩ Tuyến ra đời, được đám đông đón nhận, tựa một cơn sốt yêu mến lớn. Hầu như không ai biết tác giả, trước nhất chỉ là một thanh niên mới lớn. Thứ đến, ông lại là một người hoàn toàn gốc miền Nam. Ngay hiện tại, những người chỉ biết Lam Phương qua các sáng tác của ông, không để ý tới tiểu sử của tác giả này, cũng vẫn còn nhiều người đinh ninh ông là một nhạc sĩ gốc miền Bắc.

 Khi “nhập vai” hay đặt mình vào tâm cảnh của một cô gái đứng trước mối tình bị đứt lìa bởi thời cuộc, với lời lẽ mộc mạc mà, thấm đẫm thiết tha, chân thành, được chuyển tải bởi một giai điệu đơn giản, tôi không biết rung động và cảm xúc của Lam Phương, khi viết xuống những nốt nhạc đầu tiên và, sự tuôn trào của ca từ tiếp theo đó, ở trạng thái nào. Nhưng hiển nhiên, ông vẫn lạc quan cho thấy niềm hy vọng mạnh mẽ, xây dựng trên tính chất thủy chung, bất hoại của một tình yêu tự thân, vốn có khả năng vượt thời gian, không gian.”

 Trong dòng nhạc ly hương của người di cư còn có bài ca tiêu biểu khác của lịch sử âm nhạc và thời cuộc 1954 là bài Nỗi Lòng Người Đi của nhạc sĩ Anh Bằng. Nếu nhạc sĩ Lam Phương sáng tác tác phẩm Chuyến Đò Vĩ Tuyến bởi nguyên do tác giả trải lòng xúc động vì những cuộc chia ly oan trái ngoài ý muốn của nhiều cặp tình nhân khi chia ly, thì nhạc sĩ Anh Bằng cho tâm sự lòng sâu kín nhất của ông khi sáng tác tuyệt phẩm Nổi Lòng Người Đi khi giã từ miền Bắc.

 Tôi có những dịp tiếp xúc và đàm đạo cùng vị nhạc sĩ lão thành này về âm nhạc của ông. Với động cơ sáng tác nhạc phẩm Nỗi Lòng Người Đi đánh dấu mùa chia ly, vào mùa di cư, ông kể lại như sau. Một email ông viết:

“Tôi có quen một người em gái nhỏ, nữ sinh Hà Nội. Nàng tên là Hà. Hà và tôi yêu nhau trong một tình yêu thánh thiện. Tình yêu của chúng tôi giới hạn bởi những lần nắm tay nhau đi dạo Hồ Gươm, hoặc những lần ăn chung gói lạc rang dưới gốc cây cạnh bờ hồ, và chỉ để nhìn nhau đắm đuối mến thương. Những buổi chiều se lạnh mùa đông, tôi khoác áo ấm cho Hà, rồi cái kỷ niệm mùa hè năm nào chúng tôi ngắm nhìn đôi vịt trời (le le) nô đùa bên sóng nước dưới cành liễu rủ, nàng đút lạc rang cho tôi, tôi bảo tôi yêu nàng, nàng cười bẽn lẽn. Tôi thấy nàng đẹp vô cùng.”

Nhạc phẩm Nỗi Lòng Người Đi của Anh Bằng nói lên nỗi băn khoăn khi chia ly với Hà Nội, hay khi chia tay với cô bạn gái:

“Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu

Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều

Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ

Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa”

Kể tiếp:

“Tôi còn nhớ có những hôm tôi ôm đàn guitare đệm cho nàng hát. Giọng hát nữ sinh của Hà khá lôi cuốn. Hà hát rất tự nhiên trong nét duyên dáng, thỉnh thoảng xen chút nũng nịu. Tôi bị thu hút bởi tiếng hát dễ thương và ánh mắt thiên thần ấy, để rồi sau này nhớ đến Hà, bỗng dưng hồn nhạc tạo cho tôi nguồn cảm tác thành một ca khúc nói về mối tình cảm đẹp đẽ nhẹ nhàng đó, có hình ảnh ngày xưa ấy của Hà trong dòng nhạc của tôi. Rồi khi đất nước phân đôi, mối tình thơ mộng của chúng tôi chia chung số phận nghiệt ngã của quê hương. Ngày chia ly, Hà thổn thức khóc trên vai tôi. Nàng cho biết gia đình nàng sẽ ở lại, phần tôi, nắm chặt lấy tay nàng tôi nói tôi phải theo gia đình vào Nam. Nàng khóc ngất thành tiếng, tôi vỗ về nàng, chúc nàng ở lại với nhiều may mắn, tôi vuốt tóc nàng nhìn những dòng lệ long lanh lăn trên má nàng, lòng tôi se thắt, xót xa cho mối tình nhỏ của chúng tôi sẽ phải kết thúc để tôi đi tìm một mối tình lớn, đó là ánh sáng miền Nam tự do. Trên bước đường xuôi Nam, tôi biết tiếng khóc của người yêu vẫn theo đuổi tôi. Những dòng nước biển xoáy trong sức ly tâm của chân vịt tàu tạo thành những con sóng chia ly, mắt tôi bỗng nhạt nhòa chia tay với miền Bắc yêu thương, con tàu mang tôi đi xa dần, rồi xa dần miền Bắc của tuổi thơ mộng mơ. Tàu vượt Bến Hải đưa tôi xuôi Nam trong cảm giác nhớ nhung đến Hà, và từ đó tôi thai ghén ra bài tình ca “Nỗi Lòng Người Đi”, mà sau này trong dân gian có người gọi là bài “Tôi Xa Hà Nội”. Nghĩ cho cùng cũng không ngoa lắm đâu, khi đứng trên tàu nhìn miền Bắc xa dần trong tầm mắt cũng có nghĩa là tôi đã xa Hà Nội, hay xa một mối tình có Hà Nội với kỷ niệm đẹp và có cô nữ sinh Hà bên bờ Hồ Gươm ngày nào”.

 Biến cố đất nước phân ly năm 1954 khiến cho rất nhiều mối tình phải chia ly trong lưu luyến, để rồi những luyến lưu đó được âm nhạc hay thi ca ghi nhận. Nhìn lại âm nhạc với bao kỷ niệm, bao nỗi lòng nhung nhớ chuyện xưa, những ngày chia tay đất Bắc, những năm tháng bỡ ngỡ đặt chân lên những vùng đất mới, xa lạ trong miền Nam.


dicu5

NS.Lam Phương, NS. Anh Bằng, NS. Lê Văn Khoa,

NS. Diệu Hương và ACE CLBTNS

 Để kết thúc bài viết cho Đặc san Bưởi Chu Văn An kỷ niệm số Tân niên 2014 đánh đấu 60 năm đất nước chia đôi, với kỷ niệm của những chuyến bay con thoi của phi cơ Pháp, Mỹ chở người từ miền Bắc vào Nam, những con tàu há mồm LST của Hải Quân Hoa Kỳ qua chiến dịch di cư tìm tự do, Passage to Freedom. Rồi những hoài niệm ly hương do Hiệp định Genève cắt đôi đất nước, hoài niệm di cư 1954 đã được các nhạc sĩ ký thác vào âm nhạc, như những Nỗi Lòng Người Đi, Hận Ly Hương, Sầu Ly Hương,… đến những Chuyến Đò Vĩ Tuyến, Lá Thư Gửi Mẹ, Hướng Về Đất Bắc, Gợi Giấc Mơ Xưa, hay Giấc Mơ Hồi Hương,… Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.

Trần Việt Hải, Los Angeles

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11300)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10893)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13095)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11012)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13316)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12478)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12576)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11962)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15008)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11738)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10664)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10924)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11142)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9960)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11415)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11156)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13864)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10772)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11449)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10226)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12780)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12034)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18005)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12926)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11745)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11984)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12219)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13054)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12514)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12381)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19061)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12834)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11756)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11580)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12178)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12195)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12194)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12124)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12314)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11805)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13234)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11266)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12323)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11402)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13309)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11062)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 12990)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11799)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12949)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17826)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...