7:34 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

Nói tiếp về màu tím trong thơ Thái Thụy Vy - Lê Nhật Thăng

16 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 15667)

 Trong "đứa con tinh thần màu tím thứ ba" của Thái Thụy Vy do Sông Phố xuất bản năm 1995 có đăng bài giới thiệu của Tâm Minh Ngô Tằng Giao về ba thi tập Nụ Hôn Loài Lan Tím Dại ( 1992 ), Vũ Điệu Loài Lan Tím Hoang ( 1994 ) và Hoa Tím Niềm Riêng, đã nhấn mạnh tới màu tím trong thơ Thái Thụy Vy, bài mang tên Nhà Thơ Yêu Màu Tím.

 Nội dung bài giới thiệu đầy đủ và sâu sắc; điều quan trọng ông có bút pháp chải chuốt, nhẹ nhàng rất phù hợp với ý tứ thơ Thái Thụy Vy. Bài "nối điệu" này viết chậm và chắc chắn không có sự linh mẫn, chẳng thể nắm bắt, nhận định tinh tường như Ngô quân; song vì cứ mỗi lần đọc lại cuốn thơ nầy là cảm xúc cứ tự nhiên trào dâng rồi thúc hối tôi mau mau ghi lại đôi giòng về một niềm riêng đã nở thành đóa hoa màu tím không hẳn là hoang dại như anh khiêm tốn tự nhận, mà chính là loài hoa vương giả cuả một thiền giả hay của " con linh điểu trọc đầu" Thái Thụy Vy.

 Phải, tôi chỉ xin sao chép những tìm tòi của tâm thức và đôi khi phóng bút theo đôi cánh thơ của anh để được tề phi trong cõi Muôn Nơi Muôn Thuở và thử gọi hồn thiên cổ để hoà nhập cõi bờ vần điệu u trầm, viễn mộng song không thiếu vắng hoài tưởng, thiết tha hiện thực. Ở đấy, chốn kia và cả trong tâm tình cũng phản ảnh sinh động một nền tím nguyên sơ của thiên nhiên và một màu tím hào hoa tạo thành một bản trường ca diễm tuyệt, chan hòa sắc độ quyến rũ vì nỗi buồn chung, riêng vô cùng xúc động.

 Thi nhân Việt Nam đã sử dụng màu trong thơ của mình tức là có tính chất " hữu họa " đã gây được ấn tượng mạnh mẽ trong trí nhớ độc giả. Thậm chí tạo nên bản sắc như Đông Hồ có màu trắng, Đinh Hùng có màu sương khói, Nguyên Sa có màu vàng, Xuân Diệu có màu xanh... Cho tới nay, tôi mới biết hai vị đã thành công viết về màu tím chỉ trong bài duy nhất với hoàn cảnh, cảm nghĩ, thời điểm hoàn toàn khác biệt. Đó là Màu Thời Gian của Đoàn Phú Tứ và Màu Tím Hoa Sim của Hữu Loan.

 Bây giờ là Thái Thụy Vy, tên thật Đỗ Khoa Luật với mấy chục bài đề cập màu tím qua nhiều thể dạng.

 Đúng hơn anh không tạo màu tím mà màu tím đến với anh từ tiền kiếp.

 Thi tập Hoa Tím Niềm Riêng có 84 bài gồm nhiều thể loại nhưng thể lục bát chiếm đa số, trong đó có 15 bài thể hiện màu tím thân thương của tác giả đã dàn trải nhiều trong hai cuốn thơ trước.

 Màu tím của Thái Thụy Vy không hẵn là sắc buồn da diết mà còn là nỗi sầu hoài trầm lắng, nhẹ nhàng. Sâu trong tứ và tỏa trong ý. Thơ trong một màu tím của hoa quê hương hay là một bản nhạc tím có những vọng âm thiết tha thương nhớ.

 Sự thực thơ Thái Thụy Vy rất phong phú đề tài, trình bày tư duy và rung cảm trên nhiều lĩnh vực từ thực tiễn xã hội đến thế giới tâm linh. Tình yêu của anh không chật chội, bó hẹp hay chỉ là cái duyên cớ cho anh thổ lộ về những tượng trưng, điển hình của thời đại. Thỉnh thoảng anh hóa thân là họa sĩ dùng những tảng màu khác để vẽ nên các nhành nụ, vũ điệu và nỗi niềm trong Bức Tranh Thơ hoành tráng hoặc ẩn dụ. Hay nói cách khác, vườn hoa thơ của Thái Thụy Vy có nhiều chủng loại và màu sắc song mầu tím nhạt hay đậm là chủ đạo. Nói chính xác hơn, phần lớn sắc tím trong thơ anh nhẹ nhàng, thấp thoáng như một làn hương vừa đủ cho kẻ tri âm cảm nhận và chia sẻ. Tôi nhìn bức phác họa chân dung của anh với dáng vẻ trầm tư, gợi cho tôi nhớ đến một bức tượng của Rodin. Vâng, thơ anh đã có ấn tượng. Bởi vì :

 " Hồn thơ sáng thể trăng sao "

 Khi cái tâm đã sáng thì soi dọi vào cõi thơ cái vẻ lung linh, huyền nhiệm nên vần điệu, ngôn từ thi ca của Thái Thụy Vy sẽ đi cùng với thời gian miên viễn. 

 Thái Thụy Vy đã đi "vào núi tìm tiên" rồi trở lại " con đường xưa loang bông cỏ " để tưởng niệm "người em yêu dấu" đã xa mất nên anh tự ru bằng những " lời ca hoa tím niềm riêng ". Niềm riêng của một cuộc tình làm "xước nát con tim".

 Bút của Thái Thụy Vy không bao giờ cạn mực. Nếu thiếu thì anh đã nhỏ máu vào.

 Anh tự hành hạ để có một lần "tạ tội và tạ tình" vì " trong cuộc chiến áí tình bất phân thắng bại", anh đã dâng hiến một tình yêu nguyên thủy " bằng một trái tim tím bầm từ loài dã nhân" rồi trốn hẳn những phiền trược xung quanh mà con người cứ mải miết "chạy đua săn vàng".

 Thái Thụy Vy chờ người yêu" đến từ tiền kiếp" vì anh đang cô đơn " ôm giấc mộng lòng " tìm "tri kỷ hầu như sương khói". Ly rượu đầy rót sẵn chưa uống chắc đợi tái ngộ cố nhân mới đồng ẩm? Chàng cứ chờ, chờ mãi dù "tím cả chiều đông,tím rượu nồng". Đêm xuống dần và bầu trời khuya còn lại hai ngôi sao như đôi mắt nhung đen của người yêu diệu viễn.

 Lớn lên loạn sắc màu

 Sợ hãi màu đỏ au

 Sao vàng, xanh trắng đỏ

 Nên nhuộm tím ngàn sau...(Căn Kiếp)

 Đây là một bài thơ trộn lẫn hiện thực với tưởng tượng của một tri thức đi tìm Chân Thiện Mỹ hay cái Tuyệt Đối của cuộc đời bình thường. Anh đã làm mấy việc có tính cách siêu nhân nhưng rồi lại nhập thế dẫu cho những chế độ bạo tàn, bóc lột gây hậu họa cho các thế hệ kế thừa của dân tộc chỉ vì mê ngôn ngữ trần gian và ngôn ngữ của màu sắc, của đài hoa băng trinh. Nhưng sự đối thoại không thành bởi " hoa hờn không nói nữa ", từ đó tâm thể hư hao.

 Bài Màu Áo Hoa Cà trang 27 là một trong bốn bài viết theo thể "tứ ngôn". Càng rút ngắn số từ trong câu, ý và tứ thơ càng cô động, nên đòi hỏi người sáng tác có bản lĩnh nghệ thuật cao. Đây là thể thường thấy trong sớ Táo quân hay vè. Nguyễn Vỹ đã làm bài thơ Sương Rơi có hai từ để hình tượng hóa hạt sương rơi rụng và âm tiết kéo lại trong đoạn cuối, nội dung chẳng xuất sắc lắm. Lạ mà không hay.

 Bài thơ này của Thái Thụy Vy chú trọng tới âm thanh, vần toàn hạ bình hay thượng bình, các câu gần như vậy, giống một số ít tác giả khác. Đoạn đầu anh viết bốn câu đầu giống nhau. Đoạn 2 và đoạn 3 có bốn vần "a" và đoạn 4 có ba vần hạ bằng " lần, dần và thầm ". Đoạn cuối trở lại vần "a". Đọc ghe có nhạc tính cao, công phu trong tự nhiên, theo tôi có thể phổ nhạc tương đối dễ dàng.

 Mầu tím hoa cà làm " tím buổi chiều tà " từ tấm áo người yêu là cô gái bên cạnh nhà nhưng rồi bị đoạn chia vì cô láng giềng ấy đã chết vì " khói lửa can qua", anh " ngồi nhớ hoa cà " cũng trong "một buổi chiều tà ".

 Hứa đi em sẽ mang contact tím

 Nhuộm mảnh đời, nhuộm tím cả chiều hoang

 Anh tan loãng, anh đắm đuối bàng hoàng

 Trong biển mắt một tinh cầu tím lịm...

 (Yêu Thời Sắc Trong Mắt Em)

 Đối với Thái Thụy Vy thì tinh thể mắt không chỉ màu tím mà còn các sắc xanh, vàng , nâu... Anh muốn người yêu hứa thay contact lenses " để cuộc đời lên gam sắc yêu thương ", không còn nhìn thấy " màu lá úa " nữa mà hiện lên màu " sáng long lanh ", " màu nhung nhớ ".

 Thái Thụy Vy nhận thức " thế giới nầy đâu phải của tôi " vì đã " khác thuở tôi ". Thuở của anh chắc là thuở học trò, thời tráng niên tay trắng " yêu đời trong đục vòng tay tím ". Nay anh " sống như vô hồn " vì " tình đời đổi trắng thay đen ". Cuối cùng anh cảm thán đượm mùi triết lý:

 ....Thế giới bây giờ hết khổ đau

 Có khác gì đâu phải xa nhau

 Vì đau với khổ cùng một nghĩa

 Nên khổ vì nhau cũng chẳng sao

 ( Thế Giới Bây Giờ )

 Thái Thụy Vy muốn thời gian qua nhanh vì " chậm lại khổ tâm ". Anh " đối diện chân phương " để lòng ngổn ngang " mười thương trăm sầu " và " xin em giữ lại nguyên màu tím xưa ". Tôi không rõ nhóm từ " bốn chiều " trong câu " Hình như vũ trụ đổi nhanh bốn chiều ". Bốn chiều không biết có phải bốn chiều của Einstein hay là bốn mùa?

 Trong bài Mùa Hè Của Lãng Quên, anh đã nhân cách hóa mùa hè đã sớm thay áo màu vàng của mùa thu nên màu xanh diệp lục đã đổi sắc khác, mùa hè đi quên lãng tấm lòng thủy chung của anh, bỏ anh" ngồi đó nhớ nhung hạ buồn". Giọng ca ran của những chú ve sầu cũng tím lịm não nùng biết bao.

 Thơ Thái Thụy Vy nghiêng về hoài niệm của dĩ vãng, kỷ niệm hằng thao thức, trăn trở trong lòng anh. Đôi mắt và mái tóc người yêu là hai thi liệu quan trọng. Thiên nhiên thường giữ vai trò chủ đạo trong thơ anh mà hoa lên ngôi vương chủ.

 Bài thơ Trên Cánh Đồng Cỏ May có đủ các nhân tố nêu trên với hai câu mở đầu:

 Những đoá hoa tím em ơi

 Cánh hoa ngày ấy em cài bên tai. . .

và nhìn cỏ may dính trên aó mỏng của nàng, vì tình yêu nồng nhiệt nên bông cỏ may biến thành đóa hoa thơ:

 Cỏ may em dệt vần thơ

 Màu hoa trên tóc mảnh tờ tương tư

 Thực ra người yêu của chàng đâu có dệt thơ bằng cỏ may mà chính chàng chủ quan, cái chủ quan dễ thương chi lạ.

 Thái Thụy Vy cầm mảnh thiên đàng - hẳn đồng nghĩa với tình yêu - để tặng nàng, mặc cho nàng " săm soi " trong " những mùa thu tím lẻ loi " như " chiếc lá rừng thương nhau ". Tiếng hát người yêu cất cao làm cho lá rung, chim hót theo " xôn xao nhạc sầu ". Một điệu blue giữa sơn lâm trong chiều thu phai tím.

 Trong bài Thay Lời Tựa, anh viết về màu tím lãng mạn, ái ân, nhớ thương một cách . . . bay bướm trữ tình. Nhưng rồi với sự chuyển hóa của hai vầng nhật nguyệt và các vì tinh đẩu, tình yêu với tất cả màu sắc kết hợp lại trên kính quang phổ, trên cầu vồng vẫn là tinh túy của màu trắng bất tử, liên đới với màu trắng của tuổi học trò, aó cưới và áo tang nữa. Cuối cùng, màu trắng " phải nhưòng lại cho màu đen vĩnh cửu". Như thế màu tím chỉ là một niệm khúc của tâm cảm trong một giai đọan tâm hồn thi sĩ.

 Hoa Tím Niềm Riêng là một đóa hoa thanh khiết, đẹp dịu dàng và nở từ trái tim lãng mạn tài hoa sẽ tỏa hương và ngời sắc trong lòng người đọc mãi mãi.

 Lê Nhật Thăng

 

Cảm nghĩ của người đọc thơ:
 Phạm Lệ Thúy 

 Tập thơ đầu tiên ra năm 1992 đã cho tôi nhiều ngạc nhiên thích thú, ngạc nhiên vì từ trước đến nay chỉ biết có anh Đỗ khoa Luật mà không biết đến nhà thơ Thái Thụy Vy. Và thích thú vì lời thơ như lời than thở nhẹ nhàng, khoan thai như màu tím trên giấy. Nay nhận được tập thơ thứ ba của anh, Hoa Tím Niềm Riêng, tôi phải ngả mũ chào.

 Nếu tập thơ đầu viết trên màu tím hoa cà, thì những tập sau cũng được nhuộm cái màu sắc rất dễ thương ấy. Bìa sách là bức tranh đẹp, những bài thơ in trên giấy mịn và dày dặn, màu mực vừa không đậm quá mà cũng không nhạt quá, cách thức trình bày nhã nhặn, đều chứng tỏ tác giả đã yêu thương những đứa con tinh thần của mình như thế nào rồi.

 Giở tập thơ đọc, lời thơ trao chuốt nhưng giản dị, hồn nhiên, có những âm điệu hiền hòa và dịu dàng như " Áo em gió lộng chiều nay, Phố dài xoải bóng rứt ray mắt buồn. . . " nhưng lúc nào cũng chứa chất một mối sầu, một nuối tiếc nào đó " Giòng đời trôi mãi chẳng thôi, Có còn quay lại người ơi ?, một lần . . .", hay là " Nền trời phản chiếu mây xanh thẳm, Tĩnh lặng màu xanh của tuổi thơ".

 Nếu tôi không lầm, kỳ này thơ của anh mang rất nhiều hình bóng yêu kiều, mà hình như người nào cũng đến với tình yêu nhưng cũng để lại một chút đau xót, một chút ngậm ngùi như trong bài Cho Niệm Khúc Cuối, hoặc là bài Một Lần. Phải chăng anh là một người rất nhậy cảm và đa tình nên trong thơ anh có tính cách lãng mạn, trữ tình. Và anh đã gửi gấm tâm sự mình " Đã yêu biết trước là giông tố, nhưng vẫn lao đầu xuống vực sâu ", nhưng cũng có lúc anh tin tưởng " Về bên anh, nẻo tình ái cứ vào, Rồi tin yêu thắp sáng những vì sao" . . . và vẫn ca tụng tình yêu một cách tuyệt đối " Yêu đương chỉ có một lần, Một lần cũng đáng đem dâng cả đời ". . .

Phạm Lệ Thúy















Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6726)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5898)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6956)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7371)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6383)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6084)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6657)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5436)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5303)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5609)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5537)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5583)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6048)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6836)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6853)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6201)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6122)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6282)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6469)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6926)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6587)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6976)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7046)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6830)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6442)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47165)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 67005)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24972)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 6009)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5990)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6307)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7037)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5540)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5782)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6394)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5666)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5479)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5948)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6430)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5493)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6029)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6213)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6226)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8200)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7123)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6372)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8772)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7811)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7448)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7386)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu