. ĐẠI BÀNG TUNG CÁNH
Bài viết để tưởng niệm các anh hùng Không Quân QLVNCH đã anh dũng hy sinh cho lý tưởng tự do:
Đại Tá Phạm Phú Quốc. Trung Tá Phạm văn Thăng Thiếu Tá Nguyễn Du Thiếu Tá Trần Thế Vinh Thiếu Tá Phan Quang Tuấn Trung úy Trang Văn Thành và đặc biệt Chuẩn Tướng Lưu Kim Cương đã hy sinh khi điều quân tấn công VC tại yếu khu Tân Sơn Nhất dịp Tết Mâu Thân 1968.
Sau hai đợt công kích vào các thành thị miền Nam 1968 ( Tổng công kích Tết Mậu Thân) VC đã chịu tổn thất nặng nề về con người vs2 vũ khí. Đoạn trích thơ Chế Lan Viên ( Nghệ sĩ nhân dân miền Bắc ) đã xác nhận thực trạng:
“ Buổi tối hai ngàn người tỏa xuống đồng bằng. Hôm sau vỏn vẹn ba mươi người không lành lặn trở về” Tình hình chiến sự tạm lắng dịu được vài năm do VC phải rút sâu vào các mật khu vùng rừng núi và biên giới Việt Miên để củng cố lại, phần nữa do cơ sở hạ tần đã bị chính quyền miền Nam phá nát. Chúng thỏa thuận với Hoa Kỳ mở hòa đàm Paris đề mua thời gian chờ cơ hội, theo sách lược “ vừa đánh vừa đàm “ của cộng sản Tàu.
Đoán được ý đồ của địch nên sau đó ở miền Nam, Tướng Đỗ Cao Trí đã khai triển hành quân Toàn Thắng xử dụng các chiến đoàn Thiết giáp, Biệt Động Quân đánh tràn qua biên giới, phối hợp với cuộc hành quân tương tự của Quân Đoàn 4. Tại miền Trung, QK1 hành quân Lam Sơn 719 đánh vào các căn cứ tiếp liệu hậu cần của VC trên đất Lào. Tiếc thay các cuộc hành quân trên đã gặp trở ngại ( Tướng Trí tử trận, Tướng Lãm sắp bị thay thế) nên không đạt được kết quà mong muốn!
Vẩn chưa từ bỏ dã tâm xâm chiếm chiếm miền Nam, đầu sỏ Lê Duẩn đã sang Nga Tàu xin viện trợ và đã nhận về nhiều vũ khí đạn dược tối tân như: Đại pháo 130 -122 ly, chiến xa T54, PT76, súng phòng không 37-100 ly, hỏa tiển Sam 2, SA7. Một mặt chúng cù cưa đàm phán, một mặt âm thầm chuẩn bị binh lương. Mùa hè 1972, chúng đồng loạt tấn công trên 3 mặt trận 1 Bình Long An Lộc QKI 3 2 Kontum thuộc QK2 3 Quảng Trị Thừa Thiên thuộc QK 1. Tuy phải chống cự với địch quân mà lực lượng ít hơn từ 3 đến 5 lần, nhưng quân ta vẫn anh dũng giữ vững vị trí, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Phải ghi nhận sự hổ trợ của không lực Hoa Kỳ rất kịp thời, hữu hiệu bằng các phi xuất B52 đã tiêu diệt các đại đơn vị VC cấp Trung Đoàn, khiến quân ta càng thêm vững tin để chống trả giành chiến thắng.
VÙNG TRỜI HỎA TUYẾN MẶT TRẬN TRỊ THIÊN
Sau khi đại pháo bắn vào các căn cứ QLVNCH, VC tung 3 sư đoàn có chiến xa yểm trợ tràn qua sông Bến Hải, buộc các đơn vị bạn gồm bộ binh, thiết gáp TQLC phải rút dần về Nam. Bên bờ sông Thạch Hản phía Nam, quân ta đã dừng lại, bố trí lực lượng chờ địch, chấp nhận giao tranh mà không bỏ chạy nữa. Trực thăng CH47 của TQLC Hoa Kỳ tờ ngoài biển đã bay nhiều chuyến tiếp tế lương thực và đạn dược cho quân bạn, nhất là sung phóng hỏa tiển chống tank M72 và Tow. Ngày 3 tháng 3 năm 1972 VC đã tiến sát bờ sồng phía Bắc, liên tục pháo kích và dàn chiến xa uy hiếp. Lúc nầy thời tiết rất xấu, A 37 của sư đoàn 1 KQ và F4 F105 của Mỹ không thể yểm trợ. Tướng Trưởng yêu cầu không quân VNCH gởi các skyraider AI-H được biệt phái yểm trợ vùng 1. Thiếu Tá Phi đoàn phó Dương Bá Trác dẫn đầu 16 HI-H lên đường và đáp an toàn xuống Đà Nẵng lúc 17 G, trời vẫn còn u ám, trần mây cao không quá 500’. Đang ổn định chổ ăn nghỉ, chợt một đoàn xe ngừng trước cửa , Chuẩn Tướng Khanh tư lệnh Sư đoàn 1 KQ bước vào bắt tay Thiếu Tá Trác và có đôi lời cùng anh em Pilot: “ Rất hân hạnh chào mừng anh em đến Đà Nẵng Anh em đã rõ lý do mình có mặt ở nơi đây. Hiện tại quân bạn đang chịu áp lực rất nặng của VC. Tư lệnh vùng 1 vừa hay tin các bạn đến nên đã yêu cầu bay yểm trợ khẩn cấp. Với thời tiết thế nầy tôi nghĩ các bạn có quyền từ chối, nhưng trước sự khẩn cấp xin để các bạn tùy nghi” Thiếu Tá Phi đoàn phó xin Chuẩn Tướng Khánh 5’ họp an hem. Ông nói: “ Trước yêu cầu có tính cách sinh tử nầy, tôi xin để anh em tự quyết định. Nói xong, ông nhìn thẳng vào mắt 2 Đại úy Hà & Sang là 2 Pilot nhiều kinh nghiệm nhất. Đại úy Hà nhìn qua Đại úy Sang, nhận được cái gật đầu biểu đồng tình liền giơ tay: “ Tôi và Sang xin bay phi vụ đầu. Tướng Khánh vui mừng trước sự tình nguyện nầy và chúc anh em gặp may mắn. Hai khu trục AI-H rời phi trường lúc gần 6 giờ chiều bầu trời vẫn còn u ám. Đến gần mục tiêu thì thời tiết sáng sủa hơn, tuy vẫn còn mây đen ngoài phía biển xa. Sau khi liên lạc với L19 đang bao vùng, 2 Phi Long đã trút xuống đầu các T54 của VC đang khai hỏa đấu súng với các M48 ta ở bờ sông bên kia. Quân bạn dưới đất reo vang mừng rỡ, phóng hằng loạt trái khói đủ màu để chào mừng các cánh đại bàng đang tiêu diệt quân địch. L19 cho biết có 4 T 54 bi thiêu cháy Đại úy Sang đề nghị và vùng xử dụng Canon 20 ly bắn phá các PT 76 đang núp trong rừng nhưng Đại úy Hà ngăn lại: “ Thôi về đi cha, tối rồi cả ngày tôi chỉ có 1 ổ bánh mỉ thịt với ly cà phê buổi sáng, đói rả ruột đây. Về! Mai làm tiếp”
Những ngày sau đó, các Phi Long tiếp tục quần thảo với các chiến xa VC, đặc biệt có 2 Pilot đã bắn cháy nhiều tank VC nhất là:
Đại úy Trần Thế Vinh (Vinh tồ) 21 chiếc
Đại úy Phan Quang Tuấn( uấn khùng) 17 chiếc
2 anh hùng đã hy sinh sau phi vụ cuối cùng. Đặc biệt Đại úy Tuấn là con của Bác sĩ Quốc Vụ Khanh Phan Quang Đán!
Riêng Thiếu Tá Lê Quốc Hùng ( Hùng Tây Lai) trong phi vụ yểm trợ đã bị phòng không VC bắn rơi, may mắn dù của ông đã bay về phía quân bạn nên được cứu thoát.
Sau gần tháng trời biệt phái hành quân không yềm quân bạn vùng 1 chiến thuật, các Phi Long thuộc PĐ 518 đã tiêu hủy hoặc gây hư hại cho gần 100 tanik VC. Phía Phi đoàn ghi nhận tổn thất:
3AI-H bị bắn rơi
2 Pilot( Vinh & Tuấn ) tử trận
Ngoài ra bên ta còn được không lực Hoa Kỳ yểm trợ mạnh mẻ với các phi tuần B52 gây cho VC thiệt hại nặng nề về quân số nên chúng đành phài ký kết hiệp định Paris vào đầu năm 1973.
Chiến thắng trên các mặt trận mùa hè đỏ lửa đã chứng tỏ sức chiến đấu kiên cường cùng khả năng chịu đựng hy sinh gian khổ của quân lực ta đã xóa tan luận điệu của bọn phản chiến – ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản….Chỉ cần đồng minh Hoa Kỳ hết lòng yểm trơ về tiếp liệu không hải yểm, chúng ta sẽ không có ngày đau thương nhục nhả 30-4-75. Sau đó …Than ôi!!!
NHỮNG QUẢ BOM CBU – 55 TRÊN TRƯỜNG TH/ ĐÔNG HÀ QUÃNG TRỊ
Trước 2 quả CBU-55 được xử dụng trên mặt trận Long Khánh để cứu nguy cho SĐ18 vào những ngày cuối tháng 4/75 đã có 1 phi vụ dùng loại bom nầy để tiêu diệt VC trên mặt trận Quãng Trị. Tác giả xin ghi lại theo lời kể của người trong cuộc Đại úy S 1 Phi Long thuộc PĐ 518 Skyraider: Trên đường tấn công các căn cứ của ta tại Quãng Trị, VC đã chọn trường TH/ Đông Hà làm nơi đóng quân và dưởng quân, cất giữ quân trang quân dụng đạn dược thực phẩm. Để tránh bị phát hiện, chúng vẫn giữ nguyên lá cờ vàng 3 sọc đỏ bay phất phới trên cột cờ giữa sân trường. Tuy nhiên tình báo Hoa Kỳ đã nắm được mọi hoạt động của chúng trong vùng nầy và Tướng Howard Smith Tư lệnh Đệ 7 không lực Hoa kỳ quyết định hành động. Sau khi họp bàn với giới chức cao câp quân sự vùng 1, 2 quả bom CBU-55 đã được chuyển tới Đà Nẳng trang bị trên 2 AI-H. Ngày N, 4 skyraider cất cánh thi hành phi vụ tuyệt mật nầy. Đến mục tiêu sau một vòng quan sát, các Phi Long cho biết vị trí nầy vẫn còn thuộc vế Quốc gia. Phi Công Mỹ bay quan sát trên chiếc OV-10 vẫn cho rằng đây là căn cứ của VC và yêu cầu oanh tạc. Sau vòng quan sát lần 2, các Phi Long đã thấy có rất đông người đang ngồi chật đàng sau một căn nhà đội nón cối quân phục quân BV. Thế là 2 quả bom được thả xuống. Đặc biệt khi còn cách mặt đất khoảng 100’ bom phát ra một vùng ánh sang màu vàng cam, đồng thời phóng ra 3 quả bom con. Sức nổ của bom đã gây chấn động mạnh, tạo lực đẩy chiếc AI-H vọt lên cao. Trước khi rời vùng nhìn xuống mục tiêu, các anh hoảng hổn khi thấy xác người nằm la liệt trong sân trường trong vòng bán kính 500 mét ( Đây còn gọi là bom hơi ngạt, khi nổ sẽ hút hết oxy trong không khí, gây chết người nhưng không phá hũy các công trỉnh xây dựng)
Bọn VC sau đó đã ồn ào lên tiếng phản đối, cho là Mỹ đã xử dụng vũ khí bị cấm, tức vũ khí hóa học.
Sau năm 1975, Tướng Smith đã phải ra điều trần trước Quốc Hội Mỹ và bị kỷ luật giáng cấp từ Trung Tướng xuống Đại Tá. Tuy nhiên đến thời Tổng Thống Reagan ông đã được phục hồi cấp bậc.
Qua đó cho thấy nếu không có bọn chính trị gia ngồi phòng lạnh to mồm láo lếu mà chiến tranh chỉ do các nhà quân sự thuần túy điều hành thì sẽ không có những cảnh dở khóc dở cười như thế !!!
Chính Tướng W Westmoreland cựu Tư Lậnh quân đội Mỹ tại VN, trong lần gặp gỡ Hội cựu Quân Nhân QLVNCH tại Los Angeles vào năm 1986 cho biết: “ Tôi bị trói tay, không được tận lực giúp đở các bạn chiến thắng cuộc chiến vừa qua!!”
Đến nay đã gần ½ thế kỷ trôi qua, cuộc chiến VN đã mờ dần theo dĩ vãng. Bài viết nầy cũng như các bút ký, hồi ký của các chiến hữu QLVNCH chúng ta sẽ giúp cho các thế hệ mai sau hiễu biết them vê bản chất của cuộc chiến ( chống ngoại xâm hay huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt), tính cách người lính Quốc Gia lý do cuộc sống lưu vong xứ người….qua đó, xin thắp nén hương long tưởng nhớ Quân Cán Chính VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến với lời tri ân “ Các anh hùng đã chết để chúng ta được sống “
NGƯƠÌ LÍNH GIÀ XA QUÊ HƯƠNG
Viết theo lời kể của Đại úy S Phi Công khu trục AI-H (Skyraider) Phi Đoàn 518 Sư Đoàn 3 Không Quân