Quê
hương. Hai tiếng ngắn ngủi mà thân thương sâu tận đáy lòng. Hai tiếng mà tốn không biết bao nhiêu bút mực và máu đào. Hai tiếng nhói lòng người và nói không thông dễ gây ra bút chiến và chiến tranh.Tôi
không là nhà chính trị, không là chiến sĩ, không là học giả thi nhân. Tôi chỉ là một bà nhà quê bình thường. Nhưng hai chữ quê hương cứ làm tôi thổn thức mỗi dịp Xuân
về. Tết
năm nay bạn bè tôi và ngay cả em trai tôi cũng về thăm Quê Hương. "Thăm
quê
hương" nghe thật trang trọng và tình nghĩa. Tôi ngồi trước máy. Nhìn những hình ảnh bạn gửi về, em gửi về mà bùi ngùi trong dạ. Quê
hương có phải là những nhà hàng 5,6 sao cao ngất với những bửa ăn bạc triệu, những chai rượu ngoại đắt tiền dành cho nhóm tư bản giàu có. Hay những bà mẹ quê lầm lũi dưới mưa bán từng mẹt rau, bịch cà, trái bắp. Quê
hương có phải là những ngôi nhà bạc tỉ, trang trí nội thất đắt tiền của
những siêu sao chân dài, những đại gia phất lên sau thời mở cửa. Những chiếc giường bạc tỉ khoe khoang, những bức tường dát
vàng. Hay là cái ống cống tối tăm,
những khu nghĩa địa làm nơi dung thân cho những người lao động nghèo khổ. Quê
hương tôi đổi đời để quăng bỏ đi lớp người giàu có, trí thức rởm đời, địa chủ bóc lột.Thay thế bằng một tầng lớp lao động chân thật, công nhân nồng cốt và mọi người bình đẳng không
có lằn ranh giàu nghèo, người bóc lột
người.Thế mà sao bây giờ lằn ranh rõ nét hơn bất cứ nước nào. Có những đám cưới, đám ma khủng dài những xe siêu đẳng. Bên cạnh những người chết không có một mảnh ván hòm để chôn. Quê
hương tôi có phải là những vụ bể nợ hàng trăm tỉ đồng của giới chức bao
che cho nhau. Hay những phiên tòa công an dày đặc. Mà phạm nhân chỉ là
những người muốn xin hai chữ Tự do. Quê
hương tôi có phải là con đường cây xanh ngày xưa. Thấp tháng dáng nhỏ dịu dàng, tà áo dài bay bay trên xe đạp hay velo solex. Hay con đường xe
đen nghịt nối đuôi nhau, mặt mày che
kín mít. Chẳng buồn nói chào chỉ vội vã chen nhau bằng mọi
giá. Quê hương tôi nhiều cái đổi thay, những đổi thay làm người ngoài cuộc mừng vui hớn hở. Người trong cuộc im lặng ngậm ngùi. Ngày
xưa, những người Tàu, người Minh hương, người cắc chú buôn bán rất sầm uất, giàu có chúng tôi rất kính
trọng, thương mến như người
nhà. Bà con mình cả mà. Thế mà bây giờ nói đến người Tàu ai cũng sợ và thù ghét. Họ nói trên quê hương tôi người Tàu tràn lan như một căn bệnh dịch. Như bắt đầu mầm mống cho căn bệnh ung thư để chờ giờ quyết tử cho đất nước. Quê
hương tôi có phải là những nơi tôi đã đến thăm. Những người bạn thời niên thiếu, bây giờ tóc đã nhuộm màu, con đàn cháu
đống. Tình bạn thời đi học
làm cay xè đôi mắt chứ không phải giả dối màu mè. Là những nụ cười vui mừng với hàm răng móm xọm, hay đôi mắt lờ mờ sau làn kính lão. Là những bắt tay nghẹn ngào ấm áp. Là những câu chuyện thương đau của một đời người. Quê
hương tôi là căn nhà từ đường mà gia tộc tôi, những tấm hình người khuất núi ngồi đó cứng ngắt nhìn khói nhang lơ lững bay. Là cái
tháp mà trong đó những nấm tro
tàn bị nhốt trong những hộp vuông vuông, tròn tròn hiu hắt lặng lẽ tối thui. Là vườn trước không còn một cây ăn trái chỉ có những hàng bạch đàn
theo gió lung lay. Là vườn sau trơ những gốc cây già cỗi bị cỏ quấn gai
leo. Là những cây chôm chôm, mít, sầu riêng quá tuổi thọ. Cố cho những trái cuối cùng để đáp lễ với mảnh đất đã ươm mầm ngày nào. Là con suối đã không còn dòng nước chảy. Lớp đất sói mòn hất tung hê cả gốc cây dâu trồng ở giữa vườn. Là tang thương, là mất gốc là xóa nhòa mọi dấu vết thanh bình của những ngày mở đất. Những người bạn tôi chuẩn bị về Quê Hương họ đã sẳn sàng điều gì.Trước tiên là những lời nhắn gửi của bạn bè. Cẩn thận thức ăn. Toàn là độc hại. Đem theo thuốc nghen: Thuốc tiêu chảy, thuốc cảm thuốc...Nói chung phải chuẩn bị đủ thứ
thuốc. Về VN vô tiệm thuốc thì họ gói mấy viên không nhản
hiệu...Coi chừng thuốc giả. Nhớ cẩn thận tiền bạc nghe. Móc túi, cướp giựt ghê lắm đó. Coi chừng xe đụng nghen. Xe lạng đụng bất tử lắm đó. Cẩn thận lời ăn tiếng nói nghe! Coi chừng bị chửi vô lý rồi bị đánh hội đồng. Coi chừng bị lừa. Coi chừng và ..coi chừng. Sao
về thăm Quê hương phải mang hai chữ "Coi chừng"sau lưng và trước mặt vậy trời. Quê hương là những gì tôi thấy để rơi nước mắt, để nhớ ngụt ngụt muốn về và lặng yên để tự nhủ: Có nên không?" Tôi
có sai không khi nhìn về quê hương với đôi mắt ngại ngần như vậy. Thế tôi giải thích thế nào với con đang nhìn về quê cha với tất cả háo hức. Giải thích thế nào với cháu đang bập bẹ học hai chữ Việt Nam. Cắt
nghĩa làm sao để nó nhìn và
hướng về nơi đó với tất cả tự hào. Đừng
nói với tôi quê hương ngày xưa và bây giờ vì đất nước VN vốn dĩ chỉ có một. Là mãnh đất mình sinh ra và lớn lên ở đó. Là nơi chôn nhau cắt rốn là nơi cha mẹ gửi nấm xương tàn. Vậy mà sao khi nghĩ về nơi đó mình lại háo hức, nôn nao xen lẫn nỗi lo và sợ bất trắc. Còn nơi đây chỉ là chỗ tạm dung sao lại thấy quá yêu thương và
thoải mái. Là nơi không sợ bị
mời hỏi giấy tờ. Không sợ mình có nói sai chính sách không? Không sợ bị lường gạt, bị hóa chất độc hại, bị đánh hội đồng. Khi
rời quê hương mình, ngồi lên phi cơ để bay về lại nơi đất nước của người khác tại sao mình lại cảm thấy hết sức nhẹ nhàng, như vừa trút đi gánh nặng.Tại
sao mình lại nhớ quá cái giường quen thuộc, cái phòng vệ sinh sinh hoạt
hằng ngày, con đường sidewalk rợp bóng cây xanh. Nhớ cái ông mỹ đen hàng xóm say "Hi" mỗi buổi sáng. Cái ông Mỹ trắng "Good
Morning" mỗi khi chạy bộ ngang nhà. Mọi thứ thật an bình cho mình cảm nhận sai lệch "Nơi này là quê hương" Từng
tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật. Thêm.
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.