9:12 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

GÀNH XIẾC LÀNG QUÊ - Huỳnh Văn Huê

16 Tháng Hai 20193:19 CH(Xem: 7063)

Truyện năm Kỷ Hợi: GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.đầu) - Huỳnh Văn Huê.


blank
           ( Hình ảnh trên mạng )


Truyện năm Kỷ Hợi: GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ.
   Nơi cái làng quê nhỏ bé, ven một tỉnh lỵ tầm trung... , mỗi năm không biết từ đâu đó có một gánh xiếc sơn đông mãi võ dọn đến trình diễn. Đầu những năm 60, khói lửa chiến tranh chưa lan rộng, cái làng quê phương Nam này có thể nói là còn hưởng được cảnh thanh bình... .
   Như vậy ở làng quê làm sao có rạp hát? Đơn giản thôi, cái rạp chính là ngôi chợ làng cũng nhỏ xíu! Tối đến người ta thắp sáng bằng hai cây đèn  măng - sông, thế là có cái rạp xiếc để mà biểu diễn rồi. 
   Gánh xiếc cũng tính toán hết cả, mùa này việc đồng áng đã xong, sau khi thu hoạch mùa màng, người dân cũng đã có rủng rỉnh chút tiền. Nếu khi đi đến xem xiếc "miễn phí", tiện thể mua vài món thuốc cao đơn hoàn tán, hoặc hàng tiêu dùng là lạ nhưng cần thiết. Được xem xiếc không mất tiền thì mua hàng ủng hộ cho nó... phải lẽ. Mình có vật phẩm để xài, còn gánh xiếc có thu nhập để ... sống!
   Sau bữa cơm chiều thường rất sớm ở làng quê, tiếng trống của gánh xiếc đã bắt đầu giục giã thôi thúc... . Nghe mấy hồi trống, không cần đi ngang, ai cũng biết có gánh xiếc hay gánh hát về làng. Người ta chuyền tai nhau... . Người người, nhiều nhất là đám con nít đã bắt đầu tụ tập... Lần hồi đến chừng hơn 7giờ tối, lượng người đến càng lúc càng đông, đã đủ để có thể bắt đầu cuộc biểu diễn.
   Có màn xiếc bình dân và phổ thông đến mức đến bây giờ ai ai cũng nhớ đó là đi xe đạp một bánh xe, đi vòng vòng, tới lui rồi tăng độ khó bằng cách vừa đạp xe vừa nghiêng người nhặt đồ vật trên mặt đất. 
   Rồi đến màn dùng một que nhỏ như chiếc đũa ngậm trong miệng để giữ thăng bằng mũi gươm nhọn hoắt!
   Tiếng trống vẫn liên hồi giục giã...
   Riêng cái chuyện đánh trống quảng cáo mời gọi người xem cũng có điều thú vị. Thằng nhỏ đánh trống không phải là người của gánh xiếc, nó là người xóm chợ của làng này. Nó vốn... thèm đánh trống! Nhất là cái trống to rất... "ngon" của gánh xiếc. Được dịp nó ra sức đánh trống cho thỏa thích, có khi 2-3 đứa nhỏ còn phải tranh giành nhau nữa kia. Và công việc đánh trống này hoàn toàn không... công! Gánh xiếc chỉ bỏ ra đó một cái trống và một cặp dùi mà không hề tốn một lao động nào.
   Xong hai màn biểu diễn dạo đầu là tới màn... bán thuốc. Người ta quảng cáo một loại thuốc trị đau lưng nhức mỏi. Đúng thời điểm quá đi chứ, sau một vụ mùa vất vả mà!
   Thoạt tiên họ cho mời một người trung niên trong đám đông ra, sau khi thăm hỏi vài câu rồi yêu cầu người đó vén áo đưa lưng ra. Cũng anh chàng biểu diễn xe đạp một bánh khi nãy bây giờ trở thành... thầy thuốc! Anh ta thoa thuốc vào lưng khách mời. Tiếp theo anh ta dùng một cái... muỗng, cạo từ trên xuống dọc sóng lưng. Thật ghê rợn! Thuốc biến thành màu đỏ bầm như máu và được người ta nói là đó là máu độc, đã được hút ra ngoài, như thế bệnh mới khỏi (!?) Mọi người xung quanh - dù có khi đã xem qua tiết mục này rồi - đều ồ lên kinh ngạc và thán phục công hiệu của... thuốc thần !! 
   Nhưng đó là câu chuyện xa xưa đã hơn nửa thế kỷ rồi. Bây giờ dân trí đã khác xưa. Ai cũng biết đó là do phản ứng giữa hai hóa chất với nhau thôi, một học sinh trung học phổ thông cũng biết rõ. Xem thế dân trí thật là quan trọng, người ta chỉ gạt được khi dân trí còn thấp mà thôi! Nên bây giờ đâu ai còn "diễn" trò này. Nhất là bây giờ mà còn đem trò này bày ra để quảng cáo bán thuốc thì sẽ bị pháp luật xử lý ngay. Có chăng là phải ra một công ty dược lớn, có tên tuổi rồi nhờ nhiều đầu mối quan hệ để ra những thứ thuốc cao cấp, tối cần thiết như là báo chí đã đưa tin: vụ thuốc trị ung thư giả !!
   Trở lại màn bán thuốc trị đau lưng nhức mỏi vừa được quảng cáo thật kỳ công kể trên. Những người nông dân sau một vụ mùa vất vả, những lao động đi làm ăn xa xứ mới trở về quê chuẩn bị ăn Tết... Chính những người này là giơ tay mua thuốc nhiều nhất! Đương nhiên là như thế!
   Để thêm phần hào hứng, thuốc được người của gánh xiếc trao cho khách, nhưng "người thu ngân" lại là một... con heo. Tất nhiên phải có người giám sát kỹ hình thức thanh toán này. Bằng chứng là anh chàng bán thuốc tay trao thuốc, mắt luôn đảo nhìn xuống con heo đi cạnh mình, miệng thì dẽo nhẹo luôn nói: cô bác mua thuốc và nếu thấy đoàn diễn hay và con heo... dễ thương thì cho... thêm ít nhiều thì đoàn cũng cảm ơn!
   Thường các đoàn xiếc khác dùng khỉ để diễn trò và thu tiền. Nhưng đoàn xiếc này quả là độc đáo khi dùng "thu ngân" là một ... con heo!
   Con heo được đặt tên Đỏ, có lẽ chỉ ông bầu gánh xiếc mới có quyền này. Con Đỏ được huấn luyện chỉ có mỗi một việc mang trên lưng một cái rổ sâu, giống như con ngựa mang yên vậy... Con Đỏ chắc được cưng và chăm sóc chu đáo đầy đủ lắm. Da vẻ nó sạch bóng và trắng hồng như sáp đèn cầy. Người nó tròn ủm nung núc những mỡ. Dáng đi dạn dĩ đầy tự tin và không e ngại đám đông, bộ óc heo giúp nó đủ để hiểu những người này có bổn phận phải đưa tiền cho nó. Nó được chỉ dạy phải làm bấy nhiêu thôi để được sung sướng tấm thân... heo.
   Những người lao động nông thôn hiền lành chất phác, họ nghĩ đơn sơ: đã xem xiếc không tốn tiền, lại mua được "thuốc hay" để trị bệnh như vậy tiếc gì không đưa thêm mấy đồng bạc lẽ! Chắc rằng ông bầu gánh xiếc cũng biết như vậy qua việc kiểm lượng thuốc bán ra và lượng tiền thu vào. Và số tiền chênh lệch không phải ít, chính vì vậy nên người ta hiểu vì sao mấy nhân viên đoàn xiếc - và kể cả ông bầu nữa - nâng niu con heo tên Đỏ lắm!
   Sau khi thấy có vẻ đã hết người mua rầm rộ như ban đầu, người chủ trò của gánh xiếc ra lệnh cho con Đỏ đem rổ tiền vào cho ông bầu. Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền... . ( còn tiếp )
 
Hùynh Văn Huê ( 25-1-2019 )

Truyện năm Kỷ Hợi : GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.cuối) - Huỳnh Văn Huê.


blank

               ( Hình trên mạng )
 ... Sau khi thấy có vẻ đã hết người mua rầm rộ như ban đầu, người chủ trò của gánh xiếc ra lệnh cho con Đỏ đem rổ tiền vào cho ông bầu. Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền... .
   Một điều có lẽ khá bất ngờ nơi đoàn xiếc này là người thu tiền cuối cùng là một... ông bầu ( thay gì bà bầu như thường thấy nơi vài đoàn khác ). Ông ta ngồi hơi khuất phía sau, mặc một bộ py ja ma không còn mới và hơi luộm thuộm. Nhưng không sao, ông ta là người quyền uy nhất và cũng... giàu có nhất trong "giang sơn" của ông là gánh xiếc, vì ông ta mới chính là chủ mà. Ông ta sai khiến tất cả mọi người. Mọi quyết định là từ ông ta mà ra... , nên phải kiếm được tiền ông ta mới làm bầu và dẫn đoàn xiếc đi biểu diễn đó đây chứ !?
   Chuyện biểu diễn : đã có dàn "diễn viên" mà ông đã tuyển dụng và trả lương rồi. Lực lượng nhân viên dàn cảnh ông cũng lo sẵn đâu đó rồi. Tóm lại chỉ có ông là người xứng đáng nắm giữ hết tất cả.
   Ông ngồi đó đâu phải ngồi chơi, ông ngồi chỗ khuất, quan sát những khách hàng của ông, trong khi họ chỉ tập trung vào các diễn viên, trò biểu diễn, hàng hóa bày bán... . Ông quyết định trò nào nên diễn, hàng hóa nào nên mang thêm ra để... hốt bạc !!
   Ông ngồi đó, thấy con Đỏ mang rổ tiền vào kha khá, ông nhếch miệng cười. Nụ cười mãn nguyện để lộ đến 3-4 cái... răng (bọc) vàng, nhìn sáng chói dưới ánh đèn măng-sông, tuy nhiên dường như không được sạch sẽ cho lắm !
   Các màn xiếc vẫn tiếp tục...
   Hàng hóa, thuốc cao đơn (dỏm) vẫn được bán...
   Con heo tên Đỏ vẫn đều đặn ra vào mang tiền vô cho ông bầu...
   Thời gian qua mau... , hơn 10 giờ đêm ở cái làng quê chưa có điện đóm này như vậy là khuya khoắc lắm rồi... .
   Con heo mang tiền lần cuối của đêm biểu diễn hôm nay vào cho ông bầu. Ông vẫn với cái miệng cười nhếch mép khoe... răng vàng và đặc biệt lần này ông thưởng ngay cho con heo "thu ngân" một ổ bánh mì nhận thịt !!!
  Mấy đứa trẻ nhà quê nghèo khó thiếu thốn nhìn mà thèm thuồng. Trời đất !? Làm con heo mà... sướng như vậy à? Tụi nhỏ còn chưa biết con Đỏ được một anh dàn cảnh (cho các buổi diễn) kiêm luôn công việc tắm rửa ăn uống cho nó. Ông bầu biết rất rõ là ngoại hình con Đỏ có tươi tốt đẹp đẽ, thân thể nó có sạch sẽ người ta mới hứng thú bỏ tiền vô cái rổ nó mang trên lưng chứ ! Nó được ông bầu coi như là... "bộ mặt" của đoàn xiếc vậy. Nó tuy là heo nhưng không ăn cám mà là ăn cơm, có rau, có thịt có cá đàng hoàng, ngang tiêu chuẩn của đám "lính" ông bầu. (Riêng ông bầu gánh xiếc có lẽ phải có tiêu chuẩn cao hơn rồi).
   Có một chuyện bí mật ít người biết, e rằng chỉ có đám con nít nhà quê tò mò tọc mạch nên biết được. Đó là trên chiếc xe tải cũ kỹ của gánh xiếc còn có một cái củi nhốt một con... heo nhỏ nữa. Thì ra đầu óc ông bầu quả... siêu ! Ông lo xa và chuẩn bị sẵn một lực lượng hậu bị !... .
   Được mấy ngày thì gánh xiếc dọn đi nơi khác. Nơi đây "thị trường đã bảo hòa" rồi. Người ta hẹn qua Tết vào tháng giêng (... là tháng ăn chơi ) sẽ quay lại. Ngoài những tiếc mục cũ còn có nhiều mục mới, đặc biệt có trò chơi lô tô.
   Qua Tết như đã hẹn, đoàn xiếc quay trở lại... .
   Tới màn gom tiền, con heo ủn ỉn đi ra, chỉ khoảng gần một tháng mà con Đỏ thay đổi thấy rõ. Nó bây giờ mập ú, đôi mắt... heo của nó vốn ti hí, giờ càng ti hí hơn. Vậy là cũng đủ biết ông bầu vừa qua đã làm ăn thắng lợi lớn.
   Có lẽ trước buổi diễn nó đã được tắm rửa kỹ càng, người ta còn nghe thoảng một mùi nước hoa bình dân-cũng là sản phẩm gánh xiếc rao bán-khi nó xuất hiện. Đặc biệt cái rổ trên lưng dường như được thay với kích thước lớn hơn cho xứng với vóc dáng hiện thời của nó.
   Các màn trình diễn từ lâu nay đều bình thường, duy có doanh thu bán hàng sụt giảm phần nào. Ông bầu kỳ vọng rất nhiều vào màn lô tô. Nhân viên của ông được lệnh "tập luyện" thật kỹ.
   Nhưng... . Đến màn lô tô xui xẻo thế nào mà khách hàng thắng cuộc nhiều quá ! Có nghĩa là về phía gánh xiếc, người tổ chức lô tô bị thua. Chuyện khá ngược đời ! Ông bầu đã quá chủ quan, xem thường những người dân quê mùa nơi đây. Bây giờ thì đã muộn rồi. Có lẽ gặp "cao thủ" từ nơi khác đến, họ có kinh nghiệm và nắm... "thóp" được mánh lới gian lận trong trò lô tô của ông! Người của gánh xiếc đã không qua mặt họ được như đối với dân làng thật thà chất phác... .
   Món cao đơn hoàn tán bán cũng không được bao nhiêu. Gánh xiếc thất thu lại còn thua lỗ nặng vì trò lô tô !!!
   Ông bầu vẫn ngồi trong góc như lâu nay, trước mặt là chai la-ve (bia)con cọp 650ml. Trên mặt cái bàn nhỏ không thấy có mồi. Dưới chân bàn thấy đã có 2 cái vỏ chai... . Sức chứa của cơ thể ông ta cũng đáng nể đó chứ !
   Con Đỏ dường như... hiểu (!?) ý, nó rụt rè rồi lơn tơn chạy vào với cái rổ nhẹ tênh thưa thớt mấy đồng tiền. Ông bầu gom và đếm tiền, miệng ông ta không cười, chỉ nhếch chút xíu môi gầm gừ... . Mấy cái răng vàng lại được dịp... lóe sáng... .
   Tội nghiệp ! Con heo theo thói quen, vô tư đứng chờ ổ bánh mì nhận thịt. Có lẽ đầu óc nó nghĩ rằng từ chiều đến giờ nó vẫn "lao động" như mọi khi, chuyện lỗ lãi nó đâu có trách nhiệm, nó chỉ đi thu tiền cho ông bầu thôi !... . Ông bầu chính là người chịu trách nhiệm chứ! 
   Riêng ông bầu thì ... khác... . Nhìn thấy con heo đứng đó, ông gầm lên... . Tiện tay ông lấy cái vỏ chai bia ném vào con vật đáng thương tội nghiệp.
   Dù có lớp da, lớp mỡ, lớp thịt bảo vệ nhưng cái vỏ chai la-ve bằng thủy tinh vẫn làm nó đau lắm, nhưng chính cái nỗi hoảng sợ còn lớn hơn nhiều. Con Đỏ trong lúc ấy lại chạy ngược trở ra sân diễn. Nó xô ngã mấy đạo cụ, ngã luôn cái bàn nhỏ để lỉnh kỉnh thuốc men, hàng hóa rao bán (mà chưa hết!)... . Đã hết đâu, trong tình cảnh thê thảm như vậy nó còn chạy vòng vòng trong sân với tiếng kêu la đặc biệt của giống loài chính nó và tệ hại hơn nó vừa chạy vừa phóng uế ra thứ phân lỏng rải rác khắp sân !!!...
   Ông bầu không phải hét mà gầm lên ghê rợn như chúa sơn lâm : " D...ẹ...p... ngay đi !... ".
   Người "MC" nhanh trí xin lỗi mọi người và sau đó cùng những nhân viên từ từ thu dọn... .
   Vì mới diễn có một ngày đầu, ông bầu quyết định tiếp tục ở lại nơi này vài ngày nữa. Chắc ông đã nghĩ ra cách gỡ gạc... .
   Trưa hôm sau, ông ăn cơm riêng (với tiêu chuẩn cao như từ trước đến giờ !), trên bàn ăn riêng của ông, ngoài mấy chai la-ve còn có một cái đùi heo tơ quay vàng ngậy. Ngoài ông ra, không ai được hưởng món này đâu, dù chỉ miếng da dính chút mỡ !
   Một người trong gánh xiếc tiết lộ: ngay đêm đó con heo Đỏ đã được bán không chút xót thương cho một lò quay heo địa phương. Ông bầu nằng nặc đòi phải được mua lại cái giò để ông uống la-ve (... cho hả giận !?).
   Rồi cũng đến lúc như vậy thôi. Vòng đời con heo nào cũng kết thúc nơi lò mổ, nhưng con Đỏ đã tận tụy phục vụ ông mà, và nó vẫn còn mạnh khỏe siêng năng tiếp tục công việc mà ?!... . Cái cách ông bầu xuống tay giết con Đỏ và còn uống la-ve bằng  xương thịt của chính nó thật nhẫn tâm vô cùng !!!
   Ông ngồi đó , cái miệng bóng lưỡng lóe sáng răng vàng khi ngoạm từng miếng đùi heo tơ quay. Ông nuốt ực từng ngụm bia lớn với gương mặt bình thản tự tin. Phải rồi, ông đã có lực lượng dự bị rồi, con heo - nghe đâu tên Vàng - được nuôi và huấn luyện sẵn ngoài thùng xe tải sẽ thay thế con Đỏ để tiếp tục gom tiền cho ông! Rồi tiếp theo sau con Vàng lại sẽ có con Tiền con Bạc nào đó với cái tên do ông đặt ra thôi...  ./. ( HẾT )
HUỲNH VĂN HUÊ ( 25/01/2019 )

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11298)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10885)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13091)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11011)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13314)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12475)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12575)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11959)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15005)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11725)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10658)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10921)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11131)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9948)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11413)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11153)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13864)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10771)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11446)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10222)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12778)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12031)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18005)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12921)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11744)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11978)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12218)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13052)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12509)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12378)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19057)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12831)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11754)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11576)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12178)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12194)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12194)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12119)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12309)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11802)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13233)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11263)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12319)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11399)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13307)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11058)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 12987)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11796)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12945)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17822)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...