5:20 CH
Thứ Năm
28
Tháng Ba
2024

GÀNH XIẾC LÀNG QUÊ - Huỳnh Văn Huê

16 Tháng Hai 20193:19 CH(Xem: 6952)

Truyện năm Kỷ Hợi: GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.đầu) - Huỳnh Văn Huê.


blank
           ( Hình ảnh trên mạng )


Truyện năm Kỷ Hợi: GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ.
   Nơi cái làng quê nhỏ bé, ven một tỉnh lỵ tầm trung... , mỗi năm không biết từ đâu đó có một gánh xiếc sơn đông mãi võ dọn đến trình diễn. Đầu những năm 60, khói lửa chiến tranh chưa lan rộng, cái làng quê phương Nam này có thể nói là còn hưởng được cảnh thanh bình... .
   Như vậy ở làng quê làm sao có rạp hát? Đơn giản thôi, cái rạp chính là ngôi chợ làng cũng nhỏ xíu! Tối đến người ta thắp sáng bằng hai cây đèn  măng - sông, thế là có cái rạp xiếc để mà biểu diễn rồi. 
   Gánh xiếc cũng tính toán hết cả, mùa này việc đồng áng đã xong, sau khi thu hoạch mùa màng, người dân cũng đã có rủng rỉnh chút tiền. Nếu khi đi đến xem xiếc "miễn phí", tiện thể mua vài món thuốc cao đơn hoàn tán, hoặc hàng tiêu dùng là lạ nhưng cần thiết. Được xem xiếc không mất tiền thì mua hàng ủng hộ cho nó... phải lẽ. Mình có vật phẩm để xài, còn gánh xiếc có thu nhập để ... sống!
   Sau bữa cơm chiều thường rất sớm ở làng quê, tiếng trống của gánh xiếc đã bắt đầu giục giã thôi thúc... . Nghe mấy hồi trống, không cần đi ngang, ai cũng biết có gánh xiếc hay gánh hát về làng. Người ta chuyền tai nhau... . Người người, nhiều nhất là đám con nít đã bắt đầu tụ tập... Lần hồi đến chừng hơn 7giờ tối, lượng người đến càng lúc càng đông, đã đủ để có thể bắt đầu cuộc biểu diễn.
   Có màn xiếc bình dân và phổ thông đến mức đến bây giờ ai ai cũng nhớ đó là đi xe đạp một bánh xe, đi vòng vòng, tới lui rồi tăng độ khó bằng cách vừa đạp xe vừa nghiêng người nhặt đồ vật trên mặt đất. 
   Rồi đến màn dùng một que nhỏ như chiếc đũa ngậm trong miệng để giữ thăng bằng mũi gươm nhọn hoắt!
   Tiếng trống vẫn liên hồi giục giã...
   Riêng cái chuyện đánh trống quảng cáo mời gọi người xem cũng có điều thú vị. Thằng nhỏ đánh trống không phải là người của gánh xiếc, nó là người xóm chợ của làng này. Nó vốn... thèm đánh trống! Nhất là cái trống to rất... "ngon" của gánh xiếc. Được dịp nó ra sức đánh trống cho thỏa thích, có khi 2-3 đứa nhỏ còn phải tranh giành nhau nữa kia. Và công việc đánh trống này hoàn toàn không... công! Gánh xiếc chỉ bỏ ra đó một cái trống và một cặp dùi mà không hề tốn một lao động nào.
   Xong hai màn biểu diễn dạo đầu là tới màn... bán thuốc. Người ta quảng cáo một loại thuốc trị đau lưng nhức mỏi. Đúng thời điểm quá đi chứ, sau một vụ mùa vất vả mà!
   Thoạt tiên họ cho mời một người trung niên trong đám đông ra, sau khi thăm hỏi vài câu rồi yêu cầu người đó vén áo đưa lưng ra. Cũng anh chàng biểu diễn xe đạp một bánh khi nãy bây giờ trở thành... thầy thuốc! Anh ta thoa thuốc vào lưng khách mời. Tiếp theo anh ta dùng một cái... muỗng, cạo từ trên xuống dọc sóng lưng. Thật ghê rợn! Thuốc biến thành màu đỏ bầm như máu và được người ta nói là đó là máu độc, đã được hút ra ngoài, như thế bệnh mới khỏi (!?) Mọi người xung quanh - dù có khi đã xem qua tiết mục này rồi - đều ồ lên kinh ngạc và thán phục công hiệu của... thuốc thần !! 
   Nhưng đó là câu chuyện xa xưa đã hơn nửa thế kỷ rồi. Bây giờ dân trí đã khác xưa. Ai cũng biết đó là do phản ứng giữa hai hóa chất với nhau thôi, một học sinh trung học phổ thông cũng biết rõ. Xem thế dân trí thật là quan trọng, người ta chỉ gạt được khi dân trí còn thấp mà thôi! Nên bây giờ đâu ai còn "diễn" trò này. Nhất là bây giờ mà còn đem trò này bày ra để quảng cáo bán thuốc thì sẽ bị pháp luật xử lý ngay. Có chăng là phải ra một công ty dược lớn, có tên tuổi rồi nhờ nhiều đầu mối quan hệ để ra những thứ thuốc cao cấp, tối cần thiết như là báo chí đã đưa tin: vụ thuốc trị ung thư giả !!
   Trở lại màn bán thuốc trị đau lưng nhức mỏi vừa được quảng cáo thật kỳ công kể trên. Những người nông dân sau một vụ mùa vất vả, những lao động đi làm ăn xa xứ mới trở về quê chuẩn bị ăn Tết... Chính những người này là giơ tay mua thuốc nhiều nhất! Đương nhiên là như thế!
   Để thêm phần hào hứng, thuốc được người của gánh xiếc trao cho khách, nhưng "người thu ngân" lại là một... con heo. Tất nhiên phải có người giám sát kỹ hình thức thanh toán này. Bằng chứng là anh chàng bán thuốc tay trao thuốc, mắt luôn đảo nhìn xuống con heo đi cạnh mình, miệng thì dẽo nhẹo luôn nói: cô bác mua thuốc và nếu thấy đoàn diễn hay và con heo... dễ thương thì cho... thêm ít nhiều thì đoàn cũng cảm ơn!
   Thường các đoàn xiếc khác dùng khỉ để diễn trò và thu tiền. Nhưng đoàn xiếc này quả là độc đáo khi dùng "thu ngân" là một ... con heo!
   Con heo được đặt tên Đỏ, có lẽ chỉ ông bầu gánh xiếc mới có quyền này. Con Đỏ được huấn luyện chỉ có mỗi một việc mang trên lưng một cái rổ sâu, giống như con ngựa mang yên vậy... Con Đỏ chắc được cưng và chăm sóc chu đáo đầy đủ lắm. Da vẻ nó sạch bóng và trắng hồng như sáp đèn cầy. Người nó tròn ủm nung núc những mỡ. Dáng đi dạn dĩ đầy tự tin và không e ngại đám đông, bộ óc heo giúp nó đủ để hiểu những người này có bổn phận phải đưa tiền cho nó. Nó được chỉ dạy phải làm bấy nhiêu thôi để được sung sướng tấm thân... heo.
   Những người lao động nông thôn hiền lành chất phác, họ nghĩ đơn sơ: đã xem xiếc không tốn tiền, lại mua được "thuốc hay" để trị bệnh như vậy tiếc gì không đưa thêm mấy đồng bạc lẽ! Chắc rằng ông bầu gánh xiếc cũng biết như vậy qua việc kiểm lượng thuốc bán ra và lượng tiền thu vào. Và số tiền chênh lệch không phải ít, chính vì vậy nên người ta hiểu vì sao mấy nhân viên đoàn xiếc - và kể cả ông bầu nữa - nâng niu con heo tên Đỏ lắm!
   Sau khi thấy có vẻ đã hết người mua rầm rộ như ban đầu, người chủ trò của gánh xiếc ra lệnh cho con Đỏ đem rổ tiền vào cho ông bầu. Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền... . ( còn tiếp )
 
Hùynh Văn Huê ( 25-1-2019 )

Truyện năm Kỷ Hợi : GÁNH XIẾC LÀNG QUÊ (p.cuối) - Huỳnh Văn Huê.


blank

               ( Hình trên mạng )
 ... Sau khi thấy có vẻ đã hết người mua rầm rộ như ban đầu, người chủ trò của gánh xiếc ra lệnh cho con Đỏ đem rổ tiền vào cho ông bầu. Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền... .
   Một điều có lẽ khá bất ngờ nơi đoàn xiếc này là người thu tiền cuối cùng là một... ông bầu ( thay gì bà bầu như thường thấy nơi vài đoàn khác ). Ông ta ngồi hơi khuất phía sau, mặc một bộ py ja ma không còn mới và hơi luộm thuộm. Nhưng không sao, ông ta là người quyền uy nhất và cũng... giàu có nhất trong "giang sơn" của ông là gánh xiếc, vì ông ta mới chính là chủ mà. Ông ta sai khiến tất cả mọi người. Mọi quyết định là từ ông ta mà ra... , nên phải kiếm được tiền ông ta mới làm bầu và dẫn đoàn xiếc đi biểu diễn đó đây chứ !?
   Chuyện biểu diễn : đã có dàn "diễn viên" mà ông đã tuyển dụng và trả lương rồi. Lực lượng nhân viên dàn cảnh ông cũng lo sẵn đâu đó rồi. Tóm lại chỉ có ông là người xứng đáng nắm giữ hết tất cả.
   Ông ngồi đó đâu phải ngồi chơi, ông ngồi chỗ khuất, quan sát những khách hàng của ông, trong khi họ chỉ tập trung vào các diễn viên, trò biểu diễn, hàng hóa bày bán... . Ông quyết định trò nào nên diễn, hàng hóa nào nên mang thêm ra để... hốt bạc !!
   Ông ngồi đó, thấy con Đỏ mang rổ tiền vào kha khá, ông nhếch miệng cười. Nụ cười mãn nguyện để lộ đến 3-4 cái... răng (bọc) vàng, nhìn sáng chói dưới ánh đèn măng-sông, tuy nhiên dường như không được sạch sẽ cho lắm !
   Các màn xiếc vẫn tiếp tục...
   Hàng hóa, thuốc cao đơn (dỏm) vẫn được bán...
   Con heo tên Đỏ vẫn đều đặn ra vào mang tiền vô cho ông bầu...
   Thời gian qua mau... , hơn 10 giờ đêm ở cái làng quê chưa có điện đóm này như vậy là khuya khoắc lắm rồi... .
   Con heo mang tiền lần cuối của đêm biểu diễn hôm nay vào cho ông bầu. Ông vẫn với cái miệng cười nhếch mép khoe... răng vàng và đặc biệt lần này ông thưởng ngay cho con heo "thu ngân" một ổ bánh mì nhận thịt !!!
  Mấy đứa trẻ nhà quê nghèo khó thiếu thốn nhìn mà thèm thuồng. Trời đất !? Làm con heo mà... sướng như vậy à? Tụi nhỏ còn chưa biết con Đỏ được một anh dàn cảnh (cho các buổi diễn) kiêm luôn công việc tắm rửa ăn uống cho nó. Ông bầu biết rất rõ là ngoại hình con Đỏ có tươi tốt đẹp đẽ, thân thể nó có sạch sẽ người ta mới hứng thú bỏ tiền vô cái rổ nó mang trên lưng chứ ! Nó được ông bầu coi như là... "bộ mặt" của đoàn xiếc vậy. Nó tuy là heo nhưng không ăn cám mà là ăn cơm, có rau, có thịt có cá đàng hoàng, ngang tiêu chuẩn của đám "lính" ông bầu. (Riêng ông bầu gánh xiếc có lẽ phải có tiêu chuẩn cao hơn rồi).
   Có một chuyện bí mật ít người biết, e rằng chỉ có đám con nít nhà quê tò mò tọc mạch nên biết được. Đó là trên chiếc xe tải cũ kỹ của gánh xiếc còn có một cái củi nhốt một con... heo nhỏ nữa. Thì ra đầu óc ông bầu quả... siêu ! Ông lo xa và chuẩn bị sẵn một lực lượng hậu bị !... .
   Được mấy ngày thì gánh xiếc dọn đi nơi khác. Nơi đây "thị trường đã bảo hòa" rồi. Người ta hẹn qua Tết vào tháng giêng (... là tháng ăn chơi ) sẽ quay lại. Ngoài những tiếc mục cũ còn có nhiều mục mới, đặc biệt có trò chơi lô tô.
   Qua Tết như đã hẹn, đoàn xiếc quay trở lại... .
   Tới màn gom tiền, con heo ủn ỉn đi ra, chỉ khoảng gần một tháng mà con Đỏ thay đổi thấy rõ. Nó bây giờ mập ú, đôi mắt... heo của nó vốn ti hí, giờ càng ti hí hơn. Vậy là cũng đủ biết ông bầu vừa qua đã làm ăn thắng lợi lớn.
   Có lẽ trước buổi diễn nó đã được tắm rửa kỹ càng, người ta còn nghe thoảng một mùi nước hoa bình dân-cũng là sản phẩm gánh xiếc rao bán-khi nó xuất hiện. Đặc biệt cái rổ trên lưng dường như được thay với kích thước lớn hơn cho xứng với vóc dáng hiện thời của nó.
   Các màn trình diễn từ lâu nay đều bình thường, duy có doanh thu bán hàng sụt giảm phần nào. Ông bầu kỳ vọng rất nhiều vào màn lô tô. Nhân viên của ông được lệnh "tập luyện" thật kỹ.
   Nhưng... . Đến màn lô tô xui xẻo thế nào mà khách hàng thắng cuộc nhiều quá ! Có nghĩa là về phía gánh xiếc, người tổ chức lô tô bị thua. Chuyện khá ngược đời ! Ông bầu đã quá chủ quan, xem thường những người dân quê mùa nơi đây. Bây giờ thì đã muộn rồi. Có lẽ gặp "cao thủ" từ nơi khác đến, họ có kinh nghiệm và nắm... "thóp" được mánh lới gian lận trong trò lô tô của ông! Người của gánh xiếc đã không qua mặt họ được như đối với dân làng thật thà chất phác... .
   Món cao đơn hoàn tán bán cũng không được bao nhiêu. Gánh xiếc thất thu lại còn thua lỗ nặng vì trò lô tô !!!
   Ông bầu vẫn ngồi trong góc như lâu nay, trước mặt là chai la-ve (bia)con cọp 650ml. Trên mặt cái bàn nhỏ không thấy có mồi. Dưới chân bàn thấy đã có 2 cái vỏ chai... . Sức chứa của cơ thể ông ta cũng đáng nể đó chứ !
   Con Đỏ dường như... hiểu (!?) ý, nó rụt rè rồi lơn tơn chạy vào với cái rổ nhẹ tênh thưa thớt mấy đồng tiền. Ông bầu gom và đếm tiền, miệng ông ta không cười, chỉ nhếch chút xíu môi gầm gừ... . Mấy cái răng vàng lại được dịp... lóe sáng... .
   Tội nghiệp ! Con heo theo thói quen, vô tư đứng chờ ổ bánh mì nhận thịt. Có lẽ đầu óc nó nghĩ rằng từ chiều đến giờ nó vẫn "lao động" như mọi khi, chuyện lỗ lãi nó đâu có trách nhiệm, nó chỉ đi thu tiền cho ông bầu thôi !... . Ông bầu chính là người chịu trách nhiệm chứ! 
   Riêng ông bầu thì ... khác... . Nhìn thấy con heo đứng đó, ông gầm lên... . Tiện tay ông lấy cái vỏ chai bia ném vào con vật đáng thương tội nghiệp.
   Dù có lớp da, lớp mỡ, lớp thịt bảo vệ nhưng cái vỏ chai la-ve bằng thủy tinh vẫn làm nó đau lắm, nhưng chính cái nỗi hoảng sợ còn lớn hơn nhiều. Con Đỏ trong lúc ấy lại chạy ngược trở ra sân diễn. Nó xô ngã mấy đạo cụ, ngã luôn cái bàn nhỏ để lỉnh kỉnh thuốc men, hàng hóa rao bán (mà chưa hết!)... . Đã hết đâu, trong tình cảnh thê thảm như vậy nó còn chạy vòng vòng trong sân với tiếng kêu la đặc biệt của giống loài chính nó và tệ hại hơn nó vừa chạy vừa phóng uế ra thứ phân lỏng rải rác khắp sân !!!...
   Ông bầu không phải hét mà gầm lên ghê rợn như chúa sơn lâm : " D...ẹ...p... ngay đi !... ".
   Người "MC" nhanh trí xin lỗi mọi người và sau đó cùng những nhân viên từ từ thu dọn... .
   Vì mới diễn có một ngày đầu, ông bầu quyết định tiếp tục ở lại nơi này vài ngày nữa. Chắc ông đã nghĩ ra cách gỡ gạc... .
   Trưa hôm sau, ông ăn cơm riêng (với tiêu chuẩn cao như từ trước đến giờ !), trên bàn ăn riêng của ông, ngoài mấy chai la-ve còn có một cái đùi heo tơ quay vàng ngậy. Ngoài ông ra, không ai được hưởng món này đâu, dù chỉ miếng da dính chút mỡ !
   Một người trong gánh xiếc tiết lộ: ngay đêm đó con heo Đỏ đã được bán không chút xót thương cho một lò quay heo địa phương. Ông bầu nằng nặc đòi phải được mua lại cái giò để ông uống la-ve (... cho hả giận !?).
   Rồi cũng đến lúc như vậy thôi. Vòng đời con heo nào cũng kết thúc nơi lò mổ, nhưng con Đỏ đã tận tụy phục vụ ông mà, và nó vẫn còn mạnh khỏe siêng năng tiếp tục công việc mà ?!... . Cái cách ông bầu xuống tay giết con Đỏ và còn uống la-ve bằng  xương thịt của chính nó thật nhẫn tâm vô cùng !!!
   Ông ngồi đó , cái miệng bóng lưỡng lóe sáng răng vàng khi ngoạm từng miếng đùi heo tơ quay. Ông nuốt ực từng ngụm bia lớn với gương mặt bình thản tự tin. Phải rồi, ông đã có lực lượng dự bị rồi, con heo - nghe đâu tên Vàng - được nuôi và huấn luyện sẵn ngoài thùng xe tải sẽ thay thế con Đỏ để tiếp tục gom tiền cho ông! Rồi tiếp theo sau con Vàng lại sẽ có con Tiền con Bạc nào đó với cái tên do ông đặt ra thôi...  ./. ( HẾT )
HUỲNH VĂN HUÊ ( 25/01/2019 )

 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Tư 2014(Xem: 10413)
Canh hến sao bây giờ ăn thấy rất đậm đà. Và cũng hình như có những giọt nước mắt của tôi đang rơi vào chén cơm canh hến của mình.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 10925)
Tôi đã thấy lại quê hương qua bóng dáng Mẹ tôi, Chị tôi, Bạn tôi và rất nhiều sắc màu thân thương của hình ảnh những nơi mà tôi đã xa cách từ lâu
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13717)
anh chị vẫn mĩm cười, tiếp tục dìu nhau trên hành trình của cuộc đời còn lại, dù ngay cả trong tận cùng cơn đau kinh hoàng của thể xác…
31 Tháng Ba 2014(Xem: 13515)
Nếu mùa Xuân bên này còn tuyết sẽ nhắc tôi nhớ bên kia là mùa hoa bưởi. Phải chi có ai gửi cho tôi cành hoa bưởi trắng từ quê nhà
29 Tháng Ba 2014(Xem: 10510)
Anh nói rằng: Nếu nàng làm được các công việc khó khăn này thì mới chứng tỏ là nàng thực sự yêu anh
28 Tháng Ba 2014(Xem: 9384)
Cảm thương con ta cho con toại nguyện. Ta cho nó bên con không rời xa nửa bước.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10675)
Nhưng sự xót xa, nuối tiếc nào đối với cha mẹ mình giờ cũng đều muộn màng, vì các Người đã ra đi, đi mãi không bao giờ về nữa.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 10496)
Ông cảm thấy cổ họng mình nghẹn lại. Ngực ông phản ứng bằng một cái nấc khô khốc và hầu như chung quanh ông không có một chút dưỡng khí nào!
21 Tháng Ba 2014(Xem: 9822)
Trẻ già hai tuổi lòng như một. Tết đến, trao nhau lời chúc mừng Tổ ấm yên vui, gia thế thanh Cây vườn tươi tốt hoa viên hứng
21 Tháng Ba 2014(Xem: 49810)
sinh ngữ, văn chương và triết học. Hai lãnh vực sau đấy là phạm trù chuyên môn của thầy Nguyễn Xuân Hoàng.
15 Tháng Ba 2014(Xem: 10443)
Cửa kia năm trước ngày này Người vay hoa thắm hoa lây má hồng Người hoa giờ biết đâu trông Hoa không người, vẫn gió đông cợt đùa
14 Tháng Ba 2014(Xem: 9383)
Tôi đang bắt đầu từ những âm số của nợ nần, của những lời thị phi, của nụ cười đã tắt, niềm vui đã chết, hi vọng đã tan hoang.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 9915)
Thật sự tôi không hãnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
07 Tháng Ba 2014(Xem: 9798)
Tôi tự nhiên chảy nước mắt hồi nào không hay. Thương Mẹ nhiều mà thương ảnh không ít. Đàn ông đàng ang mà khóc Mẹ như mưa
06 Tháng Ba 2014(Xem: 10277)
Để ta đọc lại thơ chàng, con tim cũng trở lại bồi hồi. Cám ơn thi ca. Cám ơn người thơ Võ Đình Tuyết.
01 Tháng Ba 2014(Xem: 11212)
Tự dưng em ghét cơn mưa sáng nay đã chở mùa về, làm em nhớ sóng sánh đáy mắt ngày xưa làm em thẹn thùng ngó hoài xuống đất,
28 Tháng Hai 2014(Xem: 11309)
Buổi học hôm nay là buổi học hoàn hảo nhất trong năm của tôi nếu không nói là buổi học mà tôi bằng lòng nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 9724)
Thêm vào rồi lại bớt ra, Món nào ấp ủ tình xa đậm đà. Gởi Anh đôi bốt Bốt Bata , Ấm chân vững bước đạp chà gốc gai
26 Tháng Hai 2014(Xem: 10428)
Một tội ác toàn hảo không có nghĩa là không có kẽ hở nhỏ. Một kịch sĩ đại tài không có nghĩa là đánh lừa được tất cả mọi người bằng vai trò của mình
25 Tháng Hai 2014(Xem: 10915)
Cảm giác đau lòng khi nhìn thấy những tên bộ đội ngơ ngác đi giữa lòng thành phố như những thằng cả đẫn, vậy mà 1 quân lực hùng mạnh phải thất bại, những tên bộ đội quân phục nhàu nát
25 Tháng Hai 2014(Xem: 10431)
Ngày xưa ở tù là điều ô nhục trọng đại. Tuy nhiên phải làm điều tội lỗi nặng nề như trộm cướp, giết người thì mới ở tù.
25 Tháng Hai 2014(Xem: 11106)
Huy Phương yễm trợ qua ngòi bút của ông. Huy Phương nếu có đạt đích điểm lão niên thượng thọ, tôi tin tưởng tâm tư ông vẫn cảm thông vói giới trẻ, các em trẻ xông xáo vì danh dự cộng đồng, vì tiền đồ của dân tộc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10120)
Những giấc mơ mang theo trong tâm khảm qua 60 năm rồi, như bóng câu qua cửa, những giấc mơ hay những hoài niệm đẹp đẽ trong tâm tưởng, vẫn còn trong thao thức dẫu có buồn.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 11923)
một buổi tối tôi đã nhìn thấy biển đêm, nhìn thấy quê hương tôi mờ mịt. Tôi quên mất quá khứ, tôi không có tương lai. Và hiện tại? Tôi là "con chim ẩn mình chờ chết"...
14 Tháng Hai 2014(Xem: 9494)
anh bây giờ thật nhẹ nhàng và không bị bất cứ một trở ngại nào từ tấm thân tứ đại nặng nề nữa phải không anh?
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10512)
Bài viết nầy để tưởng nhớ nhà thơ Thái Thụy Vy, người “con cưng” của Cù Lao Phố. Chúc anh an nghỉ nơi Cõi Phúc. Vĩnh viễn chia tay!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 10551)
Được vậy, chúng ta sẽ sớm giành lại Quê Hương mến yêu, trở về làng cũ, sống lại những ngày thanh bình, ăn những cái Tết đầy hương vị như xưa.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 9445)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật
08 Tháng Hai 2014(Xem: 9179)
vì thiển nghĩ không lời nào chuyên chở tình cảm sâu đậm hơn trong lúc nầy, như một lời tiễn biệt cho tôi cho bạn bè khi có thêm hai chiếc ghế còn bỏ trống…
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 9251)
Các bạn sẽ hạnh phúc. Hạnh phúc trong tầm tay, trong sự vừa đủ, trong sự cảm thông và trong những nụ cười.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 10225)
chạy dài theo dòng lịch sữ hiện lên trên tờ giấy trắng trinh nguyên, những cái tên mà tui lúc nào cũng có cái cảm giác trịnh trọng đàng hoàng
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 13434)
tôi hình dung quang cảnh Biên Hoà chuẩn bị đón xuân và Tết mà lòng cảm thấy nao nao. Những hình ảnh quen thuộc của tỉnh Biên Hòa vẫn còn đậm nét trong tôi…
18 Tháng Giêng 2014(Xem: 11086)
cùng chia sẻ tình yêu thương với những mảnh đời bất hạnh “ Thương Phế Binh QLVNCH của Tỉnh Biên Hòa”. Kính mong đựợc tất cả quý đồng hương và thân hữu đón nhận và nhiệt tình ủng hộ.
14 Tháng Giêng 2014(Xem: 10070)
Lướt mắt trên những tạp chí cũ và những tựa đề sách, tôi cố ý chờ nghe Uyên nói. Nhưng vì cô cứ lặng thinh nên sau cùng tôi phải lên tiếng:
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 11389)
với những hành trình dài và gập ghềnh trong cuộc sống mà mình còn giữ được những tâm tình như vậy thật không phải là hạnh phúc và may mắn lắm sao?
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 12044)
thế nào cũng có một ngày Hoàng Sa sẽ lại là của VN để cho chúng tôi dựng lại tấm bia chủ quyền, khắc tên các anh cho đời đời tưởng nhớ.
05 Tháng Giêng 2014(Xem: 10447)
Chúng tôi tự vỗ về nhau trong một thú đau thương cùng tột. Trên lưng tôi không bao giờ phai mờ dấu vết của Quỳnh và tôi cũng biết trên vùng “đồi núi” cô ít khi lặn chìm những dấu răng cuồng loạn tôi.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 10309)
người Việt hải ngoại không khỏi mang tiếng xấu lây khi họ đã quá bần cùng và chúng ta đi đâu cũng không dám ngẩng mặt nhìn đời
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10736)
hôm nay còn lại một mình đến để tiển biệt Việt Dzũng. Xin được một lời cám ơn chân thành và cầu nguyện linh hồn Việt Dzũng an nghĩ chốn vĩnh hằng.
29 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9788)
Thật ra Saigon lúc này đang có cuộc chiến tranh của nó. Những tin đồn đủ loại áp lực lên nỗi lo âu của người thành phố như hơi nước trong nồi súp de. Rồi xuống đường, biểu tình, phe nhóm, đảng phái, tôn giáo, truyền đơn..
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11352)
Ước mong Huỳnh Thị Hy Vọng, cùng với Trần Thị Thương Nhớ, Nguyễn Thị Sài Gòn, Lê Văn Lưu Vong…biết con đường phải đi để đưa Việt Nam trở lại với vị trí "minh châu trời Đông".
22 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11659)
Biết đến bao giờ quê hương mình sẽ được bình an, trù phú đem ấm no, hạnh phúc đến cho mọi người, để không còn những người cùng cực dầm sương
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 9901)
Nhớ về anh, lòng bùi ngùi. Tôi thầm mong nơi quê xa anh đang vui cùng gia đình và con cháu vui hưởng một mùa Xuân trọn vẹn hạnh phúc…
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10184)
Hình ảnh em, nụ cười của em như quanh quẩn đâu đây như đưa tôi đi miết về miền xa xưa ấy. Nơi đó chỉ có em và tôi với lời yêu chưa ngỏ…
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10976)
Đã hơn 35 mùa Thu đi qua nơi xứ lạ quê người. Lại thêm một năm xa xứ. Nhìn lá thu rơi, chạnh lòng nhớ đến những mùa Thu nơi quê nhà với đầy ắp kỷ niệm
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11468)
Không khí chiến tranh, chết chóc ở khắp những trang thơ của một người từ những năm còn rất trẻ đã lao vào cuộc chiến triền miên bằng ấy năm. Người thanh niên có đôi mắt bướng bỉnh
04 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 11601)
Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 10993)
Hóa ra, ở quê hương anh con người bị tước đoạt nhiều thứ tự do mà tôi tưởng nó phải được tôn trọng bất cứ ở đâu, nơi nào có con người là phải được hưởng đồng đều như nhau
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11019)
Chúng tôi kính cẩn đặt nhẹ bó hoa xuống, ai đó vừa thắp mấy nén nhang còn nghi ngút khói. Đứng trước cảnh nầy tôi chợt muốn cất lên tiếng hát: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình...
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11175)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..