9:06 CH
Thứ Tư
24
Tháng Tư
2024

Hãng Tiện - Võ Đình Tuyết

19 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 12942)

Hãng Tiện.

 "Câu chuyện viết năm 2002 trong một hãng tiện."

 Buổi sáng thứ hai, ông già Hung Gia Lợi nhìn tôi cười: "Ê nhóc! hồi hôm, mày có làm cái nào không?" Tôi đưa hai ngón tay lên, ông quát: "Shit! Tao không tin!" Tôi hỏi lại: "Còn ông ?" " Con bạn gái tao có kinh!" Ông già người Đức đứng bên cạnh vuột miệng: "Xạo! bạn gái nó gần 60 làm gì còn kinh kiết!" Ông già Hung Gia Lợi nheo mắt nhìn tôi nói: "Thằng Ralph nó ganh tị với tao! Mày nhìn cái bụng to quá khổ của nó là biết nó chẳng làm ăn gì được!" Ralph phản ứng: "F...you Mike!" Đứng gần bên, ông già người Ý nhảy vô cuộc chiến cười hì hì nói: "Mấy con girls frend của tụi mầy cho không tao cũng không thèm!"Hai ông kia đồng thanh" "F...you Tony!"

 Những mẫu đối thoại vui trên trong hãng tiện tôi làm đều có thật, trong đời sống hằng ngày, bình thường, bình an, của gã đi làm đem tiền về nuôi vợ con. Tôi biết rằng tôi sẽ buồn biết mấy khi những lão già dễ thương đó về hưu...

 Có nhiều người Việt Nam làm trong hãng tiện nầy. Đủ thành phần: từ những người ra đi năm 75, những trẻ con lai, mấy ông HO, thậm chí có đứa từng đi bộ đội cộng sản, nó nói:

"Cháu tới tuổi phải đi nghĩa vụ, đưa qua Miên, may được về, sợ quá! vượt biên ...tị nạn chính trí!"v...v.

Thằng Dũng lai Mỹ, tóc vàng, mắt xanh đẹp trai, nhưng suốt đời chưa biết trường lớp là thế nào? Tôi hỏi:

"Trước khi qua đây Dũng có đi học gì không?" Nó cười vui đáp:

"Chăn trâu, chăn trâu mà chú, học hành gì!""

Vậy mẹ cháu đâu?

"" Thôi chú ơi! Bà già lo kiếm cơm không đủ ăn, ở đó mà học hiếc gì".

Nụ cười rạng rỡ, chàng ta say sưa kể lại những ngày đói rách:

"Chăn trâu vui lắm chú ơi! Có con trâu không phải ai cũng cởi nó được đâu, như con trâu của cháu, thằng nào tơ lơ mơ lại gần là nó chém bỏ mẹ!"

Khi Dũng nói về chăn trâu, đôi mắt xanh của nó sáng lên, nó hãnh diện về lối leo lên lưng trâu, bằng cách bắt trâu quì xuống leo lên bằng đầu, chân dẫm lên sừng, ngạo nghễ như vua đồng cỏ." Mà chú biết không?"...dân trong làng ghét đám chăn trâu lắm! nhất là tụi con lai như cháu! sau khi thả trâu đi ăn là...tụi cháu thế nào cũng đi ăn trộm: nào ổi, nào xoài, gà vịt, đào khoai lang lấy rơm nướng, ăn xong...chia phe đánh lộn, ôi thôi! nhiều chuyện vui thấy má!"

Mái tóc vàng, mắt xanh, khuôn mặt thanh tú của thằng Mỹ con lai đang hào hùng nói về những ngày cơ cực đã qua, bình thản, lòng không oán hận."

Mà chú biết không? vừa rồi cháu về Việt Nam thằng công an phường hỏi xách mé con: " Cỡ mày, qua Mỹ làm gì?"Cháu trả lời:

"Tao qua Mỹ chăn bò bằng máy bay, làm hắn tức sặc gạch"...

 Ông HO ngồi hút thuốc. Buổi trưa trời ấm tôi thường cùng một số đông anh em ra ngoài sân cỏ có bóng cây ngồi ăn cho mát. Buổi nào buổi nấy nổ rang những chuyện. Thằng Xem lai Mỹ hỏi thằng Dũng:

"Dũng! đố mầy chứ chó ở Việt Nam sướng hay chó Mỹ sướng?"

Thế là chuyện con chó như bắp rang. Ông HO ngồi im nhìn lũ trẻ nô đùa cãi cọ vang trời.Thằng Quốc bộ đội nói:

" Chó Mỹ sướng, nào ăn sướng, được chủ ẩm bồng sướng, nâng như trứng, hứng như hứng bông, được hun, được nựng, được tắm xà bông thơm,.. được xỉa răng!" Thế là phần phụ họa ầm ỉ của nhiều giọng hát bè có dở có hay. Thằng Xem to con như đô vật nói:

" Tụi mầy im đi, phải hỏi mấy ông chú ở đây" Nó quay sang tôi "Còn chú Đình thì sao?"Tôi chỉ qua ông HO "Hỏi bác Xuân đi"

 Tụi trẻ xúm qua anh Xuân. Ông HO thong thả làm một quả thuốc phun khói nói:

"Chó ở Việt Nam sướng hơn nhiều. Chó ở Mỹ sướng thế...chó nào được! Chó ở Việt Nam tuy đời ngắn nhưng mới đúng cuộc đời chó. Này nhé! Xóm nào có chó đấy, chó xóm khác qua là đi đời. Mấy anh chị chó sáng trưa thường lê lếch ở nhà chờ chủ cho ăn, mặt mày hiền hậu, không bao giờ có giây nhợ lung tung quấn đầu quấn cổ khi ra ngoài đường như chó bên nầy, lâu lâu lếch lại chủ mừng quắt đuối, nhưng có khi cũng ăn một đá la oăng oẳng, rồi lại quắt đuôi chẳng hờn giận gì. Nhưng buổi chiếu thì lại khác, khi làm một bụng cơm thừa, cá cặn, hầm bà lằng xáng cấu, là anh chị chó tà tà ra khỏi nhà đi chơi phây phả ngoài đường. Đó là chưa kể những thực phẩm phụ trội khoái khẩu trong bụng người thải ra. Nhất là mấy anh chó, hùng dũng chạy đi tìm mấy em người tình, nếu em nào thích thì mắc lẹo chơi cho vui, có khi người thấy lại cho thêm một đá, rứt ra kêu oăng oẳng rồi đâu vào đấy. Cái vụ đó thì chó Mỹ thèm nhỏ giãi, vì chó Mỹ phần đông là hoạn quan.

"Hoạn quan là gì chú?" Thằng Dương họ bùi hỏi.

"Thì là thiến" Tới đó chuông reo, kết thúc buổi ăn trưa. Và lúc nào ông HO cũng là người đứng bật dậy vào trước. Hình như những ngày tù xưa vẫn theo ông vào những tiếng chuông, tiếng kẽng trong tâm chẳng hề phai...

Hạnh phúc hay đau khổ ở đâu thì vẫn có, chẳng phải nước giàu hay xứ nghèo. Nước mắt hay nụ cười đôi khi cùng một nghĩa như nhau.Trong những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Trung Hối thường phát họa những tài năng người Việt xuất chúng, ở hải ngoại mà theo Nguyễn Mộng Giác là ông Hối tim một đường đi khó. Nhà văn Phạm Xuân Đài khi còn ở trong tù cộng sản chưa biết ngày nào ra thì chỉ mong mình còn sống. Còn nhà phê bình văn học ở Úc Đại Lợi Nguyễn Hưng Quốc phán đại khái: Làm nghề viết văn ở hải ngoại giống như bắt thằng cha bất lực phải làm tình. Lại có nhiều nhà văn khác gào lên: Không viết được thì chết sướng hơn..v..v...

 Tôi chỉ ước ao viết lên được những truyện ngắn tầm thường, mang tính sự thật tôi nhìn thấy trong đời sống chung quanh và một lời tặng cho những nhân vật trong truyện.

 Hãng tiện mang tên B&G ở quận Hatfield bang Pennsylvania làm đủ thứ loại: người giỏi thì chạy máy tối tân điện tử, còn người dở thì làm hầm bà lằng hay bị sai vặt; nói chung tất cả đều đủ ăn. Mùa hè hãng không có máy lạnh, người nào người nấy mồ hôi nhiểu nhão ướt từ trong ra ngoài, mặt mày hốc hác thấy rõ. Mùa đông thì lạnh, hôm nào có bão tuyết thì trào máu họng, nội phải bỏ cả tiếng để cào tuyết mới lấy xe ra được và phải cả tiếng mới về đến nhà dù hãng gần. Nhưng nhìn về quê nhà vẫn thấy mình may mắn.

Thằng Dũng lại hỏi tôi:

"Chú Đình, chiều đi Phila đấm bóp, ok"

"Thôi ông nội!"

"Thứ sáu mà chú! hay đi coi mấy con ghệ nhảy sexy?!"

"Tha cho tui đi ông!"

"Nói chơi chứ biết chú sức nấy mà dám đi"

 Thằng Hoàng lai tâm sự:

" Sau năm 75 cháu mười tuổi, từ trại mồ côi đi ra ở đợ cho người ta, khổ như con chó, sau biết được Mỹ vớt, ai cũng muốn cháu làm con nuôi. Người ta săn đón đổ xô đi tìm những con lai như cháu. Người ta mua bán tụi cháu. Ở Phi Líp Bin có những chuyện tày trời như: đè bậy chị em mình hảm hiếp, nhưng thật ra anh chị em là trong hồ sơ mà thôi!"

Tôi nhìn thấy không có một hận thù trên môi mắt cháu, tôi cười đồng cảm và im lặng.

 Năm vừa rồi cái vụ 9-11 xãy ra, sau đó có một số anh em cho nghĩ việc. Cuộc chia tay buồn buồn. Nhưng dầu sao ở Mỹ mọi người đều có cơ hội làm lại những gì đã mất. Tôi may mằn làm lâu được giữ lại.Tôi suy nghĩ về một hành trình cách đây đã lâu: Mùa Xuân năm 1975. Sự tàn tệ của một loài người, xua đuổi một loài người khác ra đi. Những loài người ở lại nhân danh vô sản nhưng chẳng đem lại lợi lộc gì cho đất nước, nếu không nói là tồi tệ gấp ngàn lần hơn xưa. Chính những người ra đi đã cứu những người nhân danh vô sản ở lại, nhưng rồi họ vẫn tiếp tục hành hạ đồng bào của chính mình.

Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.

Đang làm trong hãng Tiện, máy chạy rầm rầm, cảm thấy buồn bỏ me!.Ước chi có được lon bia bên cạnh!!./ .

Võ Đình Tuyết

Cánh Đồng Nón PA



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11115)
Chúng tôi kính cẩn đặt nhẹ bó hoa xuống, ai đó vừa thắp mấy nén nhang còn nghi ngút khói. Đứng trước cảnh nầy tôi chợt muốn cất lên tiếng hát: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình...
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11293)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10880)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13084)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11008)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13310)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12465)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12568)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11945)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15000)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11715)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10654)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10918)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11128)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9942)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11404)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11148)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13850)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10759)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11430)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10218)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12771)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12019)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18001)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12918)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11738)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11967)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12215)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13045)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12507)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12367)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19050)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12823)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11744)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11572)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12167)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12187)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12184)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12108)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12308)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11791)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13222)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11259)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12316)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11394)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13300)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11046)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 12983)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11789)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17813)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...