4:07 SA
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

Kết Nối Yêu Thương - PHẠM THỊ XOÀN

17 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 17819)


Kết Nối Yêu Thương  

  U9X . Tam C .  

 blankblank


   Không biết có phải nghe theo lời ông “Khổng Tử Tàu” dạy giới nữ lưu khi đã lập gia đình thì phải nhất nhất “xuất giá tòng phu” hay không mà các cụ Việt Nam nhà ta thường nhắn nhe con cháu rằng “lấy chồng thì phải theo chồng”? Thắc mắc thì cứ thắc mắc chứ thực tế thì “đi đâu cho thiếp đi cùng. Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam”. Thế đấy! Cho nên phận nữ lưu như U9X đây đã “theo chàng” gần nửa thế kỷ mà lòng vẫn vui vì cả hai cùng ngồi chung một thuyền, cùng chèo cùng chống qua biết bao cơn sóng gió trong cuộc đời. Không thắc mắc, không suy tư…

 Suốt chiều dài lịch sử và trải qua gần năm nghìn năm văn hiến được thể hiện trong sinh hoạt xã hội mọi thời cho thấy người phụ nữ Việt Nam đã lấy chồng thì phải theo chồng (trừ những người không theo, không dám lạm bàn bàn ở đây…) như một nghĩa vụ tình cảm tự nhiên chứ chẳng phải là việc thi hành mệnh lệnh như lời phán của ông “Thầy Tàu”. Nếu nói đó là “mệnh lệnh” thì chính là “mệnh lệnh” của “con tim” và “trí tuệ”. Thế cho nên, khi phu quân nhà tui đang làm việc ở Vũng Tàu, tui đã xin Bộ Giáo Dục bổ nhiệm tui về đó. Đến khi chàng chuyển công tác về Sàigòn thì tui đây cũng “bồng bế theo chàng” dù cho đời sống vật chất lúc đó với hai đầu lương vẫn thiếu trước hụt sau, nhiều lần phải cầu cứu viện trợ từ bên nội lẫn bên ngoại. Đời sống như thế cũng tương đối yên ổn trong một đất nước đang có chiến tranh. Thế rồi từ khi mấy ông ngoài Bắc Vô Vơ Vét Về Vui Vẻ Vung Vít thì đời sống tụt xuống một cái rụp, thật là bi đát, cùng chung số phận như bao triệu người ở bên dưới vĩ tuyến thứ 17… Thiếu ăn thiếu mặc đã đành, còn thiếu cả tự do, làm việc (được lưu dụng dạy học) dưới sự theo dõi gắt gao của các nhân viên của đảng và chính quyền và phải lao động thêm bằng chân tay cho đến khi “bầu đàn phu tử” được làm người tỵ nạn đến định cư ở xứ Huê Kỳ. Từ ngày đến xứ Cờ Hoa (chợt nghĩ đến cờ Liếm Bùa mà toát mồ hôi hột) hai tui đi làm để lo cho các con ăn học. Nay tụi tui đều đã về hưu và thường đi đây đó ngắm cảnh đẹp, thăm bạn bè và người thân. Đây chính là niềm vui của hai tui khi tóc đã ngả thành hai màu đen trắng. Trước khi về hưu, tụi tui cũng đã có những chuyến đi xuyên bang qua nhiều thành phố, nơi có những phong cảnh đẹp, lái xe sang tận xứ có cờ “lá phong”, du hành Âu Châu, xuống thăm vài nước trung nam Mỹ, một số nước Á Châu… và còn tiếp tục đi chơi trong thời gian sắp tới. Mới đây là chuyến đi dài ba tuần cùng với con gái, rể và hai cháu ngoại bằng đường bộ để nuốt quãng đường dài đi và về hết năm nghìn dặm, từ thành phố Houston, tiểu bang cao bồi Tếch Xịch (nam TX) lên thành phố Lubbock (bắc Tếch Xịch) giáp ranh với tiểu bang Oklahoma rồi xuyên qua New Mexico thăm công viên quốc gia White Sands, ghé Arizona rồi chạy dọc theo chiều Nam Bắc - Bắc Nam tiểu bang California, nơi mà tui cũng đã đến nhiều lần theo bước chân giang hồ của phu quân, có lúc ngủ rừng ngủ bụi trong những lần chàng đi cắm trại, có lúc xe chạy nhiều ngày trong Grand Canyon để ngắm những cảnh đẹp hùng vĩ…


blank


 Tui không có ý định viết về chuyến du hành ba tuần, mà chỉ viết “trích đoạn” nghĩa là chỉ xin ghi nhận vài điều liên quan đến những gặp gỡ những bạn đồng hương Biên Hoà và đồng môn Ngô Quyền mà thôi. Chương trình của “nhà tui” dày đặc nên không thể nào viết cho xuể… Nội cái chuyện “theo chàng” đến chỗ này chỗ nọ, gặp nhóm này nhóm kia cũng đủ mệt đến “bở hơi tai” làm sao mà nhớ cho hết! Trước khi nói đến những cuộc “hẹn hò” tại thủ đô Little Sàigòn”, cũng cần ghi thêm rằng: Từ khi qua Mỹ, tui có liên lạc được với hai bạn đồng môn và thỉnh thoảng gọi nhau để “hàn huyện trăm sự”. Hai bạn đó là Thu Vân ở Canada và Huỳnh Long ở Virginia. Khoảng đầu xuân 2013, một buổi chiều đẹp “chời” có một giọng phụ nữ gọi đến xưng là: “ta đây là Ba Oanh!”. Nghe mà hết hồn vì tưởng rằng Ba Oanh nào đó có mang thẻ đỏ ở “Hà Lội” gọi “hỏi thăm sức khoẻ”. Té ra là Ngô Quyền phe ta, Tam Xê, Biên Hoà từ Virginia gọi sang. Rất đỗi mừng vui vì được nghe tin tức bạn bè Ngô Quyền, đặc biệt là Tam Xê. Tháng tư – 2013 lại được gặp vợ chồng anh Tư Tâm từ California qua Houston dự tang lễ người thân. Anh Tư Tâm lại là dân Tam Xê (không phải Tam Xên) nên tui được nghe tin về bạn bè cùng lớp cùng trường ở khắp nơi, kể cả Việt Nam.

 Trước chuyến du hành tui có có nhờ anh Tư Tâm sắp xếp mời bạn bè cho tui được gặp. Vì “xuất giá tòng phu” nên việc gặp gỡ bạn bè của tui phụ thuộc vào chương trình dày đặc của ông chồng. Sau khi thảo luận, ông chồng đồng ý dành cho tui trọn chiều ngày 20 tháng bảy để gặp bạn bè. Ngoài ra, tui có nhờ anh Tư Tâm mời chị Bảy Thêm cho tui được thăm, nếu không được thì tui tìm mọi cách để đến thăm chị ấy vì nghe nói chị rất bận rộn và phải thường trực có mặt tại nhà để chăm sóc cho chồng, nhưng chiều hôm đó chị Bảy Thêm có mặt nhân việc chị xuống Santa Ana sắm đồ cưới cho con. Buổi họp mặt bỏ túi tại một quán cà phê có mặt Tư Tâm, Lữ Công Tâm với nickname “Lâm Công Tử”, chị Bảy Thêm và Bội Ngọc “Người Đẹp Phú Hội”. Dĩ nhiên là tui quá mừng vui vì lần đầu tiên được gặp một số đồng hương đồng môn tại hải ngoại. Cũng cần ghi nhận thêm là trên diễn đàn Tam Xê, chị Bảy Thêm đã công bố cho cả nhà cùng biết về lý lịch, tông tích của tui vì quê ngoại của chị Bảy đóng đô cùng xóm với nhà tui. Thật bất ngờ và quá vui phải không các anh chị?

 blankblank

Tư Tâm - Tâm Lữ - Thêm – U9X - Bội Ngọc Huệ - U9X

 Rời quán cà phê, tui được chở đến thăm Ngọc Huệ, em của anh Tư Tâm. Người đâu mà đẹp và hiền thế! Huệ là lớp đàn em, sau là cô giáo về dạy lại Ngô Quyền. Sông nước Đồng Nai hiền hòa trù phú sản sinh lắm nhân tài và người đẹp quả không phải là hư danh! Sau đó ghé nhà anh Tư Tâm nổi tiếng là một “farmer” của vùng Little Sàigòn với lắm loại cây trái chen lấn chi chít đằng sau mảnh vườn mà anh từng phát biểu “cây trái hoa quả nhà họ Ma tôi có bốn ngàn năm chen lấn” quả không sai. Nào là bưởi, quýt, táo tây, táo tàu, hồng dòn, thanh long, khế, ổi, chùm ruột, nhản, nho… cùng những bầu bí rau cải… hết kể xiết. Tui được thưởng thức vài loại trái cây và được mang về Tếch Xịch cả một thùng đủ loại, đặc biệt là quýt vừa thơm vừa ngọt.

blankblankblank

 Ông chồng tui cho tôi một chiều thứ bảy nên cũng cố tranh thủ gặp bạn bè được bi nhiêu hay bấy nhiêu. Ổng không được uống cà phê vào buổi chiều nên các anh chị bắt tui phải trình diện ổng vào tối hôm đó trong một quán ăn có tên là Làng Ngon. Tuy vậy, số người tham dự cũng đếm chưa đủ trên mười đầu ngón chân với vợ chồng anh Tư Tâm cùng em ruột là Ngọc Huệ, Lâm Công Tử và hai vợ chồng tui. Anh chị Tư thết đãi một bữa ăn toàn những loại seafood hão hạng. Vừa ăn uống vừa chuyện trò, nhắc lại bao nhiêu kỷ niệm của những ngày còn cắp sách đến trường, lại được biết thêm những chiến tích của nam sinh Ngô Quyền trong thời lửa đạn. Những người ngồi nơi đây đêm nay nung ấm tình đồng hương xa xứ. Bao kỷ niệm vui buồn, nhớ bao người đã ra đi, những kẻ còn lại hoài niệm về một quê hương xa xăm. Đâu những chuyện tình học trò, những tóc thề guốc mộc, những tập vở gạch hàng cùng với những me chua cốc ổi… trong cặp, những chàng trai cắn bút làm thơ mà mắt dõi trông theo những tà áo bay ngoài đầu ngõ, những cô nàng làm duyên làm dáng, yểu điệu thục nữ tinh nghịch dấu mặt che nón cười khúc khích… Nhiều tên tuổi của một thuở học trò được nhắc tới. Trời về đêm Cali có gió mát thổi nhè nhẹ dễ chịu, khác hẳn với cái nóng nung người của xứ cao bồi Tếch Xịch. Làm một chuyến qua miền đất mát lành như Đà Lạt không phải là hạnh phúc lớn lao sao?

 Thật ngạc nhiên khi cháu Hoàng Hương Trang, con thứ ba của U9X cùng chồng và hai cháu nhỏ xuất hiện trong Làng Ngon với mục đích là để được thăm các cô chú, những người bạn cùng trường của mẹ ngày nào. Đến đây cũng xin phép được thành thật khai báo là, chuyến du hành này là chuyến đi “ăn theo” con gái và rể. Khi đến California thì cha mẹ đi đường cha mẹ, con rể đi đường con rể… 

 blankblank

 U9X - Huệ - Lan Anh – Tâm Ma – Tâm Lữ Vợ chồng U9X - Huệ - vợ chồng anh Tư Tâm


 Cũng chiều hôm ấy, anh Nguyễn Hữu Hạnh đã có mặt đúng 5 giờ tại Làng Ngon nhưng chờ cả tiếng đồng hồ mà chẳng thấy bóng đồng hương đâu cả nên anh phải đành lái xe quay về nhà. Thì ra anh Tư Tâm có mang mấy cây cao su giống Biên Hòa sang trồng ngay trước sân và anh đã tuân theo luật “giờ cao su” cho nên hẹn lúc 5 giờ biến thành 7 giờ là chuyện bình thường, chỉ tội nghiệp cho anh Hạnh mất một buổi hàn huyên với bạn bè…

 blankblank

 Gia đình cháu Hoàng Hương Trang thăm các cô chú tại Quán Làng Ngon

 Tưởng thế là đủ, ai ngờ các bạn lại rủ rê sáng hôm sau gặp nhau nữa. Nghe mấy chàng quảng cáo có quán mì ngon nổi tiếng Cali nên hai tui được anh Tư Tâm đón đến đó cùng với Lâm Công Tử và Nguyễn Hữu Hạnh ăn sáng rồi kéo qua quán cà phê của Lynda “Trai Đàng” ngồi ngoài hành lang nói chuyện nổ như bắp rang. Nghe chuyện Hạnh về Việt Nam bị “mấy anh ba” mời lên công an “làm việc”, chuyện Lâm Công Tử, người phi công hào hoa vừa nhận được huy chương do chính phủ Mỹ tặng vì đã cứu một lính Mỹ trong lúc goánh nhau với mấy anh ba. Câu chuyện thêm thú vị khi biết Lâm Công Tử cũng là người cùng xóm cùng làng với tui, biết hết tông tích họ hàng nhà tui, nhắc hết tên người này đến người nọ. Còn anh Tư Tâm là dân vẫy vùng trên biển trên sông, gần chết xa sống là chuyện phải trực diện mỗi ngày. Thật không hỗ thẹn trai Ngô Quyền…


 blankblank

 Chuyện thuộc loại lạ là chuyện của anh chị Năm Phương. Trước khi vợ chồng tui qua Cali thì anh chị Phương Loan có gửi một “thông báo chính thức” cho biết là tháng 9 này anh chị sẽ bay qua Tếch Xích để du hí với một lịch trình ăn chơi kín mít, chỉ cho phép tụi tui ghé lại nhà em gái của anh chị để thăm trong vòng ba mươi phút – sao mà khó khăn quá vậy trời! Anh Năm cho tui địa chỉ nhà cô em tại Houston, chưa hết, anh lại gửi kèm theo một tấm hình của cô em tên Lệ. Khi tui mở máy ra coi thì thấy cô Lệ này sao mà quen quen, bèn kêu ông chồng đến xem thì ổng phán cho một câu: “cô này tên là Tài có con trai là đoàn sinh Hướng Đạo của ổng và ổng đã có đến nhà thăm”. Hóa ra chồng cô Lệ tên là Tài và tụi tui cũng thường gặp nhau tại chùa. Chưa hết! Cái ngày mà anh chị Năm Phương cho tụi tui ghé tại nhà cô Lệ để thăm đúng vào ngày mà cô Lệ lên đường đi hành hương ở Hawaii. Thế là chúng tôi sẽ không gặp được anh chị vào tháng 9. Cũng may là theo con đi chơi nên mới được gặp anh chị ở Cali. Vì ở xa trung tâm thủ đô tị nạn, nghe nói lái xe đến hai tiếng nên cả hai buổi hội ngộ đều không gặp được anh chị Năm, đành phải làm một cuộc hẹn khác sau khi tụi tui chạy lên bắc Cali chơi vài bữa rồi trở lại nam Cali. Anh chị Năm gọi hẹn tụi tui gặp mặt vào đúng 8 giờ sáng thứ bảy, ngày 27 tháng 7. Sáng hôm đó, vợ chồng U9X dậy sớm chuẩn bị áo quần chỉnh tề để đón anh chị Năm. Hồi hộp chờ đợi. Đúng 8 giờ, chưa thấy anh chị Năm. Mười lăm rồi ba mươi phút sau. Không thấy tăm hơi anh chị đâu cả. Bốn mươi lăm rồi năm mươi phút sau. Cũng chưa thấy anh chị đến. Không dám gọi điện thoại vì nghĩ rằng anh chị bị kẹt xe nên đến chậm thôi, ráng chờ thêm chút nữa… Khi đồng hồ nhà người bạn gõ chín tiếng, tui đánh liều gọi cho anh chị, nghe tiếng chị Năm trả lời và phán rằng “hãy đợi đó”. Vậy là tụi tui yên tâm mà chờ thêm hơn một tiếng nữa… Đúng mười giờ mười phút tụi tui đón anh chị trước sân nhà người bạn để đầu tiên là nghe lý do anh chị đến trễ. Thật cảm động vì biết anh Năm quá thương chị nên không nỡ đánh thức chị dậy. Nếu không có cú điện thoại của tui chắc anh Năm cho chị Năm ngủ mệt luôn. Chủ đích là mời anh chị Năm ghé đến một quán nào đó rồi mời thêm vài anh chị ở quanh khu Littte Sàigòn lái xe đến nói chuyện chơi nhưng anh chị Năm lại có “thông cáo” cho biết là anh chị phải đi đón một người em từ xa đến đang ở khách sạn nên tụi tui chỉ đứng ở trước nhà người bạn để trao đổi chuyện trò. Anh chị Năm vui vẻ hỏi thăm đủ thứ, đặc biệt là chị Năm, người hoạt bát lanh lợi dễ mến. Trước khi chia tay, chúng tôi không quên nhờ người bạn chụp cho mấy tấm hình làm kỷ niệm cuộc gặp gỡ khá đặc biệt.

 blankblank

 Vì là lần đầu tiên được gặp anh chị em đồng hương, đặc biệt là các anh chị cựu học sinh Ngô Quyền, do đó tui cố tranh thủ để gặp thêm các anh chị trước khi xuôi nam về vùng biên giới Mexico. Do sự thu xếp của anh Tư Tâm và Bội Ngọc, tui sẽ có mặt tại nhà Ngọc để dự bữa tiệc do Ngọc khoản đãi và các món ăn đều do Ngọc thực hiện để trổ tài nấu ăn của mình. Anh Tư Tâm cho biết sẽ đến đón tui vào lúc 11 giờ sáng chủ nhật ngày 28 tháng 7. Hôm đó ông xã tui lại có cuộc họp đã sắp xếp trước với một số huynh trưởng Hướng Đạo vào lúc 1 giờ trưa. Ổng định ngồi nhà chờ anh em đến đón nhưng đã đổi ý là muốn theo tui đến thăm các anh chị Biên Hoà. Đúng 12 giờ 30 phút mới thấy anh Tư Tâm và em Huệ đến đón, vì thế ông xã gọi cho một bạn Hướng Đạo đón ổng tại nhà của Ngọc. Khi đến nhà Ngọc, đã thấy có mặt nhiều anh chị em, ngoài anh Tư Tâm, anh Lữ Công Tâm và anh Nguyễn Hữu Hạnh mà tôi đã gặp hai ba lần với tất cả nhiệt tình đồng hương, Ngọc Huệ và Bội Ngọc cũng có gặp tuần trước, còn có các chị Hương Xuân và Hà Nhung, về phái nam thì có thêm các anh Tân, anh Việt và anh Ngãi là hội trưởng hội ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hoà. Tay bắt mặt mừng với những lời chào hỏi, anh chị nào cũng thể hiện được lòng “hiếu khách” đối với vợ chồng tui và tụi tui có cảm tưởng như mình được trở về “Mái nhà xưa” với bao tình cảm quý mến khó quên. Chị Hà Nhung vừa chuyện trò vừa “quay phim chụp hình”, Bội Ngọc, Hương Xuân đang bận rộn ở bếp cũng vui vẻ chạy ra chào mừng, anh Công Tâm, anh Tân, anh Việt, anh Ngãi tay xách nách mang rượu bia đến khoảng đãi, anh Hạnh tặng ông xã mấy tờ đặc san Biên Hoà – Ngô Quyền. Rồi thì máy ảnh thi nhau chớp sáng lia lịa. Tội nghiệp ông xã tui, sau khi vui vẻ chào hỏi làm quen mọi người, vừa ngồi vào bàn thì có một trưởng Hướng Đạo đã đến đón đi. Tui nhận được nhiều tình cảm thân thương của các anh chị diện hiện, những mẩu chuyện xưa, những bạn bè cũ được nhắc đến với bao nhiêu kỷ niệm, những tiếng cười nói rộn rã, những ánh mắt thân thương của tình đồng hương, hơn thế nữa, của những đồng môn đã cùng vui bước đến chung một mái trường. Thật cảm động! Món ăn đặc biệt do Ngọc tự tay nấu nướng là món lẩu mắm đầy hương vị quê hương, món bò tái chanh hấp dẫn, món bò kho đậm đà và nhiều món khác nữa… Sau khi đã giải quyết vấn đề bao tử, các anh chị lại cùng nhau vừa hát “karaoke” vừa hàn huyên trăm sự. Bao điều nhắc đến, nay đã thành kỷ niệm. Mãi về chiều, mọi người mới chịu chia tay… đầy lưu luyến… Nhớ mãi giọng hát của Bội Ngọc và Hương Xuân…

 blankblankblank

 Một buổi chiều chủ nhật đáng nhớ… nhớ mãi. Từ ngày rời xa mái trường Ngô Quyền để lên Sàigòn học tiếp ở Gia Long rồi sư phạm để ra dạy học, ít khi gặp lại bạn bè của trường xưa lớp cũ. Lớp bụi thời gian đôi khi phủ mờ cả ký ức chập chờn, cuộc sống bôn ba theo bước chân của chàng chưa có cơ hội dừng lại để ngoái cổ ra sau nhìn về dĩ vãng. Từ những ngày đất nước đau thương “sẩy đàn tan nghé”, cánh chim nhỏ bé chấp chới đôi cánh mong manh không đủ sức chống chỏi những cơn mưa bão hãi hùng, phải vật lộn với bao khó khăn nghịch cảnh… đâu còn nhớ tới những hình ảnh thơ ngây trong trắng một thuở trước sân trường… Thế mà chỉ vài buổi hội ngộ ngắn ngủi, những con đường làng quê bụi đỏ, những khu vườn cây trái xum xuê, những con suối nhỏ, những cánh đồng lúa xanh rì rào gió chiều lên, những đàn cò trắng vỗ cánh tung bay, những bưởi, những sầu riêng, những chôm chôm, những rau trái quê nhà, những cánh phượng mùa hè, những tà áo trắng điểm tô sân trường phố thị… đã nối kết thành một bức tranh muôn màu kỳ ảo tưởng chừng khó phai mờ từ nay cho mãi mãi về sau.

 Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới... của kỷ niệm chứa đầy hạnh phúc tuổi thơ. Chỉ tiếc một điều là chưa gặp được anh Hai Thôi, chị Ba Oanh, chị Sáu Bích và chị Tám Mỹ Quế. Quả đất chắc vẫn tròn, duyên hội ngộ vẫn còn trước mặt.

 Cuối cùng xin cám ơn những dòng chữ lâu nay trên những trang email đã kéo U9X trở về với kỷ niệm. Cám ơn những giọng nói ngọt ngào của sông nước Đồng Nai. Và cuối cùng cám ơn chị Tám Châu Mỹ Quế với bài “Nối Kêt Yêu Thương” mà U9X đã mượn tựa bài của chị làm tựa bài cho bài viết của U9X.

Tháng Tám 2013 

 U9X

blankblankblank

blank
Ý kiến bạn đọc
17 Tháng Hai 20148:00 SA
Khách
quá trời vui và hinh ảnh rất đẹp. Làm tôi nhớ về đất nước BiênHòa oi nhớ lắm!!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11115)
Chúng tôi kính cẩn đặt nhẹ bó hoa xuống, ai đó vừa thắp mấy nén nhang còn nghi ngút khói. Đứng trước cảnh nầy tôi chợt muốn cất lên tiếng hát: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình...
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11293)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10881)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13086)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11009)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13310)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12468)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12570)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11954)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15001)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11723)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10656)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10920)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11129)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9945)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11409)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11150)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13860)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10770)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11442)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10220)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12773)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12029)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18001)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12918)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11739)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11975)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12217)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13045)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12508)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12372)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19051)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12829)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11744)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11574)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12168)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12189)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12194)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12116)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12308)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11799)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13223)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11262)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12318)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11398)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13303)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11055)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 12984)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11792)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12943)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.