8:56 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

BÉ TƯ - THỜI THƠ DẠI - JANINE

27 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 13093)

BÉ TƯ - THỜI THƠ DẠI

thodai6

 Thời Thơ Dại,wow! có cái nhớ cái quên. Riêng tôi đã hơn nửa đời người với bao thăng trầm biến đổi với bao niềm vui và nỗi buồn. Nhìn lại từng bước trưởng thành của hai đứa con, đôi khi tôi nhìn lại mình, có lúc tự mĩm cười và tôi không thể nào quên được những tháng năm của thời thơ dại.

 “Bé Tư” là hai tiếng gọi thân thương được ba mẹ và anh chị đã dành cho tôi. Biết bao kỷ niệm vẫn còn sống mãi trong tôi, những con đường từ Công Lý về Cù Lao hay ra xóm chợ. Thời nhỏ nghịch phá nhưng thấy vui. Tôi vẫn thích cùng chúng bạn đạp xe đạp reo hò inh ỏi khắp công viên đường phố Biên Hòa. Tôi không sinh ra nhầm ngôi sao xấu, nhưng không hiễu sao tôi lại mang nhiều tật xấu, dù rằng vẫn thường nhận roi đòn của mẹ.Thuở nhỏ tôi là đứa con gái háo ăn, nên thân hình có vẽ phốt phát, nên mấy đứa hàng xóm vẫn trêu tôi là” con mập”. Là con gái nhưng tôi lại thích những trò chơi của con trai, mê say đánh lộn, mê xem phim Lý Tiểu Long và Khương Đại Vệ , tôi đã là khán giả thường trực tại rạp Lido cho những phim võ hiệp quyền cước nầy.

 “Biên Hòa ơi! Sao nhớ quá”. cái nhớ của tôi không văn chương mượt mà như nhà thơ Trần Kiêu Bạc, hay ông Hoàng Duy Liệu của “ Hồi xưa tôi đi học”. Thời thơ dại của tôi lại là những chuyện khác người không giống ai, chắc tôi lỡ trót sinh trên mảnh đất Biên Hòa, có dòng Đông Nai chảy qua Cù Lao Phố và lại có Dưỡng Trí Viện nữa. Những ngày còn bé tôi vẫn thường đạp xe đạp từ Công Lý về quê Ngoại ở Cù Lao Phố, thay vì phải qua cầu Cống để vào chợ Nhỏ, tôi đã phóng tắt cái vèo ngay đầu cầu Rạch Cát, xe đạp nhảy chúi xuống những bậc tam cấp”nhanh như chớp” , đến nổi chú lính gác cầu vì sợ tôi chết đến chận đầu, nhưng lần nào tôi cũng đi lọt, còn quay đầu lại với nụ cười chiến thắng nữa chứ. Cũng may là thời đó là xe đạp tốt, nếu sau 75 là xe đạp Trung quốc, tôi không ôm đầu máu chắc cũng ngàn thu vĩnh biệt.

 Các cô chú dì ở Cù Lao Phố đều biết mặt và thương mến tôi. Hay thường hay cho ăn quà vặt đủ cả trái cây bánh kẹo, phải nói là người Cù Lao tốt và hiền lắm. Nói về tật ăn quà vặt, tôi cũng một thời nổi tiếng tại chợ Biên Hòa, nhất là các cô hàng gánh bán bưng, khi thấy tôi đạp xe lượn qua lượn lại, các cô dì luôn luôn mời tôi ăn dù rằng biết tôi không có tiền, các cô dì vẫn bán trong sự vui vẻ nữa chứ. Lúc bấy giờ với đầu óc trẻ thơ tôi vẫn tự nhủ rằng các cô dì nầy tốt thiệt. Nhưng tôi có biết đâu vài ngày sau, khi thì mẹ khi thì ông ngoại của tôi phải trả khi các cô dì đến đòi tiền. Chẳng những ông ngoại và mẹ tôi trà tiền quà vặt cho tôi, mà còn trả luôn khoản chiêu đãi bạn bè phụ tôi đi đánh lộn. Đánh lộn là nghề chuyên môn của tôi, nhất là nhỏ nào hiên ngang gọi tôi là “ con mập”, tôi hạ thủ liền, liệu đánh không lại tôi sẽ kêu gọi đám bạn nhất là các chị con của cậu tôi, diễn tập đánh hội đồng cho bỏ ghét. Kết quả là người ta đến mắng vốn với mẹ tôi, mẹ tôi phải hết lời xin lỗi và chịu tiền thuốc thang. Còn tôi bị mẹ phạt đánh đòn, một lần xin lỗi rồi mọi lần tiếp tục phạm lỗi... Vì một lần, Hùng em trai của tôi mếu máo khóc với tôi, Hùng bị thằng hàng xóm con ông Sáu Đầy hớt tóc trêu chọc còn tắm ở truồng, tôi nổi máu giang hồ hào hiệp của Lý Tiểu Long, canh thẳng nhỏ đi học về ngang nhà, nhanh nhẹn cặp cổ thằng nhỏ lôi vào sân đóng cửa lại, roi trượng phi thân ào ào trong gió, thằng nhỏ mất tinh thần riu ríu nghe lệnh tôi trút bỏ quần áo trên người và hết lời xin tha. Sau một hồi thỏa mản niềm vui, tôi tha thằng nhỏ với lời răn đe không được về méc lại ba má. Vậy mà mọi chuyện đều êm xuôi, gần đây tôi và con gái tôi có về lại Việt Nam, gặp lại thằng nhỏ ở truồng ngày xưa bây giờ đã làm chức lớn, tôi cho con gái tôi biết ông ta đã từng bị tôi cho ở truồng, con gái tôi chỉ biết lắc đầu không hiểu nổi và nở một nụ cười.

 Tôi lại còn có tội ăn cắp chó nữa mới tức cười, câu nầy nghe hơi quen ở Việt Nam từ 1975 cho đến bây giờ.”Ăn cắp chó” với tôi lúc đó chỉ là sự ham muốn của trẻ con. Bây giờ mỗi lần gặp chị Ngọc Dung ở Nam Cali, tôi đều vả lả nhắc lại chuyện xưa qua rồi, như một lời xin lỗi, số là khi xưa lò bánh mì của mẹ tôi trên đường Phan Chu Trinh xuống chợ Biên Hòa, bên kia đường là nhà ba má của chị Ngọc Dung , nhà may Mỹ Dung. Chị Ngọc Dung lại chơi thân với mấy dì của tôi, nhà chị có nuôi một con chó nhỏ rất đẹp, một lần cho chó chạy qua lò bánh mì, dòm trước dòm sau không có ai, tôi vội túm con chó bỏ lên xe đạp chạy thẳng một mạch về nhà trên đường Công Lý. Nhớ lại lúc mới đem con chó về , vì không biết tên nên khó sai bảo, tôi ma lanh tìm đến chị Ngọc Dung hỏi thăm về con chó, chị Ngọc Dung cho biết con chó tên là con Mèo nhưng đã bị người ta ăn cắp. Từ đó Mèo đã là một tên thân quen và gần gủi với gia đình tôi, nhưng mỗi lẩn chị Ngọc Dung đến chơi với mấy dì, là tôi phải mau mau đem con chó đi dấu. Nhưng buồn một chuyện là Mèo không sống với gia đình tôi lâu, Mèo đã bị xe của chú lính không quân cán chết, cả nhả đều khóc chú lính phải lo tẩn liệm và chôn cất cho Mèo.

 Tôi nhớ Thằng Khùng, tên mọi người thường gọi là một đứa bé mồ côi, được mấy ông mấy cậu thương tình cho dọn dẹp vệ sinh ở rạp Lido, sau tháng 4 năm 1975 rạp chiếu bóng không được phép hoạt động, ngoại tôi mới mang thằng Khùng về nuôi và làm lặt vặt trong nhà. Tuổi thơ của chị em chúng tôi vẫn thường chơi giỡn với thằng Khùng. Có một ngày sau khi chạy tắm mưa, chị em chúng tôi chun vào chái bếp, nơi thằng Khùng nấu những nồi tấm cho heo ăn, chị em chúng tôi được thằng Khùng cho ăn những hột ốc mít được luộc chung trong nồi cám heo. Trời mưa lạnh, hột mít nóng ngon ơi là ngon, thoáng một chốc đã sạch nồi hột mít. Ngoại biết được khi chị em chúng tôi đều bỏ cơm chiều, ngoại không rầy chỉ phán một câu “ Tụi bây là Heo”. Trước cơn biến động”Giậu đổ bìm leo”, nhà cửa ông ngoại tôi đã bị họ lấy và ngoại cũng không còn bảo bọc thằng Khùng trong nhà chúng tôi. Kỷ niệm về tuổi thơ cũng nhòa theo năm tháng...

 Đánh đổi cả sự nghiệp bao năm được xây dựng bằng công sức và đầu óc kinh doanh, ông ngoại tôi đành cắn răng nhận lấy một căn nhà nhỏ của một người đã bỏ đi nước ngoài. Nhìn lại căn nhà cũ, tuổi thơ của chị em chúng tôi cũng thấy xốn xang trong lòng, tôi còn nhớ mải hình ảnh ông ngoại tôi trong đêm khuya một mình leo lên sân thượng và la to “ Bà con làng xóm ơi! Việt cộng đã cướp hết nhà đất của tôi”

nhaongtam 

 Tôi đã đi học lại trưởng Minh Tân rồi chuyến qua Nam Hà bên Cù Lao, tôi nhớ lại chuyện ngày cũ cũng cầu Rạch Cát nhưng hình ảnh chú lính gác cầu năm xưa không còn nữa. Chú lính ơi cho tôi một lời xin lỗi và biết ơn...

 Như biết được chúng tôi sẽ không khá được trong xã hội mới, ba mẹ tôi đã tìm đường cho 5 chị em tôi vượt biên, nhờ ơn trên tổ tiên chúng tôi may mắn đã tới được bến bờ tự do. Không ba không mẹ, từ không biết phải biết và được sự giúp đở của các cậu các dì;chúng tôi phải học tập làm việc vất vả, mong được thành người tốt và hữu dụng trên quê hương thứ hai. Để lại Việt Nam, ngoại vả ba mẹ tuy vui mừng nhưng lại mang nỗi buồn xa con xa cháu.

 Những năm trước có lần tôi có về thăm lại Biên Hòa. Tôi chỉ quanh quẩn khu xóm chợ đi ngang đường Công Lý và thăm lại Cù Lao, cảnh vật đổi thay nhưng bến đò Kho, bến đò An Hảo vẫn còn đó. Nhớ lại lời ông Ngoại kể, ngày xưa cũng bến đò nầy ông ngoại là một thanh niên nghèo đưa đò qua sông, ông bà ngoại chỉ có độc nhất một cái quần cùng thay nhau mặc, ông ngoại đã từng trầm mình dưới giòng sông lạnh vớt từng bè cây đem đi bán, khi đã thành công và thành danh tại Biên Hòa ông ngoại tôi vẫn điềm đạm trong bộ bà ba. Nhưng với bao công khó gầy dựng nên sự nghiệp rồi cũng trắng tay trong hoàn cảnh nghiệt ngã của đất nước. Tôi cảm nghiệm đời người, của ông ngoại tôi, dù rằng mất tất cả nhưng ông ngoại có được sự cảm mến của con cháu và tất cả mọi người. Cũng là một điều đáng quý vì không có gì tồn tại trên cuộc đời nầy. Tôi được diễm phúc còn nghe được những lời ân cần dạy bảo của ông ngoại “ Con à! Làm người đầu đội trời, chân đạp đất, luôn hướng về phía trước, với một chữ tâm làm việc gì cũng thành công”

 Ông Ngoại tôi đã mất ở Việt Nam, cậu dì và chị em chúng tôi có về thọ tang ông ngoại. Riêng mẹ tôi cả một đời xuôi ngược lo cho chồng con, chưa nhận sự chăm sóc nào của chị em tôi nơi xứ người, mẹ tôi đã mất vì bệnh tật khi vừa đến Mỹ. Ba tôi sống những ngày còn lại với chị em chúng tôi và cũng đi theo mẹ trong những năm sau đó. Giờ nầy, ba mẹ cùng nằm yên nghỉ bên nhau trong nghĩa trang của người bản xứ.

 Từ một cơ duyên đã đưa đẩy tôi đã gặp lại các cô chú cậu dì người Biên Hòa. Mỗi ngày trôi qua, làm việc chung gần gũi với các cậu, tôi cảm thấy như một gia đình ruột thịt, mọi người đối xử với tôi rất chân tình, dạy dổ tôi trong cách cư xử và ăn nói với những người lớn, mà chỉ có ba mẹ mới dạy dổ con cái những điều nầy, các cậu cho tôi biết là trong cuộc sống tình nghĩa rất quan trọng, có những lúc tôi có những tánh không điềm đạm, các cậu đã dạy cho tôi những gì phải làm và không nên nói, các cậu thường thăm hỏi; lúc nào cũng luôn luôn bên cạnh nhắc nhở và phụ giúp tôi trong mọi việc, khuyên dạy tôi trong mọi vấn đề. Ông bà ta có nói “ Bà con xa không bằng láng giềng gần” gia đình tôi luôn nhắc đến các cậu gần như mọi ngày trong cuộc sống, kể chuyện vui buồn đều nhắc nhớ đến các cậu. Có lẽ ngoại tôi khi mất đã thu xếp cho tôi được gặp các cậu, mặc dù không hoàn toàn, nhưng các cậu đã fill up được phần lớn sự trống vắng của ngoại và ba mẹ trong tâm hồn tôi. Tình thương của các cậu dành cho gia đình tôi rất chân tình, tôi hiễu không phải vì vật chất, tôi rất may mắn...

chobhdh

Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân. Thương nhiều lắm các cô chú đến Mỹ muộn màng sau những năm tù đày vất vả. Anh văn cũng không, nghề nghiệp cũng không, tuổi đời chồng chất, nhưng đã chịu đựng làm việc vất vả nuôi dưởng và dạy dổ cháu con thành đạt nơi xứ người. Riêng tôi vẫn luôn mong được sự thương yêu của các cậu dì, vì ba mẹ tôi không còn nữa. Thương yêu lẫn thứ tha như thương “ BÉ TƯ CỦA THỜI THƠ DẠI”

JANINE

cho_bh-tuloi

chobh-8

Ý kiến bạn đọc
28 Tháng Bảy 20137:00 SA
Khách
Ngày nào còn có mấy cậu dì thì con Bé Tư không bao giờ phải đạp xe một mình.
hdl
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6628)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ
10 Tháng Tám 2019(Xem: 9530)
Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết
07 Tháng Tám 2019(Xem: 5322)
Phải chi đừng vội nói yêu nhau. Để mãi tình yêu mới bắt đàu
06 Tháng Tám 2019(Xem: 7216)
Người lính trẻ đã nằm xuống an bình. Nhưng nỗi nhớ thương mãi đè nặng trong lòng những người con sống.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7323)
là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.
27 Tháng Sáu 2019(Xem: 7242)
Rất mong các bạn cùng khóa không đến được hôm nay thì xin lần tới hãy đến với nhau vì thời gian không chờ đợi bất cứ một ai
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13755)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 7117)
Tạ ơn ngôi trường cho mình nhiều kỷ niệm đẹp. Tạ ơn Thầy Cô cho mình kiến thức và một lối đi về.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 6775)
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 6844)
Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua
12 Tháng Năm 2019(Xem: 7380)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ
05 Tháng Năm 2019(Xem: 6446)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 11424)
Tướng Lê Văn Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam đều đã không còn. Nhưng linh hồn họ, chí khí bất khuất của họ bất tử. Tôi không bao giờ quên hai ông
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6649)
Càng thương nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam bây giờ, họ sống mà không có ngày mai, chỉ lo hưởng thụ
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6305)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7327)
những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh đương thời trong khối Tự Do.
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7097)
Nguyên nhân,trong thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.
10 Tháng Ba 2019(Xem: 6817)
Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam nghìn đời nhập vào trái tim bạn để hòa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam
05 Tháng Ba 2019(Xem: 10955)
Hội ái hữu Biên Hòa luôn sát cánh với người Việt trong và ngoài nươc, cùng cất lên tiếng kêu trầm thống cho quê hương đất nước
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7207)
lâm vào cái cảnh giữ cháu giữ luôn mấy cái cây rau ngoài vườn. Đã vậy còn phải giữ ...Thằng Chả nửa chớ!
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7762)
Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 7063)
Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 7739)
Người Lính làm thơ còn viết cho người Thầy đáng kính Đại Tá Lê Đạt Công về người đàn em quý mến Chuẩn úy Đỗ Cao Thông
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 8198)
Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 7332)
Mà thôi! Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tui cũng lại đang đeo … Khẩu trang! Có ai thấy cái mặt sượng sùng quê mấy cục đâu.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 52399)
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
27 Tháng Tám 2018(Xem: 54656)
Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 9319)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
16 Tháng Bảy 2018(Xem: 7358)
Những mơ ước mà Mbappé đã thực hiện và mang đến những kết quả và hình ảnh đẹp đó là một gương sáng cho các người trẻ tuổi và trẻ em ở các khu banlieux
28 Tháng Năm 2018(Xem: 9783)
Cúi đầu tạ với quê hương. Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”
13 Tháng Năm 2018(Xem: 9037)
Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Má được phước lành kiếp tái sanh.
13 Tháng Năm 2018(Xem: 7616)
Trời Cali hôm nay dường như đầy u ám như muốn ôm cả nỗi buồn người mẹ trong ngày Mother Day
21 Tháng Ba 2018(Xem: 55195)
Mùa xuân chỉ vừa mới nhón bước chân đi thôi mà, mùa hạ còn mãi tít xa kia ngóng vương mộng ảo
08 Tháng Ba 2018(Xem: 53929)
Bởi mỗi lần cả gia đình Tôi đi chung đến thăm,Ông Cố luôn luôn để sẵn tiền trong túi rút ra cho hai chắt,sau khi chúng ôm hun bên má.
03 Tháng Hai 2018(Xem: 53122)
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình
30 Tháng Giêng 2018(Xem: 8401)
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... . Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt...
06 Tháng Giêng 2018(Xem: 8684)
Dòng sông mây chở lá vàng mơ đã chìm hẳn vào bầu trời đêm rộng lớn, tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ
03 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7706)
Và đâu phải chỉ tháng 12 không biết đến đợi chờ ... Có giã từ nhau cũng phải gửi lại chút lời
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7774)
tôi cũng xin cám ơn một nửa thương yêu của tôi đã cùng tôi vượt qua những đoạn đường chông gai thử thách, chia ngọt, sẻ bùi
20 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7391)
Tự do hạnh phúc với cơm no áo ấm là điều mà chúng ta có thể san sẻ cùng nhau.
17 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7885)
Con đường chúng ta đi còn rất dài. Em không mong chúng ta sẽ tránh được những lần chớp tắt. Em chỉ mong rằng chúng ta đủ TIN YÊU
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8550)
nhưng thấm đậm tình của người miền Nam, của các anh lính Việt Nam Cộng Hoà. Thử lắng đọng lòng mình, nghe và cảm nhận các bạn nhé.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 8314)
cứ tiếp tục đi, không có con đường nào bằng phẳng, cũng không có lối mòn để đi ra
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8167)
Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8067)
Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7847)
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7995)
Người vào cởi áo lau son phấn Trả hết vinh quang lẫn đoạn trường
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8282)
Như một lời từ giả, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi, trôi mãi bỏ lại con đò...
09 Tháng Chín 2017(Xem: 9089)
Hè trôi. Hè đang trôi dần theo từng vạt gió lẽ hiu hiu, hè trôi theo áng mây chiều nay chỉ ửng vàng chút nắng, chắc cũng bởi hè đang trôi,