10:24 SA
Thứ Hai
14
Tháng Mười
2024

LẨN ĐẦU VƯỢT BIỂN - LÊ QUÝ THỂ

13 Tháng Mười Hai 20197:35 CH(Xem: 8027)

LẦN ĐẦU VƯỢT BIỂN
TINHNGHIA1

Mấy năm gần đây tôi đã đi nhiều cruises. Ngắn hạn như cruise Alaska, cruise Hawaii, cruise phía Tây Địa Trung Hải qua các nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha. Dài hạn hơn như cruise Nam Mỹ, khởi hành từ thành phố Santiago của Chile chạy xuống mũi Nam Mỹ, vòng qua Cape Horn rồi chạy ngược lên thành phố Buenos Aires của Argentina.

 Gần đây hơn tôi đi cruise vòng quanh biển Baltic thuộc Bắc Âu từ thành phố Copenhagen của Đan Mạch, ghé qua các cảng của Đức, Ba Lan, Nga, Phần Lan, Thụy Điền rồi quay về Copenhagen. Đó là những cruises của các hảng Princess, Norwegian, Costa. Những cruises nầy là những tàu lớn chứa trên ba ngàn du khách và nhân viên. Đó là những thành phố tráng lệ nổi trên mặt biển với những khách sạn hạng 5 sao, những tiệm ăn sang trọng, những sòng bài, những khu giải trí cho đủ mọi lứa tuổi... Tuy là những tàu lớn nhưng nhiều hôm gặp biển động như hôm nay, con tàu lắc lư làm nhiều người say sóng, du khách đi lại ngã nghiêng như những người say rượu. Những lúc nầy làm tôi hồi tưởng lại cách đây đúng 40 năm, lần đầu vượt biển người tôi cũng lắc lư say sóng khi ngồi co ro trên một  chiếc ghe nhỏ giữa lòng đại dương đầy sóng gió.

***

Ngày cuối năm 1979 tôi và vài người bạn mới ở công ty 471 ở Thủ Đức ăn tiệc tất niên để đưa một năm cũ đi và đón một năm mới đến với nhiều hy vọng có cái gì đó sáng sủa hơn. Nói là ăn tiệc tất niên nhưng thật sự khi xe đưa nhân viên ghé ngả tư Hàng Xanh, chúng tôi xuống và vào một quán cóc dọc lề đương. Đồ nhậu là vài miếng khô cá và một chai rượu đế lớn ngâm thuốc, thuốc gì thì thật sự chúng tôi cũng không để ý. Hôm đó tôi uống quá say và cuối cùng chỉ đủ sức bám vào anh xe ôm mà về nhà.

Về đến nhà thì tôi nhận ra anh cai thợ ở công ty chờ tôi. Anh ta nói gì đó một lúc, tôi nghe tiếng được tiếng không rằng ngày mai 1/1/1980 khởi hành. Sáng sớm hôm sau tỉnh rượu tôi chỉ nhớ là khởi hành chứ không biết điểm hẹn ở đâu. Tôi ra bến xe đò miền Tây và không thấy anh cai thợ. Tôi leo lên xe đò và tới bến Cần Thơ, nhìn quanh quẩn cũng không thấy ai quen. Tôi không ngạc nhiên lấm vì đây không phải lần đầu tôi lâm vào tình trạng nầy. Tôi vào quán định uống một ly cà phê rồi quay về như mọi lần.

Thế rồi anh cai thợ xuất hiện kêu tôi đi theo anh. Anh dẫn tôi và hai cậu khoảng mười lăm tuổi mà sau này tôi biết là con ông chủ hảng và con vợ hai của ông, một anh vào tuổi tôi mà sau nầy tôi biết là trung uý bộ binh mà anh cai thợ cho là trung uý hải quân. Chúng tôi leo lên một xe đò, vì khách quá đông tôi phải ngồi trên mui xe. Xe chạy khoảng hai giờ thì ngưng. Anh cai thợ dẫn chúng tôi vào một ngôi nhà nhỏ vắng người, bao quanh bởi một vườn cây rộng lớn, rồi anh biến mất.

Lúc trời chạng vạng tối thì ba người lạ vào nhà. Họ chia chúng tôi làm ba nhóm đi theo sau ba người hướng dẫn, không được đi quá gần người hướng dẫn và ba nhóm đi cách nhau 10 phút. Tôi là người chót đi theo một cô gái, cô gái đi trước, tôi theo sau cách nhau khoảng mười thước. Đi được một lúc thì cô gái gặp bạn trai chận lại hỏi chuyện, anh nầy nhìn tôi với cặp mắt nghi ngờ, tôi bình tỉnh từ từ đi qua hai người đó. Cô gái trả lời bạn trai và vội vàng bước qua mặt tôi. Cuối cùng tôi vào được một căn nhà lầu nằm ngay trước mặt chợ, sau nầy tôi biết là chợ Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Tôi xin tạm ngưng ở đây để ghi lại tình trạng sức khỏe của tôi trong giai đoạn nầy. Một hai ngày trước khi rời nhà tôi cảm thấy đau bụng. Cơn đau càng ngày càng dữ dội. Nhất là đêm tạm trú ở nhà trước chợ Long Phú, đau chịu không nổi và đái ra máu. Nhìn nước tiểu đỏ màu lúc đó tôi sợ chết vì bịnh hoạn hơn sợ bị bắt, nghĩ chắc mình sẽ chết trước khi đến được mục tiêu. Những ngày kế đó cơn đau từ từ giảm bớt.  Sau nầy tôi mới biết là tôi có sạn trong thận và khi sạn lọt vào đường tiểu thì gây đau đớn vô cùng và lúc sạn thoát được theo đường tiểu thì cơn đau dịu lại.

Tôi xin tiếp tục câu chuyện.

Khoảng ba giờ sáng hôm sau, chúng tôi bước lên hai ghe nhỏ. Hai ba cặp mắt lạ ở trên bờ theo dõi chúng tôi làm tôi hầu như nghẹt thở. Chị chủ nhà với hai con nhỏ chèo ghe tôi ra ghe chính chờ sẵn ở ngả ba sông. Hơn mười người ngồi trong phần có mái che của ghe và ghe từ từ di chuyển dọc theo bờ sông như đi đánh cá. Ghe nầy dài khoảng 8 thước, là ghe đi sông, thành ghe được nâng cao khoảng hai tấc và một máy đuôi tôm được gắn vào đáy ghe.

Mười mấy giờ trôi qua, trời lại tối. Lúc nầy ghe chỉ đậu cách biển vào khoảng chưa tới một cây số. Nhìn ra biển tôi thấy ánh đèn của một tàu lớn, có lẽ là tàu đánh cá quốc doanh.

Ghe thứ hai xuất hiện trong đêm tối. Mọi người bước qua ghe chính. Sau khi di chuyển máy đuôi tôm qua ghe chính, ghe đưa khách bị nhận chìm xuống đáy sông. Vì quá đông một số người phải chun xuống gầm ghe.

Máy đuôi tôm thứ hai được gắn vào thành ghe và ghe từ từ tiến ra biển. Khi ghe rẽ phải hướng về phía Nam, tôi nghe vài phát súng nổ từ tàu đánh cá quốc doanh, chắc đó là những tiếng súng chào vĩnh biệt.

Anh cai thợ xuất hiện trước mặt tôi, đưa tôi một cái la bàn và nói "anh chỉ đường". Tôi hỏi anh trung úy hải quân làm hoa tiêu chỉ đường anh nói đâu, anh không trả lời và quay đi. Cầm cái la bàn trong tay tôi vô cùng lúng túng, không biết phải làm gì. Sau một lúc tôi bình tỉnh trở lại, tôi ra sau ghe gặp anh tài công và biết anh này cũng ra biển lần đầu. Tôi chỉ anh một ngôi sao rất sáng ở hướng Nam và bảo anh cứ nhắm ngôi sao đó mà tiến tới. Tôi quay về ngồi ở mũi ghe và ngủ lúc nào không biết. Khi giật mình tỉnh giấc thì trời lờ mờ sáng. Tôi nhìn anh tài công thì thấy anh đưa tay chào tôi và ra hiệu OK. Nhìn bên này tôi thấy xa xa là đất liền và bên kia xa xa là một đảo lớn. Tôi đoán là ghe đã qua giữa mũi Cà Mau và đảo Côn Sơn. Trên ghe kẻ nằm người ngồi không có một chổ trống.

Ngày thứ nhất trời trong sáng. Gió nhẹ theo hướng Tây Nam. Ngồi trước mũi ghe tôi ra hiệu cho anh tài công trực chỉ hướng Nam. Tôi thả vật nổi trên mặt biển và miệng lẩm bẩm "một ngàn lẻ một, một ngàn lẻ hai...". Sau nhiêu lần như vậy tôi có một ý niệm về tốc độ của ghe. Đột nhiên một bầy cá heo xuất hiện, chúng phóng rất nhanh quanh ghe, lúc trước ghe lúc theo ghe như đùa giởn với người trên ghe, trông rất đẹp mắt. Khi trời tối thì gió Tây Nam trở nên mạnh hơn và mây đen kéo tới. Suốt đêm đó tôi không thấy gì quanh tôi. Gió thổi càng lúc càng mạnh vào mặt tôi. Mắt tôi nhìn chăm chăm vào la bàn và giữ ghe tiến về hướng Nam.

Ngày thứ hai trời âm u, mây hầu như phủ cả mặt biển nhưng không mưa. Gió Tây Nam cùng lúc càng mạnh. Khói máy bay về phía trước mũi ghe theo đúng hướng đi của ghe. Sóng ngầm có lúc đưa mũi ghe lên cao làm cho ghe nghiêng khoảng 5 hay 10 độ rồi đẩy ghe lướt nhanh trên mặt nước. Cứ như vậy suốt ngày và đêm đó. Đêm đó tôi không chớp mắt, cứ luôn luôn nhìn vào la bàn trong tay và ra hiệu bằng tay để hướng dẫn tài công đi đúng hướng.

Sáng ngày thứ ba không có gì thay đổi. Đến trưa tôi cho anh cai thợ biết ghe đã đi khá xa về phía Nam và tôi quyết định đổi hướng Tây Nam để nhắm vào đất liền. Đến chiều thì gió bắt đầu dịu lại và tôi thấy dường như có cái gì bay. Đúng rồi, chim bay. Đó là dấu hiệu quá tốt, trước mắt phải là đảo hay đất liền. Tôi vững niềm tin là mình đã đi đúng hướng nhưng không nói cho ai biết. Thật sự thì không còn ai để mà nói vì trừ tôi và anh tài công mọi người khác thì hầu như không còn biết trời trăng gì nữa, họ nằm la liệt như những người chết. Anh tài công chỉ về phía trước, tôi quay lại thì thấy xa xa có ánh đèn. Mặc dầu mặt biển nhấp nhô, ánh đèn vẫn không thay đổi, chứng tỏ đó là tàu lớn. Anh tài công sai hai ba thanh niên đốt lửa để kêu cầu cứu. Nhưng vô ích, ánh đèn càng lúc càng xa dần rồi mất hẳn.

Tôi giử vững niềm tin, mắt luôn luôn nhìn về phía trước. Hơn một giờ sau tôi thấy như có gì ẩn hiện trong đêm tối. Tới gần hơn. Trời ơi, đó là một hòn đảo. Tôi thức mọi người dậy. Bắt hai thanh niên cầm sào, đứng trước mủi ghe để dò đá ngầm và ra lệnh cho anh tài công cho ghe từ từ tiến đến gần đảo. Đảo tối đen. Tôi ra lệnh anh tài công đi vòng qua bên kia đảo. Ánh sáng làm chúng tôi chóa mắt. Một tàu đánh cá to lớn với đèn sáng trưng hiện ra trước mắt chúng tôi. Tiến lại gần, bằng tiếng Anh tôi hỏi đây là đâu, trên xa vọng xuống "Malaysia". Chúng tôi đã thành công, hay đúng hơn tôi đã thành công. Không biết ngày mai sẽ ra sao, nhưng tôi rất sung sướng đã đưa mọi người đến được Mã Lai. Mọi người như sống lại. Tôi ra sau ghe, cổi hết áo quần và nhảy xuống biển. Nước biển quá lạnh nhưng tôi vẫn ngâm mình khá lâu. Lúc tôi lên ghe, mặc lại áo quần thì thấy mọi người đã ngủ yên và tôi cũng gục luôn không biết lúc nào. Lúc mở mắt ra thì trời đã sáng và tàu đánh cá lớn cũng đi mất.

Mọi người nhao nhao hỏi bây giờ đi đâu. Sau khi ghe lách qua một vài hòn đảo thì tôi thấy một dãy nhà sàn trên mặt nước và một ca nô chạy về hướng chúng tôi. Tôi biết đó là task force của Mã Lai. Tôi cho mọi người biết nhóm task force này chỉ là nhóm cướp cạn, ai có gì quí gía thì dấu đi. Nhóm Mã Lai nầy nhảy lên ghe, một tên hỏi ai là "leader", anh trung úy bộ binh chỉ tôi, tên nầy quay lại gần tôi và bạt tai tôi. Đó là cái bạt tai độc nhất trong đời tôi phải gánh chịu cho cả nhóm trên ghe. Sau đó nhóm này lục soát, chúng xin mấy bình accu, và "mua" một cái nhẩn cưới với giá 2 dollars Mã Lai hay 1 dollar Mỹ. Tôi hỏi một tên khác đảo Pulau Bidong ở đâu, hắn chỉ một đảo ở xa.

Phải mất gần hai tiếng đồng hồ mới tới gần đảo. Xa xa tôi nhìn thấy một bãi cát và  hình như có người. Năm 1980 Mã Lai đã nới lỏng cho người tỵ nạn Việt Nam, không còn kéo ghe trở ra biển nữa nhưng để chắc ăn tôi bảo khi tới gần bờ các bà các cô phải nhảy xuống biển và các thanh niên phải đục lủng ghe. Tôi đứng đầu mũi ghe và cho ghe tiến gần đến bờ. Trên bãi cát nhiều người đã hiện rõ hơn, họ quơ tay chào đón chúng tôi và tiếng đầu tiên tôi nghe rõ là tiếng ai kêu "thầy, thầy".

***

Con tàu lắc lư mạnh làm tôi quay lại với thực tế. Tuy ở trên một tàu lớn với đầy đủ mọi kỹ thuật hiện đại nhất, tôi vẫn cảm thấy không được an toàn trong những lúc biển động nầy. Kinh ngạc thay, với một ghe cả ngàn lần nhỏ hơn, cả triệu lần mong manh hơn tàu lớn nầy mà sao ghe có thể vượt qua được những sóng gió của biển cả. Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.

Lê Quý Thể

Ghi chú : Tôi viết bài nầy để kỷ niệm bước đầu của 40 năm đổi đời.

Ghi chú: Hai tiếng gọi “thầy thầy” là của anh học sinh trường Châu Văn Tiếp, Phước Tuy. Anh là trung úy trốn từ một trại cải tạo và đến Pulau Bidong nhiều tháng trước đây. Anh giao tôi căn nhà “sang trọng nhất đảo” với đầy đủ mọi tiện nghi hôm trước và hôm sau anh rời đảo.

Ghi chú : Nếu không kể đêm ngủ tại đảo hoang, ghe đã vượt biển bốn ngày ba đêm và cuối cùng tắp vào bãi sau của trại tỵ nạn Pulau Bidong vào chiều ngày mồng năm tháng giêng năm 1980
Ý kiến bạn đọc
17 Tháng Mười Hai 20192:57 CH
Khách
Kỷ niệm không thể quên...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 183239)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 821)
Chính âm thanh của cuộc sống sinh động ấy đã lắng đọng mãi trong ký ức của tôi, và đã cho tôi những hoài niệm đẹp của ngày xa xưa trên con đường THĐ - nơi tôi sinh ra và lớn lên.
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 791)
phải mang nỗi nhớ nhung ra kể với bạn về một phần đời của Sài Gòn năm cũ. Còn bạn, ký ức nào vẫn còn lưu giữ về một thành phố ngày xưa?
30 Tháng Năm 2024(Xem: 1188)
nhiệt tình của một ông thầy trẻ của Trung học Ngô Quyền Biên Hòa gần nửa thế kỷ trước. Vĩnh biệt thầy với chân thành thương tiếc!
14 Tháng Tư 2024(Xem: 1006)
Nhưng tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc cuối tháng tư đau thương ấy. Tôi không bao giờ quên một khoảng đời đen tối ấy.
30 Tháng Ba 2024(Xem: 1733)
Dòng sông có tiếng hát đấy, tiếng hát trong im lặng, chỉ mình tôi nghe, và nó rất buồn.
11 Tháng Ba 2024(Xem: 1873)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
07 Tháng Ba 2024(Xem: 1692)
Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1545)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 1351)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 1818)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 1946)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1970)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1820)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 2219)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 2801)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 4271)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 3100)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 2926)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2728)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2524)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2496)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2839)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3385)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3668)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 4066)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 4029)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 3566)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 4268)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 4633)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 4883)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 5388)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 5026)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 4932)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 4775)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5734)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5462)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5507)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 6510)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 6588)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 6657)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6383)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5810)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5735)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5714)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 5939)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 6495)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 5970)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 7280)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.