Đêm. Đã rất sâu, hun hút. Và tiếng của đêm luôn là lời im lặng.
Tôi thẳm sâu nghe tiếng đêm quanh mình, lá im lìm say ngủ, thoáng rợn se mình khi hứng giọt sương khuya, gió nép vào đêm sâu lướt sẽ sàng, đám cỏ cựa mình mơ ngủ theo vạt gió lẽ đi hoang. Tôithắp lên ngọn nến trong hồi tưởng mong dấu bớt chút đêm, soi lấy lối xưa vàng võ, ngõ cũ trơ dấu hững hờ nên lòng cũng chợt ngậm ngùi theo.
Bóng trăng khuyết treo phất phơ bên góc trời, thả một vệt sáng dài như lụa ôm không hết lòng đêm. Ngọn nến tôi vẫn cháy trong hồi tưởng, soi vọng những năm tháng phôi pha trong mộng mị biệt ngàn, hỏi bằng tiếng của đêm, ánh trăng xưa có còn soi bóng trên con đường cũ, in dấu trên mặt đường dáng đổ thấp cao.
Ngọn nến vẫn cháy dịu dàng soi lối hoài niệm, trong lời im lặng của đêm, tôi nghe lòng mình thủ thỉ, ừ, thì đêm cứ đen, nhưng che làm sao được màu nắng vàng ngày xưa, phủ làm sao hết giàn hoa giấy giăng leo trổ bông đỏ thắm bên hiên nhà, và dấu đi đâu cho được, một góc tâm hồn còn mãi vấn vương những ngày thơ dại cũ...
Đêm dằng dặc, dài sâu. Tôi hoan hĩ bày biện mâm cỗ ngày xưa, nhâm nhi hoài không chịu ngán. Nâng ly nhớ mời đêm, hớp một ngụm thôi mà nghe kỷ niệm bao năm chẳng lạt vị chút nào. Dưng không, muốn nắm lấy bàn tay của đêm, thả lời trong im tiếng, dỗ dành thôi hãy quên, hãy buông hết lòng tiếc nuối vào vạt gió lẽ bạn đêm nay, kệ cho trôi giạt mãi đâu, tan thành mưa rơi xuống bên đời.
Đêm thẳm sâu, tôi nhớ gì mà ngơ ngác mơ tìm lại vạt nắng cuối ngày vướng trên mái ngói thẩm rêu...
Tôi nợ mình trăm điều tự hỏi, đợi đêm về vung câu hỏi vào đêm.
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.