Là thành viên trong nhóm cổ động và quảng bá sách "Sự Thật Đời Tôi - Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm", tôi, Việt Hải, xin chân thành cảm ơn quý anh chị em văn nghệ sĩ; quý thân hữu trong lãnh vực báo chí, truyền thông; quý chủ nhân các báo, các đài truyền hình, truyền thanh, chủ các forums, các website, blog liên mạng đã tiếp tay phổ biến, hoặc cho giờ, air time để anh chị em chúng tôi có dịp trình bày về buổi trình làng tác phẩm mới này của nhà văn biên khảo Nguyễn Thanh Liêm.
Như nhà báo Du Miên nhắn gởi "on TV air" hôm nọ là GS. Nguyễn Thanh Liêm nay đã 83 tuổi, vị thầy cao niên, đã đào tạo hàng ngàn học sinh, lớp hậu bối, lớp hậu nhân cho xứ sở. Trong vai trò văn hóa giáo dục, ông có cơ hội thực thi cải tổ ngành giáo dục, chuyển đổi để từ bỏ hệ thống thi cử lối cũ trọng từ chương, "thuộc làu" dễ "oải não bộ" qua phương thức tân tiến là thi "tú tài IBM" do ông robot IBM chấm thi, phương thức mà bạn bè chung tôi nghe những từ ngữ vui vui: thi "ABC khoanh", "ABC quẹt" với xứ Mỹ này vốn phổ thông từ thi ngành neo tóc cho đến thi DMV, tay khoanh ABC mà mồm khấn vái ông địa trả lễ một vài nải chuổi cau, chuối sứ hay chuối già Chiquita.
Nhưng xét cho cùng thì lề lối thi cử mới, thi "tú tài IBM", tránh được sự bất công chấm bài viết (kiểu essay) dễ thiên vị, thiên kiến hay chấm bài trên căn bản chủ quan, và thi lối cũ không khảo sát nhiều đề tài trong học trình của các thí sinh; rồi phạm vi ông chú trọng là việc đào tạo thêm giáo chức, mở thêm trường học ở lãnh vực tư nhân,... Ít nhiều những đóng góp của GS. Nguyễn Thanh Liêm góp phần vào chính sách mở mang nền giáo dục chú trọng những yếu tố nhân bản, dân tộc và khai phóng của Việt Nam Cộng Hòa, mà giờ đây nhìn về quê hương là những luyến tiếc, những kỷ niệm đẹp không còn nữa,...
Bàn về sự chống báng lệ giáo dục nhồi nhét cho "oải não trạng", ủng hộ lệ mới thi cử tú tài IBM của thầy Liêm, tôi xin nêu gương 2 vị thầy khả kính khác như sau:
1/ Thầy Albert Einstein (1879 – 1955) cho là không nên học nhồi nhét, trong sách của thầy Albert Einstein, "The World as I See It" (paperback, 128 trang, ấn hành năm 1949), thầy cho là: "Phải để con người trẻ phát triển trong một tinh thần mà những nguyên tắc này, cứ để sự phát triển tự do và tự chịu trách nhiệm của cá nhân trở thành tự nhiên như không khí khi người đó thở. Chỉ có dạy thôi thì giáo dục không đạt được ích lợi gì cả!". Sách của thầy Einstein đả phá nguyên tắc cưỡng bách giáo dục nhồi nhét trong thời đại của thầy. Thầy Einstein cho rằng: "một nền giáo dục quá chú trọng đến hệ thống ganh đua cũng như cho đi chuyên ngành hoá quá sớm chỉ giết chết tinh thần người trẻ”. Thầy Einstein suy tư về tệ nạn giáo dục đe doạ trầm trọng bộ não bởi sự nhồi nhét, thầy cảnh giác giới lãnh đạo giáo dục: “Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hoá”.
2/ Thầy Fukuzawa Yukichi: "Dù có nhồi nhét đầy tri thức trong đầu, nhưng không thể ứng dụng vào thực tế thì cũng vô nghĩa!".
Ngoài thầy Albert Einstein hoan hô tú tài IBM, vị thầy gốc Phù Tang Nhật bổn, một đại ân nhân của nước Nhật khiến xứ Phù Tang đã cất cánh thăng thiên như vũ bão đáng kính phục. Bởi nhờ thầy Fukuzawa Yukichi (tên Việt hóa là Phúc Trạch 1835-1901) là một trong những bậc khai quốc công thần và là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nước Nhật Bổn thuở sử cận đại. Thầy Yukichi được xem là người có công khai sáng nước Nhật ra khỏi thuở u mê, tối tăm và lạc hậu. Thầy là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà đấu tranh xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà văn, nhà dịch thuật và là một võ sĩ đạo (bushido), một kiếm sĩ đạo (kendo). Thầy Yukichi chịu ảnh hưởng Nho học của cha, được gia đình cho xuất dương sang Âu châu du học, sau khi thu thập những điều hay mới lạ của xứ người, thầy Yukichi trở lại quê hương nhất quyết góp phần canh tân nước Nhật ngay vào thuở ban đầu những niên lịch Minh Trị thiên hoàng (hưng triều Hoàng đế Meiji Tenno). Thầy Yukichi đưa ra những tư tưởng lớn có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến xã hội Nhật bổn cận đại. Những tư tưởng cần chạy đua với Âu châu và Mỹ châu hầu thay đổi hoàn toàn cuộc diện, bộ mặt Nhật bổn cổ xúy phát triển về chính trị, xã hội, kinh tế và giáo dục của đất nước này. Người Tây phương xem thầy như một "Voltaire của Nhật bổn". Những trước tác vô giá với bao pho tài liệu cả trăm ngàn trang, điển hình như những hồng thư "Khuyến học" (Gakumon no susume), "Khái lược luận thuyết về văn minh" (Bunmeiron no gairyaku), "Tình hình Âu châu" (Seiyō jijō), "Phúc ông tự truyện" (Fukuō Jiden), v.v.
"Tư tưởng Thoát Á" ("Datsu-A Ron" [Escape from Asia], xuất bản 1885) của thầy Fukuzawa Yukichi khi có dịp sống ở nước người, những chuyến viếng thăm Mỹ và Âu châu vào cuối thế kỷ 19, "Chủ thuyết Thoát Á" của thầy chủ trương phát triển quốc gia để giữ sự độc lập sống còn, tránh để các xứ khác xâm chiếm.
Như đã trình bày hai vị thầy uyên bác, đào tạo nhiều thế hệ hậu sinh, dù nhị vị sư phụ Albert Einstein và Fukuzawa Yukichi có kiến thức hàn lâm, uyên thâm nhưng cả hai đều chống đối kịch liệt lệ cưỡng bách nhồi nhét bài vở cho đau đầu, cho nhức óc, cho cao máu, cho mất ngủ, cho oải não các con trẻ lớp tú tài, và hai thầy Einstein và Yukichi sẵn lòng ủng hộ lệ mới thi tu tài IBM của thầy Liêm, tôi nghĩ đây là điều nhìn lại quá khứ, có những sự thay đổi rất cần thiết cho tuổi trẻ và cho quốc gia.
Những tấm gương trước đây của nhi vi vĩ nhân Albert Einstein và Fukuzawa Yukichi đềuu nhằm vào cải cách giáo dục, họ biện minh cho nền giáo dục cần đổi mới. Tương tự như vậy, tôi muốn nói đến sự cải tổ giáo dục của VNCH mà GS. Nguyễn Thanh Liêm phụ trách.
Mainframe Monsters... Thầy Liêm ơi, Thầy còn nhớ "360 monster" thuở xa xưa ấy ?
Ngược dòng thời gian những năm "tú tài IBM" của thầy Liêm mới manh nha được áp dụng, cái thuổ phôi thai ấy, trên mặt báo chí tôi đọc nhiều bài binh luận về đứa con "tú tài IBM" của thầy Liêm bị chê có, khen có,... Khen thi khỏi bàn, còn chê vì bị gán là "a dua, a tòng theo Mỹ", cái tú tài IBM 360, IBM 370 thuở punch card, cái máy gồm một khối kim loại to tổ chảng, chỉ có me-sừ phương phi, hộ pháp Arnold Schwarzenegger bê nó nổi mà thôi. "Tú tài IBM" vừa đầu thai đó bị mang lên bàn mỗ xẻ thịt không thương tiếc, công kích, đùa cợt, dị nghị, dị ứng. Niên khóa tú tài 1972 tụi tôi chưa bị con tinh thần thầy Liêm"Tú Tài IBM" hỏi thăm. Các bạn đi sau tú tài năm 1973 chính thức là tú tài IBM, các bạn đi thi về bảo vui vui vì nó mới lạ, ngồ ngộ,... Báo chí đăng có thí sinh mang hột xí ngầu như bùa cứu tinh vào phong thi "bùa hên" bị tịch thu.
Này, những ông/bà viết bình luận trêu chọc nào những "thi IBM", "ABC khoanh" , "ABC quẹt",... nếu có sang Mỹ đi thi viết bằng lái xe, xin ₫ừng trêu bọn DMV "a dua, a tòng theo Mỹ" như ngảy xưa, và xin nhớ đừng mang bùa xi ngầu (lucky dice) hay bầu cua cá cọp vào phòng thi nhé... Cám ơn một thoáng kỷ niệm xưa chợt hiện về.
Đọc "Sự Thật Đời Tôi - Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm" có những luyến tiếc từ tác giả, ước mơ cho xứ sở không trọn vẹn, ước mơ về nền văn hóa nhân bản bị giới cầm quyền CS bỏ quên, nhìn lại cuộc đời lưu vong xa xứ đã lâu, những tháng ngày khi mà bệnh tật đã đến. Ước mơ nhỏ của gia đình nhỏ đã thành tựu, nhưng ước mơ lớn về đất nước vẫn còn trong tâm tối. Nỗi ưu tư của tác giả phảng phất qua phong văn của ông. Phải chăng GS. Nguyễn Thanh Liêm có một ước mơ,... "Yes, he had a dream, indeed!".
Riêng với chủ đề cải cách ngành giáo dục, điểm son mà thầy Liêm đã để lại, hoài bão cải cách của thầy đối với thế hệ chúng tôi, thế hệ chịu ơn thầy. Tham khảo cuốn "Sự Thật Đời Tôi" (Hồi Ức Nguyễn Thanh Liêm, phần "Cải tổ thi cử, từ trang 198), thầy tôi viết nhiều về việc cải tổ cần thiết cho nền giáo dục và thi cử mà ông hậu thuẩn. Chính sách giáo dục cần sự khai phóng, cởi mở để mỗi cá nhân, mỗi tâm hồn thăng tiến, mọi người phải có cơ hội đi lên trong xã hội. Nền giáo dục cần sự công bằng, hãy nâng cao dân trí, không phải chì vì "gạn lọc" cho con số nào đó được chấm đậu, ví dụ như con số 10% số thí sinh tú tài được chấm đậu, mà cần cải tổ thiết thực lề lối giáo dục để thích hợp hơn cho nhu cầu phát triển quốc gia, không phải chỉ vì tiền lệ định kiến cổ điển, sự bảo thủ cố hữu từ trước để rồi giới hạn cơ may cho tương lai của những người trẻ vươn lên như thời Pháp thuộc, chính sách cai trị đè nén, chèn ép, chính sách kìm hãm ngu dân, họ bóp nghẹt sự thăng tiến, khắc nghiệt đối với người dân bị trị.(*)
Hoàng hôn trên lưng đồi Hồng Ân. Kỷ niệm vui cuối cùng, 13/08/2016.
Thầy Liêm hòa đồng vỗ tay theo nhip điệu bài hùng ca:
https://www.youtube.com/watch? v=VZ8YsBpE-bs&list=RDVZ8YsBpE- bs#t=25
Kính thầy,
Những ngày cuối cùng khi thầy còn ở cõi nhân thế, lời tri ân này được kèm theo đây em xin kính gởi thầy như lời tiễn đưa. Thầy đã đến với thế gian, thầy có giấc mơ về lãnh vực văn hóa giáo dục, thầy lưu dấu những đóng góp đã nhiều và nhiều, từ Việt Nam ra hải ngoại,... Thầy ra đi ung dung trong an bình, còn lại nơi đây rất nhiều người sẽ giữ mãi ân tình và kỷ niệm với thầy. Điều quý báu khi thời thế cần thiết ta phải can đảm cải cách, giáo dục nước Mỹ, nước Nhật cải cách, giáo dục VNCH cải cách như bài học của thầy trong dĩ vãng, và sau cùng ví dụ nhỏ qua bài học "tú tài IBM" như tựa đề bài viết này. Merci mon grand maître , bon voyage pour
votre nouvelle vie! Nous vous aimons en larmes...
Kính bút,
Trần Việt Hải, PK72, 12B4
------------------------------ ------------------------------ ----------------
Links tham khảo:
TS. Nguyễn Thanh Liêm: Nhà Văn Hoá Giáo Dục Nhân Bản:
http://www.petruskylhp.org/ngt hanhliem.htm
Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 – GS. Nguyễn Thanh Liêm:
https://hocthenao.vn/2013/10/1 6/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954 -1975-trich-nguyen-thanh-liem
Cải tổ giáo dục Việt Nam Cộng Hòa, GS. Nguyễn Thanh Liêm:
http://www.doanketvnch.com/nhu ng-nha-giao-duc-xuat-than-tu- dinh-tuong/
http://www.daihocsuphamsaigon. org/index.php/cuusinhvien/tint uc-sinhhoat/3263-gsntlimtutran
Văn Hóa Là Gì? – GSTS. Nguyễn Thanh Liêm:
http://nguyentanphan.com/van-h oa-la-gi-gsts-nguyen-thanh-lie m
Giáo dục Việt Nam là Giáo Dục Nhân Bản, TS. Nguyễn Thanh Liêm:
http://vuonhoaphatgiao.com/pha t-hoc/nguyen-cuu/phat-giao-nhu -la-mot-triet-hoc-hay-la-mot- ton-giao
Gordon Thúy: Thi cử bậc Phổ thông tại miền Nam ngày xưa:
https://hieuminh.org/2015/07/0 5/thi-cu-bac-pho-thong-tai-mie n-nam-ngay-xua
Tâm Tình Về Thầy Liêm, Trần Việt Hải:
http://vietnamtranquanghai.blo gspot.com/2012/10/tran-viet- hai-tam-tinh-ve-thay-liem.html
(*): Trong một bài tùy bút, tôi ghi nhận chính sách chèn ép của người Pháp đối với xứ ta lắm buốn vơi....
"Cần nhắc lại sự quá đáng của chính sách thực dân nham hiểm cho ngàn sau hiểu rõ. Mỗi năm tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học tại nước nhà dưới thời Pháp cai trị không quá 100 nhà trí thức gồm các ngành chuyên môn như Nha Y Dược, Luật, Khoa Học, Kỹ thuật so với dân số 25 triệu người trong khoảng năm 1945. Điểm buồn của đất nước luôn ở vận mệnh xui...."
Ref.link:
http://www.ninh-hoa.com/VietHa i-TiecLienHoanCountDownCuoiNam .htm
htts://www.facebook.com/vietha i.tran.942/posts/1083261871764 482