GIỌT NƯỚC MẮT CỦA THẦY PHẠM ĐỨC BẢO
Thầy Phạm Đức Bảo đã một lần khóc trong nỗi buồn “khóc lá xanh rơi”. Tuổi thầy đã cao với bao lần nhập viện, trí nhớ đã dần xa, đôi mắt không còn tinh anh, và đôi vai gồng gánh nỗi đau cái còn cái mất. Tên ngôi trường cũ Ngô Quyền vẫn còn đó, đồng nghiệp và môn sinh vẫn còn đây, dù đã mai một với thời gian. Về trường xưa hãy ghi nhớ điều này "Ngô Quyền ơi! Có nhớ chăng thầy Bảo đã khóc."
Hình ảnh của thầy Phạm Đức Bảo ngày nào vẫn còn in trong trí của bao lớp cựu học sinh Ngô Quyền “dáng oai nghiêm nhưng thương học trò quá đỗi”.
Năm tôi học lục 4 hay ngũ 4 Thầy Bảo có dạy hình như môn công dân giáo dục thì phải, ngoài lớp thầy nghiêm khắc nhưng vào lớp thầy Bảo lại rất hiền. Tôi có được 7 năm theo học trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa với thời gian thầy Phạm Đức Bảo làm hiệu trường, thầy đã phục vụ cho trường Ngô Quyền từ năm 1961 đến 1973. Với thầy Phạm Đức Bảo thời gian 12 năm cũng đủ đong đầy. Những năm trước tôi có những đàn anh và sau tôi có lớp đàn em, chắc họ cũng giống như tôi, sẽ không quên công ơn của Thầy Phạm Đức Bảo. Một người thầy Hiệu trưởng đã có một đời sống lý tưởng dày công xây dựng cho trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
Năm tôi học lục 4 hay ngũ 4 Thầy Bảo có dạy hình như môn công dân giáo dục thì phải, ngoài lớp thầy nghiêm khắc nhưng vào lớp thầy Bảo lại rất hiền. Tôi có được 7 năm theo học trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa với thời gian thầy Phạm Đức Bảo làm hiệu trường, thầy đã phục vụ cho trường Ngô Quyền từ năm 1961 đến 1973. Với thầy Phạm Đức Bảo thời gian 12 năm cũng đủ đong đầy. Những năm trước tôi có những đàn anh và sau tôi có lớp đàn em, chắc họ cũng giống như tôi, sẽ không quên công ơn của Thầy Phạm Đức Bảo. Một người thầy Hiệu trưởng đã có một đời sống lý tưởng dày công xây dựng cho trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
Còn hơn thế nữa với cả tấm lòng qua tâm tình cuối đời của thầy Bảo dành cho đồng nghiệp và học trò ngày xưa:
''...tôi không bao giờ quên được ông Phan Thanh Hoài, một người đồng nghiệp đã giúp đỡ rất nhiều khi tôi làm Hiệu Trưởng Ngô Quyền từ 1961-1964, và cũng không quên được những người bạn cũ, ông Lê Hồng Sanh hiện ở Fair Fax, Virginia, ông Nguyễn Văn Sơ ở Biên Hòa v.v… cùng các cố nhân của tôi ở BH. Cám ơn các em học sinh Ngô Quyền hải ngoại và ở quê nhà với tấm lòng nhớ tới những người đã đi trước dìu dắt các em thành nhân và thành thân.."
Khi còn ngoài Bắc, thầy Phạm Đức Bảo đã chọn ngành dạy học, cùng dạy chung với thầy Phạm Khắc Thành tại trường Đức Trí Hải Phòng. Năm 1954 cùng di cư vào Nam. Những năm đầu thầy Bảo và thầy Thành tiếp tục dạy tại trường Phan Bội Châu Đà Nẵng. Tình bạn tình đồng nghiệp, thầy Bảo và thầy Thành vẫn giữ trọn. Khi thầy Phạm Đức Bảo về nhận hiệu trưởng trường trung học Ngô Quyền đã mời thầy Phạm Khắc Thành về làm Giám Học trong khi thầy Phạm Khắc Thành đang dạy trường trung học Hồ Ngọc Cẩn tại Sài Gòn. Và năm 1973 thầy Phạm Khắc Thành đã là Hiệu trường trường Ngô Quyền khi thầy Phạm Đức Bảo nhận nhiệm sở mới.
Những tưởng rằng sẽ tiếp tục dìu dắt học sinh Ngô Quyền Biên Hòa thành những nhân tài phục vụ cho tỉnh nhà và quốc gia, nhưng cuộc diện 1975 đã thay đổi và làm vỡ tan bao ước vọng. Thầy Phạm Đức Bảo cũng đã sống trọn với tư chất con người của mình, dù có đắng cay lẫn ngọt bùi. Đắng cay của những ngày “Giậu đổ bìm leo”ngay ngày đầu trình diện và ngọt bùi ấm lòng với ly cà phê từ tay của đứa học trò thầy ghét nhất trường là anh Lê văn Thành. Thầy và trò cùng gặp nhau trong trại giam Tân Hiệp.
Những tưởng rằng sẽ tiếp tục dìu dắt học sinh Ngô Quyền Biên Hòa thành những nhân tài phục vụ cho tỉnh nhà và quốc gia, nhưng cuộc diện 1975 đã thay đổi và làm vỡ tan bao ước vọng. Thầy Phạm Đức Bảo cũng đã sống trọn với tư chất con người của mình, dù có đắng cay lẫn ngọt bùi. Đắng cay của những ngày “Giậu đổ bìm leo”ngay ngày đầu trình diện và ngọt bùi ấm lòng với ly cà phê từ tay của đứa học trò thầy ghét nhất trường là anh Lê văn Thành. Thầy và trò cùng gặp nhau trong trại giam Tân Hiệp.
Sau bao năm tù tội trở về đã có lần thăm lại trường xưa, thầy Phạm Đức Bảo một mình đứng thẩn thờ ngay cột điện trước cổng trường. Những hình ảnh cũ chợt sống lại, sự hồn nhiên của tuổi học trò và sự nghiệp dở dang. Quanh đây không ít những người học trò cũ của Ngô Quyền, nay đã là Phó Sở, Trưởng phòng, Trưởng khoa, Giám Đốc, Luật sư thành phố, bí thư thành đoàn v.v... Nhưng sao đôi mắt của thầy Phạm Đức Bảo lại đẫm lệ với hai hàng nước mắt.
Không còn một ai nhận ra thầy.Từ bên kia đường một người đang bước vội qua, trong bộ đồ lam lủ nghèo nàn nhưng tôn kính:
-Kính chào Thầy. Thầy cố nén sự cảm xúc hỏi lại:
- Em học Ngô Quyền à?
- Dạ, em là Trương Thành Cát, ra trường đi lính ở miền Tây, vừa ở tù ra phải đi làm phụ hồ đây thầy ơi.
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
NGUYỄN HỮU HẠNH
Gửi ý kiến của bạn