10:37 CH
Thứ Năm
25
Tháng Tư
2024

Văn học Việt Nam Cộng Hòa: 20 năm "chói sáng" và "huy hoàng"

27 Tháng Tư 202312:24 CH(Xem: 1593)

Văn học Việt Nam Cộng Hòa: 20 năm "chói sáng" và "huy hoàng"

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
2023.04.27
Văn học Việt Nam Cộng Hòa: 20 năm "chói sáng" và "huy hoàng"
Nhà thơ Hoàng Hưng trong một sự kiện hồi tháng 01/2023 tại đường sách TPHCM, phát biểu về cuốn sách "Chỉ tại con chích chòe" và tác giả sách Dương Tường
blank họa sỹ Trần Nguyệt Lâm

Nền văn học của Việt Nam Cộng Hòa trải dài hai thập kỷ ở miền Nam Việt Nam trước đây xứng đáng được đánh giá là một chương sử “chói sáng” và là một thành tựu “rất huy hoàng” trong toàn lịch sử văn học Việt Nam và thời kỳ hiện đại, một ý kiến từ trong giới văn học, nghệ thuật và báo chí độc lập tại Việt Nam nêu quan điểm với Đài Á Châu Tự Do hôm 26/4/2023.

“Cũng như tất cả những người yêu văn học mà không có định kiến gì về chính trị, tôi nghĩ rằng mấy mươi năm của nền văn học của Việt Nam Cộng Hòa phải nói là một chương sử quá chói sáng trong lịch sử của nền văn học Việt Nam nói chung và văn học hiện đại Việt Nam nói riêng,” từ Sài Gòn, nhà thơ, dịch giả, nhà báo Hoàng Hưng chia sẻ nhận định trên quan điểm riêng với RFA Tiếng Việt, trong dịp 48 năm biến cố 30/4/1975 của Việt Nam đang được đánh dấu.

Theo nhà thơ Hoàng Hưng, nền văn học Việt Nam Cộng Hòa vốn trải dài trong giai đoạn từ 1954-1975 có kích thước, tầm vóc “rất lớn” với ít nhất năm đặc điểm mà theo ông là nổi bật. 

“Thứ nhất, đó là một thời kỳ mà văn học phát triển rất mạnh mẽ và so sánh kể cả với văn học thời kỳ tiền chiến, nền văn học này cũng vượt trội hẳn, có thể thấy ngay qua số lượng tác giả được ghi nhận có tên tuổi cũng tới vài trăm, hay là về số lượng các tạp chí chuyên về văn học, cũng có hàng chục tạp chí trong số đó có nhiều tờ rất nổi tiếng. Cũng từ đó, có thể thấy tính chuyên nghiệp của nền văn học trong thời kỳ này rất cao. Chuyên nghiệp ở chỗ nào, tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ là số lượng tác phẩm của từng tác giả rất lớn…

Đặc điểm thứ hai là sự phong phú, đa dạng, rất nhiều giọng, nhiều chiều, nhiều tư tưởng, nhiều quan điểm, mà có cái hay là đều chung sống hòa bình với nhau, không hề có sự đố kị hay là đàn áp nhau. Một thí dụ quan trọng nhất là ở tư tưởng chính trị chẳng hạn, có thể thấy trong hàng ngũ nhà văn miền Nam cũng đa dạng… 

Về phương pháp, sáng tác và phong cách cũng thấy rất đa dạng, phong phú, vẫn còn sót lại của chủ nghĩa lãng mạn, rồi dân dã, sự trở lại của cổ phong, rồi tả thực, siêu thực v.v…, tức là có đủ các phương pháp và phong cách. Chỉ cần nói về thơ chẳng hạn và nêu vài cái tên đã thấy sự khác nhau ghê gớm thế nào, ví dụ Thanh Tâm Tuyền, đến Tô Thùy Yên, Nguyễn Đức Sơn, đến Bùi Giáng, đến Nguyên Sa, rồi Phạm Thiên Thư. Có thể thấy sự khác nhau là ghê gớm, từ thơ tự do, thơ cổ phong, thơ lục bát, thơ văn xuôi, chung sống thoải mái.

Đặc điểm thứ ba, đây là một nền văn học thấm đẫm tinh thần tự do và nhân bản, không mang một ý đồ phục vụ chính trị nào, có thể nói nhiều lúc tạo cảm tưởng là “phi chính trị” … Tinh thần phi chính trị như thế đương nhiên có nhiều yếu tố có lợi cho đối thủ. Trong khi ngược lại, ở miền Bắc là một nền văn học hoàn toàn tuyên truyền, tuyên truyền cho chiến tranh, chiến đấu mà có người còn dùng từ thậm xưng lên là một nền “văn học trại lính”. Tinh thần của văn chương Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam trong thời kỳ này là như thế, không có chính trị, nhưng tất cả những gì thuộc về con người thì đều được tự do bộc lộ, không có một ngăn cản, hạn chế gì.”

vanchuong01.jpg
"Giai Thoại Làng Nho" của Lãng Nhân do nhà Nam Chi Tùng Thư xuất bản tại Sài Gòn năm 1964 và cuốn "Giai Thoại Văn Chương Việt Nam" của Thái Bạch do nhà sách Xuân Thu xuất bản năm 1958. Ảnh: Quốc Phương/RFA

Một nền văn học tự do, nhân bản đúng nghĩa

Tới đây, trên tư cách tự nhận là một người có điều kiện đọc khá nhiều về văn học Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn 1954-1975 mà không phải là một nhà lý luận, hay phê bình, nhà thơ Hoàng Hưng mở một dấu ngoặc về vấn đề kiểm duyệt, ông so sánh điều này giữa hai nền văn học ở hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội đối nghịch nhau trên mảnh đất Việt Nam thời kỳ đó, ông nói:

“Trong ý này, có một điều liên quan sự kiểm duyệt, ở miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa có một hệ thống kiểm duyệt công khai, nhưng nhiều nhà văn thuật lại nói hệ thống này chỉ kiểm duyệt những gì quá bất lợi cho chính quyền, mà người ta cũng chỉ “bỏ đi một số dòng, câu chữ”, hay một hai tác phẩm không được cho xuất bản, nhưng làm rất công khai và người ta có quyền khiếu nại về chuyện đó, chứ không như là ở văn học miền Bắc thời đó nói rằng không có kiểm duyệt.

Nhưng thực ra hệ thống kiểm duyệt vô cùng chặt chẽ với sự kiểm duyệt bằng cả một hệ thống con người, từ Ban Tuyên giáo cho đến công an, cho đến Bộ Văn hóa, và quan trọng hơn, điều này làm cho các nhà văn lâm vào một tình trạng gọi là phải tự kiểm duyệt, nếu không sẽ không an toàn trong đời sống, nên khi từ ngòi bút họ viết ra, họ đã phải tự kiểm duyệt rồi, không thể làm điều gì mà trái với tư tưởng, đường lối của đảng Cộng sản cả. Cho nên khó có một nền văn học tự do và nhân bản đúng nghĩa.” 

Nói tiếp về các đặc điểm mà cũng có thể được coi là những giá trị, là di sản nổi bật của nền văn học Việt Nam Cộng Hòa trong hai thập niên từ 1954-1975, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, nhận định:

“Đặc điểm thứ tư của nền văn học thời kỳ này là có một sự ảnh hưởng rất mạnh mẽ về triết học, về triết lý, đó là điều mà ngay ở thời kỳ văn học gọi là tiền chiến cũng chưa rõ… Những ảnh hưởng của triết học phương Tây quá rõ, như là hiện sinh, rồi đến hiện tượng luận, cho đến phân tâm học, có ảnh hưởng đến các nhà văn rất là lớn, hay chưa hẳn là triết học, nhưng những tư tưởng triết lý sống của phương Tây lúc ấy cũng du nhập rất mạnh, như tư tưởng nữ quyền, giải phóng phụ nữ… 

Điều đó có tác động rất rõ đối với văn học Việt Nam Cộng Hòa, với sự hình thành mạnh mẽ một lớp nhà văn nữ rất là nổi, từ Túy Hồng, rồi Nguyễn Thị Hoàng, Thụy Vũ v.v… Đấy là đặc điểm khác với văn học miền Bắc và đương nhiên nó khác cả với thời kỳ tiền chiến nữa, văn học thời tiền chiến chưa có những hiện tượng như thế.”

nhathoHoangHung-2.jpg
Nhà thơ Hoàng Hưng tại chi nhánh báo Văn Nghệ ở TPHCM năm 2002. Nguồn: nhiếp ảnh gia Dương Minh Long

Thấm đẫm tính triết học và chất lượng rất cao

Theo nhà thơ Hoàng Hưng, yếu tố tư tưởng và triết học phương Đông, trong đó có Phật giáo cũng có tác động và in dấu ấn đối với văn học Việt Nam Cộng Hòa trong hai thập niên lịch sử trước 30/4/1975, ông nói tiếp:

“Thế nhưng cũng không phải chỉ có triết học phương Tây, mà một điều thứ hai không kém phần là triết lý Phật giáo, cũng trong giai đoạn này, những sách về Phật giáo ra mắt rất nhiều, có thể nói là một cuộc Phục hưng về Phật giáo trong lịch sử của Việt Nam. Tức là từ các sách của những nhà xuất bản như Lá Bối của thày Thích Nhất Hạnh, rồi rất nhiều những sách kinh, sách Phật giáo, tôn giáo được dịch thuật, như là Krishnamurti, Osho, rồi Suzuki.

Cho nên những điều này tác động rất lớn đến đời sống tinh thần của người miền Nam và đương nhiên tác động đến các nhà văn mà chúng ta đã biết, có rất nhiều tác giả nổi tiếng ở miền Nam lúc bấy giờ được ưa chuộng, mà đã chuyên chở được tinh thần và ý thức Phật giáo như là Thích Nhất Hạnh, Tuệ Sĩ, Phạm Thiên Thư, và ngay cả lời bài hát của Trịnh Công Sơn cũng là văn học, cũng là thơ mà thấm đẫm triết lý Phật giáo.”

Về đặc điểm thứ năm của nền văn học Việt Nam Cộng Hòa, ông Hoàng Hưng nói tiếp:

“Đó là nó tiếp tục tiếp thu được những trào lưu nghệ thuật phương Tây đương thời, điều này tôi cho là sự tiếp tục của nền văn học giai đoạn thời kỳ tiền chiến… Đến thời kỳ sau năm 1954, các tác giả mà phần lớn là những người có Tây học, đọc được sách ngoại ngữ, và dịch thuật rất nhiều, đã có sự tiếp nhận được rất nhiều những phương pháp nghệ thuật, các trào lưu nghệ thuật mới lúc đó của phương Tây như là siêu thực, hiện sinh, phi lí, hay là dòng ý thức, điều này rất rõ trong nhiều tác phẩm. 

Đến đây, tôi muốn nói đến một bộ phận nữa đó là sách dịch, bộ phận rất lớn, có thể nói đây là một thời kỳ dịch thuật rất quý báu đối với đời sống tinh thần của người ở miền Nam nói chung, chứ không chỉ nói riêng đối với văn học, tức là rất nhiều sách về triết học, xã hội học, khoa học xã hội, nhân văn, tiểu thuyết của phương Tây được dịch ra ồ ạt… Số có chất lượng rất là đông đảo và có thể nói đây là một kho báu đối với chúng tôi, là những người gọi là nhà văn, nhà báo, người viết lách ở miền Bắc mà sau 30/4/1975 vào Nam, mà ra các ‘chợ sách vỉa hè’ thì có thể ôm không biết bao nhiêu sách dịch như vậy về, còn ở miền Bắc, do hoàn cảnh chiến tranh, cũng chỉ dịch được một số tác phẩm, không nhiều lắm, mà chủ yếu từ tiếng Nga là nhiều”.

vanchuong02.jpg
"Lều Chõng" của Ngô Tất Tố, in lần thứ ba do nhà Mai Lĩnh xuất bản, năm 1958, do nhà sách Tân Sinh đứng ra phát hành; và Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huình-Tịnh Paulus Của (Dictionnaire Annamite), Tome I (từ A-L) in tại nhà in Văn Hữu, Chi Lăng, Gia Định, 1974. Ảnh: Quốc Phương/RFA

Đối xử của chính quyền Việt Nam gần đây với dòng văn học này

Bình luận về đối xử của chính quyền của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam đối với dòng văn học Việt Nam Cộng Hòa, trong dịp này nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng đề cập một trong số nhiều tài liệu mà theo ông thể hiện dường như bước đầu đã có sự dịch chuyển ít nhiều trong quan điểm, chính sách và cách thức đối xử của nhà nước và chính quyền cộng sản Việt Nam, ông cho hay:

“Nhận thức về nền văn học miền Nam Việt Nam trước đây vẫn còn nhiều mơ hồ, thế nhưng dần dần qua mấy chục năm nay, đã có những chuyển biến khá tốt, theo tôi, tuy vẫn còn nhiều e dè và lẻ tẻ. Gần đây tôi tình cờ đọc được một bài báo cho thông tin rất thú vị ở trên báo Nhân dân cuối tuần, số ngày 13/9/2016 viết về đề tài này, mà tôi xin trích dẫn lại nguyên văn có đoạn viết như sau:

‘Nói chung trong khoảng 10 năm sau ngày giải phóng, tinh thần cơ bản của các nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật là ngăn chặn, chống, phê phán, đấu tranh, quét sạch văn hóa nô dịch, đồi trụy, lai căng; xóa bỏ những xuất bản phẩm phản động, khiêu dâm; trừng trị nghiêm khắc những ai cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước…’

Kinh hoàng đến như thế, nhưng mà ở đoạn kết của bài báo này, thì lại viết rằng: ‘…quan điểm chính thức được khẳng định hiện nay là, ủng hộ việc đẩy mạnh nghiên cứu, chọn lọc phổ biến các giá trị đích thực của văn học nghệ thuật miền nam trước 1975 trên tinh thần hòa hợp dân tộc để hàn gắn vết thương, đoàn kết mọi người cùng nhìn về một phía, thực hiện hòa hợp dân tộc bằng con đường văn hóa văn nghệ. Dĩ nhiên trên thực tế, câu hỏi về cách ứng xử như thế nào đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật của các tác giả miền nam trước 1975 là vấn đề khó có được câu trả lời cụ thể và thấu đáo.’”

Đưa ra bình luận thêm về quan điểm này của chính quyền Việt Nam thông qua bài báo nói trên của báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận, truyền thông của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam, nhà thơ Hoàng Hưng nói:

“Tác giả bài báo này ký tên là Hạnh Nguyễn mà không biết là ai, nhưng điểm thú vị là ở câu cuối này, tức là về nguyên tắc họ nói như vậy, tất nhiên phải có chỉ đạo ở một cấp cao hơn là báo Nhân Dân, báo này dẫu sao cũng là tiếng nói chính thức của Đảng Cộng sản, nhưng nói như vậy, còn khi xử lý trên những trường hợp cụ thể, tác giả, tác phẩm cụ thể, thì vẫn còn nhiều rắc rối.

Tôi đơn cử dẫn chứng vào năm 2007, công ty sách phương Nam ra được bốn tập sách của Dương Nghiễm Mậu, là nhà văn được coi là tiêu biểu về phương pháp sáng tác mới mẻ, lập tức bị nhà văn Vũ Hạnh, cũng là nhà văn ở miền Nam Việt Nam ngày xưa, với lập trường cộng sản, phê phán rất kịch liệt, sau đó thì im thít, không ai dám in tiếp nữa. Hay sau đó cũng ra được tác phẩm của nhà văn Lê Xuyên, rồi cũng bị phê phán ác liệt, dẫn đến cũng lại im thít, không ái dám xuất bản tiếp nữa.

Hay ngay trường hợp của tôi mới đây cũng khá thú vị để hiểu vấn đề, tức là gần đây vì các websites (trang mạng) bị tường lửa hết, ngay cả Văn Việt là website của chúng tôi cũng bị tường lửa, tất cả các website nói chung mà không phải của nhà nước, đều bị tường lửa nên rất khó vào. Cho nên tôi có một ý tưởng là đưa lại hồ sơ văn học miền Nam thời Việt Nam Cộng Hòa lên lại trên Facebook, đưa lại trên một chuyên trang về văn học nghệ thuật mà là Facebook cá nhân.

Lập tức trang bị đánh phá ngay, bị chặn, không làm sao có thể đưa lên được gì cả, rồi bị cảnh cáo, bị khóa danh khoản tùm lum, có những cảnh cáo, cảnh báo rất buồn cười, bởi vì khi chúng tôi đăng đầu tiên mấy tác phẩm của Phạm Thiên Thư, tức là mấy tác phẩm đã được xuất bản công khai ở Việt Nam bây giờ, không phải là chính trị hay gì, mà lập tức tôi đã bị cảnh cáo rằng đã ‘vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng’.

Tức là họ có một lực lượng nào đó, mà họ vẫn không muốn cho sự xuất hiện của văn học miền Nam này một cách đàng hoàng; có thể lẻ tẻ một hai cuốn thì được, còn khi đưa ra giới thiệu cả một kho về văn học miền Nam là họ không cho!”

Tuy có những sự việc trên, trong dịp 48 năm đánh dấu biến cố 30/4/1975 với Việt Nam, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng vẫn đặt kỳ vọng ở tương lai:

“Đến một lúc nào đấy mà tôi chưa biết, điều này sẽ do những nhà chính trị cân nhắc, nhưng không thể không đặt nền văn học này thành một mảng của văn học Việt Nam nói chung, mà không có phân biệt bắc, nam, không phân biệt chính kiến, vì đó đúng là một thành tựu của văn học Việt Nam, một thành tựu rất huy hoàng, cho nên nó sẽ được thành một mục nghiên cứu đàng hoàng, khách quan và thấu đáo.

Tôi mong rằng một ngày nào đó gần đây sẽ như vậy và trong giới nghiên cứu có rất nhiều người sẵn sàng làm việc đó, nhưng họ cũng phải được tạo thuận lợi là sự bật đèn xanh của hệ thống chính trị như một điều tất nhiên, còn nếu không họ sẽ không được cho phép xuất bản, giảng dạy và sẽ rất hạn chế, không có ai bỏ công đi làm việc mà không rõ rằng có được công bố hay không.

Nhưng tôi nghĩ rằng nếu mà người cầm quyền sáng suốt và thực sự như là câu của báo Nhân Dân nêu lên rằng thực sự muốn một sự hòa giải, hòa hợp, để toàn dân Việt Nam có thể chung sống với nhau, đoàn kết với nhau vì những mục tiêu lớn, mà trước mắt của chúng ta là những vấn đề phải đối phó như chủ quyền của đất nước, vấn đề phát triển về kinh tế, văn hóa như thế nào;

Nhất là những nhà lãnh đạo của Đảng mấy năm gần đây phát biểu ‘rất đề cao văn hóa’, coi văn hóa như ‘động lực phát triển’, vấn đề là phải nhìn văn hóa một cách toàn diện, không định kiến, không bị ý thức hệ dẫn dắt, rằng văn học miền Nam chính là thành tựu của văn hóa dân tộc, phải xác định, khẳng định như thế để mà nghiên cứu các giá trị của nó, để mà tiếp tục phát huy, phát triển nền văn hóa, văn học nghệ thuật của Việt Nam,” nhà thơ, dịch giả, nhà báo Hoàng Hưng, thành viên sáng lập Ban vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam, chia sẻ với RFA Tiếng Việt trên quan điểm riêng hôm 26/4/2023 từ Sài Gòn. 

RFA
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6097)
Thôi chắc phải lo học tiếng Tàu để có gì kiếm cái chân làm ... "thông dịch ... vật" cho đám Thái Thú đời nay quá.
17 Tháng Chín 2017(Xem: 6701)
Hơn 1 tỷ người Tàu sẽ bị bao vây bằng một vòng tròn phóng xạ bom nguyên tử từ Nam đến Bắc từ Đông sang Tây
04 Tháng Chín 2017(Xem: 7436)
Nhạc Bolero ngày càng xoáy sâu vào trí não và tâm hồn họ, cộng với một thực trạng xã hội rệu rã, xuống cấp ở tất cả mọi lãnh vực, tất yếu sẽ tạo thành một hệ quả khôn lường.
24 Tháng Tám 2017(Xem: 8683)
Hoa Kỳ là một quốc gia hào hiệp. Nhờ đó nhiều người tị nạn đã biến đổi chế độ an sinh xã hội thành… ăn xin xã hội. Rồi hãnh diện khoe khoang…
21 Tháng Tám 2017(Xem: 6741)
cuốn phim của Ken Burns sẽ là một đòn phản công nếu như trong cuốn phim 10 tập của ông ta còn những hiểu lầm sai trái về cuộc chiến tranh.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 6940)
Thật đáng kinh ngạc khi có nhiều người đặt nghề nghiệp của họ vào ngành kinh doanh tội phạm nhiều triệu USD này. Họ đã quên mất hậu quả thảm khốc chỉ vì lòng tham
04 Tháng Bảy 2017(Xem: 6849)
Nhưng nếu nhìn tổng thể, con người của ông Cụ chính là một con người thật sự cả đời vì nước vì non.
30 Tháng Năm 2017(Xem: 14516)
Đời này tới đời kia, người dân chỉ biết biết cắm cúi sống và cắm cúi làm việc. Nghĩa là đi từ kiếp con người sang kiếp của loài vật.
23 Tháng Năm 2017(Xem: 7157)
Không nên cho rằng Hoa Kỳ không có kẻ thù. Thói thường, kẻ càng giàu mạnh càng bị nhiều người thù ghét
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7492)
Tuy không phải là người Tàu nhưng tui đã có học qua mấy câu trong Tam Tự Kinh từ các thầy cô giáo Bắc Kỳ Năm Tư ngày xưa
22 Tháng Ba 2017(Xem: 7377)
Và nó sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho mọi người để tiết kiệm và chi tiêu chăm sóc sức khoẻ theo cách mà họ muốn và cần.
16 Tháng Ba 2017(Xem: 8407)
HUỲNH QUỐC HUY DIỄN GIẢ TRUYỀN CẢM HỨNG PHÂN TÍCH NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN TỰ DO CHO VIỆT NAM
09 Tháng Ba 2017(Xem: 7110)
"Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau"
03 Tháng Ba 2017(Xem: 10811)
Bời vì như những người vô gia cư kia, bạn luôn có thể nói câu nói đầy cảm hứng đó ngay cả khi bạn không có gì cả, ngoài… một trái tim.
28 Tháng Hai 2017(Xem: 7738)
Không có bầu cử hay không tôn trọng kết quả bầu cử thì biến ngay thành loại độc tài cộng hòa chuối chiên [dịch nôm na từ Banana Republic
12 Tháng Hai 2017(Xem: 7979)
bạn không cần phải yêu nước Mỹ nhưng xin bạn đừng vô tình hay cố ý làm tổn thương nước Mỹ, một đất nước đã cưu mang bạn
31 Tháng Giêng 2017(Xem: 7970)
Chúng ta đang được bình an no ấm giửa một thế giới hổn loạn trong ngày hôm nay là nhờ vào những sự thay đổi
30 Tháng Giêng 2017(Xem: 6932)
Nước Mỹ cưu mang cho ta được tới đây thở sinh khí tự do. Ít ra theo luân lý Á Đông ta phải biết điều.
26 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 6907)
ánh bật nền kỹ nghệ địa phương, nâng cao tỉ lệ thất nghiệp và đẩy những nước thuộc địa mới này vào sâu trong nghèo đói.
23 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7018)
Mấy chục năm đọc những cáo phó từ khi những người ra đi hơn tuổi, rồi bằng tuổi và nay là những người ít tuổi hơn
19 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7353)
Nó luôn tin rằng nó còn trẻ, còn khỏe và nó đúng. Và nó đã chết trong niềm tin đó!
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6863)
Việt Nam không sụp đổ bằng những cái búa hy vọng sẽ mượn được của nước ngoài mà bằng những bàn tay nhỏ tiếp tục và kiên nhẫn xoi mòn chế độ
07 Tháng Mười Một 2016(Xem: 6736)
Duy trì nền dân chủ là yếu tố sống còn của nước Mỹ. Không có sự lựa chọn nào khác tốt hơn trong hoàn cảnh này.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7248)
Đàn áp những người Việt Nam tôn vinh cờ vàng ba sọc đỏ là con đường đưa đảng cộng sản Việt Nam đến chỗ diệt vong.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7306)
Tại Việt Nam hiện nay, không còn chủ nghĩa Cộng Sản, mà đó chỉ là một xứ độc tài đảng trị nhưng theo đuổi chủ nghĩa tư bản ‘cuồng nhiệt.’
30 Tháng Mười 2016(Xem: 6490)
nhìn bằng sự thật về đất nước mình, dân tộc mình, và cùng nhau leo ra khỏi nắp nồi đóng kín đó, trước khi quá muộn.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 8272)
thay vì khiến họ gục ngã, chúng ta có thể khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn nhờ sự đồng cảm và chia sẻ của chính mình.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9471)
Do đó cần phải chọn một BS gia đình để chịu trách nhiệm chính theo dõi sức khỏe của mình
07 Tháng Chín 2016(Xem: 8297)
Người thương nữ không biết nỗi hận mất nước nên mãi hát bài Hậu Đinh Hoa
04 Tháng Chín 2016(Xem: 7804)
việc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai sẽ có tác dụng chủ yếu làm tan rã nền móng kinh tế của đảng cộng sản làm cho đảng không vận hành được cơ chế tham nhũng nữa
20 Tháng Tám 2016(Xem: 9033)
Vậy là sau bao nhiêu ngày chờ đợi, cuối cùng dù đau đớn, ta cũng phải chấp nhận một sự thật là biển đã bị đầu độc.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 7596)
Chỉ cần một chút quan tâm, và vì tình yêu mà chúng ta cố gắng chấp nhận những điều không hợp ý mình một cách vô điều kiện
08 Tháng Tám 2016(Xem: 12587)
Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi. Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 8348)
Khi muà tranh cử bắt đầu, mức ủng hộ đối với ông Trump thua xa đối với bà Clinton. Khoảng cách có khi lên đến 20 điểm
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 7392)
Chúng ta cần có một nhà lãnh đạo biết tạo sự đoàn kết, dung hoà chứ không như Obama là người tỏ ra thiên vị, vô tình gây thêm chia rẽ.
11 Tháng Sáu 2016(Xem: 9452)
Ông Obama đã xong nhưng chúng ta đã bắt đầu chưa hay lại đã quên?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 9786)
Và bài diễn văn của ông, được nhiều người ngợi ca, với tôi, tiếc thay đó là một bài ca hay nhưng lỗi nhịp!
30 Tháng Năm 2016(Xem: 9779)
Rằng trăm năm cũng từ đây Của tin gọi một chút này làm ghi.
25 Tháng Năm 2016(Xem: 7947)
đang Google coi hai câu thơ Nguyễn Du trích từ đoạn nào trong Truyện Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi
22 Tháng Năm 2016(Xem: 11003)
nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
04 Tháng Năm 2016(Xem: 8151)
“Sống chết mặc bay, Dân tộc Việt Nam là dân tộc vô phúc nhất, từ ngày nhân dân nhận chịu thảm họa Cộng Sản cho tới giờ.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 8014)
Tôi tìm lại được "tính Người" mà bấy lâu nay tôi đánh mất. Một lần nữa, tôi cám ơn Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các Thầy - Cô của ngày xưa.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 10893)
trường hợp mấy dòng xâm trên cánh tay của Dũng: Liều mạng và không sợ bất cứ một thứ gì trên đời này. Đúng là ... xâm mình!
02 Tháng Tư 2016(Xem: 8089)
Nhiều kẻ hãnh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó lòng trả nổi.
24 Tháng Ba 2016(Xem: 8465)
Mà không chỉ là cầu, mà kỷ niệm và dấu vết văn minh của người Việt cũng đang chìm dần trong làn nước.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 14134)
Giờ đây đã 40 năm trôi qua, nếu người Mỹ không lên tiếng giải oan cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, thì cũng nên trả lại sự thật cho lịch sử.
12 Tháng Ba 2016(Xem: 8810)
Thế nhưng đối với chúng tôi lúc ấy, giữa chốn địa ngục đầy đe dọa, hai tiếng thiêng liêng đó “nổ to” như sấm động giữa mùa đông.
09 Tháng Ba 2016(Xem: 7419)
Máu xương của hàng triệu người đó, không phải hy sinh để chúng ta có một đất nước như ngày hôm nay!
05 Tháng Ba 2016(Xem: 9725)
cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình
05 Tháng Ba 2016(Xem: 8836)
Bệnh từ cái miệng mà ra, họa cũng từ cái miệng mà ra”, bởi vậy một người có trí tuệ chính là phải biết kiểm soát được cái miệng của mình