10:37 CH
Thứ Sáu
4
Tháng Mười
2024

TÂM SỰ KẼ THA HƯƠNG. "THẾ HỆ BÁNH MÌ KẸP"

08 Tháng Tám 20168:55 CH(Xem: 13126)

 

THAHUONG1

 Tôi ra đời giữa hai cuộc chiến, giữa một trăm năm đô-hộ giặc Tây và hai mươi năm nội-chiến từng ngày. Sau đó, tôi được đi du-học và tôi đã sống “vô tư lự” bên trời Âu sung-túc trong khi khói lửa vẫn ngập trời nơi quê nhà. 
  THAHUONG2
Giờ đây, bom đạn đã ngừng tiếng nhưng một lần nữa, gia-đình tôi đã phải cuốn gói rời bỏ quê-hương và mấy triệu người Việt-Nam bỗng nhiên phải sống tản mác trên toàn thế-giới như những cây bị bật rễ, ở những chốn dung-thân như Mỹ, Gia-Nã-Đại, Pháp, Úc… 
 
   Phần mất mát vần còn đó, nguyên vẹn, ít ra đối với bố mẹ chúng tôi và chúng tôi, thế-hệ đầu của những người di-dân. Một thế-hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi”, lơ lửng giữa không-gian quê hương, chơi vơi giữa thời-gian thế-hệ, lạc lõng trong tâm-tư văn hoá.  Một thế-hệ “bánh mì kẹp”. 

 Kẹp giữa hai quê-hương 
 THAHUONG3
 Những người di-dân này, ngày hôm nay mang sổ thông-hành Mỹ, Pháp, Úc… nhưng vẫn chỉ là Mỹ (Pháp, Úc…) giấy, phần đông tiếng Mỹ (Pháp, Úc…) vẫn còn ba-xí ba-tú, miệng vẫn hôi mùi nước mắm chứ không hôi hamburger hay camembert, vẫn không có bạn bè Mỹ (Pháp, Úc…) mà chỉ sống quanh-quẩn với nhau, tụ-tập nơi những thương-xá, chợ búa Á-Đông, hay rủ nhau “party”, ăn uống, karaoke với nhau. 
 Những người Mỹ (Pháp, Úc…) gốc Việt này đã đi tìm một nơi nương-tựa để sống “tạm-bợ” nơi xứ người mà trong thâm-tâm còn cố tưởng-tượng như mình đang sống ở quê nhà, và lúc nào có dịp, có phương-tiện là lại vù về Việt-Nam, một số để “hưởng-thụ”, nhưng phần lớn vẫn vì nhớ nhà. 
 
 Tôi không nhớ ai đã có nói:  “Ma patrie, c’est là où je suis heureux” 
 (Quê-hương tôi là nơi chốn nào tôi sống hạnh-phúc)
  THAHUONG4
 Tôi muốn tin ông lắm, tôi cũng muốn tự an-ủi mình lắm, nhưng tiếng gọi của cội-nguồn réo rắt lắm, ông ơi. Tôi cứ ngỡ quê-hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nguồn, là cội, là gốc, là rễ cơ mà ? 
 Ở hải-ngoại, đương-nhiên chúng tôi được tự-do, phần đông được ăn sung, mặc sướng, đủ tiền mua nhà, chăm lo cho con cái ăn học, đi shopping hay du-ngoạn đây đó… Đời sống này, nhiều đồng-bào ta nơi quê nhà mong mỏi có được, và tôi thừa hiểu chúng tôi « hạnh phúc » hơn rất nhiều người lắm. Tôi không dám than thân, trách phận hay phân-bì với ai cả, chẳng qua nơi đây, tôi chỉ nói lên tâm-sự u-uẩn những người tha-hương chúng tôi mà thôi. 
 Nhất là trong trường-hợp tôi, hiện đang mang hai quốc-tịch Pháp và Mỹ, sống bên Mỹ nhưng tim vẫn còn « vọng Nam », tâm vẫn còn hướng về Pháp, đôi khi vẫn nhớ về khung trời Bỉ Quốc. Những nơi tôi đã sống, làm sao tôi có thể xóa quên được ? 
 Quê-hương như người mẹ đã bụng đau, dạ chửa cho tôi ra đời, nuôi-nấng, dậy-dỗ tôi nên người, và quê-hương thứ hai, thứ ba là những bà mẹ đã mở rộng vòng tay, đón-nhận tôi khi tôi không còn chỗ đứng dưới ánh mặt trời. 
 Ơn-nghĩa này, chúng tôi không quên (từ ngày sang Mỹ, năm 1975, bố mẹ tôi năm nào cũng gửi chút quà giáng-sinh cho gia-đình ông sĩ-quan Mỹ đã giúp nhà tôi sang Mỹ, và sau khi bố tôi mất, mẹ tôi vẫn tiếp-tục gửi, mặc dù người ân-nhân này đã mấy lần đề-nghị nên thôi gửi quà). 
 Tôi cảm quí những bà « mẹ nuôi » lắm, tôi lại càng xót-thương Mẹ Việt-Nam, quê-hương đau-khổ. Ôi, quê-hương tôi đâu ? Mỹ, Pháp, Úc… ? Hay vẫn là Việt-Nam muôn thuở ? 
 
 Kẹp giữa hai nền Văn-hoá 
 
 Ngày hôm nay, tôi đã lục-tuần nhưng tôi đã chỉ được sống ở quê nhà có mười tám năm. (Tôi đã mất mát quá nhiều rồi.) 
  THAHUONG5
 Bao nhiêu năm tháng sống bên Pháp, bên Bỉ, đã rèn đúc tôi với một lối suy-luận, một cách ăn nói, một cách cư-xử xã-giao, một nền văn-hoá mà tôi hãnh-diện mang bên cạnh văn-hoá của mình, Qua bao năm tháng đó, tiếng Pháp đã dần-dà trở thành tiếng tôi thông-dụng nhất, ngay cả để diễn-tả những tâm-trạng sâu-thẳm nhất của mình. 
 Tuy nhiên, bao nhiêu năm tháng đó chỉ có thể thấm vào cái vỏ bên ngoài, chỉ có thể thay đổi hình-dạng và cử-chỉ của tôi, chỉ có thể tạo nơi tôi những sở-thích ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, chỉ có thể tạc lên cái “Tôi” bên ngoài. 
 Tất cả những năm tháng đó không hề thay đổi nước da hay sắc tóc tôi (tóc tôi chỉ có thể bạc trắng với thời-gian), không hề lay-chuyển âm-điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không hề làm suy-sút kho-tàng văn-hoá tổ-tiên tôi hay nền giáo-dục bố mẹ tôi. 
 Nước Pháp đã ban thêm cho tôi một nền văn-hoá, nhưng không hề thay-thế nền văn-hoá của tôi. 
 
 Nhưng có lẽ đó cũng là nỗi khổ-tâm của tôi, nỗi khổ-tâm của những người di-dân trong thế-hệ đầu? Cây cối làm sao sống thiếu gốc rễ? Con người ta làm sao sống thiếu cội nguồn? Làm sao tôi có thể vui sướng bên ngoài khi bên trong trống vắng? 
 Tôi có thể thích pot-au-feu hay bouillabaisse nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở đặc-biệt, tái-nạm-gầu-gân-sách-sụn. 
 Tôi có thể mê một chai Saint Emilion hay một chai Volnay nhưng tôi vẫn nhớ hương-vị mấy chai la-ve “33” của “Brasseries et Glacières d’Indochine” (BGI). 
 Tôi có thể viết tiếng Pháp giỏi hơn người Pháp trung-bình, nhưng tim tôi bao giờ cũng rung-động khi tôi được đánh dấu hỏi, dấu ngã. 
 Tôi có thể thích xem phim “action” Mỹ hay nghe Claude Barzotti hát nhưng tôi vẫn thích xem phim bộ… Đại-Hàn (Việt-Nam tôi làm gì có phim hay?), nhưng tôi vẫn thấy thấm-thía hơn khi tôi nghe nhạc Việt, tôi vẫn truyền-cảm hơn khi hát tiếng Việt. 
 Tôi có thể ngoảnh lại nhìn một cô đầm tóc vàng, mắt xanh nhưng tôi chỉ có thể hạnh-phúc với người đàn bà gọi tôi bằng “Mình ơi!”. 
  THAHUONG6
 Chỉ vì đó là văn-hoá dân-tộc nằm trong máu, trong xương-tủy tôi, vì đó là giáo-dục bố mẹ, ông bà tôi đã truyền lại cho tôi, vì đó là vết-tích của mấy ngàn năm lịch-sử. 
 Chỉ vì tôi là người Việt-Nam.
 Kẹp giữa hai nền văn-hoá. Kẹp giữa hai thế-hệ
 


 Bố mẹ chúng chúng tôi và chúng tôi cùng một làn sóng di-cư (cho dù trong số chúng tôi có những người đã đi trước) nhưng hai điều khổ-tâm cũng có điều khác-biệt. 
 Quả thật vậy, chúng tôi vẫn cùng một nền văn-hoá với bố mẹ, cùng một nền giáo-dục do cha ông truyền lại. Bố mẹ chúng tôi vẫn được sống với chúng tôi như lúc còn ở Việt-Nam, với nền-tảng Phật-Lão-Khổng, cùng một nhân-sinh quan, cùng một đạo làm người. Chúng tôi vẫn nói tiếng Việt với bố mẹ, tiếp-tục yêu thương, kính-nể bố mẹ, để tiếp-tục lưu-truyền phong-tục, tập quán. 
 Trong khi chúng tôi giờ bắt-buộc phải chấp-nhận văn-hoá con cháu chúng tôi như một văn-hoá ít nhiều là ngoại-Việt. 

  THAHUONG7
 Vì sự lưu-truyền đó sẽ gián-đoạn từ đây. Con cái chúng tôi đã bắt-đầu nói một thứ tiếng khác và những điều chúng tôi cố-gắng răn-dậy con cái khó lọt qua được màng-lưới thế-giới bên ngoài. 

 Tôi đã được chứng-kiến một cảnh-tượng mà tôi không bao giờ quên được. Hôm đó, một người bạn có tổ-chức một buổi tiệc họp mặt với hơn sáu mươi bạn hữu để ăn uống, hát hò, nhẩy đầm. 
 Về khuya, chúng tôi tạm ngưng chương-trình để ăn một bát cháo gà cho ấm bụng và lấy sức chơi tiếp. Lúc đó, đứa con trai chủ nhà từ trên lầu đi xuống với mấy đứa bạn, bật máy truyền-hình lên và nằm xem, ngay giữa sàn nhẩy. Chúng tôi đã bị “chiếm đất” và đợi một lúc, không thấy tình-hình biến-chuyển, quan-khách lần-lượt xin kiếu-từ. 

 Tôi á-khẩu. Làm sao tôi có thể tưởng-tượng được cảnh này, với nền giáo-dục của tôi? Hôm đó, tôi đã chợt hiểu nền “độc-tài” của con trẻ trong cái quốc-gia tự-do nhất thế-giới này. Nhưng điều tôi phân-vân nhất là trong tình-trạng đó, hai vị chủ nhà, nghĩa là bố mẹ cậu trai trẻ đó, không hề lên tiếng can-thiệp, hầu như làm ngơ, không nhìn thấy điều gì cả. 
 
 Trong khi tôi, đầu đã bạc phơ mà mỗi lần sang thăm nhà, Mẹ bảo tôi cạo râu hay đi cắt tóc là tôi vui vẻ làm ngay, chỉ để vâng lời Mẹ, để cho Mẹ vui. Ngược lại, bên Mỹ này, con gái mới mười lăm tuổi đã đánh mắt, thoa son đi học, bố mẹ nói gì được khi trong trường, bạn bè chung quanh đều như vậy, vả lại có thầy bà nào cấm cản đâu? Bên này, con cháu đi xâm mình (tattoo) hay đục vòng sắt vào môi, vào mắt (piercing) thì bố mẹ nào, ông bà nào ngăn cản được? 
 Nhà chúng tôi lúc trước không giầu có gì nên không bao giờ dám phí-phạm bất cứ gì, ăn cơm phải vét sạch từng hạt, trong khi con trẻ bên này lấy cho đầy đĩa nhưng không ngần-ngại đổ tuốt nửa đĩa thức ăn khi chúng cảm thấy no. 
  THAHUONG8
 Tôi đã tận mắt thấy những bố mẹ phải khóc tức-tưởi khi bị lũ con xúm vào “mắng”. Ngày nay, bố mẹ nào dám đánh con mà không sợ chúng nó gọi “911”? 
 “Trời làm một trận lăng-nhăng, ông hoá ra thằng, thằng hoá ra ông”. Ngày nay, thế-giới đảo lộn và chúng tôi đi lộn đầu, để con cái trèo đầu, trèo cổ thôi. 
 Lúc trước còn ở bên Pháp, tôi vẫn cố gắng mỗi năm lấy máy bay sang thăm bố mẹ, và giờ đây sống bên Mỹ, tôi vẫn đi thăm Mẹ (vì không cùng tiểu bang) và ngoài ra, còn phải đi Pháp thăm con. 
 Hoá ra, chúng tôi ở trên thì lo cho bố mẹ, ở dưới thì lo cho con cái (ở bất cứ tuổi nào); ở trên thì bị bố mẹ mắng, ở dưới thì bị con trách !?! 
 Kẹp giữa hai thế-hệ. 

 Xung-đột cả thế-hệ lẫn văn-hoá 
 
 Nói như vậy không phải để trách mắng con cái. Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó không nói được tiếng mẹ đẻ? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó sinh sống tại hải-ngoại? Đâu phải do lỗi chúng nó nếu chúng nó hoà mình với môi-trường bên ngoài nhiều hơn là với môi-trường gia-đình (nhất là trong cái tuổi thành-niên này)? 
  THAHUONG9
 Tôi đã có nghe những đứa trẻ nói với bố mẹ: “Bố mẹ đừng trông mong chúng con trở thành người Việt. Văn-hoá của bố mẹ không phải là văn-hoá của chúng con. Chúng con là người Mỹ!” Phũ-phàng thay, đau lòng thay, nhưng chúng nó làm sao hiểu được văn-hoá chúng ta khi chúng nó sống trong một thế-giới mà nền-tảng là “tự-do” và “đồng đô-la”? Làm sao chúng nó có thể nghe lời bố mẹ trong khi sự-thật bên ngoài hầu như khác hẳn? 
 
 Có lẽ chính chúng nó có lý. Bổn-phận cha mẹ là giúp con cái thành công cuộc đời chúng nó chứ không phải cuộc đời cha mẹ, giúp chúng nó thành-công ngoài đời, trong môi-trường chúng nó đang sống chứ không phải môi-trường bố mẹ chúng đã sống. Sống ở đâu mà không theo văn-hoá nơi đó thì chỉ có thất bại, mà đâu có cha mẹ nào muốn con mình thất-bại khi ra đời, cho nên đành ngậm cay, nuốt đắng mà thôi. 
 
 Đây không phải chỉ là vấn-đề xung-đột thế-hệ (thời-điểm nào chả có vấn-đề này, cho dù không “gây cấn” như vậy), mà còn rắc-rối thêm vấn-đề xung-đột văn-hoá nữa. Làm sao bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau và chấp-nhận nhau khi đôi bên không cùng một nền-tảng, cùng những đặc-quan, cùng một nhân-sinh-quan? 
 
 Nỗi buồn u-uẩn 
 
 Dĩ nhiên tôi không dám vơ đũa cả nắm, không dám nói gia-đình Việt-Nam bên hải-ngoại nào cũng như trên, nhưng có lẽ phần đông là như thế (?) 
 Nói lên vài điểm cho dễ hiểu, nhưng vấn-đề không giản-dị như vậy và tôi không có khả-năng phân-tích nhiều hơn. 
 Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là nỗi buồn u-uẩn, ám ảnh tôi từ bao lâu nay, trong mối liên-hệ với tâm-hồn, với văn-hoá, với gốc rễ của mình. 
 Tôi không tức-giận, không chua chát. Tôi chỉ cảm thấy buồn, tôi không luyến-tiếc quá-khứ, chỉ là tôi cảm thấy buồn. 
 Vướng mắc giữa hai quê-hương, giữa hai nền văn-hoá, giữa hai thế-hệ, chúng tôi là một thế-hệ "bánh mì kẹp” (đôi khi còn là “bánh bao” nữa). Ngoảnh nhìn lại chỉ còn kỷ-niệm, nhìn về đàng trước thì tương-lai đã bít kín. 
THAHUONG10
  
Nhưng thôi, đã biết là mình vướng mắc, là mình “chấp ngã” (như lời Phật dậy) thì chỉ còn có nước “phá chấp”, nghĩa là “buông”, là chấp-nhận. 
 Vả lại, cha mẹ chúng tôi không có vấn-đề này, con cháu chúng tôi không có vấn-đề này, chỉ có chúng tôi mới có vấn-đề này. Ngày nào cái thế-hệ chúng tôi đi hết rồi thì vấn-đề này sẽ không còn ai bàn đến nữa. 
 Chúng tôi chỉ là một giai-đoạn chuyển-tiếp, một thế-hệ bị mất mát, bị hy-sinh để dân-tộc di-dân chúng tôi có thể lật qua một trang sử mới. Thế hệ bánh mì kẹp của chúng tôi là thế hệ cuối cùng còn hiếu thảo vâng lời cha mẹ và là thế hệ đầu tiên bị con cái bỏ rơi . Chỉ mong sao đời sau, con cháu chúng tôi có hy-vọng thành-công trên đất người, đi tiếp con đường mà chúng tôi đã không đi hết. 

                THAHUONG11
 Được như vậy, chúng tôi cũng sẽ mãn-nguyện lắm rồi. 

 Xin cảm-ơn Trời Phật, xin cảm-ơn phúc-đức ông bà.

Have a good day

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
16 Tháng Tám 20169:10 CH
Khách
Nếu tôi ko lầm thiˋ bạn khoảng tuổi tuổi dâu hay tuât giˋ đo´ fai ko co´ thể học trường quốc học hay đông khánh ha tul đang co´ tâm trạng giống bạn nhưng tui khác bạn laˋ viˋ tul đang ở vn
15 Tháng Tám 20164:11 CH
Khách
dung tam trang cua toi qua! cam on tac gia
14 Tháng Tám 20169:30 SA
Khách
Những người ly hương đã có tuổi mỗi ai cũng có nỗi niềm riêng sống hoài cổ tìm kiếm về quá khứ kỳ niệm thời ấu thơ những góc phố những con đường mà tuổi nhỏ mình đã đi qua và cứ gậm nhấm nuối tiếc... Giờ thì tóc đã bạc màu, mắt đã mờ vẫn cứ nhìn về một nơi xa thẳm để nhớ thương tiếc nuối.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 6712)
Họ gặp nhau mà nước mắt lưng tròng. Nhưng những lần tập họp thưa thớt dần, xa dần, mệt mỏi dần trong ngày tháng phai tàn.
04 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 6285)
Người Việt đang trở thành những “Đông Á Bệnh Phu” mới về đủ mọi mặt cả về sức khỏe cũng như đời sống kinh tế.
01 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7432)
Cái bằng Tiến Sĩ của chế độ mà chính báo chí của đảng cũng thấy mắc cở
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7358)
xã hội Hoa Kỳ vốn luôn có sự công băng tương đối, nếu bạn nhận của ai một điều gì, thì cũng nên cho ra một điều khác
19 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8735)
Ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California trân trọng giới thiệu chương trình “Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử”
19 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8978)
Hiện giờ anh đang trên đường vận động tranh cử vào chức vụ nghị viên hội đồng thành phố Westminster, Westminster City Council 2018.
10 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7085)
"Chúng ta hãy chọn sự giàu có, tự do, chối bỏ phận nghèo nàn, tôi tớ", ông Trump nói.
08 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7186)
Dường như tất cả đều Who Cares, vậy tại sao người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại lại Care? Bạn nghĩ sao?
08 Tháng Mười Một 2017(Xem: 6547)
Thôi chắc phải lo học tiếng Tàu để có gì kiếm cái chân làm ... "thông dịch ... vật" cho đám Thái Thú đời nay quá.
17 Tháng Chín 2017(Xem: 7139)
Hơn 1 tỷ người Tàu sẽ bị bao vây bằng một vòng tròn phóng xạ bom nguyên tử từ Nam đến Bắc từ Đông sang Tây
04 Tháng Chín 2017(Xem: 7905)
Nhạc Bolero ngày càng xoáy sâu vào trí não và tâm hồn họ, cộng với một thực trạng xã hội rệu rã, xuống cấp ở tất cả mọi lãnh vực, tất yếu sẽ tạo thành một hệ quả khôn lường.
24 Tháng Tám 2017(Xem: 9130)
Hoa Kỳ là một quốc gia hào hiệp. Nhờ đó nhiều người tị nạn đã biến đổi chế độ an sinh xã hội thành… ăn xin xã hội. Rồi hãnh diện khoe khoang…
21 Tháng Tám 2017(Xem: 7207)
cuốn phim của Ken Burns sẽ là một đòn phản công nếu như trong cuốn phim 10 tập của ông ta còn những hiểu lầm sai trái về cuộc chiến tranh.
16 Tháng Bảy 2017(Xem: 7428)
Thật đáng kinh ngạc khi có nhiều người đặt nghề nghiệp của họ vào ngành kinh doanh tội phạm nhiều triệu USD này. Họ đã quên mất hậu quả thảm khốc chỉ vì lòng tham
04 Tháng Bảy 2017(Xem: 7350)
Nhưng nếu nhìn tổng thể, con người của ông Cụ chính là một con người thật sự cả đời vì nước vì non.
30 Tháng Năm 2017(Xem: 15317)
Đời này tới đời kia, người dân chỉ biết biết cắm cúi sống và cắm cúi làm việc. Nghĩa là đi từ kiếp con người sang kiếp của loài vật.
23 Tháng Năm 2017(Xem: 7599)
Không nên cho rằng Hoa Kỳ không có kẻ thù. Thói thường, kẻ càng giàu mạnh càng bị nhiều người thù ghét
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7973)
Tuy không phải là người Tàu nhưng tui đã có học qua mấy câu trong Tam Tự Kinh từ các thầy cô giáo Bắc Kỳ Năm Tư ngày xưa
22 Tháng Ba 2017(Xem: 7832)
Và nó sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho mọi người để tiết kiệm và chi tiêu chăm sóc sức khoẻ theo cách mà họ muốn và cần.
16 Tháng Ba 2017(Xem: 8916)
HUỲNH QUỐC HUY DIỄN GIẢ TRUYỀN CẢM HỨNG PHÂN TÍCH NHỮNG CON ĐƯỜNG ĐẾN TỰ DO CHO VIỆT NAM
09 Tháng Ba 2017(Xem: 7570)
"Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau"
03 Tháng Ba 2017(Xem: 11264)
Bời vì như những người vô gia cư kia, bạn luôn có thể nói câu nói đầy cảm hứng đó ngay cả khi bạn không có gì cả, ngoài… một trái tim.
28 Tháng Hai 2017(Xem: 8156)
Không có bầu cử hay không tôn trọng kết quả bầu cử thì biến ngay thành loại độc tài cộng hòa chuối chiên [dịch nôm na từ Banana Republic
12 Tháng Hai 2017(Xem: 8448)
bạn không cần phải yêu nước Mỹ nhưng xin bạn đừng vô tình hay cố ý làm tổn thương nước Mỹ, một đất nước đã cưu mang bạn
31 Tháng Giêng 2017(Xem: 8407)
Chúng ta đang được bình an no ấm giửa một thế giới hổn loạn trong ngày hôm nay là nhờ vào những sự thay đổi
30 Tháng Giêng 2017(Xem: 7365)
Nước Mỹ cưu mang cho ta được tới đây thở sinh khí tự do. Ít ra theo luân lý Á Đông ta phải biết điều.
26 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7413)
ánh bật nền kỹ nghệ địa phương, nâng cao tỉ lệ thất nghiệp và đẩy những nước thuộc địa mới này vào sâu trong nghèo đói.
23 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7432)
Mấy chục năm đọc những cáo phó từ khi những người ra đi hơn tuổi, rồi bằng tuổi và nay là những người ít tuổi hơn
19 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7754)
Nó luôn tin rằng nó còn trẻ, còn khỏe và nó đúng. Và nó đã chết trong niềm tin đó!
12 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7273)
Việt Nam không sụp đổ bằng những cái búa hy vọng sẽ mượn được của nước ngoài mà bằng những bàn tay nhỏ tiếp tục và kiên nhẫn xoi mòn chế độ
07 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7157)
Duy trì nền dân chủ là yếu tố sống còn của nước Mỹ. Không có sự lựa chọn nào khác tốt hơn trong hoàn cảnh này.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7689)
Đàn áp những người Việt Nam tôn vinh cờ vàng ba sọc đỏ là con đường đưa đảng cộng sản Việt Nam đến chỗ diệt vong.
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 7746)
Tại Việt Nam hiện nay, không còn chủ nghĩa Cộng Sản, mà đó chỉ là một xứ độc tài đảng trị nhưng theo đuổi chủ nghĩa tư bản ‘cuồng nhiệt.’
30 Tháng Mười 2016(Xem: 6907)
nhìn bằng sự thật về đất nước mình, dân tộc mình, và cùng nhau leo ra khỏi nắp nồi đóng kín đó, trước khi quá muộn.
18 Tháng Chín 2016(Xem: 8697)
thay vì khiến họ gục ngã, chúng ta có thể khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn nhờ sự đồng cảm và chia sẻ của chính mình.
11 Tháng Chín 2016(Xem: 9964)
Do đó cần phải chọn một BS gia đình để chịu trách nhiệm chính theo dõi sức khỏe của mình
07 Tháng Chín 2016(Xem: 8728)
Người thương nữ không biết nỗi hận mất nước nên mãi hát bài Hậu Đinh Hoa
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8269)
việc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai sẽ có tác dụng chủ yếu làm tan rã nền móng kinh tế của đảng cộng sản làm cho đảng không vận hành được cơ chế tham nhũng nữa
20 Tháng Tám 2016(Xem: 9562)
Vậy là sau bao nhiêu ngày chờ đợi, cuối cùng dù đau đớn, ta cũng phải chấp nhận một sự thật là biển đã bị đầu độc.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 8109)
Chỉ cần một chút quan tâm, và vì tình yêu mà chúng ta cố gắng chấp nhận những điều không hợp ý mình một cách vô điều kiện
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 8775)
Khi muà tranh cử bắt đầu, mức ủng hộ đối với ông Trump thua xa đối với bà Clinton. Khoảng cách có khi lên đến 20 điểm
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 7859)
Chúng ta cần có một nhà lãnh đạo biết tạo sự đoàn kết, dung hoà chứ không như Obama là người tỏ ra thiên vị, vô tình gây thêm chia rẽ.
11 Tháng Sáu 2016(Xem: 9901)
Ông Obama đã xong nhưng chúng ta đã bắt đầu chưa hay lại đã quên?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 10228)
Và bài diễn văn của ông, được nhiều người ngợi ca, với tôi, tiếc thay đó là một bài ca hay nhưng lỗi nhịp!
30 Tháng Năm 2016(Xem: 10189)
Rằng trăm năm cũng từ đây Của tin gọi một chút này làm ghi.
25 Tháng Năm 2016(Xem: 8392)
đang Google coi hai câu thơ Nguyễn Du trích từ đoạn nào trong Truyện Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi
22 Tháng Năm 2016(Xem: 11462)
nói ra cái gì sai, họ cũng đổ vấy hết cho cộng sản. Nhưng cộng sản tệ đến thế mà cai trị được chúng ta đến ngày giờ này, thì chúng ta cũng tệ không kém!
04 Tháng Năm 2016(Xem: 8589)
“Sống chết mặc bay, Dân tộc Việt Nam là dân tộc vô phúc nhất, từ ngày nhân dân nhận chịu thảm họa Cộng Sản cho tới giờ.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 8448)
Tôi tìm lại được "tính Người" mà bấy lâu nay tôi đánh mất. Một lần nữa, tôi cám ơn Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa và các Thầy - Cô của ngày xưa.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 11426)
trường hợp mấy dòng xâm trên cánh tay của Dũng: Liều mạng và không sợ bất cứ một thứ gì trên đời này. Đúng là ... xâm mình!