1:09 SA
Thứ Ba
21
Tháng Giêng
2025

CHỮ TÂM CÒN MỘT CHÚT NẦY - NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG

28 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 20515)


Tác giả Nguyễn Trần Diệu Hương vừa từ San Jose gửi bài viết này với lời ghi chú “viết để gửi lòng về với quê hương”. Bài viết sau đây của cô có thể làm người đọc nhớ một bài viết đã phổ biến mới đây có tựa đề “Nói Với Việt Kiều”, được viết bởi tác giả Chung Mốc hiện sống trong nước và được chuyển đăng lại trên trang web Biên Hòa.
*

(Xin phép bắt chước cụ Nguyễn Du trong cách đặt tựa, để người đọc hiểu là bài này được viết với tâm trạng “chữ tâm còn một chút này” và với nguyên tắc “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”).

*

Bà cô tôi ở Paris, vốn là một nhà giáo rất để ý chữ dùng và cách hành văn, mỗi lần nói chuyện với tôi qua điện thoại đều nhắc nhở:

- Mỗi lần viết lách thì nhớ đừng chêm tiếng Mỹ vào bài viết tiếng Việt, nghe “nửa nạc nửa mỡ” đôi khi làm người đọc khó chịu.
Tôi im lặng nhận khuyết điểm của mình và cố nhủ lòng không chêm tiếng Anh vào tiếng Việt, nhưng rồi “đâu lại vào đấy”, vẫn có bóng dáng tiếng Mỹ trong những bài viết chỉ dành cho độc giả người Việt Nam. Viết thuần tiếng Việt cũng khó, viết thuần tiếng Mỹ cũng khó. Thành thật mà nói, viết bằng tiếng Việt chêm tiếng Mỹ là dễ nhất. Như lời chị Anh Thư, một người bạn vẫn than thở:
- Chết rồi, tụi mình ngày càng hỏng, sau gần hai mươi năm sống ở Mỹ, tiếng Mỹ đến độ bảo hòa, không giỏi thêm được chút nào, mà tiếng Việt ngày càng dở.
Về chuyện nói, nhiều khi ngồi tự phân tích, thời gian chúng tôi xử dụng tiếng Mỹ mỗi ngày nhiều hơn thời gian xử dụng tiếng Việt ít nhất là hai lần. Rồi những show tivi Mỹ prime time đầy hấp dẫn cuốn hút chúng tôi, và cách dùng chữ từ academic trong những chương trình bình luận đến những “slang word” trong những show giải trí, tất cả đóng thành từng lớp cao dần, bất di bất dịch trong vốn ngôn ngữ của những người Việt lưu vong, mà thời gian sống ở quê người dài hơn thời gian sống ở quê nhà.Về chuyện viết, tôi không phải là một người viết chuyên nghiệp nên những bài viết bằng tiếng Việt thường được viết tản mạn đâu đó trong giờ chờ một cuộc họp ở sở với toàn Anh ngữ chung quanh, thời gian quá ngắn không đủ để làm xong một công việc nào hết, tôi lôi bài viết dở dang ra viết, vừa để bớt đầu óc, vừa rút ngắn thời gian hoàn thành một project tinh thần, một thú giải trí rất là “tao nhân mặc khách” của riêng mình. Thời gian cũng không có nhiều, phải ngồi để nhớ ra những từ tiếng Việt chính xác thì chắc là cả năm mới xong được bài viết. Và cảm hứng cũng đã “rong chơi cuối trời phiêu lãng” , bài viết không hề có được bóng dáng của chữ “tâm”.
Cho nên những bài viết tiếng Việt không còn thuần chủng về ngôn ngữ như cái đất nước tạp chủng đã nuôi dạy chúng tôi thành người hữu dụng cho cả hai Tổ quốc.
Trong đối thoại hàng ngày với đồng hương ở Mỹ, tỷ lệ giữa tiếng Mỹ và tiếng Việt cao hay thấp còn tùy người đối diện. Nói chuyện với bạn bè cùng lứa thì như cá bơi lội trong sông, hồ, tha hồ bơi lội đủ kiểu. Thời gian gặp nhau không nhiều, thời gian hàn huyên càng ít hơn, mà không chêm tiếng Mỹ vào thì cả hai bên đều không cảm thấy thoải mái, và tự dưng bị “cà lăm” một cách không cần thiết, vô tội vạ. Nhưng khi nói chuyện với những người cao tuổi, chúng tôi đều phải “uốn lưỡi bảy lần” để giữ được tiếng Việt hoàn toàn vừa để tỏ lòng kính trọng, vừa để khỏi bị quở trách.
Nguyên tắc này cũng được áp dụng mỗi khi về thăm quê nhà (Thật sự chỉ còn là quê nhà trong ký ức và trong nếp nghĩ) chúng tôi tự dưng ít nói và nói chậm hơn để cố giữ được tiếng Việt hoàn toàn và không có một khoảng cách giữa Việt kiều và đồng bào trong nước. Khoảng cách đó, buồn thay ngày càng lớn dần vì nhiều nguyên nhân chứ không phải chỉ vì mỗi tội “Việt kiều hay chêm ngoại ngữ vào tiếng Việt”.
Chẳng hạn khi bạn bè ở quê nhà hỏi:

- Công việc bên đó bây giờ ra sao"

 Bèn trả lời rất vô thưởng, vô phạt, mục đích là để khoảng cách giữa mình và bạn càng nhỏ càng tốt:

- Vẫn thường, vẫn đi làm thuê cho người Mỹ để trả nợ cơm áo. Có điều may mắn là người đi làm thuê ở Mỹ được tôn trọng và có đầy đủ tự do.

 Bạn lại hỏi:
- Học hành tới đâu rồi, đã có đủ cử nhân, tiến sĩ chưa"

 Lại đáp rất khiêm nhường:
- Chỉ học đủ để khỏi bị ai ăn hiếp, để người bản xứ kính trọng mình và đủ để giải thích tại sao mình phải sống lưu vong. Ước gì được học mãi không ngừng, nhưng còn “nợ áo cơm” phải trả. Đến một tuổi nào, buồn thay “nợ áo cơm” nặng hơn “nợ sách đèn” nhiều!

Khi bạn đưa đi thăm những trại cùi, hay những viện mồ côi theo yêu cầu, chúng tôi vẫn cố giữ mình chìm vào dòng sông của quê nhà. Từ cái áo trắng đã cũ để chống lại cái nóng của miền nhiệt đới ngày càng tăng cao với môi trường đầy ô nhiễm, đến cái nón lá rộng vành vừa để bảo vệ làn da đã quen với trời lạnh từ lâu, vừa để nhớ lại thời trung học có nón lá lủng lẳng trên tay cầm của xe đạp, lại vừa để che dấu những giọt nước mắt rơi ra khi so sánh quê nhà với quê hương thứ hai của mình. Hoàn toàn không có chuyện phô trương áo quần, bởi vì bài học của anh chàng khoe đồng hồ với người bạn mù của mình từ “tâm hồn cao thượng” với bản dịch của nhà văn Hà Mai Anh vẫn còn trong tâm tưởng. Vả chăng, ngày xưa còn ở trong nước, chúng tôi cũng đã từng nhận quà của Việt Kiều nên hiểu mặc cảm của những người phải nhận ân huệ. Hạnh phúc của người cho luôn luôn lớn hơn hạnh phúc của người nhận.
Đi ngoài đường, vẫn giữ thói quen ở Mỹ, lúc nào cũng có chai nước uống nửa lít cận kề từ trên xe, trong văn phòng làm việc, trong một cuộc họp, ở thư viện, trong lúc đi mua sắm, hay ngay cả trong phòng ngủ, chai nước rất quen thuộc được mang theo khi di chuyển ở Việt Nam. Không ngờ, đó là một cách để người trong nước nhận ra là Việt Kiều. Để hòa vào đám đông, chắc là lần tới nếu có về thăm quê nhà không dám mang chai nước theo mình khi đi đường.
Nếu ai đó đã trách Việt kiều nói chung bằng hình ảnh của những anh chàng “áo gấm về làng” hưởng thụ và “trả thù dân tộc” (chic) trên thân xác của những cô gái Việt Nam mà xã hội đã đẩy họ vào cảnh “lầu xanh” (may quá những nhân vật “áo gấm về làng” không đại diện và là một tỷ lệ nhỏ trong gần hai triệu Việt kiều ở Mỹ) thì cũng xin đừng quên cả tỉ đôla Việt Kiều ở khắp nơi trên thế giới nhất là Việt kiều từ Mỹ đã gởi về để giúp đỡ quê hương, nhất là mỗi khi quê nhà chìm trong thiên tai, khốn khổ.
Mong đồng bào ở trong nước biết rằng ở Mỹ, những người có lòng, có tâm vẫn tằn tiện từng một phần tư dollar trên coupon mỗi lần đi chợ, phải tự hảm bớt lòng ham muốn của mình trước những shopping đầy ngập hàng hóa, trước những kiểu xe đời mới đầy tiện nghi hay những chuyến Âu du đầy hấp dẫn để dành tiền gởi về “bên nhà” giúp người không may. Hay có những kỹ sư Việt Nam mỗi tuần đều để ra một thời gian nhất định để tạo ra và updated những website thiện nguyện, kêu gọi lòng hảo tâm của đồng hương và của cả người bản xứ gởi tiền và gởi cả lòng về với quê hương.
Ở đâu quen đó, ông bà ngày xưa có câu “Quen việc nhà mạ, lạ việc nhà chồng” để chỉ những cô dâu mới về nhà chồng còn lóng cóng chuyện bếp núc, nội trợ. Năm tháng trôi qua, lâu lâu về thăm nhà cha mẹ ruột, người con gái ngày xưa lại bở ngở với nếp nhà thời son trẻ của mình vì bà chị dâu đã sắp đặt theo một trình tự khác. Việt kiều như cô gái của câu tục ngữ kể trên, ở càng lâu ở quê hương thứ hai càng bám rễ, nhiều cử chỉ, lời nói mặc dù cố giữ ý tứ vẫn làm đồng bào bên nhà không hài lòng. Nhưng không ai trách ai, bởi vì ai cũng hiểu là cùng là cá, nhưng cá biển và cá sông khác nhau rất nhiều.
Người Mỹ gốc Việt như người Mỹ bản xứ không có thói quen hôn lên má khi gặp nhau như người Pháp gốc Việt. Có lần một người bạn phái nam cùng trường tiểu học ngày xưa từ Pháp đến thăm, hiểu tập quán của người Pháp khi thấy xe bạn đậu ở drive way tôi chạy ra chào bạn, một tay đưa ra bắt tay bạn, tay kia đưa ra như là một lá chắn bảo vệ mình và cười nửa đùa nửa thật:
- Welcome to America. Còn nhớ “tui đây” không" “tui đây” chứ không phải “tây đui”.
Thấy bạn xưa ngẩn mặt chưa hiểu ra, sợ bạn phật lòng bèn tiếp luôn:
- “Khoan khoan ngồi đó chớ ra, chàng là nam tử, ta là nữ nhi” (xin cụ Nguyễn Đình Chiểu tha thứ cho kẻ hậu sinh) còn nhớ “Lục Vân Tiên” mình học hồi nhỏ không"

Vậy đó, không phải chỉ có đồng bào trong nước không thoải mái về phong cách của người Pháp ngay cả người Mỹ cũng thấy hình như mình đang bị “sexual harrassement” khi được chào hỏi theo cách của người Pháp. “Nhà mạ” và “nhà chồng” hồi xưa, nhiều khi chỉ cách nhau một lũy tre làng mà đã khác xa, thì phong tục của Mỹ Châu, Âu Châu và Á Châu ngăn trở bằng cả một đại dương, lại càng “nghìn trùng xa cách”. Xin hiểu điều đó và xin hiểu nhau để không ai trách ai, không ai làm ai buồn lòng.


Đời sống vốn ngắn ngủi, đời sống ở những nước kỹ nghệ như Mỹ lại càng ngắn ngủi hơn. Vậy mà người Mỹ gốc Việt vẫn dành thì giờ eo hẹp của mình để dạy thế hệ thứ hai hay như đồng bào trong nước vẫn gọi là “Việt kiều con” hiểu là đất nước cội nguồn của mình vẫn còn lạc hậu, đồng bào mình vẫn còn vất vả, khốn khó lắm các em phải biết cần kiệm. Cho nên, có những em học sinh Mỹ gốc Việt trong giờ ăn trưa ở trường em vét sạch thức ăn, cái đĩa giấy nhẵn bóng đứa bạn Mỹ bên cạnh tỏ lòng quan tâm:

- Mày còn đói hả" Có muốn ăn thêm không" Tao còn potato chip trong cặp.

Em cười ngây thơ, trả lời rất đúng bài bản ba mẹ dạy ở nhà:

- Không tao no rồi, nhưng ba mẹ tao dặn là trên thế giới ở đâu đó, ngoài nước Mỹ nhiều người còn đói lắm mình phải biết tiết kiệm thức ăn và cũng để tỏ lòng thông cảm với những người trồng làm ra thực phẩm.
Nếu may mắn người bạn bản xứ cũng tôn trọng và quý em nhỏ Việt Nam, bắt chước làm theo em, từ đó em học sinh Mỹ không hiểu có biết được nỗi vất vả “một nắng hai sương” của nhà nông không, nhưng cũng vét sạch đĩa thức ăn mỗi lần dùng bữa.
Còn hơn thế nữa, có những em bé Việt Nam sinh ra ở Mỹ, chỉ được nhìn thoáng quê hương trong hai tuần vacation ngắn ngủi của bố mẹ, vậy mà khi sang Mỹ trong một bài luận ở trường với đề tài lớn nên em sẽ chọn nghề gì" Em đã bày tỏ lòng mình với quê cha đất tổ rất dễ thương, rất mộc mạc. “Em muốn học để trở thành một kiến trúc sư để vẽ và xây nhà cho dân quê ở Việt Nam, họ không có nhà tắm có toilet đàng hoàng tiện nghi như ở Mỹ. Em thương họ và muốn giúp họ khi em lớn lên”.
Còn nhớ năm 1975 những người Hà Nội vào thăm miền Nam, tiếng Hà Nội của họ đã khác xa với tiếng Hà Nội của những người dân thủ đô ngàn năm văn vật di cư vào Nam năm 1954. và mãi cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn còn phân biệt được tiếng Hà Nội của năm 1975, và tiếng Hà Nội của năm 1954. Chỉ hai mươi mốt năm sau, tiếng nói của những người dân sinh ra và lớn lên ở cùng một thành phố vẫn ở trong cùng một đất nước, có những âm hưởng khác nhau, thì không ai có thể mong đợi tiếng nói của những người Mỹ gốc Việt đã xa quê hương gần ba mươi năm còn nguyên âm hưởng Việt Nam không pha trộn ngoại ngữ. Xin đừng đánh giá ngôn ngữ Việt Nam lưu vong với cái nhìn của một bà mẹ chồng nghiệt ngã.
Điều quan trọng nhất là mỗi tấm lòng Mỹ gốc Việt vẫn quặn thắt, mỗi trái tim Việt Nam lưu vong vẫn nhói lên với từng bất hạnh đến từ mọi phía của quê nhà.
Xin được phép mượn lời của nhà thơ Phan Văn Trị trong bài họa với Tôn Thọ Trường ngày xưa

Ai về nhắn với Chu Công Cẩn,

Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng”

để trả lời với những ai vẫn còn trách cứ, những ai vẫn còn buồn lòng vì “nó sống ở ngoại quốc một thời gian bây giờ thay đổi nhiều quá”.
Và xin ai đó vẫn lưu tâm đến một ngày mai tươi sáng hơn của đất nước, chất xám Việt Nam gặp đúng môi trường đã đang và sẽ cho rất nhiều hoa thơm quá ngọt, mặc dù chưa thể quay về phục vụ cố quốc, vẫn đã gởi nhiều hương hoa về cho quê cha đất tổ.

Nguyễn Trần Diệu Hương
để “gởi lòng về với quê hương”.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười 2011(Xem: 19987)
con còn đi khắp thế gian khóc cười. Cuộc đời là vậy đó. Con còn nặng nợ với đời và sẽ tiếp bước ba, theo sau . Câu trả lời chỉ còn là thời gian. Vĩnh biệt ba kính yêu của con.
23 Tháng Mười 2011(Xem: 20735)
Tiếng khóc nức nở làm tôi tỉnh lại, tôi thấy thằng Đầu Bự đang ôm xác thằng kia khóc lóc. Tôi la lên Đầu Bự… Đầu Bự…đừng…đừng… Hắn quay lại nhìn tôi, rồi từ từ leo lên bàn. Tôi thấy hình như hai đứa nhập lại thành một và từ từ ngồi dậy
21 Tháng Mười 2011(Xem: 19232)
Mùa Thu là mùa của lá rụng, ai cũng ngẩn ngơ nhìn cảnh tàn tạ của những chiếc lá khô đã sống hết một đời của lá, rơi xuống và nằm thinh lặng trên mặt cỏ
17 Tháng Mười 2011(Xem: 20379)
Hòa trong nỗi sầu vào thu, suối mơ cũng buồn vì suối lưu luyến tình nhân thế. Nỗi buồn tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, tình yêu tưởng không thể nào trong sáng hơn thế, chẳng bợn chút dục vọng, sầu thương, mà dường ru con tim nguôi ngoa lắng dịu.
13 Tháng Mười 2011(Xem: 22126)
Em không nghe, không biết gì hết… Nhưng còn tôi, tôi nghe và hiểu được sự rung động của tim mình và cũng biết rằng mình đang yêu nhưng không nói ra được vì …vì nhút nhát, rụt rè… của cái tuổi học trò mới lớn đang biết yêu. Cũng có thể em đã nghe nhưng vẫn giả đò làm ngơ, như con nai vàng ngơ ngác
03 Tháng Mười 2011(Xem: 21219)
Để rôi năm tháng dần trôi theo cõi đời nghiệt ngã, ông cởi áo đi tù, gậm nhấm nỗi hờn vong quốc, bà vẩn ở lại nhà đêm đêm cố tìm lấy hơi ấm của chồng qua manh áo cũ.
13 Tháng Chín 2011(Xem: 20419)
Mẹ VN ơi ! Chúng con đã có một lực lượng trẻ đầy tinh nhuệ, đầy mưu trí và khôn ngoan , họ biết cách để đoàn kết thành một lực lượng lớn mạnh, biết dùng chiến thuật hữu hiệu đấu tranh chống lại giặc trong thù ngoài
10 Tháng Chín 2011(Xem: 21625)
Buồn bả nghẹn ngào nhưng tui không khóc, chỉ từ chối không ăn cơm thịt gà hôm đó. Mặc cho chị Gấm chọc ghẹo tới cở nào tui chỉ ăn cơm với xì dầu. Nhìn cái đùi gà nằm trên dĩa với những lằn dao chặt ngọt qua lớp da vàng óng đầy mở tui thù chị Gấm chi lạ.
03 Tháng Chín 2011(Xem: 22575)
Ra đường nhìn gái còn khen là đầu óc còn sáng suốt.(khi nào nhìn đàn ông thành đàn bà thì tôi mới run). Sự sống trên trái đất này sẽ không tồn tại nếu không có những người như chồng tôi và bạn bè của anh.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 21407)
Gió mưa sấm sét đùng đùng, Dãi thây trăm họ nên công một người. Khi thất thế tên rơi đạn lạc, Bãi sa trường thịt nát máu rơi,Trời sẽ tối, tiếc thương rồi sẽ hết. Mong các anh yên nghỉ, siêu thoát và xin hãy tha lỗi cho sự chậm trễ của chúng tôi, những người còn sống!
26 Tháng Tám 2011(Xem: 21385)
Má tui tuổi con chó, năm nay chắc cỡ 77 hay 78 gì đó, tui hỏng nhớ rõ. Người ta thường hay bảo người già hay thay đổi tính tình nhưng má tui thì có khác chi đâu? Bả vẫn thế! Như xưa. Vẫn hà tiện và tính toán chi li từ đồng bạc nhỏ
19 Tháng Tám 2011(Xem: 21921)
- Cu Lửa biết không ! Thỉnh thoảng tao nhớ đến mày ! ......Lúc nào vậy chị? Tui xin báo cho chị một tin mừng là lời nguyền ngày đó của chị rất là linh thiêng, tui đã...đã Xèo!
11 Tháng Tám 2011(Xem: 21211)
Phải về hỏi thằng Định thôi, hình như bây giờ nó đang nối nghiệp ông già ngồi may cái gì ở đó với con vợ to như cái mền. Chắc là của ai đặt rồi không đến lấy nên nó phải lấy? Định ơi, sao mày không kêu ông thầy cúng?
08 Tháng Tám 2011(Xem: 21203)
Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô, anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ
06 Tháng Tám 2011(Xem: 21768)
Thì ra Jack cứ ngỡ Wendy là một cô gái câm thế mà anh vẫn sinh lòng quyến luyến mà còn muốn tiếp tục đi đến hôn nhân. Wendy cũng tự hào có quyết định sáng suốt vì đã chọn được người tình trong mộng tuyệt vời nhất thế gian.
05 Tháng Tám 2011(Xem: 21407)
Khổ cho các nhà thơ, các chàng nhạc sĩ dù có nhoi nhói thất tình, cũng chẳng còn tìm đâu ra tà áo cưới để than để thở, vả lại các cô dâu bây giờ biết rõ họ đi đến đâu và sẽ làm gì, chẳng ai cần bánh quế - bánh cốm – bánh phu thê (xu xê)...
31 Tháng Bảy 2011(Xem: 22871)
Biết nói chi đây, tui chỉ là thằng nhóc con ngày đó, mà bây giờ thì Mỹ, Cộng hài hoà xúng xính trong cái áo dài cổ truyền phong kiến có in chữ THỌ cùng nhau đi lễ chùa Hương hôi rình, còn thằng tui thì âm thầm nhang đèn cúng vái cho nhỏ Mai với anh Ba Khả trong lòng. ..
28 Tháng Bảy 2011(Xem: 22326)
Đó cũng là lần cuối cùng tui gặp con Mai. Nghe nói ông Ba Râu bị bắt đánh xe bò vô rừng chở cái gì cho ai đó một tối rồi không bao giờ trở lại. Mai ơi ! cho tao xin lỗi mày, bây giờ mày ở nơi đâu? Mấy con dế mày cho đã chết từ lâu nhưng hình như tao vẫn còn nghe tiếng gáy đâu đây.
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 22974)
Ngày mai,28/7/2011,ngày tưởng niệm lần thứ 38 năm đơn vị tôi bị phục đánh.Xin vọng tưởng đến anh linh cố thiếu tá Thạch ngọc Nhường,đơn vị trưởng của tôi,và các đồng đội đã anh dũng hy sinh.Nếu cùng chung số phận,ngày nầy 28/7/2011,là lần giỗ thứ 38 của tôi rồi. Kỷ niệm đau buồn mãi mãi không bao giờ quên.Xin thân chuyển đến quý vị bài bút ký nầy.
26 Tháng Bảy 2011(Xem: 22170)
Tui đã có về thăm lại chốn xưa trường cũ đó một lần, ông thầy Chín đã mất từ lâu, cái trường cũ của tui giờ là một căn phố cao như cái hộp quẹt dựng đứng trông quê không chịu nổi, nhưng cái sân gạch tàu đỏ vẫn còn đó.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 23161)
Chẳng còn dấu vết gì của chiến tranh để lại.Còn chăng là những địa danh:Bình long,An lộc,Tân khai,Suối Tàu ô,Xa cát,Xa cam,Xa trạch,Đồi Gió...trong lòng mỗi con người chúng ta,còn sống sót sau chiến tranh.Xin chiến tranh hãy ngủ yên trong tâm tư con cháu thế hệ mai sau của chúng ta.
19 Tháng Bảy 2011(Xem: 22318)
Anh thong thả uống hụm sinh tố và dõi mắt sang hàng cơm tấm bên cạnh. Đang tầm sáng, giờ cao điểm đông khách, anh chẳng thấy Ngọc Diệp đâu, chỉ thấy một bà to mập đang ngồi giữa nồi cơm to tướng không kém gì bà ta, và một cái bàn thấp trên bày la liệt những món ăn, những hũ đồ chua và hũ nước mắm, mấy ống đựng thìa, đựng nỉa
18 Tháng Bảy 2011(Xem: 21675)
Sống chung với một ông bố chồng già yếu, bướng bỉnh là chuyện không dễ. Ông hay than phiền, hỏi những câu không đúng lúc và từ chối các món ăn cần thiết. Ông hãnh diện về thời trai trẻ, cứ kể đi kể lại các câu chuyện của thời vàng son. Hồi đó, là chỉ huy trong quân đội...ông luôn đặt lý trí lên trên tình cảm
19 Tháng Sáu 2011(Xem: 22088)
“ Đời buồn như chiếc lá, lặng rơi bên hiên nhà. Mưa vô tình ngập lối Cuốn trôi mảnh hồn ta! “
15 Tháng Sáu 2011(Xem: 21288)
Tôi không thích khoe khoang về ông “Bố” của nhà đâu, vì chả lẽ lại “mèo khen mèo dài đuôi”, những điều tầm thường trong cuộc sống gia đình chắc nhà nào cũng giống nhau. Ngày lễ Cha ai cũng nhắc đến công ơn sinh thành dưỡng dục của Bố,
14 Tháng Sáu 2011(Xem: 20340)
Đã bốn mươi lăm năm trôi qua, tiếng gọi thân thương “Bố ơi!” đã vĩnh viễn lìa xa chị em tôi khi tôi vừa qua mười sáu tuổi. Mãi đến bây giờ mỗi lần nhớ về Người lòng tôi vẫn luôn mang tâm trạng bồi hồi thương kính.
01 Tháng Sáu 2011(Xem: 21374)
Ông may mắn nhiều lần thoát chết và cuối cùng đến được bến bờ tự do qua con đường vượt biên bằng đường biển. Ông định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đình. Hồi ký “ Cuộc đời đổi thay” được tác giả ghi lại hành trình của một đời người thăng trầm suốt hơn 50 năm theo vận nước .
27 Tháng Năm 2011(Xem: 20815)
Tôi bốc ra những sợi tóc bạc ngày xưa của má để lên bàn tay. Tôi đưa bàn tay với nhúm tóc lên mủi. Tôi nhấm nghiền đôi mắt. Mùi hương thoảng nhẹ mơ hồ trong ảo giác. Tôi khóc òa lên như một đứa trẻ trong căn nhà cũ quạnh vắng buồn hiu!
26 Tháng Năm 2011(Xem: 21433)
Ngày hôm nay viết những dòng này tôi muốn nói với các bạn rằng trong bao chia ly cuộc đời có gì hạnh phúc hơn những hạnh ngộ bằng hữu. Làm bạn với anh Tô hòa Dương ngày nọ là một trong những hạnh ngộ bằng hữu ấy
18 Tháng Năm 2011(Xem: 22827)
Tôi ở đội kỹ luật một năm rưởi được đưa ra đội nông nghiệp và được thả về nhà, tôi dùng chữ thả rất đúng nghĩa của nó, chúng ta không thể ngộ nhận chữ thả và chữ tha được vì chúng ta có tội với ai đâu mà được tha
10 Tháng Năm 2011(Xem: 21768)
em là một người mẹ chồng tuyệt vời chưa đủ, mà là một phụ nữ miền Nam tuyệt với nữa đấy, vì lúc nào cũng nhân hậu, hào phóng, dễ tính và dễ thương vô cùng.
04 Tháng Năm 2011(Xem: 20831)
Cám ơn mẹ đã cho ba con, đã cho con một ngọn lửa tình yêu không bao giờ tắt, một dòng đại dương tình yêu không bao giờ khô cằn, một bầu trời tình yêu luôn chói lòa rực sáng, ngát hương ...
04 Tháng Năm 2011(Xem: 20903)
Tôi sinh ra ở miền Bắc VN sống và trưởng thành tại Sài Gòn. 1970 gia đình rời về Biên Hòa là lúc tôi lên đường nhập ngũ làm tròn bổn phận người trai thời binh lửa.sau 1975 khi đất nước rơi vào tay CS tất cả những hoài bão tương lai của tôi biến theo thời gian
27 Tháng Tư 2011(Xem: 21711)
Em Sài Gòn diễm ảo của anh xưa Mình mất nhau mười hai mùa nắng mưa Anh cứ ngỡ đã mười hai thế kỷ…
26 Tháng Tư 2011(Xem: 20685)
Độ 7 giờ, tiếng xích của chiếc PT76 nghiến mặt đường từ từ tiến lên từ hướng chợ, khi đến gần cổng của BCH/CSQG/Quận Long-Thành dừng lại vì lựu đạn và M79 bắn xối xả của anh em phòng thủ, tôi đang ở trong bunker, nằm ngay góc Chi-khu và văn phòng ban ANQĐ/Quận, xuyên qua lỗ châu mai nhìn thấy những bóng đen lốp ngốp phía trên mui xe
24 Tháng Tư 2011(Xem: 21103)
Chất xám đã chảy rakhỏi nước rất nhiều từ cuộc di tản vĩ đại của tháng 4 năm 75, chất xám bị thui chột trong các "trại cải tạo", rồi tiếp tục rò rỉ theo những chiếc ghe vượt biên nhỏ nhoi, đầy tội nghiệp. Chưa dừng ở đó, chất xám Việt Nam tiếp tục thất thoát cho tới bây giờ,
16 Tháng Tư 2011(Xem: 22174)
Vâng, tôi sẽ im lặng cho đến chết, để xa chàng mà vẫn mang theo đời mình trọn vẹn hình ảnh người yêu đầu đời năm xưa, để con tôi vẫn giữ nguyên trong lòng sự ngưỡng mộ suốt đời nó, khi luôn luôn nghĩ rằng có một người cha đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 22288)
Không biết mọi người ra sao, riêng tôi càng lớn tuổi càng thích lục lọi tìm những tấm ảnh cũ, mà mỗi tấm ảnh dù đẹp hay xấu, đã ố vàng với thời gian đều chất chứa ít nhiều kỷ niệm và nơi chốn.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 22955)
Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ.
03 Tháng Tư 2011(Xem: 21797)
Tôi nhớ giọt mồ hôi lấm tấm trên trán Mẹ, lom khom chụm lửa cho nồi bánh, dù Trời đang se lạnh. Tôi thương cái dịu dàng nhẫn nại của chị, ngồi nắn nót từng hũ dưa hành, dưa kiệu ngọt dịu trắng tinh
12 Tháng Ba 2011(Xem: 22240)
Vì vậy, sáng nay khi bà Tâm gọi sang để nhắc Duyên lát trưa qua chở bà đi chợ Việt Nam mua thức ăn, tiện thể xin quyển lịch “Tam Tông Miếu” (loại lịch bóc từng tờ) để bà coi ngày giờ, kiêng cữ cho cả năm, Duyên đã cười vang trong phone và nói với mẹ rằng: ”Má ơi, cái duyên “Tam Hạp”
08 Tháng Ba 2011(Xem: 21784)
Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20802)
Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại
03 Tháng Ba 2011(Xem: 22024)
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất mà các nhà địa lý Tàu cho là có long mạch, mà long huyệt nằm ngay tại cái dốc cao vút ngay tại núi Châu Thới, vì vậy nhà triệu phú người Tàu tên Hỏa chôn nơi đây, cái tên dốc chú Hỏa có từ lúc đó
03 Tháng Ba 2011(Xem: 21662)
tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.
03 Tháng Ba 2011(Xem: 20094)
Bao nhiêu năm trôi qua, không còn được ăn Tết Việt Nam đúng nghĩa, mỗi độ Tết Nguyên đán , tôi vẫn ăn Tết bằng ký ức. Trong một khoảnh khắc sống bằng trí tưởng, ngày Tết vẫn còn nguyên vị ngọt ngào của bánh mứt, vẻ êm đềm của thời thơ dại.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 20529)
Búp ơi! Em biết không chỉ cần ba mươi giây thôi vị Nguyên thủ Quốc gia tuyên bố đầu hàng đã làm thay đổi vận mệnh của một đất nước, chôn vùi cả một dân tộc trong đau thương tủi nhục, huống hồ chi từ đây cho đến giờ xổ số, em còn cả bốn năm tiếng đồng hồ thì sự hy vọng thay đổi cuộc đời em đâu phải là không thể xảy ra phải không Búp?!
10 Tháng Hai 2011(Xem: 19837)
Anh cố tìm giấc ngủ, mấy đêm trước anh còn đi vào giấc ngủ với bao nhiêu là hình ảnh vui tươi, tuyệt vời của ngày Tết Việt Nam. Vậy mà đêm nay những hình ảnh đẹp đẽ ấy biến đi đâu hết? Anh mong sao sáng mai thức dậy, đọc báo thấy tin chính quyền Việt Nam vừa… ra lệnh cấm không cho Việt Kiều về quê ăn Tết nữa. Chắc lòng anh sẽ…vui như Tết. Khỏi phải đi đâu cả.
10 Tháng Hai 2011(Xem: 20874)
Tôi đã xa Tổ Quốc nhiều năm. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhớ, quên nhưng không thể xóa mùi hương có được từ những năm tháng cũ. Làm sao quên được mùi sữa Mẹ tinh khôi những ngày chưa lớn, mùi bùn trong đầm sen cuối làng thân thiết, mùi hương hoa cỏ lẫn trong sương sớm vào mùa Hạ ấm nồng
30 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 22340)
"Cô ấy đã cho tôi sự sống, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành cuối đời tôi để chăm sóc cô ấy" Anh dắt tay chị đi, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười toại nguyện, một mối tình đẹp như những áng mây chiều êm ả trôi lờ lững ở cuối lưng trời…