1:11 SA
Thứ Năm
9
Tháng Năm
2024

Đọc truyện "Về đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát" NGUYỄN VĂN LỤC

07 Tháng Ba 20248:22 SA(Xem: 669)
Đọc truyện "Về đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát" -
Tình con người trong truyện

          Có nhiều tác giả có truyện ngắn đã có tiếng một thời như Tràm Cà Mau, Phạm tín An Ninh vv..Tuy nhiên muốn viết về họ, phải đọc nhiều nếu không là phải đọc tất cả truyện ngắn của họ. Điều đó cần nhiều thời gian và thu tập đầy đủ truyện của họ.
Một điều không dễ dàng gì.
          Nhưng tình cờ, tôi có đọc được truyện có tên: Đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát. Tên tác giả nghe xa lạ quá, thú thật tôi chưa hân hạnh được biết. Tựa đề bghe cũng lạ: rặng bình bát là gì. Nhưng chính ở chỗ xa lạ ấy gợi óc tò mò và tôi quyết định đọc.
          Sau khi đọc xong truyện, người viết lặng người đi trong trầm tư và suy nghĩ về thân phận người trong cuộc chiến cũng như sự tàn khốc, sự khốn nạn của cuộc chiến.. Có những oan khiên đến tội nghiệp không nói ra lời.
Người viết chợt nghĩ có dịp so sánh tác giả với nhà văn Thảo Trường- một nhà văn lớn gốc quân đội cũng viết về chiến tranh.
Tuy nhiên thành công của tác giả là lối viết giản dị, không hư cấu với một thái độ thanh thản không hận thù như tác giả Nguyễn Bửu Thoại.
          Các dữ kiện trong truyện là những nguyên liệu ròng- từ nhân vật truyện đến địa danh, đến nội dung đều thật. Và theo tôi được biết, viên thiếu tá Tiểu đoàn trưởng cũng như viên đại đổi trưởng trong truyện đều định cư tại Houston, bên Mỹ.
           Truyện viết không hư cấu dễ mà khó cho tác giả, một người vốn tự nhận mình không phải là nhà văn chuyên nghiệp.
Dàn trai trong suốt câu truyện là một cuộc hành quân như trăm cuộc hành quân khác của người lính ngoài mặt trận với nhũng diễn tiến lớp lang với kỹ thuật hành quân qua ống liên hợp. Các mật khẩu như Trường Thành 1, 2 rồi 3, trình mười một vv..Tất cả những khẩu lệnh để tránh bị bị bên địch bắt được.
           Nhưng người viết cũng nhận ra rằng cái còn lại cuối cùng và quan trọng nhất trong nội dung truyện là sự thật và một tấm lòng, một sự tử tế về tình người toát ra từ truyện.
Nó quý giá lắm, không mua được cũng như bán được bằng tiền. Nó chỉ là một kết tinh truyền thừa từ một đất nước, con người thừa hưởng một nền giáo dục nhân bản, coi con người là trọng. Tác giả ‘Đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát’ nằm trong số những con người ấy.
             Nhìn ở một góc độ khác, người viết cũng nhận ra rằng tại sao con người lao vào cuộc chiến một cách điên dại như thế? Hàng triệu người đã hy sinh, vì bị tuyên truyền, bị nhồi sọ?
Thật bất hạnh cho một đất nước có quá nhiều hy sinh để có được nhiều anh hùng.
           Nghĩ xa hơn một chút, ở Hà nội, trung tâm quyền lực hiện nay ở Việt Nam, chỉ cần ra khỏi một ngõ, ta sẽ gặp nhản nhản các anh hùng đủ loại trên các con đường phố chính. Điều ấy không thấy xuất hiện ở Sài Gòn.
           Nghĩ thế rồi sợ rằng một ngày không xa, Hà Nội không còn đủ các con phố cho các loại anh hùng ấy nữa. Mà thật, tên đường phố thì có giới hạn mà anh hùng trong các cuộc chiến như chiến tranh Việt Nam-Campuchia, việc Trung Hoa chiếm Trường Sa và nhất là chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979-1989 chẳng những không có tên tuổi mà còn không được phép nhắc nhở tới.
         Người viết có một quan niệm khá rõ ràng. Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời!
            Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu. Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
Tóm ý chính truyện ‘Đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát’
         Quận lỵ Thuận Nhơn đang bị áp lực nặng nề của địch quân khiến việc giao thông đường thủy từ quận lỵ ra Cần Thơ bị ngăn chặn rồi cắt đứt từ ba hôm trước vì thế cần có một cuộc hành quân giải tỏa.
Tác giả, đại uý Nguyễn Bửu Thoại. Nguồn: vietluan.com.au
       Xuất phát từ lúc 7 giờ sáng, từ gần kinh Rạch Hạt và kinh số 7, với khoảng cách trên dưới 5 cây số, Tiểu đoàn di chuyển nhanh và không gây tiếng động. Đúng 11.00 sáng, Đại đội 1 của tôi vượt qua con rạch Bà Đầm-Thát Lát, một con rạch mỗi lần đọc tên, tôi lại liên tưởng đến Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân đã hy sinh tại đây gần hai năm về trước.
      Bình bát mọc dưới nước, rễ đâm thành cây con, cây con nhô lên thành cây lớn…
       Tôi cho dừng quân và bố trí; tôi đứng quan sát chung quanh. Đất gần như hoang địa (…) bình bát mọc thành rừng, không gò cao, không trũng sâu, không bằng phẳng và nhất là không thể đào hố cá nhân được, vì dưới chân không hề có đất vì chỉ có rễ cây và cây bình bát nằm ngổn ngang.
        Suy nghĩ một lúc tôi tìm ra chân lý, mình vô kế khả thi thì thằng địch cũng thế, chẳng lẽ ở đây nó biến thành chuột biết đào hang? Quyết định thật nhanh, tôi mời ba ông Trung đội trưởng đến và phân công: Thiếu úy Đại, bên trái, Chuẩn úy Liêm, bên phải, đội hình hàng ngang (…) Nếu chạm địch cần giữ cạnh sườn, di chuyển chậm, giữ khoảng cách hợp lý. Tôi dặn Thượng sĩ Bình, TSI Hiển, dặn hai ông giữ mặt sau.
             Hai giờ chiều, chúng tôi di chuyển được khoảng 4 cây số, khám phá được vài cái chòi nhỏ không quan trọng, bỏ hoang. Bắt đầu nản, tôi có ý định xin Tiểu đoàn trưởng cho đơn vị dừng quân để anh em ăn cơm vắt…
Tiếng chuẩn úy Liêm gấp gáp, ‘Có cái trạm xá của VC chứa nhiều thương binh.’
– Anh đã kiểm soát được trạm xá chưa?
– Dạ rồi.
– Bố trí em út cẩn thận, tôi sẽ tới ngay.
       Tôi gọi cho Tiểu Đoàn trưởng, đại đội phải dừng quân vì khám phá ra trạm xá và yêu cầu yểm trợ. Chuẩn úy Liêm đón tôi, tôi lấy làm lạ thấy các chiến sỉ Trung đội 3 đang đứng ra xa và đều lấy tay bịt mũi. Tôi nhìn vào trạm xá, tôi không tin là đây là một trạm xá, vì nó không có một tiện nghi tối thiểu.. không có giường, không có mền để đắp, cũng không có mùng tránh muỗi.
       Phía góc trong trại có 4 thương binh Việt Cộng đang nằm. Bốn anh thương binh giương mắt nhìn tôi, ánh mắt vừa tò mò, vừa lo sợ. Cả bốn còn tỉnh, mặc dầu thương tích có vẻ rất trầm trọng. Tôi bước qua khung cửa để vào chỗ các anh nằm. Mùi hôi thối đúng là phát ra từ đây. Cả bốn anh mình mẩy đều bê bết máu tươi và khô, nước vàng, mủ nung núc. Hằng đàn ruồi, nhặng vo ve. Ghê tởm hơn nữa, dưới nền nhà, những con giòi trắng bò lển nghển.
Rồi tôi nhận được tiếng gọi của ông Tiểu đoàn trưởng…
— Anh đã đến trạm xá chưa và thấy thế nào? Cố khai thác nó xem thằng nào tên gì đang đóng quân ở khu vực này? Nửa tháng nay không có chấm mút gì ráo.
          Ở trong vùng địch, đơn vị hành quân, sinh tử bất chợt, luật lệ ở đây là họng súng…Trước thảm cảnh 4 con người. Lòng tôi nặng nề chùng xuống. Là con người, là đồng loại, tôi ngỡ ngàng thương cảm cho các anh. Tôi thương các anh, tôi không chịu nổi hình ảnh người thương binh, dù là thương binh ở hàng ngũ nào, bị đối xử còn thua con vật. Nhưng tôi làm được gì? Quyền lực của tôi có giới hạn. Tôi sẽ giúp các anh nếu các anh thật lòng và tạo điều kiện để tôi thực hiện được sự giúp đỡ đó.
         Trước đó khoảng 10 phút, khi biết đơn vị của chuẩn úy Liêm đến, bọn đồng đội của bốn anh bệnh binh đã bỏ trốn. Tiếng của ông Tiểu đoàn trưởng gọi lại
— Mở chốt, thảy vô cho nó xài! Trước khi đi, đem đi ‘cất’ hết bốn thằng đó nhé.
Tác giả, đại uý Nguyễn Bửu Thoại. Nguồn: https://vietluan.com.au
           Rõ ràng là lệnh xử bắn. Lệnh này chỉ có thi hành chứ không bàn cãi, mà chính các bệnh binh cũng nghe thấy. Động từ ‘cất’ là tiếng lóng nhưng ai nghe cũng đoán được nghĩa. Hạ sĩ I Thạch Chiêm gỡ súng M.16 ra khỏi vai trong tư thế sẵn sàng. Anh có nhiệm vụ thi hành những mission như vậy. Trong khi ấy cả bốn bệnh binh giương những cặp mắt trắng giã, cặp mắt đứng tròng không còn thần sắc nhìn tôi! Khóe miệng co giật liên hồi.
           Mãi sau này, trong trại cải tạo, chứng kiến sự gào thét, nhục mạ, hành hạ, hăm dọa thủ tiêu, tôi liên tưởng đến những đôi mắt này.Tôi không có ý định bỏ lên bàn cân để tính thử trọng lượng của một cuộc sống con người. Tôi cũng không hề có ý định đánh giá hoặc so sánh sinh mạng con người ở hai giới tuyến khác nhau, vì khi sinh ra vạn vật muôn loài, tạo hóa ban cho họ một giá trị bình đẳng như nhau Chỉ có cái chết vô nghĩa, sự hy sinh bị lợi dụng, chứ không có cuộc sống nào là bỏ đi cả.
— Tôi đã có quyết định. Các anh đã nghe rõ rồi, tôi được lệnh phải bắn các anh trước khi di chuyển. Nhưng tôi không làm điều đó vì lý do sau đây: tôi không có thói quen đánh người bị trói nên cũng không giết người bị thương nặng bị loại khỏi vòng chiến. Lương tâm và truyền thống không cho phép tôi làm điều đó…
   Nói xong, tôi chỉ tay cho Thạch Chiêm ra góc vườn, “Anh ra góc kia và bắn hai băng đạn M.16 vào bụi bình bát, xử bắn giả.’
Nguyễn BửuThoại, ‘Đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát’
         Xin tạm dừng câu chuyện ở đây để bạn đọc tự mình tìm đọc sẽ ý vị hơn. Chỉ tóm gọn là sau đó có hai cố vấn của tiểu đoàn là Thiếu tá Calvin và Trung úy Hayes cũng muốn đến thăm trạm xá. Sau khi quan sát, chụp hình rồi trở về. Khi đến chỗ tôi. Thiếu tá Calvin đưa ngón tay cái lên trời và nói: ‘Hi, commander! You did a good job!’
        Tác giả cũng thoát nạn không phải ra toà án quân sự vì vị Tiểu đoàn trưởng bỏ qua không lý đến nữa. Chỉ sau đó một tuần, tác giả chỉ bị thuyên chuyển đến một đơn vị khác. Sự trừng phạt ấy chỉ có ý nghĩa tượng trưng.
Phần phụ chú
Theo tác giả, có điều cho đến nay, sau đúng gần 40 năm, mỗi khi nhớ lại chuyện này, tôi vẫn không kết luận dứt khoát được là trong hai quyết định của ông Tiểu đoàn trưởng và của tôi: Ai đúng, ai sai. Đúng sai trong hai lãnh vực giữa lương tâm và truyền thống nhân ái của dân tộc với sự tha chết cho giặc, ‘dưỡng hổ di họa’?
          Cuộc chiến đã chấm dứt đúng ¼ thế kỷ [1975-2000]. Sau nhiều năm bị đọa đầy trong trại cải tạo, sau hiểm nguy của gia đình trong truyện vượt biên bằng đường biển, sau những tháng năm bình tĩnh nhìn lại cuộc chiến mà mình đã đổ máu xương để trang trải và đã bị phản bội, bị bỏ rơi thê thảm… nếu một mệnh lệnh như xưa được ban hành, tôi vẫn lấy cái quyết định như đã từng quyết định trong rừng bình bát! Đó là lương tâm, là phẩm giá của người lính Việt Nam Cộng Hòa!
       Nhưng người viết cũng nhận ra rằng cái còn lại cuối cùng và quan trọng nhất trong nội dung truyện là sự thật và một tấm lòng, một sự tử tế về tình người toát ra từ truyện. Nó quý giá lắm, không mua được cũng như bán được bằng tiền. Nó chỉ là một kết tinh truyền thừa từ một đất nước, con người thừa hưởng một nền giáo dục nhân bản, coi con người là trọng. Tác giả ‘Đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát’ nằm trong số những con người ấy.
        Nhìn ở một góc độ khác, người viết cũng nhận ra rằng tại sao con người lao vào cuộc chiến một cách điên dại như thế? Hàng triệu người đã hy sinh, vì bị tuyên truyền, bị nhồi sọ?
Thật bất hạnh cho một đất nước có quá nhiều hy sinh để có được nhiều anh hùng.
          Nghĩ xa hơn một chút, ở Hà Nội, trung tâm quyền lực hiện nay ở Việt Nam, chỉ cần ra khỏi một ngõ, ta sẽ gặp nhản nhản các anh hùng đủ loại trên các con đường phố chính. Điều ấy không thấy xuất hiện ở Sài Gòn.
Nghĩ thế rồi sợ rằng một ngày không xa, Hà Nội không còn đủ các con phố cho các loại anh hùng ấy nữa. Mà thật, tên đường phố thì có giới hạn mà anh hùng trong các cuộc chiến như chiến tranh Việt Nam-Campuchia, việc Trung Hoa chiếm Trường  Sa và nhất là chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979-1989 chẳng những không có tên tuổi mà còn không được phép nhắc nhở tới.
Người viết có một quan niệm khá rõ ràng. Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời!
Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu. Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
Nguyễn Văn Lục
DAIUY
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 11032)
Hãy dạy cho người Tàu viết lại chữ Việt đúng nghĩa có bộ Nhân với 2 âm Búa và Tấn.
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 17731)
Con sông Đồng Nai đã đưa ta đến tỉnh Biên Hòa (hòa bình ở biên cương), một trấn đã được sáp nhập vào nước ta năm 1653. Khoảng đất này xưa được gọi là Đông Phố
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9992)
Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 12154)
Bao lần khó ngủ trong đêm.Lời ru của mẹ biết tìm nơi đâu?
05 Tháng Năm 2016(Xem: 10506)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 8834)
Băng Tâm xin thắp nén nhang tưởng nhớ đến các SV Đại Hoc Kinh Thương Minh Đức đã phải giã từ giảng đường
30 Tháng Tư 2016(Xem: 8155)
Sẽ mãi mãi theo chân của tất cả cô chú bác, sẽ sống cho thật xứng đáng là đứa con Việt Nam
30 Tháng Tư 2016(Xem: 10125)
Cầu Gành ơi, Biên Hoà ơi. Bối rối… khi tôi về thăm lại quê nhà.
25 Tháng Tư 2016(Xem: 9697)
Xin chân thành gởi nén hương lòng “Tưởng Niệm” đến những Anh Hùng QLVNCH. Những người nằm xuống trong cuộc chiến, những người tuẫn tiết vì Quốc nạn 30/04/1975
23 Tháng Tư 2016(Xem: 8045)
Du lịch là một thú vui mà nhiều người thực hiện để thỏa mãn mơ ước đi khắp thế giới trước khi không thể nào còn sức để đi xa.
09 Tháng Tư 2016(Xem: 9115)
anh không có tiền tài không mang danh vọng. Nhưng anh đã để lại cho đời một tấm lòng nhân hậu, với bạn bè và cho cả tha nhân. Anh đã có một cuộc đời đáng sống.
06 Tháng Tư 2016(Xem: 12687)
Cảm xúc tình cảm giao động của mọi người có mặt hôm đó vượt chỉ số! Một số đã không cầm được nước mắt lăn dài trên má nhăn nheo!
03 Tháng Tư 2016(Xem: 8706)
Anh Viện đã sống một cuộc đời như thế. Một đời sống có nghĩa có nhân, sẽ mỉm cười mãn nguyện khi lúc ta về…
26 Tháng Ba 2016(Xem: 9570)
Xin cho Tôi chia xẻ nỗi đau, nỗi buồn với Đồng Hương Biên Hòa, trong đó có mấy người em của gia đình, và đông đảo bạn đồng môn Ngô Quyền trong nước hay may mắn sống lưu lạc trên toàn thế giới tự do!
23 Tháng Ba 2016(Xem: 9527)
tương lai đất nước đang chờ các em. Hãy ngẩng cao đầu hướng về hồn thiêng sống núi, như chúng tôi trong đêm “ Tưởng Niệm Đồng Đội”
22 Tháng Ba 2016(Xem: 8801)
Như vậy cầu Gành đã có tuổi thọ 113 năm. Chúng ta đã gìn giữ như báu vật, vì đó là biểu tượng của vùng đất Biên Hòa, xứ Đồng Nai
12 Tháng Ba 2016(Xem: 7887)
Tôi sẽ thật vui và cùng bạn bè chia sẻ niềm vui đó. Hạnh phúc không ở đâu xa, ở ngay hiện tại khi mình biết chấp nhận và hưởng thụ nó.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 10819)
“Khiết Tâm gọi ta về” ôm lấy những kỷ niệm đẹp, chan hòa tình cảm bạn bè trong đêm Khiết Tâm Không Nước Mắt.
28 Tháng Hai 2016(Xem: 9048)
Năm anh em tôi xúng xính trong những bộ đồ mới đón Tết. Trên bàn thờ hương đèn rực rỡ. Mùi hăng hăng của hoa vạn thọ lan tỏa mênh mông.
08 Tháng Hai 2016(Xem: 7695)
Có điều trong số những người khách đến bệnh viện và đến nhà thăm nườm nợp, chỉ có một người bị cấm cửa: đó chính là ông chủ của... "thần tài kiêu binh" !
08 Tháng Hai 2016(Xem: 7747)
Có điều quái lạ là theo thời gian, con khỉ càng tốt tươi kiêu binh bao nhiêu thì ông ta lại càng... "may mắn" bấy nhiêu.
07 Tháng Hai 2016(Xem: 7678)
Kính gửi đến quý Thầy Cô, quý anh chị đồng môn, quý đồng hương và thân hữu lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 8415)
Mùa Xuân Bính Thân sẽ đem niềm tin đến mọi nơi, mọi người trong ly rượu mừng và tiếng hát đón mùa Xuân mới.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 9433)
Mái chòi nhà ta nửa thiếc, nửa tôn. Vách xọc xệch, nửa ván nửa cà tăng. Nhưng dẫu vậy vẫn là nhà của ta.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 9508)
Gì thì gì, được che lọng cho chồng cũng là một niềm hạnh phúc. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi của một người vợ lính . Một con chuột nhắt nhỏ nhắn dễ thương.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 12838)
Cố Giáo Sư Dương Hồng Duyệt một nhạcsỉ cựu giáo sư trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 9181)
Xóm Gò còn đâu nữa, nó chỉ còn lại trong tâm khảm của những ai còn sống cho tới bây giờ sau bao đổi thay của thời cuộc.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7852)
Đúng là chị Liên và Dung đã có một mùa Xuân trên đất mới vào dịp Tết đầu tiên trên nước Mỹ bốn mươi năm về trước.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 8822)
Cây Cầy giờ đây không còn nữa, xóm Bửu An cũng không còn, tất cả đã đi vào quên lãng, chỉ còn lại trong tôi một thời trẻ dại
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7931)
gia đình con dân Biên Hòa. Vận nước nổi trôi đã phân tán các thành viên của gia đình chúng tôi, kẻ nơi góc biển - người ngoài chân mây...
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 7666)
nhưng tôi tin rằng nếu bỏ quên chiếc xe đạp giống như vậy nửa ngày nơi chốn đông người thì không thể nào tìm lại được
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8462)
Xin cám ơn máu xương, cám ơn công lao những tấm lòng dũng cảm, những người đã chết trong quên lãng
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7538)
Và khi mình có được hạnh phúc, cũng còn bao người đang chịu đựng và cố vượt qua bao nỗi đớn đau…
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8019)
Tôi cũng vậy, cũng cảm thấy lòng vui hơn, ấm áp hơn khi mỗi chiều tan, có bóng trăng tròn treo lững lơ, trôi cùng tôi trên đường về.
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7801)
Chúc mọi người, mọi nhà, các bạn gần xa đều có những ngày lễ Giáng Sinh thật tốt đẹp. Một năm mới vạn sự như ý.
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9359)
Như đang nghiêng cả cõi lòng theo con gió dạt trôi. Nhớ gì mà mắt nghe ầng ậng. Chảy dần…
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10020)
và cũng để soi sáng cho những người yêu thương tìm đến để cùng nhau sống muôn đời bên nhau.
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10014)
cây “đại thụ” duy nhất hiện còn tồn tại, trong ban giảng huấn đầu tiên trung học Ngô Quyền Biên Hòa: Thầy giáo Trần Văn Lộc…
05 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9039)
Con nói láo để má dùng khi đau yếu. Của một thuở nhà mình túng thiếu.
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8182)
Cám ơn, cám ơn nhiều lắm những tình cảm yêu thương mà đất nước, gia đình, bạn bè và mọi người đã dành cho bà Chín.
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8691)
chúng ta cùng giữ vững màu cờ như người cựu chiến binh Hoa Kỳ ấp ủ và khôi phục lại vinh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8413)
Ước gì không có ai chém giết ai, không có ai gây đau khổ cho người khác, thế giới con người cũng giản dị hiền hòa như những câu chuyện cổ tích
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8144)
Chúc sức khỏe và bình an. Chúc những bất hạnh, tai ương đi xa và biến mất khỏi những người tôi yêu thương, quý mến.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8876)
Vĩnh biệt Ba Má dấu yêu của chúng con, cầu mong Ba Má sớm lên Thiên Đàng và phù trợ cho tất cả các ace và các cháu chắt được bình an, mạnh khỏe.
07 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8418)
vòng tay ôm lẻ loi cho mình còn mãi thương nhau.
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8909)
Mẹ sẽ mỉm cươi nhìn xuống các con, cháu của Mẹ nơi đây đang tưởng nhớ về Mẹ với tất cả lòng thành kính thương yêu, gửi đến Mẹ hiền từ của chúng con.
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8780)
Một người làm việc nơi bệnh viện, chứng kiến nhiều trường hợp chết chóc đáng sợ và những cuộc phân ly tử biệt đau lòng.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 13537)
em ước mơ mỗi ngày được gặp anh, nói với anh những lời nồng nàn yêu thương nhất.
24 Tháng Mười 2015(Xem: 9087)
chiến tranh bùng nổ tâm thâm độc.lịch sử ngàn năm lưu dấu thơ
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8377)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.