2:42 CH
Thứ Sáu
4
Tháng Mười
2024

Đọc truyện "Về đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát" NGUYỄN VĂN LỤC

07 Tháng Ba 20248:22 SA(Xem: 1637)
Đọc truyện "Về đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát" -
Tình con người trong truyện

          Có nhiều tác giả có truyện ngắn đã có tiếng một thời như Tràm Cà Mau, Phạm tín An Ninh vv..Tuy nhiên muốn viết về họ, phải đọc nhiều nếu không là phải đọc tất cả truyện ngắn của họ. Điều đó cần nhiều thời gian và thu tập đầy đủ truyện của họ.
Một điều không dễ dàng gì.
          Nhưng tình cờ, tôi có đọc được truyện có tên: Đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát. Tên tác giả nghe xa lạ quá, thú thật tôi chưa hân hạnh được biết. Tựa đề bghe cũng lạ: rặng bình bát là gì. Nhưng chính ở chỗ xa lạ ấy gợi óc tò mò và tôi quyết định đọc.
          Sau khi đọc xong truyện, người viết lặng người đi trong trầm tư và suy nghĩ về thân phận người trong cuộc chiến cũng như sự tàn khốc, sự khốn nạn của cuộc chiến.. Có những oan khiên đến tội nghiệp không nói ra lời.
Người viết chợt nghĩ có dịp so sánh tác giả với nhà văn Thảo Trường- một nhà văn lớn gốc quân đội cũng viết về chiến tranh.
Tuy nhiên thành công của tác giả là lối viết giản dị, không hư cấu với một thái độ thanh thản không hận thù như tác giả Nguyễn Bửu Thoại.
          Các dữ kiện trong truyện là những nguyên liệu ròng- từ nhân vật truyện đến địa danh, đến nội dung đều thật. Và theo tôi được biết, viên thiếu tá Tiểu đoàn trưởng cũng như viên đại đổi trưởng trong truyện đều định cư tại Houston, bên Mỹ.
           Truyện viết không hư cấu dễ mà khó cho tác giả, một người vốn tự nhận mình không phải là nhà văn chuyên nghiệp.
Dàn trai trong suốt câu truyện là một cuộc hành quân như trăm cuộc hành quân khác của người lính ngoài mặt trận với nhũng diễn tiến lớp lang với kỹ thuật hành quân qua ống liên hợp. Các mật khẩu như Trường Thành 1, 2 rồi 3, trình mười một vv..Tất cả những khẩu lệnh để tránh bị bị bên địch bắt được.
           Nhưng người viết cũng nhận ra rằng cái còn lại cuối cùng và quan trọng nhất trong nội dung truyện là sự thật và một tấm lòng, một sự tử tế về tình người toát ra từ truyện.
Nó quý giá lắm, không mua được cũng như bán được bằng tiền. Nó chỉ là một kết tinh truyền thừa từ một đất nước, con người thừa hưởng một nền giáo dục nhân bản, coi con người là trọng. Tác giả ‘Đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát’ nằm trong số những con người ấy.
             Nhìn ở một góc độ khác, người viết cũng nhận ra rằng tại sao con người lao vào cuộc chiến một cách điên dại như thế? Hàng triệu người đã hy sinh, vì bị tuyên truyền, bị nhồi sọ?
Thật bất hạnh cho một đất nước có quá nhiều hy sinh để có được nhiều anh hùng.
           Nghĩ xa hơn một chút, ở Hà nội, trung tâm quyền lực hiện nay ở Việt Nam, chỉ cần ra khỏi một ngõ, ta sẽ gặp nhản nhản các anh hùng đủ loại trên các con đường phố chính. Điều ấy không thấy xuất hiện ở Sài Gòn.
           Nghĩ thế rồi sợ rằng một ngày không xa, Hà Nội không còn đủ các con phố cho các loại anh hùng ấy nữa. Mà thật, tên đường phố thì có giới hạn mà anh hùng trong các cuộc chiến như chiến tranh Việt Nam-Campuchia, việc Trung Hoa chiếm Trường Sa và nhất là chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979-1989 chẳng những không có tên tuổi mà còn không được phép nhắc nhở tới.
         Người viết có một quan niệm khá rõ ràng. Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời!
            Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu. Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
Tóm ý chính truyện ‘Đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát’
         Quận lỵ Thuận Nhơn đang bị áp lực nặng nề của địch quân khiến việc giao thông đường thủy từ quận lỵ ra Cần Thơ bị ngăn chặn rồi cắt đứt từ ba hôm trước vì thế cần có một cuộc hành quân giải tỏa.
Tác giả, đại uý Nguyễn Bửu Thoại. Nguồn: vietluan.com.au
       Xuất phát từ lúc 7 giờ sáng, từ gần kinh Rạch Hạt và kinh số 7, với khoảng cách trên dưới 5 cây số, Tiểu đoàn di chuyển nhanh và không gây tiếng động. Đúng 11.00 sáng, Đại đội 1 của tôi vượt qua con rạch Bà Đầm-Thát Lát, một con rạch mỗi lần đọc tên, tôi lại liên tưởng đến Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 42 Biệt Động Quân đã hy sinh tại đây gần hai năm về trước.
      Bình bát mọc dưới nước, rễ đâm thành cây con, cây con nhô lên thành cây lớn…
       Tôi cho dừng quân và bố trí; tôi đứng quan sát chung quanh. Đất gần như hoang địa (…) bình bát mọc thành rừng, không gò cao, không trũng sâu, không bằng phẳng và nhất là không thể đào hố cá nhân được, vì dưới chân không hề có đất vì chỉ có rễ cây và cây bình bát nằm ngổn ngang.
        Suy nghĩ một lúc tôi tìm ra chân lý, mình vô kế khả thi thì thằng địch cũng thế, chẳng lẽ ở đây nó biến thành chuột biết đào hang? Quyết định thật nhanh, tôi mời ba ông Trung đội trưởng đến và phân công: Thiếu úy Đại, bên trái, Chuẩn úy Liêm, bên phải, đội hình hàng ngang (…) Nếu chạm địch cần giữ cạnh sườn, di chuyển chậm, giữ khoảng cách hợp lý. Tôi dặn Thượng sĩ Bình, TSI Hiển, dặn hai ông giữ mặt sau.
             Hai giờ chiều, chúng tôi di chuyển được khoảng 4 cây số, khám phá được vài cái chòi nhỏ không quan trọng, bỏ hoang. Bắt đầu nản, tôi có ý định xin Tiểu đoàn trưởng cho đơn vị dừng quân để anh em ăn cơm vắt…
Tiếng chuẩn úy Liêm gấp gáp, ‘Có cái trạm xá của VC chứa nhiều thương binh.’
– Anh đã kiểm soát được trạm xá chưa?
– Dạ rồi.
– Bố trí em út cẩn thận, tôi sẽ tới ngay.
       Tôi gọi cho Tiểu Đoàn trưởng, đại đội phải dừng quân vì khám phá ra trạm xá và yêu cầu yểm trợ. Chuẩn úy Liêm đón tôi, tôi lấy làm lạ thấy các chiến sỉ Trung đội 3 đang đứng ra xa và đều lấy tay bịt mũi. Tôi nhìn vào trạm xá, tôi không tin là đây là một trạm xá, vì nó không có một tiện nghi tối thiểu.. không có giường, không có mền để đắp, cũng không có mùng tránh muỗi.
       Phía góc trong trại có 4 thương binh Việt Cộng đang nằm. Bốn anh thương binh giương mắt nhìn tôi, ánh mắt vừa tò mò, vừa lo sợ. Cả bốn còn tỉnh, mặc dầu thương tích có vẻ rất trầm trọng. Tôi bước qua khung cửa để vào chỗ các anh nằm. Mùi hôi thối đúng là phát ra từ đây. Cả bốn anh mình mẩy đều bê bết máu tươi và khô, nước vàng, mủ nung núc. Hằng đàn ruồi, nhặng vo ve. Ghê tởm hơn nữa, dưới nền nhà, những con giòi trắng bò lển nghển.
Rồi tôi nhận được tiếng gọi của ông Tiểu đoàn trưởng…
— Anh đã đến trạm xá chưa và thấy thế nào? Cố khai thác nó xem thằng nào tên gì đang đóng quân ở khu vực này? Nửa tháng nay không có chấm mút gì ráo.
          Ở trong vùng địch, đơn vị hành quân, sinh tử bất chợt, luật lệ ở đây là họng súng…Trước thảm cảnh 4 con người. Lòng tôi nặng nề chùng xuống. Là con người, là đồng loại, tôi ngỡ ngàng thương cảm cho các anh. Tôi thương các anh, tôi không chịu nổi hình ảnh người thương binh, dù là thương binh ở hàng ngũ nào, bị đối xử còn thua con vật. Nhưng tôi làm được gì? Quyền lực của tôi có giới hạn. Tôi sẽ giúp các anh nếu các anh thật lòng và tạo điều kiện để tôi thực hiện được sự giúp đỡ đó.
         Trước đó khoảng 10 phút, khi biết đơn vị của chuẩn úy Liêm đến, bọn đồng đội của bốn anh bệnh binh đã bỏ trốn. Tiếng của ông Tiểu đoàn trưởng gọi lại
— Mở chốt, thảy vô cho nó xài! Trước khi đi, đem đi ‘cất’ hết bốn thằng đó nhé.
Tác giả, đại uý Nguyễn Bửu Thoại. Nguồn: https://vietluan.com.au
           Rõ ràng là lệnh xử bắn. Lệnh này chỉ có thi hành chứ không bàn cãi, mà chính các bệnh binh cũng nghe thấy. Động từ ‘cất’ là tiếng lóng nhưng ai nghe cũng đoán được nghĩa. Hạ sĩ I Thạch Chiêm gỡ súng M.16 ra khỏi vai trong tư thế sẵn sàng. Anh có nhiệm vụ thi hành những mission như vậy. Trong khi ấy cả bốn bệnh binh giương những cặp mắt trắng giã, cặp mắt đứng tròng không còn thần sắc nhìn tôi! Khóe miệng co giật liên hồi.
           Mãi sau này, trong trại cải tạo, chứng kiến sự gào thét, nhục mạ, hành hạ, hăm dọa thủ tiêu, tôi liên tưởng đến những đôi mắt này.Tôi không có ý định bỏ lên bàn cân để tính thử trọng lượng của một cuộc sống con người. Tôi cũng không hề có ý định đánh giá hoặc so sánh sinh mạng con người ở hai giới tuyến khác nhau, vì khi sinh ra vạn vật muôn loài, tạo hóa ban cho họ một giá trị bình đẳng như nhau Chỉ có cái chết vô nghĩa, sự hy sinh bị lợi dụng, chứ không có cuộc sống nào là bỏ đi cả.
— Tôi đã có quyết định. Các anh đã nghe rõ rồi, tôi được lệnh phải bắn các anh trước khi di chuyển. Nhưng tôi không làm điều đó vì lý do sau đây: tôi không có thói quen đánh người bị trói nên cũng không giết người bị thương nặng bị loại khỏi vòng chiến. Lương tâm và truyền thống không cho phép tôi làm điều đó…
   Nói xong, tôi chỉ tay cho Thạch Chiêm ra góc vườn, “Anh ra góc kia và bắn hai băng đạn M.16 vào bụi bình bát, xử bắn giả.’
Nguyễn BửuThoại, ‘Đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát’
         Xin tạm dừng câu chuyện ở đây để bạn đọc tự mình tìm đọc sẽ ý vị hơn. Chỉ tóm gọn là sau đó có hai cố vấn của tiểu đoàn là Thiếu tá Calvin và Trung úy Hayes cũng muốn đến thăm trạm xá. Sau khi quan sát, chụp hình rồi trở về. Khi đến chỗ tôi. Thiếu tá Calvin đưa ngón tay cái lên trời và nói: ‘Hi, commander! You did a good job!’
        Tác giả cũng thoát nạn không phải ra toà án quân sự vì vị Tiểu đoàn trưởng bỏ qua không lý đến nữa. Chỉ sau đó một tuần, tác giả chỉ bị thuyên chuyển đến một đơn vị khác. Sự trừng phạt ấy chỉ có ý nghĩa tượng trưng.
Phần phụ chú
Theo tác giả, có điều cho đến nay, sau đúng gần 40 năm, mỗi khi nhớ lại chuyện này, tôi vẫn không kết luận dứt khoát được là trong hai quyết định của ông Tiểu đoàn trưởng và của tôi: Ai đúng, ai sai. Đúng sai trong hai lãnh vực giữa lương tâm và truyền thống nhân ái của dân tộc với sự tha chết cho giặc, ‘dưỡng hổ di họa’?
          Cuộc chiến đã chấm dứt đúng ¼ thế kỷ [1975-2000]. Sau nhiều năm bị đọa đầy trong trại cải tạo, sau hiểm nguy của gia đình trong truyện vượt biên bằng đường biển, sau những tháng năm bình tĩnh nhìn lại cuộc chiến mà mình đã đổ máu xương để trang trải và đã bị phản bội, bị bỏ rơi thê thảm… nếu một mệnh lệnh như xưa được ban hành, tôi vẫn lấy cái quyết định như đã từng quyết định trong rừng bình bát! Đó là lương tâm, là phẩm giá của người lính Việt Nam Cộng Hòa!
       Nhưng người viết cũng nhận ra rằng cái còn lại cuối cùng và quan trọng nhất trong nội dung truyện là sự thật và một tấm lòng, một sự tử tế về tình người toát ra từ truyện. Nó quý giá lắm, không mua được cũng như bán được bằng tiền. Nó chỉ là một kết tinh truyền thừa từ một đất nước, con người thừa hưởng một nền giáo dục nhân bản, coi con người là trọng. Tác giả ‘Đôi mắt người bị xử bắn trên rặng bình bát’ nằm trong số những con người ấy.
        Nhìn ở một góc độ khác, người viết cũng nhận ra rằng tại sao con người lao vào cuộc chiến một cách điên dại như thế? Hàng triệu người đã hy sinh, vì bị tuyên truyền, bị nhồi sọ?
Thật bất hạnh cho một đất nước có quá nhiều hy sinh để có được nhiều anh hùng.
          Nghĩ xa hơn một chút, ở Hà Nội, trung tâm quyền lực hiện nay ở Việt Nam, chỉ cần ra khỏi một ngõ, ta sẽ gặp nhản nhản các anh hùng đủ loại trên các con đường phố chính. Điều ấy không thấy xuất hiện ở Sài Gòn.
Nghĩ thế rồi sợ rằng một ngày không xa, Hà Nội không còn đủ các con phố cho các loại anh hùng ấy nữa. Mà thật, tên đường phố thì có giới hạn mà anh hùng trong các cuộc chiến như chiến tranh Việt Nam-Campuchia, việc Trung Hoa chiếm Trường  Sa và nhất là chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979-1989 chẳng những không có tên tuổi mà còn không được phép nhắc nhở tới.
Người viết có một quan niệm khá rõ ràng. Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời!
Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu. Chính vì những cảm nhận như thế nên mới có bài viết này để trân trọng tác giả đã nói lên được điều ấy.
Nguyễn Văn Lục
DAIUY
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười 2015(Xem: 183147)
Quan trọng là luôn được sự yểm trợ và thương mến của quý Niên Trưởng, quý Huynh Trưởng và các hội đoàn người Việt hải ngoại
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 751)
Chính âm thanh của cuộc sống sinh động ấy đã lắng đọng mãi trong ký ức của tôi, và đã cho tôi những hoài niệm đẹp của ngày xa xưa trên con đường THĐ - nơi tôi sinh ra và lớn lên.
23 Tháng Bảy 2024(Xem: 713)
phải mang nỗi nhớ nhung ra kể với bạn về một phần đời của Sài Gòn năm cũ. Còn bạn, ký ức nào vẫn còn lưu giữ về một thành phố ngày xưa?
30 Tháng Năm 2024(Xem: 1119)
nhiệt tình của một ông thầy trẻ của Trung học Ngô Quyền Biên Hòa gần nửa thế kỷ trước. Vĩnh biệt thầy với chân thành thương tiếc!
14 Tháng Tư 2024(Xem: 955)
Nhưng tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc cuối tháng tư đau thương ấy. Tôi không bao giờ quên một khoảng đời đen tối ấy.
30 Tháng Ba 2024(Xem: 1664)
Dòng sông có tiếng hát đấy, tiếng hát trong im lặng, chỉ mình tôi nghe, và nó rất buồn.
11 Tháng Ba 2024(Xem: 1825)
Đôi khi trong cuộc đời làm thơ có những ngẫu hứng bất ngờ , thích thú như vậy. Câu chuyện trên với tôi là một kỷ niệm nho nhỏ
04 Tháng Ba 2024(Xem: 1482)
Tiếp cận văn minh phương Tây sớm, nên dân Sài Gòn có thói quen ngả mũ chào khi gặp đám ma, xe hơi không ép xe máy, xe máy không ép người đi bộ
02 Tháng Ba 2024(Xem: 1302)
Tất cả không vì một lợi nhuận nhỏ nhoi nào chỉ vì trái tim nồng nàn của người nhạc sỹ.
19 Tháng Hai 2024(Xem: 1750)
Tôi chỉ muốn có một nước Việt Nam như thế. Có thể bạn sẽ hỏi: “Vì sao? Để làm gì?
03 Tháng Giêng 2024(Xem: 1881)
Cố thắp cho nhau một ngọn đèn. Để dù trong tăm tối ta còn được cháy trong lòng nhau
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1888)
So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1759)
Cầu mong cho những cô học sinh nhỏ trong bức hình, cô học sinh lớp Sáu trong bài thơ của Trần Bích Tiên và luôn cả Trần Bích Tiên nữa bình an
04 Tháng Mười 2023(Xem: 2164)
Thôi .. giờ bên nhau đã hết. Bầu trời vần vũ kêu mưa. Tạm biệt mầy..Hẹn ngày tái ngộ ...gần thôi.
05 Tháng Bảy 2023(Xem: 2751)
Throughout the day, we danced and sang songs that transported us back to those high school days
30 Tháng Sáu 2023(Xem: 4209)
Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế
14 Tháng Năm 2023(Xem: 3018)
chuyện của má tui. Những chuyện bình thường, lặt vặt mà sao với tui nó quý quá chừng
13 Tháng Năm 2023(Xem: 2861)
Lau xong nhìn rõ mình trong đó Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2680)
Cầu nguyện linh hồn anh An Bình nơi nước Chúa Nguyện ơn trên cho chị đủ sức mạnh để vượt qua tất cả
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2473)
Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ
03 Tháng Năm 2023(Xem: 2443)
Nếu người dân miền Nam hiểu biết về cộng sản Bắc Việt như người dân Ukraine hiểu biết về cộng sản Nga, lịch sử Việt Nam ngày nay (có thể) đã khác
12 Tháng Ba 2023(Xem: 2782)
Bởi vì họ đang vùng lên không phải chỉ cho phụ nữ mà vì sự tự do và công bình cho đất nước họ trên thế giới này.
19 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3327)
Anh và những êm ái của tình yêu, dù cho tôi đã đáp lại một cách tệ hại thì cũng là mối tình rất đẹp.
02 Tháng Mười Một 2022(Xem: 3611)
Anh nằm xuống ở một nghĩa trang buồn, xa xôi. Chỉ có loài chim thôi !! Hôm nay, ngày 2/11. Ngày lễ các linh hồn. Tôi cầu xin linh hồn anh được hưởng nhan Chúa Trời ! Đời Đời !
14 Tháng Chín 2022(Xem: 4009)
Nhân ngày sinh nhật, chúc Hạnh thật nhiều sức khỏe và hoạt động hăng say. Cám ơn Dậu và các cháu lúc nào cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho Hạnh đến với các sinh hoạt của Biên Hòa.
14 Tháng Tám 2022(Xem: 3970)
Cuối cùng rồi mọi ve vuốt, mọi khuynh loát đều chịu thua, đều lùi bước trước sự nhã nhặn khuớc từ,
04 Tháng Bảy 2022(Xem: 3516)
Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn. Xin cảm ơn Nebraska, quê hương thứ hai yêu dấu
10 Tháng Sáu 2022(Xem: 4221)
đã từng vui, đã từng buồn rồi mỗi người đôi ngả. Năm tháng đã qua ấy, tôi gọi tên là thanh xuân.
30 Tháng Năm 2022(Xem: 4596)
âm ỷ thốn vào đời sống, dai dẳng đeo theo mỗi khi trở mùa / viên đạn mang nỗi đau mất quê hương mất nguồn cội.
23 Tháng Tư 2022(Xem: 4842)
Và thấy ai đó đang khóc thầm nhớ tiếc những ngày vàng son, những ngày con người dù đau khổ, chết chóc những vẫn còn biết tử tế với nhau
03 Tháng Ba 2022(Xem: 5352)
tôi nghĩ, không tránh khỏi những thiếu sót, hoặc sai lệch. Nhưng đã đọc, mà không viết, cứ để ứ hự ở trong lòng thì quả thật, có lỗi với Nguyễn Tất Nhiên thi sĩ.
14 Tháng Hai 2022(Xem: 4973)
Nam không trách gì anh ta, cũng vì quá thương em gái, nếu như em gái của Nam gặp trường hợp này thì chắc Nam cũng sẽ làm như vậy.
09 Tháng Hai 2022(Xem: 4900)
Gửi đến Biên Hòa quê hương lời Chúc Mừng Năm Mới. Chúc các bà chị dâu vượt bao bệnh tật để vui cùng con cháu.
01 Tháng Hai 2022(Xem: 4738)
Cuộc sống thanh nhàn ta tận hưởng Nhâm Dần dịch bệnh cũng lui binh
27 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5698)
Cám ơn Thầy Cô bạn bè đồng trường đồng lớp. Cám ơn những người bạn ở khắp thế giới đã chia sẻ vui buồn và trao đổi văn thơ.
13 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5427)
Bốn năm anh đã nằm xuống, 4 năm tôi để anh tại chùa nghe kinh. Bây giờ tôi phải để anh nhẹ nhàng thân xác.
08 Tháng Mười Một 2021(Xem: 5458)
Thương quá ai ơi tôi không đủ chữ Giảng nghĩa dùm tôi cái chữ ân tình!
29 Tháng Tám 2021(Xem: 6458)
Hỡi các bạn đang còn sống, đừng bao giờ nghĩ mình có thể sống chung với bệnh dịch khi ta chưa có thể khắc chế được nó!
25 Tháng Bảy 2021(Xem: 6539)
Mong một ngày gần nhất mọi chiến sĩ chống giặc được về nhà. Người người sẽ trở lại với saigon còn tôi được về thăm quê hương
19 Tháng Bảy 2021(Xem: 6597)
lòng tôi rộn ràng vui như ngày tựu trường năm cũ, sắp được gặp lại các người thân yêu....
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 6333)
Hôm nay nghe Mạnh đứng ra làm lại chiếc nhẫn khoá 25. Có lẽ là người sung sướng và hạnh phúc nhất là chính mình.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5760)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5695)
tôi phân vân quá, vì bạn tôi hôm qua gọi điện cho tôi nói "Mày có phước lắm, được ở gần chùa."
18 Tháng Bảy 2021(Xem: 5659)
Các bạn Muối men cho đời ơi! Các bạn đã thực hành lời Chúa thật dễ dàng và đẹp đẽ! Tôi xin thay mặt cho những người nhận quà hôm nay Cám ơn các bạn!.
03 Tháng Bảy 2021(Xem: 5884)
vì đã chịu lấy tôi, một người thua cuộc mất hết tất cả để rồi phải khổ, trong khi bao nhiêu người khác muốn cung phụng em.
20 Tháng Sáu 2021(Xem: 6436)
Chiếu đời mâm cỗ vinh nhục có phúc có phần, thời trẻ trai hay khi trai chẳng còn trẻ thì cũng thế thôi
29 Tháng Năm 2021(Xem: 5911)
“Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.”
09 Tháng Năm 2021(Xem: 7211)
Tháng năm xin gửi đến các bà mẹ trẻ, mẹ già lời cầu chúc sức khỏe bình an hạnh phúc. Chúc các bà Mẹ nhận được thật nhiều lời chúc lành từ con cái.
27 Tháng Tư 2021(Xem: 7064)
Niềm tin sự thật sẽ không bị vùi lấp. Niềm tin cái xấu sẽ bị đào thải: Nước nâng thuyền, nước cũng có thể lật thuyền.