7:09 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ SAU CUỘC CHIẾN - NGUYỄN THỊ THÊM

03 Tháng Năm 20239:15 CH(Xem: 1550)

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ SAU CUỘC CHIẾN.

 sau cuộc chiến

Hôm nay 29/4/2023 tôi ngồi một mình trong phòng, trước mặt là màn hình computer. Ngày mai là ngày mà ai là người VN lưu vong đều phải nhớ. Trong tôi ngập tràn nỗi nhớ chồng. Thật tếu và mắc cỡ khi mình lại nói ra điều đó khi tuổi không còn trẻ. Hình bóng người lính đã bị bào mòn và không thể xuất hiện 48 năm rồi. Anh chàng đại úy phong sương ngày xưa của tôi đã chết. Chết cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cái áo lính của chồng tôi mặc mỗi khi đi chăn trâu, cắt cỏ, cấy lúa trồng khoai ngoài đồng cũng đã rách nát không còn. Người lính đã tan hàng đã bị xóa sổ một cách bi đát, còn những người vợ lính thì sao? Nếu trẻ nhất họ cũng đã trên 65 tuổi, thời gian quá dài để thương đau đọng lại làm những tì vết không thể xóa mờ. Nước mắt không còn bao nhiêu để khóc cho cuộc đời còn lại.

Tôi lại nhớ đến những người phụ nữ của phe thắng cuộc . Chứng nhân có thật là những người trong gia đình chồng tôi. Họ được gì và mất gì sau khi tàn cuộc chiến.

......

Tôi đi theo mẹ chồng đến đốt hương bên ngoại. Ông bà ngoại của chồng tôi  có 5 cô con gái và một người con trai út. Mẹ chồng tôi là đứa con gái thứ hai trong gia đình. Cả 5 người con gái bây giờ đều đã già, con cháu thật đông, cuộc sống không giàu có lắm nhưng đều khá giả hoặc đủ ăn đủ mặc. Người con trai út của ông bà ngoại chồng tôi đi theo Cách Mạng chống Tây hiện là bộ đội phục viên mang quân hàm thượng úy.

Chồng tôi đại úy ngụy, cậu chồng thượng úy cách mạng. Hai chức ngang nhau ở hai chiến tuyến đối nghịch. Thật sự tôi chưa từng gặp mặt ông thượng  úy này chỉ nghe mẹ chồng mừng vui báo tin ông còn sống và  vội vã thu xếp về quê theo lời nhắn gửi của ông.

-Mụ yên tâm về làng, mọi việc có bầy choa lo. Không răng mô.

Tôi về quê chồng, chưa quen khí hậu nơi này, chưa biết tắm sông, chưa quen giặt đồ ở bến, chưa biết nấu cơm bằng rơm, chưa quen ăn nước ruốc, hai vai còn sưng to vì tập gánh nước từ dưới sông về nhà. Chỉ mới mấy ngày để tập tành mọi thứ, mẹ chồng tôi đã dẫn tôi đến lạy bàn thờ bên ngoại. Nhà bên ngoại cách nhà bên nội chỉ qua một con đường, ngăn cách bởi cái ao hồ. Cho nên muốn qua ngoại phải đi con đường vòng, qua mấy nương vườn nhà người khác, cái chợ, cây đa, đình làng, ra đường lộ đi một lúc mới tới nhà. Nếu đứng ở bên nhà ngoại kêu to, ới một tiếng lớn là nhà bên nội có thể nghe.

Khi cha chồng tôi xin hỏi cưới mẹ chồng. Lễ hỏi đã xong mà cha chồng tôi phải đến nhà vợ làm rể ba năm mới được cho cưới. Làm rể ngày xưa không dễ, phải làm như việc nhà mình, tận tụy và siêng năng mới cưới được vợ. Cha chồng tôi là con con trai đích tôn, là con cầu con khẩn của dòng họ hiếm hoi con cái. Được cái cha chồng tôi rất hiền, bên đàng gái muốn gì ông cũng chìu để cưới được vợ. Mẹ chồng tôi giỏi giang, buôn bán tháo vát lo cho gia đình nên bên ngoại không muốn gả liền để còn nhờ cậy. Thật không may, cưới được mấy năm cha chồng tôi mất sớm. Dù tuổi đời còn trẻ, mẹ chồng vẫn ở vậy lo cho ba đứa con và hết lòng phụng dưỡng cha mẹ chồng.

Nghe kể lại, mùa xuân năm nào đó ghe tàu của Tây chạy tuần tra dưới con sông Ô Lâu trước nhà bên nội, du kích quân núp ở nhà dân xả súng bắn tàu. Lính Tây nổi giận đổ bộ lên bờ đốt sạch nhà cửa, ruồng bố du kích. Lửa cháy khắp làng. Mẹ chồng tôi chỉ kịp lôi ba đứa con chạy núp dưới ao hồ, tính chạy lên dẫn cha mẹ chồng chạy trốn nhưng ngọn lửa đã bùng lên dữ đội, lính Tây cầm súng ruồng bố la hét om trời. Mẹ chồng tôi ôm con không dám khóc, bụm miệng các con không cho la. Căn nhà của gia đình và những nhà lân cận cháy phừng phừng trước mặt. Tây rút đi, xác ông bà nội chồng tôi cháy co rút tội tình. Năm đó mùi thây người khét lẹt bao trùm không gian, ngày đại tang của cả làng. Nhà nào cũng có mất mát cũng có người chết thật thê lương.  Đó là ngày 12 tháng giêng năm nào tôi không biết. Chỉ biết đó là ngày kỵ giỗ ông bà  nội chồng.

 

Tôi đến đây để ra mắt tổ tiên bên chồng nên tôi đảo mắt tìm bàn thờ. Nơi thờ phụng tổ tiên nhà miền Trung không giống miền Nam. Miền Nam ngay gian giữa nhà trang trọng đặt bàn thờ, bước vào nhà là thấy ngay như muốn nhắc nhở khách tới nhà phải biết lịch sự, phải tôn trọng tổ tiên gia chủ. Bàn thờ là một bộ tủ thờ rất đẹp chạm khắc tinh xảo ( hoa văn và chất lượng gỗ tùy theo kinh tế của gia chủ). Tủ thờ cao khỏi đầu người, trên bàn thờ bộ lư đồng để giữa, bát nhang để phía sau, hai chân đèn bằng đồng để hai bên. Dĩa đựng trái cây khá to được đặt trên một cái giá ba chân thật đẹp. Hai bên là hai bình bông để cúng. Tủ thờ phía trước chạm trổ, cửa mở ở hai bên hông dùng để chứa những vật trang trọng quý giá. Ngày lễ hay Tết bàn thờ rực rỡ hoa trái, hương đèn.

Nhà người miền trung khác hẳn, vị trí bàn thờ cũng ở giữa nhà nhưng được được che bằng một tấm màn ngăn cách. Phía trước đặt một bộ bàn ghế dài dùng để tiếp khách. Chỉ trong những ngày kỵ giỗ tấm màn mới được kéo ra để gia đình làm lễ. Bàn thờ hơi thấp được đặt phía trong với nhiều bát hương đặt cao thấp khác nhau theo thứ tự vai vế gia phả trong gia đình. Bàn thờ miền Nam chỉ có một bát hương để cắm nhang, bàn thờ miền Trung có rất nhiều bát hương nên trông có vẻ âm u và hơi ...dễ sợ.

 

Tôi vén màn đi vào và đốt hương. Không biết bát hương nào là của ông bà ngoại. Thôi thì cắm hết và ...thật vô duyên không biết phải khấn gì với ai, tên họ gì. Tôi hồi hộp và lúng túng chỉ biết niệm lâm râm Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Mẹ chồng tôi giới thiệu tôi chào Mợ Tuấn. Mợ thấp người, khắc khổ và nhìn rất lam lũ. Hai người đàn bà có chồng ở hai phía Quốc - Cộng chào nhau. Mợ Tuấn là một người phụ nữ xứng đáng được mẹ chồng tôi trân trọng. Mặc dù cậu là con trai độc nhất trong gia đình được cha mẹ và các chị thương yêu bảo bọc, nhưng cậu bỏ tất cả gia nhập hàng ngũ kháng chiến chống Pháp lúc mợ vừa cấn bầu đứa con trai đầu lòng. Mợ ở nhà làm ruộng, phụng dưỡng cha mẹ chồng cho đến ngày ông bà ngoại chồng tôi mất. Con trai mợ hiện giờ đã cưới vợ sắp sửa sinh con thì được tin chồng vẫn còn sống và chuẩn bị trở về đoàn tụ. Mợ vui vẻ tươi cười với những tin vui chiến thắng. Ngồi nghe mợ nói chuyện, niềm vui chờ sum họp với chồng, tôi chạnh lòng nghĩ đến thân phận của mình. Đây cũng là gia đình nhưng người phụ nữ trước mặt chờ tin vui. Tôi và chồng là những người đối lập sẽ nhận những bất trắc, trả thù vì  mình là Ngụy.

 

Gia đình thứ hai tôi đến để đốt hương và ra mắt là nhà của chú Minh, chú họ của chồng tôi. Ông cố chồng sinh được hai người con trai. Ba chồng tôi là con nối dõi của người anh, chú Minh là con nối dõi người em. Nghe thì xa nhưng với gia phả trong họ tộc thì rất gần. Vì cha chồng tôi và hiện giờ chồng tôi đang là trưởng tộc. Người chú họ này cũng bỏ nhà đi kháng chiến, người vợ mới cưới phải ở nhà phụng dưỡng cha mẹ chồng và cũng sinh được một con trai độc nhất. Điều khác giữa mợ Tuấn và thím Minh là mẹ chú Minh vẫn còn sống nhưng hai mắt đã mờ. Con dâu của thím Minh vừa sinh đôi hai đứa cháu trai cực kỳ kháu khỉnh dễ thương. Bà cố đang đong đưa hai cái nôi mà người ở đây gọi là dứng. Đó là cái nôi trẻ con nhưng có bốn sợi dây được móc lên cao, muốn ru người ta nắm bốn sợi dây và lắc. Nghe tiếng má chồng tôi, mụ nghiêng người lắng nghe:

- Mụ Thi về khi mô rứa? Có vợ thằng Trai về khôn?

Tôi lên tiếng chào và bước tới nắm tay mụ. Bàn tay nhăn nheo của những người già lao động quanh năm. Mụ chỉ bàn thờ cho mẹ con tôi vào thắp hương và báo tin chú Minh đã liên lạc nhưng chưa về đến nhà. Tôi ngồi nhìn hai thằng bé, cưng quá là cưng với gương mặt bụ bẫm. Mẹ chồng tôi còn mê chúng hơn vì tôi chỉ sinh được con gái, còn đây là hai đứa cháu trai.

Quan niệm " Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" đúng vô cùng ở những gia đình này. Con trai cưới vợ đẻ con, con dâu mặc dù không có chồng bên cạnh vẫn chăm sóc cha mẹ chồng, nuôi con duy trì huyết mạch nối dõi tông đường.

Những người  như mợ Tuấn, thím Minh hay mẹ chồng tôi là những người đàn bà điển hình trong xã hội VN. Khi đã lấy chồng họ sống và hy sinh cả đời cho gia đình nhà chồng. Đối với họ chăm sóc mồ mả gia nương nhà chồng, đẻ con trai và duy trì nòi giống là nhiệm vụ mà họ phải tuyệt đối làm tròn.

Vì gia đình bên chồng tôi chuyên về nghề mộc, nên dựng lại căn nhà với đầy đủ vật liệu là chuyện dễ dàng. Chỉ một tuần lễ trên nền nhà bỏ hoang ngôi nhà tôi đã được thành hình. Dựng lại căn nhà xong, chưa kịp xếp đặt mọi thứ,  chồng tôi được lệnh khăn gói đi học tập cải tạo. Từ đó không có tin tức, không thấy trở về để biết mặt và chào hỏi hai người thân cách mạng đã kêu gọi anh về đây: "Không răng mô, về làng  có bầy choa lo".

 

Chú Minh về làng trước, chú ra dáng là một bộ đội Bác Hồ. Chú không nói về cấp bậc trong quân đội nhưng để trả lời cho câu hỏi vì sao mấy chục năm chú không liên lạc với gia đình thì thím Minh được nghe sự thật đau lòng: "Chú đã lập gia đình với một nữ đồng chí bộ đội và lễ tuyên bố được đảng đứng ra tổ chức"

Chú Minh về thăm mẹ, thăm gia đình rồi vội vã về lại Bắc. Chú không thể can thiệp hay giúp đỡ gì thằng cháu sĩ quan Ngụy đang không biết được giam giữ ở đâu. Hành trang chú mang về Bắc là một số vật dụng của gia đình tôi khi chú ỉ ôi với mẹ chồng tôi: "Mụ về đây không có điện thì để lại làm gì, mụ cho lại các cháu của Mụ ngoài ấy."

 

Từ lúc chú Minh về rồi đi, thím Minh như một người khác, thím gầy rạc đi trông thấy. Sự uất ức oán hận khiến người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó thay đổi. Chỉ cần ai đến nhà, hỏi thăm chú Minh thì cơn giận trong thím trỗi dậy, sự ghen tức khiến thím nói những điều không tốt về người chồng thím từng tôn trọng. Người mẹ chồng tội nghiệp của Thím không thể làm gì hơn chỉ biết khóc và chịu đựng những cơn giận dữ của con dâu. Gia đình ngày trước sống bình yên hạnh phúc bao nhiêu bây giờ chìm đắm trong bầu không khí oán hờn thiếu đi sức sống.

....

 

Rồi cậu Tuấn cũng về làng. Người con trai sinh ra cậu chưa một lần gặp mặt giống cậu như khuôn đúc. Hai cha con ôm nhau mừng rỡ. Mợ Tuấn được chồng chìu chuộng hết lòng. Mợ sống những ngày hạnh phúc nhất sau mấy chục năm vò võ nhớ mong. Mợ trẻ ra, tươi tắn và chăm chút bản thân hơn. Tôi đã thấy nụ cười và ánh mắt rạng ngời của mợ mà thật thương cho thân phận đàn bà. Mẹ chồng tôi và các người chị của cậu Tuấn dành cho cậu những đón tiếp yêu thương và long trọng nhất. Người em trai quý tử của gia đình đã trở về, chức lớn trong chế độ mới làm họ thấy mình hạnh phúc hẳn ra. Rồi thì những ngày về thăm quê cũng hết, như bong bóng lên cao sẽ vỡ, cậu Tuấn trước khi về lại miền Bắc, thú nhận với các chị mình đã có một gia đình ấm êm với ba đứa con đã trưởng thành cả trai lẫn gái. Cậu chỉ về đây để thăm còn gia đình chính thức đang ở ngoài kia.

 

Ôi những người đàn ông bội bạc đã làm tan nát trái tim của những người vợ thủy chung son sắt. Mợ Tuấn ngất xỉu khi nghe sự thật. Mợ không hung hăng hờn giận như thím Minh, mợ chỉ khóc và lặng lẽ sống trong câm nín tủi thân. Mẹ chồng tôi và các dì, dượng không biết phải nói gì. Sự thật bây giờ cũng không thể làm gì khác. Những đứa cháu dù sao cũng ruột thịt, mấy chục năm xa nhà cậu cũng phải có người chăm sóc. Và thế các mụ đồng ý chấp nhận gia đình bên kia, cậu về tay không nhưng khi cậu đi ê hề là quà cáp các mụ gửi về cho em dâu, cho cháu. Cậu Tuấn thành công đại thành công.

 

Khi mẹ chồng tôi nhắc đến đứa con trai tội nghiệp không biết bây giờ ra thế nào. Cậu Tuấn khuyên mẹ chồng tôi nên chờ đợi. Những người có tội với nhân dân phải nhận hình phạt. Nếu học tập tốt, thông suốt đường lối cách mang sẽ được khoan hồng về sớm.

 

Từ ngày cậu Tuấn ra Bắc lại, mợ Tuấn và các chị bên chồng không còn khắng khít như xưa. Đối với mợ, các chị chồng chấp nhận bên kia là không công bằng với mợ.  Những gì mợ đã cống hiến cho gia đình coi như không còn giá trị. Gần như cả cuộc đời của mợ đã chờ đợi hoang uổng. Bây giờ mợ đã thật sự mất chồng, chỉ toàn tâm toàn ý lo cho con trai và các cháu.

Hòa bình đã trở về trên mảnh đất chịu nhiều thương tổn của chiến tranh. Người lính của hai bên đã rời xa chiến trường. Người vợ của phe  thắng cuộc cũng như bên thua được gì và mất gì? Như Mợ Tuấn hay thím Minh đoàn tụ với chồng trong u uất, oán hờn. Như tôi chia ly chồng trong nước mắt. Bao nhiêu bi ai đều đè nặng trên đôi vai bé nhỏ của người phụ nữ VN.

Chiến tranh tàn khốc đã chấm dứt nhưng những dư chấn cho cuộc chiến ý thức hệ mãi mãi vẫn còn. Tôi đã sống trọn vẹn những ngày tháng vất vả gian lao chờ chồng  trong chế độ mới. Những nhân vật chính tôi kể trên đây đều là thật và đã thành những người muôn năm cũ. Không ai đúng hoặc sai hoàn toàn. Mỗi người đều bị ràng buộc bởi vòng xoay của chiến tranh ý thức hệ và vô thường trong cuộc sống.

 

Đàn bà chúng tôi luôn luôn là nạn nhân trong cuộc chiến. Người đàn ông không thế nào hiểu được sự kiên trì chịu đựng của phụ nữ khi  hy sinh cho người mình yêu thương. Trái tim phụ nữ cũng bằng thịt nhưng sự dũng cảm nhiều khi sắt đá cũng phải chịu thua.

Nguyễn thị Thêm

29/4/2023

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5902)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6957)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7376)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6387)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6088)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6659)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5441)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5309)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5614)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5540)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5587)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6052)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6838)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6858)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6203)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6127)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6286)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6474)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6932)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6590)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6978)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7049)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6833)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6445)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47174)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 67008)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24974)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 6011)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5992)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6309)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7040)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5543)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5782)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6400)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5667)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5485)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5951)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6431)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5493)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6030)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6215)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6227)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8204)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7125)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6373)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8776)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7814)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7450)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7389)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu
10 Tháng Tám 2019(Xem: 6635)
Tuy mỗi người đi mỗi đường nhưng sau gần năm mươi năm xa cách chúng tôi lại tìm đến nhau, mọi nghi ngờ đều được làm sáng tỏ