1:38 CH
Chủ Nhật
5
Tháng Năm
2024

MÙA XUÂN TRONG CĂN CỨ YOKOTA - Nguyễn Thị Thêm

26 Tháng Hai 20179:08 SA(Xem: 8654)



mua-xuan-trong-can-cu1

 

Chào các bạn.

Tôi đang ở nước Nhật, xứ sở hoa Anh Đào, là nơi được cả thế giới ngưỡng mộ về nhiều mặt. 

Trước hết tôi xin giới thiệu nơi tôi cư ngụ. 

Khi các bạn đi du lịch, các bạn sẽ được ở trong khách sạn 5 sao, đi viếng những nơi nổi tiếng, và được ăn những món thật đặc biệt của nước Nhật.

 

Riêng tôi trái lại,  tôi đang ở nước Mỹ trong lòng nước Nhật. Tôi nói điều này với các bạn vì tôi đang ở nơi nhà con tôi. Một quân nhân người Mỹ gốc Việt, phục vụ tại nơi này. Đó là căn cứ không quân “Yokota Base” tại tỉnh Fassa. Là một tỉnh ngoại thành của thành phố Tokyo.

 

Khi từ phi trường Tokyo để về nhà, con tôi đã chở tôi đi suốt một đoạn đường dài hơn 2 giờ lái xe. Con đường phải đi qua giữa lòng thành phố Tokyo, qua xa lộ và nhất là phải qua rất nhiều trạm đóng tiền trên xa lộ. Những con đường, những căn nhà của Nhật đều nhỏ hơn ở Mỹ. Nhà san sát nhau như những người bạn thân nắm tay nhau hay ghé tai nhau thì thầm điều gì đó

 

Khi các bạn qua cổng kiểm soát của căn cứ Yokota Air Base, các bạn sẽ thấy hình ảnh của Mỹ ngay dù đây là nước Nhật. Bởi lẽ cách kiến trúc và nhà cửa của Mỹ khác xa nước Nhật. Từ con đường dẫn vào nhà có những hàng cây, những sân rộng trồng cỏ và những công viên dành cho trẻ con.  Khung cảnh, vòm trời và không gian của Mỹ, để những người lính Mỹ đi công tác xa nhà đỡ nhớ quê hương.

 

Những căn nhà hai tầng với 4 gia đình cư ngụ  dành cho các quân nhân có gia đình, có nhà hai gia đình đều có cả trệt lẫn lầu, có nhà một gia đình ở tầng trệt, một gia đình ở trên lầu. Người ở tầng trên được bố trí cửa và cầu thang riêng biệt. Lầu trên có một kho riêng để bỏ những đồ không cần dùng và có một ban công (balcony) nhìn xuống. Người ở tầng dưới có diện tích cũng bằng lầu trên, có sân sau và một cái kho nhỏ ngay góc sân đó

 

Bãi đậu xe ở ngay trước mỗi dãy nhà, mỗi gia đình được hai chỗ đậu cho hai vợ chồng. Cứ một dãy là 4 gia đình. Chừng hai dãy đối diện được đặt 3 thùng rất to để đổ rác, Xung quanh  xây tường cao để mùi của rác không ảnh hưởng đến gia cư xung quanh. Mỗi tuần xe rác đến lấy, phân biệt rác ăn, recycle và rác giấy. Một khu độ 6 đến 10 dãy như vậy có một công viên thật rộng cho các cháu. Có cầu tuột cho trẻ lớn, cầu tuột cho các cháu nhỏ, xích đu, nhà chơi cho các cháu. Có xe lửa bấm còi tin tin. Có gắn những loa để các cháu ở dưới gọi các cháu tầng trên. Có hố cát cho các cháu làm nhà, hay tập xúc đất, bán đồ hàng. Ngoài ra còn nhiều trò chơi khác. Cạnh đó là nơi để picnic, có lò nướng thịt, có bàn ăn để cuối tuần, nghỉ lễ hay sinh nhật các quân nhân tổ chức party chung vui với nhau.

 

Khu gia binh được phân phối tùy theo nghề nghiệp và cấp bậc. Nơi con tôi ở là khu dành cho sĩ quan Quân y. Cho nên chung dãy nhà là bốn gia đình cũng là Bác sĩ. Bên phải nhà là gia đình một bác sĩ cấp cứu trong bệnh viện. Anh ta rất tốt và thân như người nhà, có gì cũng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi con tôi đi đâu thì vợ chồng ngó chừng nhà, chăm con mèo Simpa và cho cá ăn. Tuần này hai vợ chồng cháu ấy và đứa con đi Singapore du lịch. Con dâu tôi dạy dùm giờ của người vợ ở lớp Anh văn ngoài giờ dạy chính thức của mình. Nếu con dâu tôi không thể ở nhà trông con, thì vợ anh ta sẽ đem về nhà chăm sóc và ngược lại. Tầng trên của anh ta là gia đình một BS nhi đồng, có 1 con. Con tôi ở tầng trên nhà kế bên, còn tầng dưới là gia đình một bác sĩ giải phẫu. Hai vợ chồng rất đẹp đôi. Đứa con gái độ chừng 4 tuổi rất xinh và dễ thương.

 

Xích bên một về phía trái là gia đình một người Việt Nam. Hai vợ chồng gốc miền Tây rất dễ thương. Hai gia đình người Việt xa xứ gặp nhau nên rất thân thiết. Có món gì lạ đều chia sẻ và chung vui. Hôm thứ bảy tuần trước, cháu làm món bún bò huế mời cả gia đình tôi qua ăn. Tuần này tôi đãi lại món bánh xèo. Tôi biết trước con tôi rất thích món này nên đã đem bột từ Cali sang. Tôi đổ tới đâu, các cháu ăn tới đó. Bánh nóng nên các cháu ăn rất ngon miệng.

 

 

Con tôi được nhận nhà ở trên lầu. Nhà 3 phòng rất rộng, phòng khách, nhà bếp thoáng mát, tiện nghi. Trong nhà có rất nhiều ngăn tủ và closet dành  để vật dụng và thức ăn. Theo quy định, mỗi gia đình phải chuẩn bị cho mình một tháng ăn dự trữ dành khi động đất hay bất trắc nào đó. Cho nên các ngăn tủ của con tôi đầy ắp thức ăn khô và nước uống đóng chai. Về cách xây dựng, tất cả các cửa trong nhà đều bằng kính thật dày và nặng. Cửa rất kín để đảm bảo trong nhà không bị ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài. Dù ngoài trời mưa gió hay bão tuyết, trong nhà vẫn không bị ảnh hưởng mấy. Máy điều hòa được lấp đặt rất tốt, nên trong nhà tôi vẫn mặc đồ bình thường, nhưng khi bước ra khỏi cửa là phải mặc áo quần thật dày cho đủ ấm. Dù đây là căn cứ không quân, nhưng trong nhà không hề bị ảnh hưởng tiếng ồn của máy bay cất cánh hay đáp xuống nơi phi đạo.

 

 

Buổi sáng tôi đứng trên lầu nhìn xuống, xung quanh yên ắng, thanh bình. Những dãy xe nơi parking những con đường rộng rãi dành cho xe chạy, những side walk, những hàng cây … ôi sao giống cái xóm nhà tôi ở bên Cali quá các bạn ơi.

 

Đường vào trong căn cứ là hai hàng cây anh đào thật đẹp. Cây được trồng khi căn cứ được thành lập đến nay (ngay sau thế chiến thứ hai chấm dứt) cho nên những gốc cây thật to và tàng cây rất rộng. Cuối tháng ba là mùa hoa anh đào nở. Tuần trước rất lạnh, nhưng tuần này nắng lên ấm áp. Hoa đã bừng nở đem một sắc thái mới cho nơi này. Chiều qua, rất nhiều gia đình quân nhân đã dạo mát và chụp hình trên con đường này. Một phần vì thời tiết ấm áp, một phần vì hoa đào đã nở trắng cả một đoạn đường dài. Chúng tôi đem theo thức ăn nhẹ và dừng dưới một gốc cây, ngắm hoa và picnic thật vui.

 

Nhưng nói thiệt, khi người Mỹ mặc áo ngắn tay, quần jean tay trong tay đi dạo thì hai vợ chồng già dân Riverside sa mạc nóng khô phải mặc áo lạnh kín cổ, trùm nón len. Riêng ông lính già nhà tôi ngồi xe đẩy phải quấn mền xung quanh chống rét. Cho hay mọi người, mọi sinh vật đều được thượng đế xếp đặt cho thích nghi với hoàn cảnh và thời tiết.

 

Năm nay có một điều rất đặc biệt là căn cứ sẽ mở cửa một ngày cho người Nhật được xem hàng cây hoa anh đào này. Nghe nói đây là lần đầu tiên từ khi thành lập người dân Nhật mới được vào đây để xem hoa. Những đoạn đường vào các khu dân cư hay vào khu quân sự được đóng lại. Chỉ cho người Nhật đi trên đoạn đường chính để thưởng ngoạn. Giờ quy định từ 9 hay 10 giờ sáng đến chiều ngày chủ nhật 2/4/16.

Từ nhà con tôi ra đó cũng chỉ đi bộ một đoạn đường, hôm nay con dâu tôi bận đi dạy từ sáng. Đồng hồ chỉ 9 giờ, cả nhà chuẩn bị đi chơi. Thời tiết thật đẹp nhưng chúng tôi vẫn trang bị áo ấm, mũ kín đầu và khăn quàng cổ. Một cái mền nhỏ được quấn xung quanh người của ông xã tôi để giữ ấm.

 

Đây là lễ hội Sakura, tức lễ hội Hoa Anh Đào .Một cổng chào khá to ghi hàng chữ “374 th Force Support Squadron” “Yokota AB Japan” hai bên là hai chữ Welcome to tướng được dựng ngay cổng vào của căn cứ.

 

Moi người vào cổng phải xuất hành giấy tờ và được khám xét cẩn thận. Những gian hàng bán thức ăn của người Nhật và người Mỹ được dựng lên tạm thời. Mùi thức ăn bốc lên thơm lừng. Sân khấu dã chiến được thành lập và một tấm nylong thật dày và rộng được trải ra giữa đường để mọi người ngồi coi. Người Nhật vào thật đông, họ đem tấm lót và trải dưới gốc cây, mua thức ăn và cùng nhau ngắm hoa thưởng thức.

 

Mấy quày thức ăn nóng người ta xếp hàng dài rồng rắn để chờ mua. Thức ăn không rẻ và thực sự không ngon mấy theo khẩu vị của tôi, nhưng mọi người mua rất nhiều. Họ xếp hàng trật tự và kiên nhẩn chờ tới lượt mình vào order thức ăn.Người Nhật rất chịu chi tiêu cho những sinh hoạt hội hè và vui chơi. Họ tiêu xài khá thoải mái và rất thích thiên nhiên. Từng nhóm, từng gia đình mua thức ăn, nước uống  quân quần vui chơi ăn uống rất tự nhiên.

muaxuan2

Một điều tôi ghi nhận ở đây là sư chăm sóc chu toàn cho những người ngoạn cảnh. Một tăng nước uống thật to để một bên đường ngay trung tâm, để khách dùng. Có hai dãy vệ sinh công cộng tạm thời rất sạch sẽ để khách giải quyết vấn đề cá nhân. Có trạm y tế do những người lính quân y phục vụ. Một chiếc xe cứu thương lưu động trên có băng ca và vật dụng cấp cứu với bác sĩ tình nguyện chạy tới chạy lui. Có những jumping cho trẻ em vào nhảy tự do, có người trực bên ngoài theo dõi các cháu chơi cho an toàn. Tôi thấy có nhiều gian hàng truyền thông của Nhật và các chương trình quảng cáo khác. 

Những thùng rác để rải rác trong khuôn viên hội chợ và mặc dù du khách viếng thăm, ăn uống thật đông nhưng tôi không hề gặp một mảnh rác nào. Cho hay tinh thần giữ gìn vệ sinh công cộng của người Nhật thật đáng cho ta phải khâm phục và học tập. 

Người Nhật rất tiết kiệm giấy. Trong các nhà vệ sinh ngoài giấy đi cầu các bạn sẽ không hề thấy giấy lau tay. Mỗi phòng chỉ có máy làm khô tay tự động. Cho nên thường mỗi người Nhật đi ra ngoài hay đem theo một khăn tay cá nhân để lau và một túi nhỏ để đựng rác. Mỗi khi có rác, họ bỏ vào bịt riêng rồi đem về nhà hay bỏ vào thùng rác công cộng.

 Sau khi đi một vòng ăn uống và chung vui với người Nhật, gia đình tôi ra về để chuẩn bị đi tham dự một lễ hội Sakura khác ở Tamar River. Buổi chiều khi trở về, con đường sạch trơn, mọi thứ đã được thu dọn sạch sẽ. Hai hàng cây anh đào đan nhau nghiêng bóng dưới ánh đèn đường vào trong căn cứ thật đẹp. 

Mỗi ngày sau giờ làm việc, con tôi hay đem mẹ đến một nơi nào đó trong hoặc ngoài căn cứ. Cuối tuần thì đem gia đình đi chơi nơi xa hơn. Tôi thấy căn cứ rất rộng, bao la và đầy đủ tiện nghi. Phi trường nằm bìa ngoài cùng với những chiếc máy bay vận chuyển hay loại quân sự tối tân nằm  trong bãi đậu. Phi đạo hút tầm mắt, ngăn cách với những farm trồng rau của người Nhật bên ngoài bằng một hàng rào kẻm gai. 

Phía trước, phía sau, xung quanh đều như vậy. Bình thường và an toàn. Đứng bên trong hàng rào là nước Mỹ, bên ngoài là nước Nhật, những tiệm, quán người Nhật, những căn nhà và con đường nhỏ của Nhật gần gũi, thân thiện.  Chỉ bấy nhiêu thôi tôi đã thấy cần phải cám ơn người dân nước Nhật và chánh phủ Nhật đã tôn trọng và dành cho căn cứ một sự an toàn tuyệt đối. 

 Muốn vào trong căn cứ phải qua một trạm kiểm soát khá nghiêm nhặt. Người lính trực chận tất cả xe, mọi người đều phải trình giấy, riêng chúng tôi phải làm một giấy ra vô có chụp hình lăn tay có ghi thời gian được phép ra vào căn cứ. Mỗi khi tới trạm phải trình kèm theo passport của mình. Người gát cổng ghi nhận bằng một máy nhỏ kiểm soát cầm tay. Khi nào nó kêu lên một tiếng “tíc” thì là xong một người. Thường chúng tôi hay đi chơi về chiều tối. Tới cổng, dừng lại trình giấy, con trai bấm kiếng xe phía sau xuống cho người lính gát kiểm tra. Lần nào hai cháu tôi cũng la lớn “Konbanwa” và người gát cổng cũng vui vẻ chúc lại. Đó là lời chúc buổi tối an lành. 

Trong căn cứ có nhà trẻ, trường tiểu học cho các cháu. Có thư viện đầy đủ sách để đọc và tham khảo. Mỗi tuần đều có chương trình đọc sách hay sinh hoạt cho con em quân nhân. Chúng tôi đã cùng con trai tới dây với các cháu. Phòng đọc sách tuy không lớn nhưng gọn ghẽ và ấm cúng. Tới nơi chúng tôi ngồi vào ghế để xem. Độ chừng 10 cháu ngồi quây quần bên cô giáo người Nhật. Những cháu nhỏ được mẹ hay cha ngồi kèm theo. Cô giáo dạy hát, kể chuyện bằng tiếng Nhật. Cô dạy những từ đơn giản kèm hình vẽ và trò chơi. Thái độ chăm chút bài giảng và ân cần với từng cháu cho thấy đây là một người có kinh nghiệm về ngành giáo dục. Cháu tôi một đứa 4 tuổi, một đứa mới qua thôi nôi, vẫn chăm chú ngồi nghe và nói theo cô thật là ngoan ngoãn. 

Trong căn cứ có rạp chiếu phim, phòng chơi bowling, hồ tắm, tiệm cắt tóc, phòng tập thể dục, cây xăng, chỗ rửa xe cũng như có chợ bán đầy đủ thực phẩm và vật dụng cần thiết. Tôi cũng được con dẫn đến phòng chơi bowling, đây cũng có bán khá nhiều thức ăn nước uống để phục vụ khách. Hồ tắm rất rộng chia làm nhiều khu với độ sâu khác nhau. Có nhân viên ngồi trên cao quan sát. Dù thời tiết bên ngoài thế nào, khu vực bơi vẫn giữ được nhiệt độ tốt nhát để bảo vệ sức khỏe. 

Tôi cũng được con dâu đem đến nơi cho free quần áo hay vật dụng cũ. Nơi này một hoặc hai tuần chỉ mở cửa một ngày mà thôi. Những gia đình binh sĩ đến đây tìm những món mình cần. Khi có quần áo, vật dụng hay đồ chơi không còn cần thiết nữa, mình đem đến nơi này tặng lại. Quân nhân đồn trú xa nhà, sống nơi này vài năm lại chuyển đi nơi khác. Đồ đạc không thể đem theo hết. Đây là nơi để tặng lại cho người mới đến. Cháu tôi thỉnh thoảng  gom đồ chơi cũ đến đây cho, rồi tìm thứ lạ hơn về chơi cho thỏa óc tò mò. 

Trong căn cứ cũng có một câu lạc bộ ăn uống rất rộng và đẹp. Mỗi tuần vào ngày thứ sáu đều có phục vụ "all you can eat" sea food hay những món đặc biệt. Nếu là thành viên thì sẽ được bớt 10% ngoài ra còn có phiếu giảm giá gửi đến tại nhà. 

Tôi đã có dịp đến ăn vào một chiều thứ sáu với gia đình con trai. Hôm đó nhà hàng phục vụ món hải sản đặc biệt là cua  Sau khi trình thẻ, báo số người, trả tiền, cả gia đình tự tìm chỗ ngồi và đi lấy thức ăn. Thức ăn khá phong phú và món cua hôm đó được chiếu cố nhiều nhất. Cua hấp nóng được phục vụ tận tình. Những dĩa cua đầy ắp được mọi người đem về bàn mình. Ăn hết lại lấy tiếp, không ai chen lấn, không ai phàn nàn vì cua được đem ra mới liên tục. Những người lính: già có, trẻ có trong quân phục hay trong bộ đồ thường đều được đối xử ngang hàng và lịch sự. Trẻ con có chỗ chơi gần đó cho cha mẹ thoãi mái dùng bữa. Thức ăn khá ngon, trình bày lịch sự và vệ sinh. Những người bạn cùng đơn vị, những sĩ quan chỉ huy của con tôi đều niềm nở chúc tôi một chuyến du lịch thú vị. Thú thật đây không phải là lần đầu tiên tôi được sống trong không gian của lính. Nhưng đây là lần thứ nhất tôi thấy mình có một niềm cảm xúc lạ lùng, ấm cúng khá đặc biệt. 

Những trung tâm mua bán trong căn cứ đều được miễn thuế. Trung tâm rất rộng, có lầu và bán đầy đủ  không thiếu thứ chi. Giá cả tôi thấy hơi mắc hơn ở Mỹ một chút, nhưng rất tiện vì khỏi phải lái xe ra ngoài mua ở những trung tâm của Nhật. Tuy nhiên một điều tôi không thể nào quên là những món như rau, cải, trái cây ở đây bán quá đắt. Có lẽ nhập từ Mỹ qua chi phí cao. Vì vậy, khi tôi muốn mua rau, trái con tôi phải chở tôi ra ngoài mua ở những siêu thị của Nhật, giá cả rẻ hơn một chút và rất tươi.

Trong căn cứ mọi thứ mua bán được chi trả bằng tiền  Mỹ. Nhưng khi bước ra khỏi căn cứ phải trả bằng tiền Nhật, vì vậy ở mỗi siêu thị lớn đều có máy đổi tiền. 

Nói chung, người lính Mỹ ở trong căn cứ phải làm việc tùy theo ngành nghề mình phục vụ. Họ phải thực tập thường xuyên những tình huống cấp cứu hay biến động có thể xảy ra. Ngoài ra, họ phải thi định kỳ về thể lực để bảo đảm sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất. Bệnh viện quân đội phục vụ cho quân nhân và gia đình quân nhân. Còn cha mẹ như chúng tôi đến thăm viếng con, phải được sự chấp thuận của căn cứ, phải mua bảo hiểm sức khỏe mới được gọi là hợp lệ. Vì nếu xảy ra trường hợp cấp cứu, bệnh viện sẽ phục vụ và bảo hiểm phải chi trả tiền này. 

Đây là căn cứ quân sự của không quân nên thường có những chuyến bay đi công tác. Những chuyến bay đến và đi đều được cập nhật mỗi ngày trên TV  tại nhà. Nếu máy bay còn trống chỗ, người lính hay gia đình có thể  đi theo máy bay. Tuy nhiên ra khỏi nước Nhật là phải có sự đồng ý của cấp trên và phải sử dụng phép thường niên của mình.

 Bước ra khỏi cổng căn cứ là phạm vi của nước Nhật. Người lính Mỹ không mặc quân phục và phải theo luật lệ và nội quy đưa ra. Phải hành xử  đúng tác phong và quân kỹ. Không làm điều gì ảnh hưởng đến uy tín quốc gia. Bên ngoài căn cứ, hàng quán mọc lên dài theo khu phố. Đủ mọi ngành nghề để phục vụ cho quân đội Mỹ. Nếu bạn thích bất cứ thức ăn nỗi tiếng của nước nào thì ở đây cũng có. Chúng tôi đã đi ăn thức ăn của Ý, Pháp, Parkistan, Tàu... nhất là các món đặt biệt của Nhật. Nhưng tiệm ăn VN thì tôi không thấy, có lẽ ít có quân nhân người Mỹ gốc Việt phục vụ ở đây.

 Tôi muốn nấu phở nên phải có húng quế, ngò gai. Tìm mãi con tôi và một người bạn VN của cháu mới thấy một cửa hàng bán thực phẩm Á Châu. Nhưng vào đây lại càng thất vọng vì vừa ít, vừa cũ lại đa phần nhập cảng từ Trung Quốc. Bèo nhèo vài món rau đã không còn tươi, một số đồ hộp thông thường, còn cá thịt thì toàn đông lạnh và cũ ơi là cũ. Một nhón rau húng quế heo héo mà giá đến 3 yens. Mắc ơi là mắc. 

Thịt bò, xương đuôi bó, đồ biển ở Nhật là nhất, rất tươi và giá cả phải chẳng.

Cuối ngày ở chợ họ bán giảm giá thức ăn làm sẳn. Người ta đi làm về ghé mua khỏi nấu nướng mà giá cũng rất hời. Đậu phụ để nấu bún riêu thì tôi quá mê. Rất ngon và bổ dưỡng. Những thực phẩm ở Nhật khá mắc, nhưng tôi rất hài lòng vì tươi ngon và an toàn. 

Tôi đã đến căn cứ này gần hai tuần, Những giấc ngủ thật ngọt ngào đến mỗi đêm. Không hiểu sao chúng tôi lại thích nghi với giờ giấc như vậy. Những ngày mới đến thật mệt mõi nhưng dần dần ông xã tôi  đã lấy lại quân bình. Mỗi khi nắng lên ấm áp, chúng tôi lại dẫn nhau đi dạo xung quanh park gần nhà. Hạnh phúc đến thật êm đềm. Chúng tôi đã được sống chung cùng con cháu, thăm viếng nhiều nơi trên đất Nhật và nhất là được sống nơi này. "Một căn cứ quân đội của Mỹ trên đất Nhật" mà không phải ai cũng đến được. 

Khi tôi đến đây những hàng hoa anh đào chưa hé nụ. Rồi hoa rực rỡ tươi thắm bát ngát một vòm trời. Một mùa Xuân tươi thắm bừng nở trên khắp đất nước Phù Tang. Người người trên khắp thế giới về đây du lịch. Người Nhật hãnh diện và yêu quý loài hoa biểu tượng của đất nước mình. Họ rũ nhau trải những tấm bạt dưới gốc cây và gia đình ăn uống vui vẻ. Những lễ hội mở ra khắp nơi. Thật tưng bứng và náo nhiệt.

 mua-xuan-3

Thế nhưng hoa chỉ tươi thắm, rực rỡ  được vài ngày hay một tuần lễ là bắt đầu phai sắc. Lác đác những nụ hoa nở muộn he hé xuân thì. Cả một rừng hoa trở nên màu trắng hồng che phủ cả một vòm trời hay một con đường. Rồi thì cơn mưa xuân đến.  Những cơn mưa nhẹ và mỏng rơi thật đẹp. Mưa bàng bạc, bao phủ cả không gian. Mưa làm rung rinh những cánh hoa anh đào ngã màu trắng. Một cơn gió thoảng qua. Bạn đã từng chứng kiến cảnh này chưa nhỉ? Một cơn gió thoảng qua, những cánh hoa đồng loạt bay xuống, bay trắng cả con đường, bay như những cánh bướm lượn trong gió. Đẹp lắm bạn ơi! Tôi mê mẫn quên cả đường về. Tôi đứng dưới đường đưa tay đón nhận những cánh hoa. Hoa bám trên tóc, trên áo len. Hoa xung quanh tôi thật đẹp.  Vào những ngày không mưa, tôi đi dài theo những con đường hoa trong căn cứ, tôi vốc từng bụm cánh hoa rụng trắng đường. Tôi tung nó lên cao và xem nó bay bay trong gió. Quá đẹp và quá tội nghiệp cho một loài hoa nổi tiếng và ngắn số.

 mua-xuan-4

Chào đón một mùa hoa, thương tiếc một đời hoa và khâm phục một tình hoa. Chờ đợi một năm chỉ nở vài ngày ngắn ngủi rồi tàn. Hoa Anh Đào như một giai nhân tuyệt sắc yểu mệnh, ra đi khi tuổi xuân còn tươi thắm, rực rỡ nhất. Hoa để lại bao tiếc thương nhung nhớ của những người yêu hoa. Hàng năm người ta lại trở về quê hương của hoa để đón chào nó trở lại. Hoa đào là biểu tượng của nước Nhật. Không phải chỉ người Nhật vui mừng lễ hội Sakura mà mọi người trên thế giới đều ao ước một lần đến nơi này, hòa mình vào làn sóng người để chiêm ngưỡng. Trong đó có tôi, đã vượt 12 giờ bay để chỉ một lần đến đây, tận mắt thấy hoa nở, hoa tàn và nắm từng bụm cánh hoa tung bay trong gió.

 

Ngày cuối cùng để mai lên máy bay về Mỹ, tôi đã  từ giã những người bạn hàng xóm và cộng sự của con tôi bằng một bữa tiệc phở bò đặc biệt. Nhìn các cháu ăn ngon lành và vui vẻ tôi thật sự ngập tràn hạnh phúc.

 

Tôi từ giã nước Nhật khi những cây hoa anh đào hoàn toàn trút lá. Những cành cây khẳng khiu vươn lên nổi bật trên con đường vào căn cứ, như những cánh tay giơ lên đưa tiễn tôi trở về nhà và hẹn ngày gặp lại.

 

 Tạm biệt nước Nhật, tạm biệt những ngày vui. Con tôi ôm hôn cha mẹ chia tay trước khi người phục vụ đẩy chồng tôi vào bên trong. Từ nay có lẽ còn lâu lắm tôi mới trở lại nơi này. Đọan đường bay thật dài và sức khỏe không được tốt của chồng khiến tôi lo lắng không yên.

Dù sao tôi cũng đã thỏa mãn được ước mơ "Một lần viếng thăm xứ sở của Thái Dương Thần Nữ khi mùa hoa Anh Đào nở rộ"

 

Nguyễn thị Thêm

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11342)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10932)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13140)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11041)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13354)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12515)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12610)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11984)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15069)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11762)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10720)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10971)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11171)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10006)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11452)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11186)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13886)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10814)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11475)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10266)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12816)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12061)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18025)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12955)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11794)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 12031)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12251)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13112)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12534)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12401)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19116)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12873)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11797)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11606)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12218)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12240)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12214)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12155)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12337)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11852)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13262)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11279)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12341)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11422)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13335)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11099)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 13038)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11829)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12975)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17900)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...