9:00 SA
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

Ngày Tết và Món Cháo Ám- Kiều Oanh Trịnh

03 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 21725)

chao_am

Nối tiếp bài: “Hương Vị Ngày Xưa” của Châu Mỹ Quế

 

Mấy hôm nay, thời tiết bắt đầu thay đổi, không còn những cơn gió buốt lạnh của mùa Đông, thay vào đó là từng loạt nắng vàng ấm áp chiếu xuống vườn nhà, làm tan dần những mảng tuyết lạnh còn xót lại của những ngày cuối Đông vừa qua. Đàn chim từ xa bay về hót líu lo trên cành cây soan trước ngõ. Ngoài hiên cụm hoa vàng đang chớm nụ, những nụ non mum múp, chen trong những đọt lá xanh mơn mởn, tạo thành một khung cảnh tươi mát của cây, cảnh, lá hoa. Tất cả như đang chuyển mình, cùng nhau hòa nhịp, trổi khúc Mừng Xuân - “Mùa Xuân đến rồi”. Xuân đến trên muôn hoa và vạn vật. Xuân đến sưởi ấm lòng người, và Xuân đến cũng gợi cho tôi bao niềm nhớ nhung hồi tưởng lại những ngày Xuân năm xưa nơi quê nhà.

 Lại vừa nhận được bài ký ức “Hương Vị Ngày Xưa” của cô bạn thân thời còn mài đũng quần trên ghế trường Ngô Quyền—Mỹ Quế viết về món “Cháo Cá Ám” Miền Nam, tôi không khỏi bùi ngùi nhớ lại những ngày Xuân năm cũ và món ăn tuyệt vời mà lần đầu tiên tôi được Bác Gái (Mẹ của Quế) cho tôi nếm thử vào dịp Tết, và cũng từ đó, tôi bắt đầu có thêm món cháo cá Miền Nam vào trong danh sách ẩm thực của tôi. Cháo là món ăn thanh cảnh vừa nhẹ bụng mà lại rất ngon. Nhớ vào những đêm trời lành lạnh, đi chơi khuya về, chúng tôi thường ghé vào hàng Ông Tiều đầu Chợ Biên Hòa, gọi tô cháo thập cẩm nóng hổi, nào tôm, mực, cá, thịt, hành, ngò, gừng cắt nhuyễn, rắc ít tiêu cho cay cay, mùi cháo nóng bốc hơi thơm phức, vừa ăn vừa xúyt xoa. Thật ấm bụng làm sao! Hoặc đi xuống khu Chợ Mới, nơi có hàng bán đủ các món cháo, mà ngon nhất là cháo đậu đen nước dừa, ăn với dưa mắm, muối đậu hay cá kho tiêu, kẹo kẹo, cay cay, ngọt ngọt, v.v. ngon ơi là ngon....

Trở lại món “Cháo Cá Ám”, Quế cười về cách nấu cháo của tôi với sự thêm bớt gia vị đã biến chế món "Cháo Cá Ám" miền Nam thật khác lạ, đến nỗi cả nhà phải yêu cầu tôi đừng nấu nữa. Chỉ là vì, tôi đã thêm thứ này, bớt món kia, cho nên món cháo nguyên thủy đã thành món cháo lai lai chả biết là cháo gì, Mẹ tôi thì bảo là cháo vịt, vì có mùi rau răm, chị tôi bảo cháo gà vì có gừng, em tôi nói, hương vị như cháo đồ biển, vì nào tôm, nào mực, v.v. tóm lại, thì đó là “Món Cháo Thập Cẩm” do tôi tự thêm bớt, thành ra chẳng biết gọi là cháo gì, thế nên mới bị yêu cầu “Tạm ngưng”. Từ đó đến nay, món “Cháo Cá Ám” lạ lùng của tôi đã đi vào quên lãng. Hôm nay đột nhiên được Quế nhắc đến. Kỷ niêm xưa chợt về trong tôi. Tôi nhớ đến Mẹ với món "Cháo Ám" nguyên thủy miền Bắc.

 Sau những ngày Tết linh đình thịt cá, cỗ bàn thịnh soạn, mọi người hầu như đã bắt đầu giảm dần khẩu vị, bụng thì nặng nề và ngán ngẫm khi nghĩ đến những món ăn béo ngậy mấy ngày qua. Cho nên năm nào cũng vậy, sang đến mùng 4 Tết, Mẹ tôi thường hay cho cả nhà ăn món “Cháo Ám” cổ truyền miền Bắc.

Để nấu món này, Mẹ tôi phải đích thân đi chợ lựa vài con cá quả (cá lóc) còn sống và thật tròn. Chọn cá lóc đen nhỏ, bằng bắp tay mỗi con khoảng 1/2 kg hay lớn hơn. Cá sẽ ngon, chắc nạc... Lạng vẩy, làm thật sạch moi mang, giữ lại lòng cá, để nguyên con, xẻ ngang vài lát trên thân. Ướp cá với muối, tiêu và hành lá băm nhuyễn. Thịt ba rọi hay bắp đùi ít mỡ luộc chín, lấy nước nấu cháo, cắt thịt luộc từng miếng nhỏ vừa ăn. Trứng tráng mỏng cắt sợi dài. Cần tàu (cần nước), thì là, tần ô ngắt lấy lá, rửa sạch, để ráo; hành lá rửa sạch để nguyên cây, nhúng rau, hành lá qua nước cháo nóng, kế bên để chén mắm tôm pha loãng với 1 muỗng canh rượu trắng đánh cho đều, vắt chanh, nêm thêm chút đường, cắt vài lát ớt vào chén mắm tôm, tùy khẩu vị. sắp thêm chanh tươi, ớt xắt lát; nước mắm nguyên chất, bày sẵn ra bàn.

Mẹ tôi nấu cháo hơi cầu kỳ một tí. Mẹ rất kén gạo, Mẹ chọn gạo và nếp mới thì khi nấu xong món cháo ám bốc hơi nghi ngút, có mùi thơm gạo mới. Mẹ nấu cháo với 2 thứ gạo, tẻ và nếp cho nên nổi cháo của mẹ rất sánh và ngọt. Nấu gạo cho thật rền, hột cháo nở nhưng không nát, loãng chứ không đặc. Khi cháo chín, bỏ cá vào luộc vừa chín tới thì vớt cá ra đĩa, nêm nếm vừa ăn, rồi để nồi cháo sôi nhỏ lửa, âm ỉ trên bếp. Cần châm thêm nước sôi cho cháo vẫn rền chứ không cạn nước.

Mẹ còn nấu cháo trong cái nồi đất để giữ nóng cho lâu. Vào bữa ăn, bắt đầu bày các món ăn lên bàn, chanh ớt, mắm tôm, các loại rau thơm, thịt, trứng. Nhúng cá thật nhanh vào nồi cháo đang nấu cho cá nóng rồi bày ra dĩa chung quanh để ít lá cần và ớt tỉa hoa cho đẹp. Khi ăn, gắp rau thơm, nạc cá, trứng, thịt luộc, hành và rau trụng vào chén nhỏ, múc cháo, thả vào ít hành lá, tiêu bột... rồi dùng mắm tôm để chấm cá, đó là cách ăn quen thuộc của người Bắc, nếu không ăn được mắm tôm thì có thể thay bằng nước mắm nguyên chất nặn chanh ớt chấm cá cũng được.

Vì ngoài Bắc không có cá lóc lớn nên Mẹ phải mua 2-3 con về nấu. Đến khi vào Nam cá lóc thật to, nếu để nguyên con thì khi luộc cá sẽ bị gãy, cho nên Mẹ cắt khúc, luộc chín sắp ra đĩa, có khi Mẹ lọc thịt cá để riêng cho Ba vừa nhâm nhi chén rượu vừa cuốn cá với các thứ rau chấm mắm tôm, chanh ớt vừa xuýt xoa hương vị ngon ngọt từ miếng thịt cá, mặn mà của mắm tôm chanh và dòn dòn của những cọng hành lá, những cây rau cải cúc và cần tàu xanh mướt trụng vừa chín tới.

Có năm mẹ mua được gạo nếp than ngon, Mẹ ủ cho Ba một vò rượu cẩm. Đến 27 Tết Mẹ chắt rượu vừa để cúng Tổ Tiên vừa cho Ba có chút rượu cẩm nhâm nhi vào ngày Tết. Để có thêm mồi cho Ba nhắm rượu, mẹ luộc thêm tôm, mực chẻ hoa, Mẹ dùng hành lá trụng cột tôm, thịt, cá, mực lại với nhau. Mẹ sắp chung quanh cái đĩa bàn to, ở giữa Mẹ để bát mắm tôm. Thế là Ba vừa nhâm nhi rượu cẩm, vừa gắp gỏi cá cuốn chấm mắm tôm kèm theo sau một ngụm rượu ngọt lịm. Mẹ gọi là món “Gỏi Cá Ám”.

Tóm lại món Cháo Cá Ám của hai miền Bắc Nam tuy có khác nhau ít nhiều, nhưng mỗi món đều mang một mùi vị riêng tư, đặc biệt. Cháo Cá Ám miền Nam ngọt bùi với đậu phọng rang dòn giã nhỏ thơm phức, rau ghém với giá sống trắng tinh, thêm vào những lọn bún mềm mại, mượt mà, và nước me chua chua dôn dốt, thì món Cháo Ám của Mẹ tôi lại đặc biệt với chén mắm tôm pha, cay cay, nồng nồng, của ớt và rượu trắng, chua chua, ngọt ngọt của đường và nước chanh… thêm vào những cọng rau cải cúc (tần ô) hành lá, cần ống được trụng sơ sơ rồi cuộn lại với miếng cá chấm vào mắm tôm pha chế, thơm nồng đủ mùi vị, cay, chua ngọt, suýt xoa, rồi húp vài muỗng cháo cho ấm bụng để dịu bớt hơi cay. Ôi! ngon sao là ngon.

Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ. Thức ăn không còn khan hiếm như xưa. Nhưng hương vị của những món ăn nơi quê nhà, vẫn luôn luôn tiềm ẩn trong lòng người xa xứ. Mẹ tôi ở đây, nhưng món “Cháo Ám” của Mẹ thì đã vắng lâu lắm rồi, có thể nói là từ ngày Ba tôi mất, tôi chưa hề được thưởng thức và chắc chẳng bao giờ còn có dịp được nếm lại cái hương vị tê tái, đậm đà của món cháo ngày xưa. Ở đây không có những con cá lóc tươi còn quẫy đuôi trong chậu, mà chỉ có cá đông lạnh bày bán ở những Tiệm Tạp Hóa Á Đông. Có lần tôi mua về nấu thử, cá đã chẳng ngọt ngào mà thịt lại bở, không dai như miếng cá của Mẹ tôi ngày nào. Hơn nữa, Mẹ tôi bây giờ không còn có thể bày vẽ lựa chọn các món ăn thuần túy dân tộc như xưa nữa.

Ngày tháng đong đưa, bao năm lưu lạc xứ người. Lại sắp sửa hết một năm. Ngồi buồn nhớ lại những kỷ niệm ngày thơ, rồi lại được Quế nhắc đến những món ăn Miền Nam mà tôi đã được thưởng thức ở nhà bạn. Nhớ những ngày Tết rủ nhau xuống bến Lò Nồi để đón đò sang bờ sông bên kia, nơi nhà Quế ở--Bến Đò Trạm Tân Ba, ngồi trên đò nghe gió Xuân vi vu thổi, nhìn ngọn sóng lăn tăn gợn gợn trên dòng Đồng Nai ngọt ngào hiền dịu. Mùa Xuân đến vui khắp đó đây, muôn hoa đua nở, vạn vật tưng bừng, bao nhiêu sức sống vươn mình trổi dậy sau những tháng ngày im lìm. Từng cụm hoa lục bình lững lờ trôi theo dòng nước chảy, nhìn sang bên kia, cây hoa bằng lăng trên bến sông đang chĩu nặng những cánh hoa tim tím lòa xòa xuống mặt sông. Thơ mộng làm sao! Càng nhìn càng say đắm tưởng như đang được chiêm ngưỡng một bức tranh thuỷ mạc tuyệt vời.

Hôm nay, trên quê hương người, năm mới sắp đến, lại thêm một tuổi. Dòng đời trôi chảy, cuốn hút như một ngọn cuồng phong, thoáng chốc tóc đã ngả màu, da dẻ cũng dần dần xếp nếp. Đọc lời bạn tôi viết:

“Xa rồi, Oanh có biết đâu, chính món cháo Cá Ám đó đã đi vào lòng “Ông Xã” mình và bắt đầu cho tình yêu thời con gái đó Oanh.

A! Thì ra vậy, "Miếng Trầu là đầu câu chuyện". Trầu cau là sợi giây liên kết mối duyên tình thắm thiết cho các cặp uyên ương. Nhưng ở đây, theo lời nàng Quế của tôi thì món “Cháo Cá Ám” này lại là Ông Tơ, Bà Nguyệt, đã nối nhịp cho cuộc tình đẹp của hai người. Ôi dễ thương làm sao! Không ngờ, chỉ một món cháo giản dị mà cũng hoàn thành được một nhiệm vụ cao quý--gắn bó sợi giây tơ hồng bền chặt cho gia đình bạn tôi như thế đó. Êm ả qúa phải không?

Mơ màng thả hồn về mùa Xuân nơi quê xa, để nhớ lại những ngày tưng bừng nhộn nhịp khung cảnh Chợ Tết, nhớ hàng hoa tươi, muôn hoa khoe sắc, mai vàng e ấp nụ lá chén nhau. Cành đào phơn phớt màu hồng xinh xắn. Hàng thược dược, hàng kim quất, những cành hoa lay-ơn, hoa huệ dài lượt thượt ẻo lả như đôi cánh tay mềm của các nàng tiên kiều diễm. Đường phố ngập tràn các gian hàng bánh mứt. Hàng vải, lụa là, tơ mềm óng ả, các cô bán hàng trong những tà áo dài đủ màu, đủ kiểu, như đang kiểu mẫu, quảng cáo cho tơ lụa của mình.

Sạp bánh chưng, bánh tét, giò chả xanh mướt và thơm phức mùi lá chuối, muôn màu, muôn sắc, tất cả thật tưng bừng nhộn nhịp đang gợi lại trong trí tôi bao niềm nhớ nhung của những ngày Tết năm cũ. Nhớ những lúc cùng bè bạn tung tăng đi lựa vải may áo dài Tết. Mua dừa, bí, mãng cầu về làm mứt, bánh kẹo, mua hạt dưa về cắn tí tách cho vui và cũng để điểm tô chút hồng lên làn môi thắm. Bây giờ nơi ấy ra sao? Ngày Tết chắc vẫn tưng bừng náo nhiệt, xôn xao theo truyền thống? Chẩy hội mừng Xuân, cùng những buổi tiệc liên hoan vui vẻ, để tiễn năm cũ qua đi và đón mừng Xuân mới. Nhưng chắc chắn trong những vui vẻ nhộn nhịp ấy, làm sao có thể tìm lại được dấu yêu của những ngày tháng cũ, những kỷ niệm của tuổi học trò.

Mùa Xuân nơi quê xa, ngồi đây nhớ bạn năm nào. Người bạn thân thiết ngày xưa của tôi, đang vui vẻ với đào, mai, cúc, trúc và mái ấm gia đình, bên nồi bánh tét, bánh ít, cùng ngàn nụ hoa tươi mát, với nắng Xuân vàng thắm lối cỏ bên sân. 

Riêng mùa Xuân của tôi nơi đây, trong không khí lành lạnh của những cơn gió Bấc thổi buốt da, buốt thịt, của những trận bão tuyết tỏa khắp lối đi. Tết nơi đây rơi vào Mùa Đông xứ người nên lạnh lắm, trong nỗi nhớ nhung vô vàn, tôi chợt bâng khuâng nhìn ánh nắng hắt hiu bên song cửa, mơ màng nghe vẳng bên tai.

 Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người

 Chạnh lòng tôi khơi . . . bao niềm nhớ

 Người nơi xa xăm phương trời ấy

 Người còn buồn còn thương còn nhớ

 Nắng phai rồi . . . em ơi !

 Tôi chợt bật cười nhớ đến cô bạn thân, vì tình cảm mà đã cho rằng tôi bây giờ trổ tài nội trợ khéo lắm.

"Sau này, mấy chục năm trời không gặp lại, tôi được biết Oanh nấu ăn khéo lắm, làm đủ món cho cả nhà thưởng thức. Ai nấy đều mê tài nấu nướng của Oanh… Nào phở, xôi vò, bún măng vịt, làm chả lụa, bánh cuốn."

Chẳng biết Quế đã nghe ai đồn mà đoán ra như thế? Thật ra, ngày xưa. Mẹ tôi vẫn thường lo lắng nhìn tôi lắc đầu, chép miệng:

“Cái Oanh lớn như thế rồi mà chỉ biết ăn, học, chẳng biết đến nồi cơm, siêu cá gì cả. Vô phúc, sau này mà về nhà chồng chắc chắn họ sẽ đem giả lại mất thôi….”

Nghe Mẹ nói thế tôi cũng ái ngại, lo lo cho mình. Nhưng thôi kệ, muốn ra sao thì ra…? Thế rồi, mấy chục năm nay, tuy cơm canh không xuất sắc, nhưng với vốn nấu ăn tạm đủ. Anh chàng Nam Kỳ chính gốc Biên Hòa và các con của tôi đã quen với những món ăn lai Nam-Bắc mà tôi nấu cho cả nhà rồi. Các cháu nhà tôi, đi đâu xa về cũng xin cơm canh nhà Mẹ, nên tôi cũng tự an ủi là: Ít ra mình cũng làm tròn bổn phận, chả bị “đem giả lại” … Tôi cũng tự biến chế nấu nướng khiến các con lúc nào cũng thèm món ăn của Mẹ, như tôi bây giờ cũng đang thèm nhớ lại món “Cháo Ám” ngọt bùi của Mẹ tôi, nhớ món thịt bò thật mềm, xào với khoai tây thơm phức mùi tỏi, món thịt thỏ nấu sốt vang mà Mẹ thường nấu cho Ba vào mỗi chiều Thứ Bảy để ba nhâm nhi tí rượu mạnh còn tôi cũng được Ba cho chấm bánh mì với sốt vang thỏ, v.v…

Xa rồi ngày tháng cũ, ngồi ôn lại kỷ niệm, nhớ về những ngày Tết nơi quê xa. Ngày xưa, thanh bình và đầm ấm biết là bao! Tuổi thơ vui đùa, hạnh phúc trọn vẹn dưới mái ấm gia đình. Vô tư, hồn nhiên bên cạnh bạn bè và bây giờ thì sao đây? Ngày tháng dần trôi, mùa Xuân qua nhanh, tuổi Xuân không còn nữa. Ngồi ôn lại ngày cũ, những kỷ niệm vui buồn, đáng yêu ấy, biết bao giờ tìm lại được? Nơi phương trời xa kia chắc bạn hiền của tôi đang bận rộn chăm lo, sửa soạn đón Xuân cùng gia đình. Riêng tôi, ngồi đây mơ tưởng lại những dư âm, hình dung lại từng kỷ niệm ngày thơ mà lòng ngậm ngùi, tiếc nuối. Mong thời gian ngừng trôi, đưa tôi về dĩ vãng, về với kỷ niệm ngày xưa, kỷ niệm của một thời nhung nhớ.

Quế ơi! Nhớ ăn dùm mình một chén “Cháo Cá Ám” với đậu phọng rang, tương đen, bún và rau ghém, nhớ nêm chút nước me cho chua chua nhé (nhưng đừng bỏ giá sống à nha).



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11129)
Chúng tôi kính cẩn đặt nhẹ bó hoa xuống, ai đó vừa thắp mấy nén nhang còn nghi ngút khói. Đứng trước cảnh nầy tôi chợt muốn cất lên tiếng hát: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình...
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11305)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10902)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13100)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11017)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13324)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12483)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12584)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11969)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15014)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11746)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10676)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10932)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11145)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9965)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11421)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11159)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13866)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10780)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11456)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10230)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12783)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12037)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18010)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12931)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11748)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11988)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12224)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13057)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12515)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12387)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19066)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12835)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11767)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11582)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12182)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12198)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12202)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12128)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12315)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11807)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13236)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11269)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12327)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11406)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13311)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11071)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 12997)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11806)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12953)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.