5:14 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

Ngày Tết và Món Cháo Ám- Kiều Oanh Trịnh

03 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 21727)

chao_am

Nối tiếp bài: “Hương Vị Ngày Xưa” của Châu Mỹ Quế

 

Mấy hôm nay, thời tiết bắt đầu thay đổi, không còn những cơn gió buốt lạnh của mùa Đông, thay vào đó là từng loạt nắng vàng ấm áp chiếu xuống vườn nhà, làm tan dần những mảng tuyết lạnh còn xót lại của những ngày cuối Đông vừa qua. Đàn chim từ xa bay về hót líu lo trên cành cây soan trước ngõ. Ngoài hiên cụm hoa vàng đang chớm nụ, những nụ non mum múp, chen trong những đọt lá xanh mơn mởn, tạo thành một khung cảnh tươi mát của cây, cảnh, lá hoa. Tất cả như đang chuyển mình, cùng nhau hòa nhịp, trổi khúc Mừng Xuân - “Mùa Xuân đến rồi”. Xuân đến trên muôn hoa và vạn vật. Xuân đến sưởi ấm lòng người, và Xuân đến cũng gợi cho tôi bao niềm nhớ nhung hồi tưởng lại những ngày Xuân năm xưa nơi quê nhà.

 Lại vừa nhận được bài ký ức “Hương Vị Ngày Xưa” của cô bạn thân thời còn mài đũng quần trên ghế trường Ngô Quyền—Mỹ Quế viết về món “Cháo Cá Ám” Miền Nam, tôi không khỏi bùi ngùi nhớ lại những ngày Xuân năm cũ và món ăn tuyệt vời mà lần đầu tiên tôi được Bác Gái (Mẹ của Quế) cho tôi nếm thử vào dịp Tết, và cũng từ đó, tôi bắt đầu có thêm món cháo cá Miền Nam vào trong danh sách ẩm thực của tôi. Cháo là món ăn thanh cảnh vừa nhẹ bụng mà lại rất ngon. Nhớ vào những đêm trời lành lạnh, đi chơi khuya về, chúng tôi thường ghé vào hàng Ông Tiều đầu Chợ Biên Hòa, gọi tô cháo thập cẩm nóng hổi, nào tôm, mực, cá, thịt, hành, ngò, gừng cắt nhuyễn, rắc ít tiêu cho cay cay, mùi cháo nóng bốc hơi thơm phức, vừa ăn vừa xúyt xoa. Thật ấm bụng làm sao! Hoặc đi xuống khu Chợ Mới, nơi có hàng bán đủ các món cháo, mà ngon nhất là cháo đậu đen nước dừa, ăn với dưa mắm, muối đậu hay cá kho tiêu, kẹo kẹo, cay cay, ngọt ngọt, v.v. ngon ơi là ngon....

Trở lại món “Cháo Cá Ám”, Quế cười về cách nấu cháo của tôi với sự thêm bớt gia vị đã biến chế món "Cháo Cá Ám" miền Nam thật khác lạ, đến nỗi cả nhà phải yêu cầu tôi đừng nấu nữa. Chỉ là vì, tôi đã thêm thứ này, bớt món kia, cho nên món cháo nguyên thủy đã thành món cháo lai lai chả biết là cháo gì, Mẹ tôi thì bảo là cháo vịt, vì có mùi rau răm, chị tôi bảo cháo gà vì có gừng, em tôi nói, hương vị như cháo đồ biển, vì nào tôm, nào mực, v.v. tóm lại, thì đó là “Món Cháo Thập Cẩm” do tôi tự thêm bớt, thành ra chẳng biết gọi là cháo gì, thế nên mới bị yêu cầu “Tạm ngưng”. Từ đó đến nay, món “Cháo Cá Ám” lạ lùng của tôi đã đi vào quên lãng. Hôm nay đột nhiên được Quế nhắc đến. Kỷ niêm xưa chợt về trong tôi. Tôi nhớ đến Mẹ với món "Cháo Ám" nguyên thủy miền Bắc.

 Sau những ngày Tết linh đình thịt cá, cỗ bàn thịnh soạn, mọi người hầu như đã bắt đầu giảm dần khẩu vị, bụng thì nặng nề và ngán ngẫm khi nghĩ đến những món ăn béo ngậy mấy ngày qua. Cho nên năm nào cũng vậy, sang đến mùng 4 Tết, Mẹ tôi thường hay cho cả nhà ăn món “Cháo Ám” cổ truyền miền Bắc.

Để nấu món này, Mẹ tôi phải đích thân đi chợ lựa vài con cá quả (cá lóc) còn sống và thật tròn. Chọn cá lóc đen nhỏ, bằng bắp tay mỗi con khoảng 1/2 kg hay lớn hơn. Cá sẽ ngon, chắc nạc... Lạng vẩy, làm thật sạch moi mang, giữ lại lòng cá, để nguyên con, xẻ ngang vài lát trên thân. Ướp cá với muối, tiêu và hành lá băm nhuyễn. Thịt ba rọi hay bắp đùi ít mỡ luộc chín, lấy nước nấu cháo, cắt thịt luộc từng miếng nhỏ vừa ăn. Trứng tráng mỏng cắt sợi dài. Cần tàu (cần nước), thì là, tần ô ngắt lấy lá, rửa sạch, để ráo; hành lá rửa sạch để nguyên cây, nhúng rau, hành lá qua nước cháo nóng, kế bên để chén mắm tôm pha loãng với 1 muỗng canh rượu trắng đánh cho đều, vắt chanh, nêm thêm chút đường, cắt vài lát ớt vào chén mắm tôm, tùy khẩu vị. sắp thêm chanh tươi, ớt xắt lát; nước mắm nguyên chất, bày sẵn ra bàn.

Mẹ tôi nấu cháo hơi cầu kỳ một tí. Mẹ rất kén gạo, Mẹ chọn gạo và nếp mới thì khi nấu xong món cháo ám bốc hơi nghi ngút, có mùi thơm gạo mới. Mẹ nấu cháo với 2 thứ gạo, tẻ và nếp cho nên nổi cháo của mẹ rất sánh và ngọt. Nấu gạo cho thật rền, hột cháo nở nhưng không nát, loãng chứ không đặc. Khi cháo chín, bỏ cá vào luộc vừa chín tới thì vớt cá ra đĩa, nêm nếm vừa ăn, rồi để nồi cháo sôi nhỏ lửa, âm ỉ trên bếp. Cần châm thêm nước sôi cho cháo vẫn rền chứ không cạn nước.

Mẹ còn nấu cháo trong cái nồi đất để giữ nóng cho lâu. Vào bữa ăn, bắt đầu bày các món ăn lên bàn, chanh ớt, mắm tôm, các loại rau thơm, thịt, trứng. Nhúng cá thật nhanh vào nồi cháo đang nấu cho cá nóng rồi bày ra dĩa chung quanh để ít lá cần và ớt tỉa hoa cho đẹp. Khi ăn, gắp rau thơm, nạc cá, trứng, thịt luộc, hành và rau trụng vào chén nhỏ, múc cháo, thả vào ít hành lá, tiêu bột... rồi dùng mắm tôm để chấm cá, đó là cách ăn quen thuộc của người Bắc, nếu không ăn được mắm tôm thì có thể thay bằng nước mắm nguyên chất nặn chanh ớt chấm cá cũng được.

Vì ngoài Bắc không có cá lóc lớn nên Mẹ phải mua 2-3 con về nấu. Đến khi vào Nam cá lóc thật to, nếu để nguyên con thì khi luộc cá sẽ bị gãy, cho nên Mẹ cắt khúc, luộc chín sắp ra đĩa, có khi Mẹ lọc thịt cá để riêng cho Ba vừa nhâm nhi chén rượu vừa cuốn cá với các thứ rau chấm mắm tôm, chanh ớt vừa xuýt xoa hương vị ngon ngọt từ miếng thịt cá, mặn mà của mắm tôm chanh và dòn dòn của những cọng hành lá, những cây rau cải cúc và cần tàu xanh mướt trụng vừa chín tới.

Có năm mẹ mua được gạo nếp than ngon, Mẹ ủ cho Ba một vò rượu cẩm. Đến 27 Tết Mẹ chắt rượu vừa để cúng Tổ Tiên vừa cho Ba có chút rượu cẩm nhâm nhi vào ngày Tết. Để có thêm mồi cho Ba nhắm rượu, mẹ luộc thêm tôm, mực chẻ hoa, Mẹ dùng hành lá trụng cột tôm, thịt, cá, mực lại với nhau. Mẹ sắp chung quanh cái đĩa bàn to, ở giữa Mẹ để bát mắm tôm. Thế là Ba vừa nhâm nhi rượu cẩm, vừa gắp gỏi cá cuốn chấm mắm tôm kèm theo sau một ngụm rượu ngọt lịm. Mẹ gọi là món “Gỏi Cá Ám”.

Tóm lại món Cháo Cá Ám của hai miền Bắc Nam tuy có khác nhau ít nhiều, nhưng mỗi món đều mang một mùi vị riêng tư, đặc biệt. Cháo Cá Ám miền Nam ngọt bùi với đậu phọng rang dòn giã nhỏ thơm phức, rau ghém với giá sống trắng tinh, thêm vào những lọn bún mềm mại, mượt mà, và nước me chua chua dôn dốt, thì món Cháo Ám của Mẹ tôi lại đặc biệt với chén mắm tôm pha, cay cay, nồng nồng, của ớt và rượu trắng, chua chua, ngọt ngọt của đường và nước chanh… thêm vào những cọng rau cải cúc (tần ô) hành lá, cần ống được trụng sơ sơ rồi cuộn lại với miếng cá chấm vào mắm tôm pha chế, thơm nồng đủ mùi vị, cay, chua ngọt, suýt xoa, rồi húp vài muỗng cháo cho ấm bụng để dịu bớt hơi cay. Ôi! ngon sao là ngon.

Hôm nay, ngồi đọc và viết bài “Hương Vị Ngày Xưa”, món ăn hai miền của quê Mẹ mà lòng tôi bùi ngùi không tả. Đã mấy chục năm rồi, nơi đất nước phồn hoa này, đầy đủ các món ngon vật lạ. Thức ăn không còn khan hiếm như xưa. Nhưng hương vị của những món ăn nơi quê nhà, vẫn luôn luôn tiềm ẩn trong lòng người xa xứ. Mẹ tôi ở đây, nhưng món “Cháo Ám” của Mẹ thì đã vắng lâu lắm rồi, có thể nói là từ ngày Ba tôi mất, tôi chưa hề được thưởng thức và chắc chẳng bao giờ còn có dịp được nếm lại cái hương vị tê tái, đậm đà của món cháo ngày xưa. Ở đây không có những con cá lóc tươi còn quẫy đuôi trong chậu, mà chỉ có cá đông lạnh bày bán ở những Tiệm Tạp Hóa Á Đông. Có lần tôi mua về nấu thử, cá đã chẳng ngọt ngào mà thịt lại bở, không dai như miếng cá của Mẹ tôi ngày nào. Hơn nữa, Mẹ tôi bây giờ không còn có thể bày vẽ lựa chọn các món ăn thuần túy dân tộc như xưa nữa.

Ngày tháng đong đưa, bao năm lưu lạc xứ người. Lại sắp sửa hết một năm. Ngồi buồn nhớ lại những kỷ niệm ngày thơ, rồi lại được Quế nhắc đến những món ăn Miền Nam mà tôi đã được thưởng thức ở nhà bạn. Nhớ những ngày Tết rủ nhau xuống bến Lò Nồi để đón đò sang bờ sông bên kia, nơi nhà Quế ở--Bến Đò Trạm Tân Ba, ngồi trên đò nghe gió Xuân vi vu thổi, nhìn ngọn sóng lăn tăn gợn gợn trên dòng Đồng Nai ngọt ngào hiền dịu. Mùa Xuân đến vui khắp đó đây, muôn hoa đua nở, vạn vật tưng bừng, bao nhiêu sức sống vươn mình trổi dậy sau những tháng ngày im lìm. Từng cụm hoa lục bình lững lờ trôi theo dòng nước chảy, nhìn sang bên kia, cây hoa bằng lăng trên bến sông đang chĩu nặng những cánh hoa tim tím lòa xòa xuống mặt sông. Thơ mộng làm sao! Càng nhìn càng say đắm tưởng như đang được chiêm ngưỡng một bức tranh thuỷ mạc tuyệt vời.

Hôm nay, trên quê hương người, năm mới sắp đến, lại thêm một tuổi. Dòng đời trôi chảy, cuốn hút như một ngọn cuồng phong, thoáng chốc tóc đã ngả màu, da dẻ cũng dần dần xếp nếp. Đọc lời bạn tôi viết:

“Xa rồi, Oanh có biết đâu, chính món cháo Cá Ám đó đã đi vào lòng “Ông Xã” mình và bắt đầu cho tình yêu thời con gái đó Oanh.

A! Thì ra vậy, "Miếng Trầu là đầu câu chuyện". Trầu cau là sợi giây liên kết mối duyên tình thắm thiết cho các cặp uyên ương. Nhưng ở đây, theo lời nàng Quế của tôi thì món “Cháo Cá Ám” này lại là Ông Tơ, Bà Nguyệt, đã nối nhịp cho cuộc tình đẹp của hai người. Ôi dễ thương làm sao! Không ngờ, chỉ một món cháo giản dị mà cũng hoàn thành được một nhiệm vụ cao quý--gắn bó sợi giây tơ hồng bền chặt cho gia đình bạn tôi như thế đó. Êm ả qúa phải không?

Mơ màng thả hồn về mùa Xuân nơi quê xa, để nhớ lại những ngày tưng bừng nhộn nhịp khung cảnh Chợ Tết, nhớ hàng hoa tươi, muôn hoa khoe sắc, mai vàng e ấp nụ lá chén nhau. Cành đào phơn phớt màu hồng xinh xắn. Hàng thược dược, hàng kim quất, những cành hoa lay-ơn, hoa huệ dài lượt thượt ẻo lả như đôi cánh tay mềm của các nàng tiên kiều diễm. Đường phố ngập tràn các gian hàng bánh mứt. Hàng vải, lụa là, tơ mềm óng ả, các cô bán hàng trong những tà áo dài đủ màu, đủ kiểu, như đang kiểu mẫu, quảng cáo cho tơ lụa của mình.

Sạp bánh chưng, bánh tét, giò chả xanh mướt và thơm phức mùi lá chuối, muôn màu, muôn sắc, tất cả thật tưng bừng nhộn nhịp đang gợi lại trong trí tôi bao niềm nhớ nhung của những ngày Tết năm cũ. Nhớ những lúc cùng bè bạn tung tăng đi lựa vải may áo dài Tết. Mua dừa, bí, mãng cầu về làm mứt, bánh kẹo, mua hạt dưa về cắn tí tách cho vui và cũng để điểm tô chút hồng lên làn môi thắm. Bây giờ nơi ấy ra sao? Ngày Tết chắc vẫn tưng bừng náo nhiệt, xôn xao theo truyền thống? Chẩy hội mừng Xuân, cùng những buổi tiệc liên hoan vui vẻ, để tiễn năm cũ qua đi và đón mừng Xuân mới. Nhưng chắc chắn trong những vui vẻ nhộn nhịp ấy, làm sao có thể tìm lại được dấu yêu của những ngày tháng cũ, những kỷ niệm của tuổi học trò.

Mùa Xuân nơi quê xa, ngồi đây nhớ bạn năm nào. Người bạn thân thiết ngày xưa của tôi, đang vui vẻ với đào, mai, cúc, trúc và mái ấm gia đình, bên nồi bánh tét, bánh ít, cùng ngàn nụ hoa tươi mát, với nắng Xuân vàng thắm lối cỏ bên sân. 

Riêng mùa Xuân của tôi nơi đây, trong không khí lành lạnh của những cơn gió Bấc thổi buốt da, buốt thịt, của những trận bão tuyết tỏa khắp lối đi. Tết nơi đây rơi vào Mùa Đông xứ người nên lạnh lắm, trong nỗi nhớ nhung vô vàn, tôi chợt bâng khuâng nhìn ánh nắng hắt hiu bên song cửa, mơ màng nghe vẳng bên tai.

 Chiều nay thấy hoa cười chợt nhớ một người

 Chạnh lòng tôi khơi . . . bao niềm nhớ

 Người nơi xa xăm phương trời ấy

 Người còn buồn còn thương còn nhớ

 Nắng phai rồi . . . em ơi !

 Tôi chợt bật cười nhớ đến cô bạn thân, vì tình cảm mà đã cho rằng tôi bây giờ trổ tài nội trợ khéo lắm.

"Sau này, mấy chục năm trời không gặp lại, tôi được biết Oanh nấu ăn khéo lắm, làm đủ món cho cả nhà thưởng thức. Ai nấy đều mê tài nấu nướng của Oanh… Nào phở, xôi vò, bún măng vịt, làm chả lụa, bánh cuốn."

Chẳng biết Quế đã nghe ai đồn mà đoán ra như thế? Thật ra, ngày xưa. Mẹ tôi vẫn thường lo lắng nhìn tôi lắc đầu, chép miệng:

“Cái Oanh lớn như thế rồi mà chỉ biết ăn, học, chẳng biết đến nồi cơm, siêu cá gì cả. Vô phúc, sau này mà về nhà chồng chắc chắn họ sẽ đem giả lại mất thôi….”

Nghe Mẹ nói thế tôi cũng ái ngại, lo lo cho mình. Nhưng thôi kệ, muốn ra sao thì ra…? Thế rồi, mấy chục năm nay, tuy cơm canh không xuất sắc, nhưng với vốn nấu ăn tạm đủ. Anh chàng Nam Kỳ chính gốc Biên Hòa và các con của tôi đã quen với những món ăn lai Nam-Bắc mà tôi nấu cho cả nhà rồi. Các cháu nhà tôi, đi đâu xa về cũng xin cơm canh nhà Mẹ, nên tôi cũng tự an ủi là: Ít ra mình cũng làm tròn bổn phận, chả bị “đem giả lại” … Tôi cũng tự biến chế nấu nướng khiến các con lúc nào cũng thèm món ăn của Mẹ, như tôi bây giờ cũng đang thèm nhớ lại món “Cháo Ám” ngọt bùi của Mẹ tôi, nhớ món thịt bò thật mềm, xào với khoai tây thơm phức mùi tỏi, món thịt thỏ nấu sốt vang mà Mẹ thường nấu cho Ba vào mỗi chiều Thứ Bảy để ba nhâm nhi tí rượu mạnh còn tôi cũng được Ba cho chấm bánh mì với sốt vang thỏ, v.v…

Xa rồi ngày tháng cũ, ngồi ôn lại kỷ niệm, nhớ về những ngày Tết nơi quê xa. Ngày xưa, thanh bình và đầm ấm biết là bao! Tuổi thơ vui đùa, hạnh phúc trọn vẹn dưới mái ấm gia đình. Vô tư, hồn nhiên bên cạnh bạn bè và bây giờ thì sao đây? Ngày tháng dần trôi, mùa Xuân qua nhanh, tuổi Xuân không còn nữa. Ngồi ôn lại ngày cũ, những kỷ niệm vui buồn, đáng yêu ấy, biết bao giờ tìm lại được? Nơi phương trời xa kia chắc bạn hiền của tôi đang bận rộn chăm lo, sửa soạn đón Xuân cùng gia đình. Riêng tôi, ngồi đây mơ tưởng lại những dư âm, hình dung lại từng kỷ niệm ngày thơ mà lòng ngậm ngùi, tiếc nuối. Mong thời gian ngừng trôi, đưa tôi về dĩ vãng, về với kỷ niệm ngày xưa, kỷ niệm của một thời nhung nhớ.

Quế ơi! Nhớ ăn dùm mình một chén “Cháo Cá Ám” với đậu phọng rang, tương đen, bún và rau ghém, nhớ nêm chút nước me cho chua chua nhé (nhưng đừng bỏ giá sống à nha).



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9916)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!
07 Tháng Tám 2014(Xem: 15677)
hơn bao giờ hết ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cũng mong đón nhận những tấm lòng… để chúng tôi vững lòng tiếp bước “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm”
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10683)
Nguyện cho tất cả các anh thương phế binh được giảm mọi sự đau đớn, bệnh tật và có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10196)
Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10704)
Con nhớ mùi thơm của má. Mùi mồ hôi muối mặn nồng và nụ cười móm xọm của má.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 18509)
Chúc mừng gia đình quân lực VHCH có một hậu duệ tài ba. Chúc Việt luôn thăng tiến trên con đường binh nghiệp và xin chia vui cùng gia đình.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12351)
Tiếng hát đã bay cao, người hát đã về cát bụi để lại bao ngậm ngùi tiếc thương cho người ở lại.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 11907)
Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 10728)
Bây giờ nhớ đến anh, đến 3 Đạo, đến Tống Ngọc Yến, đến Bùi thị Tròn và cả những người bạn đã nằm xuống, Ốc vẫn nghĩ: Cám ơn đời ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 10888)
"Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đở biết bao.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 12272)
Thế nhưng, có đi chuyến hội ngộ này tôi mới biết Ngô Quyền là một gia đình thật sự. Không có gì phải e dè.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10680)
Những bâng khuâng nầy khắc khoải không như những bâng khuâng nhẹ nhàng khi tôi đọc lại "Nửa Chừng Xuân"
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10299)
Cám ơn Ngô Quyền, tình nghĩa thật đầy. Hẹn lần khác có duyên gặp lại.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 10799)
nhớ nao lòng cái im lặng đến lạ lùng của cánh cổng trường khép lại khi mùa hạ về, mặc cho lũ ve kia vẫn vui chơi rền vang hát gọi...
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 12993)
Ba ngày sau, con gái sinh em bé, con trai cũng báo tin đã có việc làm. Niềm vui của mẹ nhân đôi.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10921)
Xin gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 9850)
Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 9629)
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 10003)
Cho ba bớt hai ngàn, để lát về xe lỡ có hư như lần truớc ba có tiền sửa
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 9987)
Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 9491)
Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10203)
cứ như những phiến đá muộn phiền nặng oằn trên đôi vai của thầy hiệu trưởng.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 10725)
Hãy ngủ yên đi cháu! Hãy sống vui vẽ, bình an trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và gia đình
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 10586)
"Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10060)
Vậy mà cha nỡ đành đem bán vợ đợ con để kết bạn với chúng.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10715)
Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16427)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 10053)
Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 10427)
con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
28 Tháng Năm 2014(Xem: 9306)
Mẹ tôi không có ý kiến. Bà nói chuyện hôn nhân là của tôi, tôi phải tự định đoạt.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 9993)
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé
22 Tháng Năm 2014(Xem: 10612)
Hãy hạ lá cờ đó xuống và cùng chúng tôi chống giặc ngoại xâm bằng trái tim thật sự hướng về tổ quốc.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8723)
Ông thấy mình như trở lại thời trai trẻ trong một giấc ngủ thật dài của kiếp người tha hương
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9968)
Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?
11 Tháng Năm 2014(Xem: 9934)
Anh thở dài, vội vàng đứng lên đi lang thang trên đường phố đông người trong khung cảnh nhộn nhịp của thành phố New York mong tìm sự lãng quên trong tâm hồn
11 Tháng Năm 2014(Xem: 10726)
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 11521)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 10680)
Nghĩa trang hôm nay không lạnh lùng phải chăng có được từ tình đồng hương Biên Hòa ấm áp?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 8753)
rong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.
03 Tháng Năm 2014(Xem: 11025)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông; xin được nói với nhau một lời “Chúng tôi là người lính”
30 Tháng Tư 2014(Xem: 10691)
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương
29 Tháng Tư 2014(Xem: 11058)
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
28 Tháng Tư 2014(Xem: 10923)
không như một số ít người không làm việc thiện mà hay đem tiền dành dụm đi đóng tiền điện tiền nước cho các sòng bài, đôi khi không có tiền đóng tiền nhà đầu tháng cũng vì cờ bạc.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 22370)
Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16745)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 10315)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 9093)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10559)
xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10204)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 10992)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.