6:19 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

HAI LY STARBUCKS - ĐOÀN QUANG KHUÊ

28 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 11301)
HAI LY STARBUCKS

 starbucks-large-content

 Tôi có anh bạn xa. Thật xa. Xa từ tuổi tác: anh 71, tôi 52; xa từ phong cách: anh điềm đạm nể nang còn tôi sôi nổi ngang hàng; xa từ cách chơi bạn: anh đằm thắm kín đáo trong khi tôi thoải mái mạnh miệng. Xa luôn cả nơi sinh sống, anh San Jose bên Mỹ; tôi Toronto, Canada. Nhưng có một thứ không xa là cả anh và tôi đều yêu thích cái viết. Dù cái thích của anh nó trân trọng, nó trải dài, nó tới nơi; còn tôi, tôi chỉ quanh năm lõm bõm, bạ đâu đọc đó trong mấy cái thư viện free hay trong mấy tờ báo lá cải ai bỏ xó đâu đó và ít khi nào tôi đọc cho xong nổi một cuốn sách!

 Anh là một nhà giáo dạy Triết và là nhà văn thành danh đã lâu, từ trước 75. Anh quen biết rộng rãi. Hầu như nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ nào có tiếng tăm thì anh cũng đã từng ngồi cà phê với họ; ngay cả như tôi, một người chân ướt chân ráo lấp ló chuyện văn chương mà anh cũng... giao tình! Gần 50 năm anh gắn bó với chữ nghĩa, gắn bó liên tục không ngưng nghỉ, không tùy hứng như người ta. Gắn bó như sự sống và hơi thở. Như Thầy Nhất Hạnh gắn bó với đạo, với hơi thở ra, với hơi thở vào mà không hề biết chán. Gắn bó như anh không còn biết làm bất kỳ điều gì khác trong cái đời có lẽ mãi phiêu lưu trên chiếc tàu chữ nghĩa như một cái nghiệp số này của anh. Cái đời mà đã biết bao lần làm anh thở dài, anh trăn trở, cái đời mà cứ ám ảnh anh chuyện tuổi thơ nghèo khó, ám ảnh anh chuyện ly tán, chuyện chiến tranh, cứ ám ảnh anh sự ra đi cùng những nỗi khổ đau của nhiều bè bạn cầm bút bất hạnh khác; rồi trong vài cơn say suyễn chuyện nhân sinh, anh đã nhiều lần nghĩ tới cái chết, nghĩ tới những cơn hồng thủy cuồng nộ nổi lên và cuốn phăng với nó cả cái vũ trụ ngã nghiêng sầu thảm này. Lắm lúc tôi thấy anh không hẳn chỉ là một người cô đơn tận xương tủy mà còn là một kẻ đã bị con ma huyễn tưởng kia nhập hồn. Chắc nhờ có hồn ma nên bài nào anh viết coi ra cũng...phù phép lạ lùng.

 Phải nói mà không sợ anh buồn là tôi thấy văn anh sao bế tắc quá. Lúc anh vui thì ngòi bút anh cũng buồn, lúc anh buồn thì...khỏi nói, nó quay quất não lòng! Tôi không dám nói tôi mê văn anh được là vì vậy. Tôi còn thấy văn anh nó mẫu mực, nó hiền, và nó quá khứ quá, có khi nó lạc điệu u hoài dù ấy là ở ngay những bài văn dữ dội nhất, đề cập tới những vấn đề hiện tại nhất trong những ngày có lẽ là bình tĩnh nhất của anh. Hình như tôi thấy ai cũng đồng ý là cây bút anh rất nồng nàn, rất xoáy, rất gần gũi với người đang đọc nó nhất là những người thuộc thế hệ lớn hơn. Hình như ai cũng biết anh có lối viết trôi chảy, sâu hoắm, mềm dẻo, tỉ mỉ mà không li ti, nhất là với những bài viết ngắn của anh trên VOA trong mấy năm gần đây khi những sự chán chường trong anh càng ngày càng không còn giữ kín được nữa...

 Tôi tự biết mình chưa có cái nhìn chuẩn về văn học, chỉ toàn cảm tính nên tôi không hề dám chờ có ai khác đồng lòng với những cảm nghĩ của mình về văn anh. Có một cái lý do nhỏ mà đã làm cho tôi dám nhận định và đã dám viết ra một cách ngông nghênh như thế là vì : Đó cũng là cái tánh chướng lạ mắt (hay nói ra ý mình mà không ngại ai nghĩ gì) mà hình như anh rất thích ngắm nhìn ở nơi tôi. Nó có lẽ là cái điểm mà chắc anh dễ nhớ ở tôi nhất. Và cũng chưa bao giờ anh tỏ ra giận dù đáng lẽ nhiều lần tôi nghĩ anh sẽ phải giận vì những thứ ý kiến ngang nhiên ấy của tôi trên VOA. Quen nhau, chắc anh cũng biết tánh tôi ít thích ca ngợi đánh bóng tài ai; và ngược lại, tôi cũng ít khi biết coi rẻ ai vì kém tài. Sống ở đời, với tôi, hầu như mọi cái tài lớn nào cũng phải nhờ Trời cho sẵn, nhất là cái tài văn. Có kính trọng chăng là kính ở cái ý tưởng, cái nhân tính, cái cốt cách con người và ấy là những chỗ mà tôi đã tìm tới anh. Với tôi, trước hết, anh như một người bạn, anh như một người anh rồi mới đến anh là một nhà văn…

 Giờ thì ác mộng của kiếp người đã biến thành sự thật với anh, anh đã ngã bạo bệnh , đang nằm đếm những ngày còn lại. Chắc bên anh bây giờ là cái địa ngục đang trao tráo mở mắt kêu réo tên anh mỗi ngày. Chắc anh nhìn mọi thứ đều thấy ra xa xôi lắm. Xa như tất cả chúng không còn mang cái to tát ý nghĩa gì nữa như những ngày anh còn trẻ, anh còn khoẻ.

 Nhớ khoảng 6, 7 năm về trước khi sức khỏe tôi cũng đã suy giảm, tôi phải dọn về London, cách Toronto này chừng 2 giờ lái xe. Tôi mở VOA lên và ấy là lần đầu đọc được bài viết của anh. Trước đó, tôi đã đọc đôi dòng anh tự giới thiệu về mình, cái cách giới thiệu khiêm tốn hạ mình và tôi đã để ý tới anh nhiều hơn. Rồi tôi đã viết những ý kiến mình trên VOA, nói tôi nhận thấy hầu như bài văn nào của anh cũng bi quan, cũng buồn tham lam vô cớ chứ chưa biết cám ơn cuộc sống đã đủ tốt đẹp này dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Anh im im và chắc anh cũng… bực. Tôi ý kiến kiểu đó cũng vài lần nữa, anh cũng im im (dù thời gian đầu trên VOA, các tác giả có thỉnh thoảng trả lời chứ không như sau này). Có vài người trên VOA phản bác lại tôi thật nặng nề nhưng tôi không hề giận mà còn quay qua xin... làm bạn với họ nữa vì tôi thấy thích những người “thấy chuyện bất bình không tha” như vậy!... Có chị nhà văn, giáo sư ngoại ngữ đại học Hà Nội đã trở thành bạn tôi cũng từ mấy cái vụ qua lại đó. Tôi đoán, chắc anh đã để ý tới tôi nhiều hơn do tôi không nóng giận những ai phản bác mình như thế. Tôi thường nghĩ, kẻ không ưa mình thì còn có ngày ưa mình; kẻ thờ ơ “sống chết mặc bay” thì vô vọng, họ chỉ biết ưa cái nhu cầu của họ!

 Rồi ngày kia, tôi viết bài và liều gửi thử anh đọc để mong anh thấy hay mà... đăng. Bài thứ nhất của tôi về kỷ niệm Ottawa và kèm đại theo số phone. Anh gọi lại trong sự ngỡ ngàng bất ngờ của tôi. Trên phone, anh vui vẻ và nhiệt tình qua cái giọng Nam thoải mái, cười cười xuề xòa không giống gì là kiểu cách bề thế của một nhà văn, nhà chủ bút lâu năm của anh. Nhớ lần ấy, vào khoảng 11 giờ sang, Trời thật đẹp, tôi hân hoan nghe anh khen bài tôi viết. Khen sao mà tôi đợi hoài không thấy bài mình được đăng! Tôi liều gửi anh bài nữa, “Thầy và tôi”. Anh khen nữa, bảo trên phone : “Anh thích bài này!” Lại thích. Lại tôi chờ mỏi con mắt mà không thấy anh đăng! Nhưng lần này anh giải thích sau cả tháng im lặng, giọng anh cảm thông: “ Tại VOA không đồng ý, anh biết sao!” Rồi như đọc được cái ngập ngừng thất vọng của tôi, anh: “...Nhiều khi anh thấy cũng bực quá, muốn nghỉ liền mà họ kêu quá chớ không anh nghỉ lâu rồi...” Anh làm tôi có cảm giác như anh muốn đăng bài tôi lắm mà không được nên tôi cũng cảm thấy an ủi mà ráng… viết tiếp.

 Chúng tôi trao đổi emails, nói chuyện phone lai rai, tuỳ hứng. Anh luôn trả lời liền mỗi lần tôi gửi anh. Cứ lâu lâu mở VOA lên thấy anh đăng bài mới ai ai là tôi thấy vui vui vì biết anh còn đó, còn sáng trưa chiều tối bên cái laptop và tôi có người bạn có đầy kinh nghiệm viết để liên lạc nếu thấy thích. Nhiều lúc biết anh có quá nhiều bè bạn quá nên làm tôi cũng ngại là anh không có cần bạn nữa như tôi cần. Tôi thường nghĩ, người có nhiều bạn thì không có bạn thân vì cái nhu cầu cần có một người bạn thân sẽ không còn cái hồn tự nhiên chờ gặp nhau của nó nữa; và người có nhiều bạn mà có lỡ mất đi một người bạn thì chắc cũng chẳng hề gì. Nghĩ vậy, nên tôi cũng không mong ở anh một sự chờ đợi gì ở tôi hết. Bao giờ tôi cũng còn có chút ám ảnh đó, chút ngăn cách đó khi nghĩ tới sự thân tình, nếu có, giữa anh và tôi.

 Có lần buồn chán sao đó (mà anh ít khi giải thích cho tôi), anh nói anh muốn “chết quách đi cho nó rồi!” Tôi rủ anh đợi chừng vài năm nữa rồi hai anh em mình mang chai rượu mạnh ra bờ đá New York “chơi”, nghe nói nó vừa cao vừa đẹp nữa và bảo đảm trăm phần trăm thành công! Anh im im, chắc anh nghĩ tôi cũng chỉ có nói giỡn.

 Đã biết bao lần chúng tôi hẹn nhau bên hai ly cà phê Starbucks. Lần cuối cách đây hơn mấy tháng khi tôi nói “ tưởng anh đang bệnh nặng, em sang thăm anh”. Giờ anh đã ngã bệnh nặng thật mà tôi cũng chưa có ý sang thăm. Tôi cũng vẫn mải mê chạy theo những bài viết của tôi để sớm hoàn thành cuốn sách tùy bút / tự truyện kỷ niệm đầu tiên của đời mình. Dẫu mình có ra đi nhưng những suy nghĩ của mình còn đó mãi, nghĩ vậy tôi thấy cũng vui vui khi viết. Và cũng do đó, viết sao cho chính mình không thấy ngượng, không thấy dối, không thấy nợ ai điều gì thì chừng đó tôi mới thấy vừa lòng. Ai khác muốn nghĩ sao thì là quyền của họ, tôi không cản được…

 Nhớ ngày kia tôi bắt đầu cầm đại cây bút trên Facebook. Tôi viết hăng lắm, viết mỗi tuần có khi 4 bài, vừa tùy bút, vừa tự sự, vừa truyện ngắn. Lỗi chánh tả thì tùm lum nhưng tôi không ngại vì sau vài năm chúng sẽ hết; tôi nghĩ cái quan trọng của một người viết là ở ý tưởng và cách diễn đạt.Tôi có linh tính anh đã đọc hết mọi bài viết của tôi dù tôi không bao giờ hỏi. Có bài tôi gửi thẳng email mà anh thấy thích thì anh nói để anh gửi cho VOA coi thử, tôi cản vì không muốn chuyện từ chối cũ tái bản nữa - vả lại tôi cũng không tin cái thẩm quyền xét duyệt văn chương tùy tiện của họ dù đúng là những bài đầu của tôi có kém thật. Có bài nào thấy thích thì anh khen “Được lắm!” Được có nghĩa là mới ...tạm tạm thôi - tôi nghĩ bụng vì biết tánh anh ít nói thẳng. Anh kín và kỷ luật lắm. Anh không bao giờ tự cho ý kiến chỉ trừ khi tôi hỏi. Hình như ai muốn nhờ anh nhận định văn người ta thì anh...sợ lắm thì phải! Rồi mãi mấy bài sau này, anh tự nhiên nói dù tôi không hỏi: “ Em viết tới lắm!”. Tới chắc có nghĩa là... kha khá, tôi trừ bì 50 phần trăm nhưng trong bụng cũng thấy mừng rơn.

 Nhớ có vài lần anh...xổ chuồng liều mạng ý kiến lung tung với tôi. Lần đầu khi anh nghe tôi nói có nhà văn nữ nọ chê bài viết của tôi “không có văn chương”. Tuy trên mạng nhưng tôi biết là anh đang giận, anh tự nói trỗng trỗng một mình như anh đang ...chửi thề vậy. Chắc anh giận sao mấy con gà nòi văn chương mang cựa sắt kia dám tới mổ rụng lông con gà tre tuy hơi háo thắng nhưng cựa còn có chút xíu kia của anh! Tôi đọc email anh mà giống như tai đang nghe miệng anh lấp bấp cái gì như là “ Hoa hòe...hoa huệ mà...mà...mà... Em hiểu ý anh không?” Anh có giận lắm là tới chừng đó, vẫn không nói đụng tới tên ai hết! Lần thứ hai, tôi nghe anh nói trên phone đích danh một nhà văn lớn và bảo rằng văn ông ta “lành quá, lành đến mức không có gì đáng để đọc!” Chưa hết, còn một anh ý kiến lung tung nữa, là lần anh nói nhóm văn hào nổi tiếng kia: “Thiệt ra anh đâu có thích văn chương họ đâu. Nói em, em đừng có nói ai là anh nói nghen Khuê...” Những lần nghe anh tâm sự mạnh miệng như vậy tôi rất khoái vì biết chúng rất hiếm ở anh.

 Mỗi lần lỡ miệng như vậy, tôi có thể tưởng tượng ra, chắc anh bối rối với lương tâm và kỷ luật “không chê ai” lâu năm của anh lắm. Theo chút kinh nghiệm nhỏ của tôi. Tôi thấy hình như có hai loại nhà văn: loại một thì rất ít khi mở miệng chê văn ai dưới mọi hình thức; loại hai sẵn sang khuyên nhủ, dạy dỗ, phê bình hứ hé văn người khác. Dù cả hai loại, loại nào cũng cùng thấy văn mình là hay chớ không có khác biệt (văn mình vợ người mà!).

 Tôi nhớ hoài cái bài học đầu tiên mà anh đã dạy là tôi ráng đừng có xài nhiều chữ tĩnh từ để mô tả. Anh nói tránh viết “cô đẹp tuyệt vời, cô đẹp chim sa cá lặn” mà phải viết ra cô đẹp ra làm sao, đẹp chỗ nào, cong, tròn, thon, gọn, sexy ở đâu, đẹp nơi nào, đẹp ở khoảnh khắc nào...thì người ta mới thấy được cái đẹp cô nó gợn sóng ra sao... Với tôi, ấy là một bài học mà học hoài cũng không thuộc! Cũng trong lần ấy, anh dạy tôi phải ráng giữ cái phong cách rất riêng biệt của mình, tôi nhớ câu anh nói, đại khái: Khuê có cá tính rất Khuê, ấy là một cái điểm hay, nó hiện ra rất rõ, nó không thể nhầm lẫn với ai khác được, đừng có ráng bỏ cái phong cách đó mà không còn là cái gì hết. Lần ấy, những lời dạy của anh làm tôi vui cả đêm, tôi ôm lấy trăn trở chữ nghĩa của mình mà ngủ một giấc thật ngon.
 Lan man kể lại vài kỷ niệm với anh mà có lúc tôi vẫn tưởng là anh còn đó, còn cho tôi gửi anh email nữa. Anh chưa ra đi mà sao tôi có cảm giác như anh đã ra đi, anh đã bỏ cuộc chơi này.. Mà nói là cuộc chơi chớ có gì chơi. Nợ cơm gạo mang trên vai với bóng dáng vợ với bầy con nhỏ thì đố tay nào dám chơi cho ra chơi!
 Gần 50 năm với nghề viết, có lúc tôi thấy anh như hình ảnh ông lái đò, cả đời đưa đò: ai qua, ai lại thì mặc ai, ngày mai ông cũng dậy sớm khi gà gáy để mò mẫm theo con đường mòn ấy ra bến đò đưa khách; rồi ngày kia khi tuổi già sức yếu, ông ngã xuống trên chính con đò thân yêu ấy cũng trên giữa giòng sông quen thuộc ấy. Người ta nói ông chết. Tôi nói ông đã ở lại mãi với bến đò, với giòng sông.

 Có lúc tôi thấy anh như một gã nông phu nghèo, cả đời chăm bón thửa ruộng già, cày tới cày lui mãi dù cho ai ai có người còn, người đi xa chòm xóm. Rồi ngày kia ông nằm xuống cũng ngay trên cái thửa ruộng nghèo vì kiệt sức. Thân ông chỉ làm màu mỡ thêm cho ruộng lúa, đất với người không lìa...

 Anh chưa ra đi, anh vẫn còn đây và chắc sẽ đọc được bài viết này của tôi. Mong rằng anh không thấy tôi viết quá lời nhất là khi tôi kể lại vài kỷ niệm phát biểu ý kiến linh tinh của anh về văn học. Chắc giờ này, anh đã chịu buông tay ra với nhiều thứ. Buông vợ, buông con, buông cháu, buông cây bút, buông thanh danh, buông tài năng, buông thân xác… Tôi không dám nói tiếng chia buồn cùng gia đình anh vì biết chia là chia làm sao, nhận là nhận kiểu nào. Tôi chỉ biết im lặng mà nghĩ tới anh, tới vợ con anh. Chị cũng đâu còn khỏe, cũng èo èo y như kiểu sức khỏe của tôi lúc này. Tối tối giờ này chắc chị phải vào phòng chị lo máy móc, lo thay bao, lo móc dây, lo sức khoẻ của chị, phải bỏ anh một mình cho con cháu hay một bà y tá kềnh càng nào đó lo. Không gian trong nhà anh chắc ảm đạm lắm. Khuôn mặt gầy đi của anh với hai cái tay dài thòng ra cựa cọ chắc như sẵn sàng chờ cho ai đó nắm lấy. Cặp mắt yếu ớt ấy của anh chắc dễ làm cho người ta sợ hãi, sợ bị liên lụy lắm... Tình bạn tôi với anh như những đôi đũa lệch, nhưng cùng nhau gắp những món ăn văn chương trên cùng mâm: anh gắp đĩa hoa có món ngon vật lạ, tôi gắp đĩa đất với rau đậu cũng xong. Giờ chắc anh sẽ nằm xuống trước, mai tới tôi.

 Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...

Quán Starbucks ngay đầu đường nhà em sao buồn quá từ ngày biết anh mang bạo bệnh…

Đoàn Quang Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7814)
Trái tim nhân từ của má mở ra không chỉ cho riêng con cái của mình mà cho biết bao người xung quanh.
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7779)
Màu hoa phượng vĩ sẽ đỏ như máu của hai mẹ con mình hòa lại với nhau. Con sẽ được ở bên cạnh má đời đời
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8585)
Khó khăn và quan trọng nhất là làm sao tui giữ vững sự thương mến của mọi người đã dành cho, để một ngày như mọi ngày vẫn là ngày sinh nhựt cũa tui.
15 Tháng Bảy 2017(Xem: 9650)
Tôi gửi lên đây chút lòng ái mộ. Một góc Biên Hòa để nhớ quê hương
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 9472)
Cư An Tư Nguy” cám ơn trường bộ binh Thủ Đức. Quân trường đã rèn luyện chúng ta sự nhẩn nhục và chịu đựng của một người lính
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 8494)
Các bạn hãy hẹn nhau cùng về hội ngộ. Để tìm lại niềm vui và nụ cười hân hoan sum họp của thầy cô và bạn hữu.
03 Tháng Bảy 2017(Xem: 9669)
Nhớ đòi nó rửa lon vụ này cho cẩn thận nghe mấy cha. Ít nhất ông Thường Vụ này cũng thích ca hát, thích nhậu nhẹt và rất biết lo cho anh em.
25 Tháng Sáu 2017(Xem: 10346)
Cái nhà! vâng " Sống có nhà, chết có hòm" là câu nói ngoài miệng khi người ta khẳng định chủ trương cuộc sống của mình.
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 7555)
đốt đuốc đi tìm xem *Bác Cùng Chúng Cháu Hành Quân* đang nằm trong cống rãnh nào
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 7324)
Nếu ba ra đi, hãy chăm sóc và yêu kính mẹ con . Người đàn bà đã dâng hiến cả đời vì cha con chúng ta.
17 Tháng Sáu 2017(Xem: 8429)
“Chúng tôi là người lính”. Hy vọng chúng tôi đã làm sáng danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong ngày D- DAY của Lữ đoàn 304TH
15 Tháng Sáu 2017(Xem: 8554)
khi phác thảo xuất thần các khuôn mặt bạn văn, bằng hữu cô có lòng yêu quí. Như vậy cũng đủ cho người viết khi tình cờ ngẫu hứng muốn ‘Viết về Duyên
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9289)
Cuộc sống dù khó khăn cách mấy nhưng những tình cảm tốt đẹp này còn tồn tại thì đời sống vẫn còn ý nghĩa biết bao nhiêu.
21 Tháng Năm 2017(Xem: 7802)
không ai giống được như Má trong thế giới của Ba. Đối với Ba, cuộc sốngcủa Ba đã chấm dứt từ khi hơi thở cuối cùng của Má trút ra trên thế gian này
14 Tháng Năm 2017(Xem: 12622)
kim đồng hồ không bao giờ quay ngược được, chiếc lá không còn đủ xanh trở nên vàng úa chuẩn bị lìa cành...
29 Tháng Tư 2017(Xem: 8859)
Thế là hết, dấu tích kỷ niệm của gia đình chúng tôi cũng không còn. Về một lần chỉ mong tìm lại kỷ niệm
28 Tháng Tư 2017(Xem: 9573)
Nếu không có ngày này thì Mẹ đã không mất chồng và con không mất Ba khi mới 1 tuổi đời
24 Tháng Tư 2017(Xem: 7900)
Bản thân tôi cứ mỗi năm đến hẹn lại thu xếp nghỉ làm để góp sức với chương trình đại nhạc hội Cám Ơn Anh.
17 Tháng Tư 2017(Xem: 7749)
Xin các đấng tiền nhân, hương linh những anh hùng tử sĩ phò hộ cho nước Việt mình vượt qua cơn bão giông này.
12 Tháng Ba 2017(Xem: 9539)
Có chăng chỉ là chữ tình để lại cho đời. Tình đồng nghiệp, tình thầy trò, bạn bè và đồng hương
11 Tháng Ba 2017(Xem: 7763)
Bao giờ ánh sáng văn mình và quyền bình đẳng nam nữ chính thức đến tận hang cùng ngõ hẻm trên thế giới. Thì ngày ấy sẽ không có chiến tranh
26 Tháng Hai 2017(Xem: 8637)
Dù sao tôi cũng đã thỏa mãn được ước mơ "Một lần viếng thăm xứ sở của Thái Dương Thần Nữ khi mùa hoa Anh Đào nở rộ"
18 Tháng Hai 2017(Xem: 9376)
Con người một khi lìa đời sẽ không mang theo của cải, nhưng đã có một gia tài bằng sự quý mến của tha nhân
14 Tháng Hai 2017(Xem: 8673)
Cảnh kinh hoàng xảy ra! Quá bực tức vì rượt đuổi theo mấy ả mái tơ, mất thì giờ và mất sức
11 Tháng Hai 2017(Xem: 9072)
Hai bản nhạc God Bless America và Việt Nam Việt Nam được hát lên với hùng hồn mãnh liệt. Đã tạo sự xúc động cho toàn thể mọi người đến tham dự
10 Tháng Hai 2017(Xem: 10506)
Còn bao nhiêu số phận đang sống vất vưởng bên lề xã hội, không người thân, không bạn bè.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 8470)
Thay mặt cho những người Biên Hòa xin cám ơn những anh chị đã đặt viên đá xây dựng ngôi nhà tình nghĩa ấm nồng này.
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 8672)
Tân Niên “ BIÊN HÒA THỜI CHINH CHIẾN” như một lời cám ơn những con người và những tấm lòng cho miền Nam Tự Do.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 10154)
nhưng tôi cũng như bao nhiêu thân phận những phụ nữ khác đã hòa quyện vào dòng sinh mệnh chung của hơn hai mươi triệu người dân Miền Nam
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 9480)
Riêng đối với những em những người bạn trẻ chúng tôi đã có buổi tối gặp mặt êm đềm nồng ấm vào đêm 30.
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 8151)
Chúc mọi người trên toàn thế giới ấm no , hạnh phúc. Chúc thế giới "hòa khí sinh tài". không hủy diệt lẫn nhau
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 9035)
Tôi nợ mình trăm điều tự hỏi, đợi đêm về vung câu hỏi vào đêm. Và tiếng của đêm
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9856)
Xin cám ơn Thượng Đế. Cuối cùng tôi xin được cúi đầu, để tưởng niệm tất cả anh linh của những người đã nằm xuống vĩnh viễn cho cuộc chiến.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 7670)
Tháng 11 tôi ứa lệ tiễn người em gái chung trường ra đi . Em cũng là một cô giáo. Em hiền hòa dễ thương.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13406)
Đêm đó chúng tôi cười giởn rất tự nhiên và vui đến nổi không để ý các quan khách đã ra về từ bao giờ.
02 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 9416)
Tôi hát khẻ ru mình "... thôi đừng hát ru, thôi đừng ray rức. Lá trút rơi nhiều đâu phải bởi mùa thu..."
18 Tháng Mười Một 2016(Xem: 8455)
Ở rất xa, luôn huớng lòng về Biên Hòa và mong người ở đó bây giờ cũng hạnh phúc, an lạc như chúng tôi ngày trước.
30 Tháng Mười 2016(Xem: 8543)
Chị nhắm mắt lại nguyện cầu: Xin ơn trên ban phước lành đến với tất cả mọi người.
26 Tháng Mười 2016(Xem: 8018)
Chưa bao giờ như lúc này, tôi thèm được làm người mắc cơn mưa vội trên đường không kịp tìm chỗ trú
25 Tháng Chín 2016(Xem: 9621)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt
11 Tháng Chín 2016(Xem: 10799)
Chiến tranh như cơn xoáy tàn bạo cuốn hút những người học trò vào đó. Không thể chống cự, không thể vùng vẫy
11 Tháng Chín 2016(Xem: 8087)
những ngón tay lã lướt tê tái, xuyên vào tâm của đá giống như những ánh trăng rơi.
10 Tháng Chín 2016(Xem: 8645)
chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 2016(Xem: 8192)
Mila chạy vội đến ôm xiết lấy em như thể chị em đã xa nhau lâu lắm rồi.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8642)
Nhưng tôi vẫn thấy, sao lòng mình cứ thiết tha đến thế...
04 Tháng Chín 2016(Xem: 8293)
Tôi trở lại Séc trong niềm tâm tư bộn rộn, đối với quê hương xứ sở của mình. Tổ quốc VIỆT NAM
20 Tháng Tám 2016(Xem: 9771)
Những ngày cuối cùng khi thầy còn ở cõi nhân thế, lời tri ân này được kèm theo đây em xin kính gởi thầy như lời tiễn đưa.
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 12059)
Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 12351)
Ra đi gặp vịt cũng lùa; Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu