7:09 SA
Thứ Sáu
29
Tháng Ba
2024

HAI LY STARBUCKS - ĐOÀN QUANG KHUÊ

28 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 11176)
HAI LY STARBUCKS

 starbucks-large-content

 Tôi có anh bạn xa. Thật xa. Xa từ tuổi tác: anh 71, tôi 52; xa từ phong cách: anh điềm đạm nể nang còn tôi sôi nổi ngang hàng; xa từ cách chơi bạn: anh đằm thắm kín đáo trong khi tôi thoải mái mạnh miệng. Xa luôn cả nơi sinh sống, anh San Jose bên Mỹ; tôi Toronto, Canada. Nhưng có một thứ không xa là cả anh và tôi đều yêu thích cái viết. Dù cái thích của anh nó trân trọng, nó trải dài, nó tới nơi; còn tôi, tôi chỉ quanh năm lõm bõm, bạ đâu đọc đó trong mấy cái thư viện free hay trong mấy tờ báo lá cải ai bỏ xó đâu đó và ít khi nào tôi đọc cho xong nổi một cuốn sách!

 Anh là một nhà giáo dạy Triết và là nhà văn thành danh đã lâu, từ trước 75. Anh quen biết rộng rãi. Hầu như nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ nào có tiếng tăm thì anh cũng đã từng ngồi cà phê với họ; ngay cả như tôi, một người chân ướt chân ráo lấp ló chuyện văn chương mà anh cũng... giao tình! Gần 50 năm anh gắn bó với chữ nghĩa, gắn bó liên tục không ngưng nghỉ, không tùy hứng như người ta. Gắn bó như sự sống và hơi thở. Như Thầy Nhất Hạnh gắn bó với đạo, với hơi thở ra, với hơi thở vào mà không hề biết chán. Gắn bó như anh không còn biết làm bất kỳ điều gì khác trong cái đời có lẽ mãi phiêu lưu trên chiếc tàu chữ nghĩa như một cái nghiệp số này của anh. Cái đời mà đã biết bao lần làm anh thở dài, anh trăn trở, cái đời mà cứ ám ảnh anh chuyện tuổi thơ nghèo khó, ám ảnh anh chuyện ly tán, chuyện chiến tranh, cứ ám ảnh anh sự ra đi cùng những nỗi khổ đau của nhiều bè bạn cầm bút bất hạnh khác; rồi trong vài cơn say suyễn chuyện nhân sinh, anh đã nhiều lần nghĩ tới cái chết, nghĩ tới những cơn hồng thủy cuồng nộ nổi lên và cuốn phăng với nó cả cái vũ trụ ngã nghiêng sầu thảm này. Lắm lúc tôi thấy anh không hẳn chỉ là một người cô đơn tận xương tủy mà còn là một kẻ đã bị con ma huyễn tưởng kia nhập hồn. Chắc nhờ có hồn ma nên bài nào anh viết coi ra cũng...phù phép lạ lùng.

 Phải nói mà không sợ anh buồn là tôi thấy văn anh sao bế tắc quá. Lúc anh vui thì ngòi bút anh cũng buồn, lúc anh buồn thì...khỏi nói, nó quay quất não lòng! Tôi không dám nói tôi mê văn anh được là vì vậy. Tôi còn thấy văn anh nó mẫu mực, nó hiền, và nó quá khứ quá, có khi nó lạc điệu u hoài dù ấy là ở ngay những bài văn dữ dội nhất, đề cập tới những vấn đề hiện tại nhất trong những ngày có lẽ là bình tĩnh nhất của anh. Hình như tôi thấy ai cũng đồng ý là cây bút anh rất nồng nàn, rất xoáy, rất gần gũi với người đang đọc nó nhất là những người thuộc thế hệ lớn hơn. Hình như ai cũng biết anh có lối viết trôi chảy, sâu hoắm, mềm dẻo, tỉ mỉ mà không li ti, nhất là với những bài viết ngắn của anh trên VOA trong mấy năm gần đây khi những sự chán chường trong anh càng ngày càng không còn giữ kín được nữa...

 Tôi tự biết mình chưa có cái nhìn chuẩn về văn học, chỉ toàn cảm tính nên tôi không hề dám chờ có ai khác đồng lòng với những cảm nghĩ của mình về văn anh. Có một cái lý do nhỏ mà đã làm cho tôi dám nhận định và đã dám viết ra một cách ngông nghênh như thế là vì : Đó cũng là cái tánh chướng lạ mắt (hay nói ra ý mình mà không ngại ai nghĩ gì) mà hình như anh rất thích ngắm nhìn ở nơi tôi. Nó có lẽ là cái điểm mà chắc anh dễ nhớ ở tôi nhất. Và cũng chưa bao giờ anh tỏ ra giận dù đáng lẽ nhiều lần tôi nghĩ anh sẽ phải giận vì những thứ ý kiến ngang nhiên ấy của tôi trên VOA. Quen nhau, chắc anh cũng biết tánh tôi ít thích ca ngợi đánh bóng tài ai; và ngược lại, tôi cũng ít khi biết coi rẻ ai vì kém tài. Sống ở đời, với tôi, hầu như mọi cái tài lớn nào cũng phải nhờ Trời cho sẵn, nhất là cái tài văn. Có kính trọng chăng là kính ở cái ý tưởng, cái nhân tính, cái cốt cách con người và ấy là những chỗ mà tôi đã tìm tới anh. Với tôi, trước hết, anh như một người bạn, anh như một người anh rồi mới đến anh là một nhà văn…

 Giờ thì ác mộng của kiếp người đã biến thành sự thật với anh, anh đã ngã bạo bệnh , đang nằm đếm những ngày còn lại. Chắc bên anh bây giờ là cái địa ngục đang trao tráo mở mắt kêu réo tên anh mỗi ngày. Chắc anh nhìn mọi thứ đều thấy ra xa xôi lắm. Xa như tất cả chúng không còn mang cái to tát ý nghĩa gì nữa như những ngày anh còn trẻ, anh còn khoẻ.

 Nhớ khoảng 6, 7 năm về trước khi sức khỏe tôi cũng đã suy giảm, tôi phải dọn về London, cách Toronto này chừng 2 giờ lái xe. Tôi mở VOA lên và ấy là lần đầu đọc được bài viết của anh. Trước đó, tôi đã đọc đôi dòng anh tự giới thiệu về mình, cái cách giới thiệu khiêm tốn hạ mình và tôi đã để ý tới anh nhiều hơn. Rồi tôi đã viết những ý kiến mình trên VOA, nói tôi nhận thấy hầu như bài văn nào của anh cũng bi quan, cũng buồn tham lam vô cớ chứ chưa biết cám ơn cuộc sống đã đủ tốt đẹp này dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Anh im im và chắc anh cũng… bực. Tôi ý kiến kiểu đó cũng vài lần nữa, anh cũng im im (dù thời gian đầu trên VOA, các tác giả có thỉnh thoảng trả lời chứ không như sau này). Có vài người trên VOA phản bác lại tôi thật nặng nề nhưng tôi không hề giận mà còn quay qua xin... làm bạn với họ nữa vì tôi thấy thích những người “thấy chuyện bất bình không tha” như vậy!... Có chị nhà văn, giáo sư ngoại ngữ đại học Hà Nội đã trở thành bạn tôi cũng từ mấy cái vụ qua lại đó. Tôi đoán, chắc anh đã để ý tới tôi nhiều hơn do tôi không nóng giận những ai phản bác mình như thế. Tôi thường nghĩ, kẻ không ưa mình thì còn có ngày ưa mình; kẻ thờ ơ “sống chết mặc bay” thì vô vọng, họ chỉ biết ưa cái nhu cầu của họ!

 Rồi ngày kia, tôi viết bài và liều gửi thử anh đọc để mong anh thấy hay mà... đăng. Bài thứ nhất của tôi về kỷ niệm Ottawa và kèm đại theo số phone. Anh gọi lại trong sự ngỡ ngàng bất ngờ của tôi. Trên phone, anh vui vẻ và nhiệt tình qua cái giọng Nam thoải mái, cười cười xuề xòa không giống gì là kiểu cách bề thế của một nhà văn, nhà chủ bút lâu năm của anh. Nhớ lần ấy, vào khoảng 11 giờ sang, Trời thật đẹp, tôi hân hoan nghe anh khen bài tôi viết. Khen sao mà tôi đợi hoài không thấy bài mình được đăng! Tôi liều gửi anh bài nữa, “Thầy và tôi”. Anh khen nữa, bảo trên phone : “Anh thích bài này!” Lại thích. Lại tôi chờ mỏi con mắt mà không thấy anh đăng! Nhưng lần này anh giải thích sau cả tháng im lặng, giọng anh cảm thông: “ Tại VOA không đồng ý, anh biết sao!” Rồi như đọc được cái ngập ngừng thất vọng của tôi, anh: “...Nhiều khi anh thấy cũng bực quá, muốn nghỉ liền mà họ kêu quá chớ không anh nghỉ lâu rồi...” Anh làm tôi có cảm giác như anh muốn đăng bài tôi lắm mà không được nên tôi cũng cảm thấy an ủi mà ráng… viết tiếp.

 Chúng tôi trao đổi emails, nói chuyện phone lai rai, tuỳ hứng. Anh luôn trả lời liền mỗi lần tôi gửi anh. Cứ lâu lâu mở VOA lên thấy anh đăng bài mới ai ai là tôi thấy vui vui vì biết anh còn đó, còn sáng trưa chiều tối bên cái laptop và tôi có người bạn có đầy kinh nghiệm viết để liên lạc nếu thấy thích. Nhiều lúc biết anh có quá nhiều bè bạn quá nên làm tôi cũng ngại là anh không có cần bạn nữa như tôi cần. Tôi thường nghĩ, người có nhiều bạn thì không có bạn thân vì cái nhu cầu cần có một người bạn thân sẽ không còn cái hồn tự nhiên chờ gặp nhau của nó nữa; và người có nhiều bạn mà có lỡ mất đi một người bạn thì chắc cũng chẳng hề gì. Nghĩ vậy, nên tôi cũng không mong ở anh một sự chờ đợi gì ở tôi hết. Bao giờ tôi cũng còn có chút ám ảnh đó, chút ngăn cách đó khi nghĩ tới sự thân tình, nếu có, giữa anh và tôi.

 Có lần buồn chán sao đó (mà anh ít khi giải thích cho tôi), anh nói anh muốn “chết quách đi cho nó rồi!” Tôi rủ anh đợi chừng vài năm nữa rồi hai anh em mình mang chai rượu mạnh ra bờ đá New York “chơi”, nghe nói nó vừa cao vừa đẹp nữa và bảo đảm trăm phần trăm thành công! Anh im im, chắc anh nghĩ tôi cũng chỉ có nói giỡn.

 Đã biết bao lần chúng tôi hẹn nhau bên hai ly cà phê Starbucks. Lần cuối cách đây hơn mấy tháng khi tôi nói “ tưởng anh đang bệnh nặng, em sang thăm anh”. Giờ anh đã ngã bệnh nặng thật mà tôi cũng chưa có ý sang thăm. Tôi cũng vẫn mải mê chạy theo những bài viết của tôi để sớm hoàn thành cuốn sách tùy bút / tự truyện kỷ niệm đầu tiên của đời mình. Dẫu mình có ra đi nhưng những suy nghĩ của mình còn đó mãi, nghĩ vậy tôi thấy cũng vui vui khi viết. Và cũng do đó, viết sao cho chính mình không thấy ngượng, không thấy dối, không thấy nợ ai điều gì thì chừng đó tôi mới thấy vừa lòng. Ai khác muốn nghĩ sao thì là quyền của họ, tôi không cản được…

 Nhớ ngày kia tôi bắt đầu cầm đại cây bút trên Facebook. Tôi viết hăng lắm, viết mỗi tuần có khi 4 bài, vừa tùy bút, vừa tự sự, vừa truyện ngắn. Lỗi chánh tả thì tùm lum nhưng tôi không ngại vì sau vài năm chúng sẽ hết; tôi nghĩ cái quan trọng của một người viết là ở ý tưởng và cách diễn đạt.Tôi có linh tính anh đã đọc hết mọi bài viết của tôi dù tôi không bao giờ hỏi. Có bài tôi gửi thẳng email mà anh thấy thích thì anh nói để anh gửi cho VOA coi thử, tôi cản vì không muốn chuyện từ chối cũ tái bản nữa - vả lại tôi cũng không tin cái thẩm quyền xét duyệt văn chương tùy tiện của họ dù đúng là những bài đầu của tôi có kém thật. Có bài nào thấy thích thì anh khen “Được lắm!” Được có nghĩa là mới ...tạm tạm thôi - tôi nghĩ bụng vì biết tánh anh ít nói thẳng. Anh kín và kỷ luật lắm. Anh không bao giờ tự cho ý kiến chỉ trừ khi tôi hỏi. Hình như ai muốn nhờ anh nhận định văn người ta thì anh...sợ lắm thì phải! Rồi mãi mấy bài sau này, anh tự nhiên nói dù tôi không hỏi: “ Em viết tới lắm!”. Tới chắc có nghĩa là... kha khá, tôi trừ bì 50 phần trăm nhưng trong bụng cũng thấy mừng rơn.

 Nhớ có vài lần anh...xổ chuồng liều mạng ý kiến lung tung với tôi. Lần đầu khi anh nghe tôi nói có nhà văn nữ nọ chê bài viết của tôi “không có văn chương”. Tuy trên mạng nhưng tôi biết là anh đang giận, anh tự nói trỗng trỗng một mình như anh đang ...chửi thề vậy. Chắc anh giận sao mấy con gà nòi văn chương mang cựa sắt kia dám tới mổ rụng lông con gà tre tuy hơi háo thắng nhưng cựa còn có chút xíu kia của anh! Tôi đọc email anh mà giống như tai đang nghe miệng anh lấp bấp cái gì như là “ Hoa hòe...hoa huệ mà...mà...mà... Em hiểu ý anh không?” Anh có giận lắm là tới chừng đó, vẫn không nói đụng tới tên ai hết! Lần thứ hai, tôi nghe anh nói trên phone đích danh một nhà văn lớn và bảo rằng văn ông ta “lành quá, lành đến mức không có gì đáng để đọc!” Chưa hết, còn một anh ý kiến lung tung nữa, là lần anh nói nhóm văn hào nổi tiếng kia: “Thiệt ra anh đâu có thích văn chương họ đâu. Nói em, em đừng có nói ai là anh nói nghen Khuê...” Những lần nghe anh tâm sự mạnh miệng như vậy tôi rất khoái vì biết chúng rất hiếm ở anh.

 Mỗi lần lỡ miệng như vậy, tôi có thể tưởng tượng ra, chắc anh bối rối với lương tâm và kỷ luật “không chê ai” lâu năm của anh lắm. Theo chút kinh nghiệm nhỏ của tôi. Tôi thấy hình như có hai loại nhà văn: loại một thì rất ít khi mở miệng chê văn ai dưới mọi hình thức; loại hai sẵn sang khuyên nhủ, dạy dỗ, phê bình hứ hé văn người khác. Dù cả hai loại, loại nào cũng cùng thấy văn mình là hay chớ không có khác biệt (văn mình vợ người mà!).

 Tôi nhớ hoài cái bài học đầu tiên mà anh đã dạy là tôi ráng đừng có xài nhiều chữ tĩnh từ để mô tả. Anh nói tránh viết “cô đẹp tuyệt vời, cô đẹp chim sa cá lặn” mà phải viết ra cô đẹp ra làm sao, đẹp chỗ nào, cong, tròn, thon, gọn, sexy ở đâu, đẹp nơi nào, đẹp ở khoảnh khắc nào...thì người ta mới thấy được cái đẹp cô nó gợn sóng ra sao... Với tôi, ấy là một bài học mà học hoài cũng không thuộc! Cũng trong lần ấy, anh dạy tôi phải ráng giữ cái phong cách rất riêng biệt của mình, tôi nhớ câu anh nói, đại khái: Khuê có cá tính rất Khuê, ấy là một cái điểm hay, nó hiện ra rất rõ, nó không thể nhầm lẫn với ai khác được, đừng có ráng bỏ cái phong cách đó mà không còn là cái gì hết. Lần ấy, những lời dạy của anh làm tôi vui cả đêm, tôi ôm lấy trăn trở chữ nghĩa của mình mà ngủ một giấc thật ngon.
 Lan man kể lại vài kỷ niệm với anh mà có lúc tôi vẫn tưởng là anh còn đó, còn cho tôi gửi anh email nữa. Anh chưa ra đi mà sao tôi có cảm giác như anh đã ra đi, anh đã bỏ cuộc chơi này.. Mà nói là cuộc chơi chớ có gì chơi. Nợ cơm gạo mang trên vai với bóng dáng vợ với bầy con nhỏ thì đố tay nào dám chơi cho ra chơi!
 Gần 50 năm với nghề viết, có lúc tôi thấy anh như hình ảnh ông lái đò, cả đời đưa đò: ai qua, ai lại thì mặc ai, ngày mai ông cũng dậy sớm khi gà gáy để mò mẫm theo con đường mòn ấy ra bến đò đưa khách; rồi ngày kia khi tuổi già sức yếu, ông ngã xuống trên chính con đò thân yêu ấy cũng trên giữa giòng sông quen thuộc ấy. Người ta nói ông chết. Tôi nói ông đã ở lại mãi với bến đò, với giòng sông.

 Có lúc tôi thấy anh như một gã nông phu nghèo, cả đời chăm bón thửa ruộng già, cày tới cày lui mãi dù cho ai ai có người còn, người đi xa chòm xóm. Rồi ngày kia ông nằm xuống cũng ngay trên cái thửa ruộng nghèo vì kiệt sức. Thân ông chỉ làm màu mỡ thêm cho ruộng lúa, đất với người không lìa...

 Anh chưa ra đi, anh vẫn còn đây và chắc sẽ đọc được bài viết này của tôi. Mong rằng anh không thấy tôi viết quá lời nhất là khi tôi kể lại vài kỷ niệm phát biểu ý kiến linh tinh của anh về văn học. Chắc giờ này, anh đã chịu buông tay ra với nhiều thứ. Buông vợ, buông con, buông cháu, buông cây bút, buông thanh danh, buông tài năng, buông thân xác… Tôi không dám nói tiếng chia buồn cùng gia đình anh vì biết chia là chia làm sao, nhận là nhận kiểu nào. Tôi chỉ biết im lặng mà nghĩ tới anh, tới vợ con anh. Chị cũng đâu còn khỏe, cũng èo èo y như kiểu sức khỏe của tôi lúc này. Tối tối giờ này chắc chị phải vào phòng chị lo máy móc, lo thay bao, lo móc dây, lo sức khoẻ của chị, phải bỏ anh một mình cho con cháu hay một bà y tá kềnh càng nào đó lo. Không gian trong nhà anh chắc ảm đạm lắm. Khuôn mặt gầy đi của anh với hai cái tay dài thòng ra cựa cọ chắc như sẵn sàng chờ cho ai đó nắm lấy. Cặp mắt yếu ớt ấy của anh chắc dễ làm cho người ta sợ hãi, sợ bị liên lụy lắm... Tình bạn tôi với anh như những đôi đũa lệch, nhưng cùng nhau gắp những món ăn văn chương trên cùng mâm: anh gắp đĩa hoa có món ngon vật lạ, tôi gắp đĩa đất với rau đậu cũng xong. Giờ chắc anh sẽ nằm xuống trước, mai tới tôi.

 Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...

Quán Starbucks ngay đầu đường nhà em sao buồn quá từ ngày biết anh mang bạo bệnh…

Đoàn Quang Khuê

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tám 2019(Xem: 9411)
Tôi vẫn nhìn lên trần nhà: trần nhà trắng phau, ở đó không hiện lên được một nét nào của quê hương tôi hết
07 Tháng Tám 2019(Xem: 5243)
Phải chi đừng vội nói yêu nhau. Để mãi tình yêu mới bắt đàu
06 Tháng Tám 2019(Xem: 7098)
Người lính trẻ đã nằm xuống an bình. Nhưng nỗi nhớ thương mãi đè nặng trong lòng những người con sống.
04 Tháng Bảy 2019(Xem: 7206)
là bằng chứng ông đến với cuộc đời này bằng một tiếng khóc, nhưng khi ra đi ông đã đem theo một người tình.
27 Tháng Sáu 2019(Xem: 7141)
Rất mong các bạn cùng khóa không đến được hôm nay thì xin lần tới hãy đến với nhau vì thời gian không chờ đợi bất cứ một ai
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13619)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 7002)
Tạ ơn ngôi trường cho mình nhiều kỷ niệm đẹp. Tạ ơn Thầy Cô cho mình kiến thức và một lối đi về.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 6674)
Kính chúc các Mẹ luôn sống vui, sống khỏe để thế hệ trẻ được chăm sóc, bù đắp phần nào những đau thương mất mát các Mẹ đã trải qua.
13 Tháng Năm 2019(Xem: 6734)
Không phải chỉ “ở cuối một con đường” mà ở cuối con đường nào cũng có một chỗ để chúng ta dừng chân, quay đầu nhìn lại đoạn đường đã qua
12 Tháng Năm 2019(Xem: 7268)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ
05 Tháng Năm 2019(Xem: 6349)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 11328)
Tướng Lê Văn Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam đều đã không còn. Nhưng linh hồn họ, chí khí bất khuất của họ bất tử. Tôi không bao giờ quên hai ông
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6558)
Càng thương nhiều cho tuổi trẻ Việt Nam bây giờ, họ sống mà không có ngày mai, chỉ lo hưởng thụ
28 Tháng Tư 2019(Xem: 6206)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7213)
những trang Quân Sữ lẫy lừng cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa mà chính Ông, Ông Đã chinh phục được lòng ngưởng mộ của các tướng lãnh đương thời trong khối Tự Do.
17 Tháng Tư 2019(Xem: 7007)
Nguyên nhân,trong thầm nghĩ nhỏ bé của tôi, tôi nghĩ có thể có nhiều người biết chuyên. Biết mà không nói thì biết cũng như không.
10 Tháng Ba 2019(Xem: 6739)
Như vậy hồn thiêng lịch sử đứng về phía bạn. Tại những nơi này trái tim Việt Nam nghìn đời nhập vào trái tim bạn để hòa cùng với muôn triệu trái tim Việt Nam
05 Tháng Ba 2019(Xem: 10862)
Hội ái hữu Biên Hòa luôn sát cánh với người Việt trong và ngoài nươc, cùng cất lên tiếng kêu trầm thống cho quê hương đất nước
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7093)
lâm vào cái cảnh giữ cháu giữ luôn mấy cái cây rau ngoài vườn. Đã vậy còn phải giữ ...Thằng Chả nửa chớ!
02 Tháng Ba 2019(Xem: 7646)
Nhưng thật vô cùng quý báu của một tấm lòng. Tội nghiệp chị, con tàu đang chở chị lao vào màn đêm, xé tan bóng tối và lạnh lẽo.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 6956)
Sau đó nó ở lại trong "hậu trường" chờ đợt bán hàng tiếp theo để lại làm nhiệm vụ thu tiền
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 7633)
Người Lính làm thơ còn viết cho người Thầy đáng kính Đại Tá Lê Đạt Công về người đàn em quý mến Chuẩn úy Đỗ Cao Thông
13 Tháng Giêng 2019(Xem: 8094)
Cụ Phó Bảng cho họ được tá túc trong lăng của Cụ, như ngày nào Cụ đã được những tấm lòng người miền Nam cho tá túc, trên bước đường lưu lạc của Cụ
06 Tháng Giêng 2019(Xem: 7222)
Mà thôi! Tránh voi chẳng xấu mặt nào. Tui cũng lại đang đeo … Khẩu trang! Có ai thấy cái mặt sượng sùng quê mấy cục đâu.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 52293)
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!
27 Tháng Tám 2018(Xem: 54535)
Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương.
23 Tháng Tám 2018(Xem: 9217)
Với tôi, giá trị tư tưởng lớn nhất của Tác Phẩm “Có Một Thời Nhân Chứng” của nhà văn Lê Lạc Giao chính là cách Ông đặt lại vấn đề: “Nạn Nhân hay Nhân Chứng”
16 Tháng Bảy 2018(Xem: 7274)
Những mơ ước mà Mbappé đã thực hiện và mang đến những kết quả và hình ảnh đẹp đó là một gương sáng cho các người trẻ tuổi và trẻ em ở các khu banlieux
28 Tháng Năm 2018(Xem: 9666)
Cúi đầu tạ với quê hương. Tôi còn một nửa đoạn đường chiến binh”
13 Tháng Năm 2018(Xem: 8912)
Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Má được phước lành kiếp tái sanh.
13 Tháng Năm 2018(Xem: 7536)
Trời Cali hôm nay dường như đầy u ám như muốn ôm cả nỗi buồn người mẹ trong ngày Mother Day
21 Tháng Ba 2018(Xem: 55086)
Mùa xuân chỉ vừa mới nhón bước chân đi thôi mà, mùa hạ còn mãi tít xa kia ngóng vương mộng ảo
08 Tháng Ba 2018(Xem: 53839)
Bởi mỗi lần cả gia đình Tôi đi chung đến thăm,Ông Cố luôn luôn để sẵn tiền trong túi rút ra cho hai chắt,sau khi chúng ôm hun bên má.
03 Tháng Hai 2018(Xem: 52961)
Mẹ mong sao con mình thành nhân, phải sống cho có nghĩa, cho dù phải đánh đổi cái giá quá đắt cho đời mình
30 Tháng Giêng 2018(Xem: 8310)
Đứa cháu ở nhà ra xua đuổi cũng không kết quả, nó chán nản bỏ vào trong nhà... . Cuộc chiến đấu càng lúc càng khốc liệt...
06 Tháng Giêng 2018(Xem: 8573)
Dòng sông mây chở lá vàng mơ đã chìm hẳn vào bầu trời đêm rộng lớn, tôi thấy lòng mình bùi ngùi muốn khóc, tôi mơ
03 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 7604)
Và đâu phải chỉ tháng 12 không biết đến đợi chờ ... Có giã từ nhau cũng phải gửi lại chút lời
22 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7676)
tôi cũng xin cám ơn một nửa thương yêu của tôi đã cùng tôi vượt qua những đoạn đường chông gai thử thách, chia ngọt, sẻ bùi
20 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7285)
Tự do hạnh phúc với cơm no áo ấm là điều mà chúng ta có thể san sẻ cùng nhau.
17 Tháng Mười Một 2017(Xem: 7789)
Con đường chúng ta đi còn rất dài. Em không mong chúng ta sẽ tránh được những lần chớp tắt. Em chỉ mong rằng chúng ta đủ TIN YÊU
09 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8448)
nhưng thấm đậm tình của người miền Nam, của các anh lính Việt Nam Cộng Hoà. Thử lắng đọng lòng mình, nghe và cảm nhận các bạn nhé.
28 Tháng Mười 2017(Xem: 8212)
cứ tiếp tục đi, không có con đường nào bằng phẳng, cũng không có lối mòn để đi ra
01 Tháng Mười 2017(Xem: 8064)
Một thoáng chốc buồng tim chợt đau nhói, khi nhớ về những con đường với những thân quen của Biên Hòa xưa cũ.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7973)
Tôn chỉ của dân VNCH, của QLVNCH, của chính phủ VNCH là TÔN TRỌNG CON NGƯỜI, cách hành sự chứa đầy tình người.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7755)
Hãy gắng lên ông xã. Moi việc rồi sẽ qua. Như cháu mình đã viết. "Người lính" không dễ dàng bị khuất phục.
01 Tháng Mười 2017(Xem: 7903)
Người vào cởi áo lau son phấn Trả hết vinh quang lẫn đoạn trường
10 Tháng Chín 2017(Xem: 8189)
Như một lời từ giả, vĩnh biệt bạn bè như giòng sông Đồng Nai cứ trôi, trôi mãi bỏ lại con đò...
09 Tháng Chín 2017(Xem: 8999)
Hè trôi. Hè đang trôi dần theo từng vạt gió lẽ hiu hiu, hè trôi theo áng mây chiều nay chỉ ửng vàng chút nắng, chắc cũng bởi hè đang trôi,
09 Tháng Chín 2017(Xem: 7720)
Trái tim nhân từ của má mở ra không chỉ cho riêng con cái của mình mà cho biết bao người xung quanh.