3:27 SA
Thứ Hai
6
Tháng Năm
2024

ÔNG CÃ MẸO - TRẦM MẶC HOA HUYỀN

03 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 19582)

cameo-large-content

 Hàng năm, cứ vào ngày hăm tám tháng Chạp là cô Hai Lựa dắt thằng Cu Mão về quê để lo sửa soạn làm đám giỗ cho ông Ngoại Ba. Ông Ngoại Ba là cái tên mà dân làng đặt cho ông Cả Mẹo. Đây là một sự thật xảy ra tại làng tôi, một mẫu chuyện vô cùng thương tâm, ly kỳ, éo le và đầy hấp dẫn mà thời thơ ấu tôi đã chứng kiến phần nào, xin được kể hầu quí vị sau đây coi như một món quà nho nhỏ trong dịp Xuân về.

 Ông Cả Mẹo là con trai duy nhất của ông Cai Tổng Phàn, sanh vào năm Mẹo nên ông Tổng đặt luôn cho ông tên Mẹo (làng tôi thời bấy giờ người ta ưa đặt tên con trùng theo năm sanh của mười hai con giáp và đa số đều có chức phận giàu sang như cụ Phán Thân, cụ Biện Sửu, Thầy Thông Dần, ông Hội Đồng Ngọ v. v...). Dòng họ ông có phước làm quan đến ba đời: Đời ông nội làm Hội Đồng, đời cha làm Cai Tổng bây giờ đến lượt ông làm Hương Cả cũng giàu từ trong bụng mẹ giàu ra. Ông lấy vợ là con của vị Thầy Đồ làng bên, bà này vừa đẹp người lại đẹp nết, hiền thục, đảm đang nên được ông cưng chiều hết mực. Bà Cả chỉ sanh được một người con trai duy nhất nhưng lại mắc chứng bịnh ban khỉ từ lúc nhỏ, thân người co rút lại, còm cõi ốm o. Tiếng khóc the thé như tiếng mèo ngao, nên đặt là cậu Hai Miêu. Ông bà Cả tốn kém biết bao nhiêu tiền của để lo chạy chữa thuốc thang, nhưng bịnh tình vẫn không thuyên giảm và cậu đã yểu tử khi vừa mới lên năm. Bà Cả quá đỗi đau buồn vì nhớ thương con cũng như biết thân phận mình không còn sanh nở được nữa nên lâm trọng bệnh và qua đời sau đó không lâu, bỏ lại một mình ông sống cảnh chăn đơn gối chiếc, nỗi niềm thương nhớ vợ con dằng dặc khôn nguôi! Nhiều lúc ông không màng ngó ngàng gì đến công việc làm ăn ruộng vườn nhà cửa. Ông muốn buông xuôi tất cả. Của cải vật chất, tiền tài danh vọng không làm sao bù lấp được khoảng trống tình thương đang mỗi lúc mỗi lún sâu trong lòng ông!

 Hơn hai năm sau, ông được người chị họ làm mai mối giới thiệu cho ông một người đàn bà góa bụa tên Sáu Chọn mà dân Bến Củi thường gọi là Dì Sáu Mắm, tuổi ngoài năm mươi, nước da ngâm hoa dâu, mập mạp, tròn trịa coi bộ còn ngọt nước ngọt cái lắm, quê ở miền lục tỉnh. Dì thường thuê ghe chở các loại khô mắm từ miền Tây lên bỏ mối cho các sạp bán lẻ ngoài chợ Thị trấn, rồi mua than củi từ đây về bán lại cho bạn hàng dưới miệt Hậu Giang. Có lẽ vì chuyên nghề bán khô mắm nên bà con mới gọi Dì Sáu Chọn là Dì Sáu Mắm và đã tạo cho Dì trở thành một con người mưu tính, lanh lợi, bon chen "miệng bằng tay, tay bằng miệng". Chồng chết hơn bảy năm rồi mà Dì Sáu vẫn ở vậy với người con gái tên Lựa năm nay đã mấp mé băm lăm, nhưng cô cũng giống như mẹ chưa có một mảnh tình nào để vắt vai cho ấm áp đời cô lẻ và cho thiên hạ đừng đàm tiếu, chê cười là gái không có duyên dùng gì nên mới bị "ống chề". Còn ông Cả Mẹo tuy tuổi ngoài lục tuần, nhưng trông vẫn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, coi tướng còn "gân" và sung sức lắm không thua gì bọn trai tráng trong làng. Hơn nữa bà Cả qua đời gần ba năm nay rồi, ông cũng cần phải có người để bậu bạn, an ủi lúc tuổi già bóng xế, nên chỉ gặp mặt dì Sáu Mắm có một lần là ông đã khoái chí, mê tít thò lò và ưng chịu ngay.

 Đám cưới ông Cả Mẹo và dì Sáu Mắm được tổ chức tại nhà ông Cả. Từ đó dân làng nể trọng gọi Dì Sáu là bà Cả Hai và người con gái là cô Hai (mặc dù cô chỉ là con ghẻ của ông Cả). Với vẻ đẹp khiêm nhường, trầm tư ít nói, ít cười, đôi mắt đen buồn. Có những buổi chiều, cô Hai Lựa ngồi một mình nơi hành lang vắng vẻ nhìn hoàng hôn trãi vàng trên cành cây, đọt chuối hoặc gởi hồn theo những cánh chim lẻ bạn bay về cuối nẻo trời xa, mà nghe mắt sầu rớm lệ! Dường như cô đang hoài niệm, nuối tiếc hay mơ mộng một điều gì đó trong đời hoặc đang tủi buồn cho số phận vô duyên của mình cũng nên! Thật tình mà nói nỗi lòng của cô Hai hiện giờ chỉ có trời mới biết được! Người ta chỉ chia sẻ những nỗi niềm của người khác khi nó được biểu hiện qua hành động hoặc lời nói mà thôi. Nhưng nghĩ cho cùng, ở lứa tuổi như cô Hai mà chưa có một bóng hình nào ấp ủ trong tim, để thương, để nhớ thì không buồn mới là chuyện lạ!

 Ở cuối dãy vườn hơn bốn mẫu tây của ông Cả có một chòi lá nhỏ nằm trên xẻo đất cặp sát mé ruộng vốn là đất của ông Hội Đồng ngày xưa cho ông nội của anh em Ba Rơi và Tư Rớt. Gia đình này cũng có truyền thống ở đợ cho nhà ông Cả Mẹo đến ba đời. Đời ông nội ở đợ cho ông Hội đồng, đời cha ở đợ cho ông Cai Tổng và đến đời hai anh em Ba Rơi, Tư Rớt lại tiếp tục ở đợ cho ông Hương Cả. Hai anh em vốn là con nhà nông nên thật thà chất phát, tướng tá lớn con, khỏe mạnh nhưng đến nay đã ba mươi ngoài rồi mà vẫn còn độc thân, có lẽ vì nghĩ đến thân phận nghèo hèn nên chẳng dám đèo bồng chuyện ong bướm nợ duyên! Anh Tư Rớt ăn nói nhỏ nhẹ như con gái và hơi cà lăm nên được ông Cả thương yêu cho ở nhà chăm sóc vườn tược, hoa kiểng và phụ giúp việc vặt trong nhà còn anh Ba Rơi thì lo việc ngoài đồng chăn giữ trâu bò, lúa thóc ruộng nương.

 Sau ngày 30/4/75, tất cả đồng bào Miền Nam đều lâm vào cảnh vô cùng điêu linh thống khổ! Riêng ông Cả Mẹo "cách mạng" liệt vào hàng địa chủ phong kiến nên bị đối xử tàn nhẫn và thê thảm hơn! Vườn tược, ruộng nương của ông bị "cách mạng" tịch thu hết, chỉ chừa lại vỏn vẹn có ngôi nhà, một thẻo vườn, một xẻo ruộng chó ngồi ló đuôi, nhưng có chừa như vậy cũng là phước đức cho ông lắm rồi, không thôi thì gia đình ông chỉ có nước ôm gói ra ngoài đồng ăn bờ ngủ bụi như bao nhiêu gia đình nghèo khổ khác! Tất cả trâu bò của ông đều bị lùa vào Hợp tác xã. Anh Ba Rơi cũng bỏ đi lập gia đình và ở riêng nơi khác. Trong hoàn cảnh khốn khổ này, nếu ngồi không ăn hoài thì chỉ có môn chết đói hết cả nhà, nên bà Cả Hai xin với ông cho mình trở lại buôn bán khô mắm như ngày xưa. Nỗi buồn vì mất mát tài sản ruộng vườn, thêm nỗi lo về miếng cơm manh áo, khiến ông bị mù đôi mắt và già đi rất nhiều! Khi nghe bà Cả xin đi buôn bán trở lại ông mừng vui khôn xiết và bằng lòng ngay.

 Bà Cả đã quen với lối sống tự do bay nhảy, gạo chợ nước sông, bây giờ phải bó tay cột chưn ở nhà chăm sóc ông chồng đui mù, khó tánh thì làm sao bà chịu cho nổi. Từ đó, bà cứ mãi lo miệt mài buôn bán, ban đầu còn sáng đi tối về, miết rồi hai ba ngày có khi đi luôn cả tuần lễ, nửa tháng mới về nhà một lần. Người ta đồn bà đang cặp bồ với ông chủ ghe hay chủ vựa nào đó ở dưới miền Tây. Khi về bà chỉ đưa ít tiền cho cô Hai Lụa, hỏi han, căn dặn đôi điều, thỉnh thoảng cũng có ngồi trò chuyện với ông Cả dăm câu, nhưng ngồi chưa được nóng đít thì bà lại tất tả ra đi. Ông Cả lòng đau như dao cắt!

 Ở nhà, mọi việc trong ngoài, lớn nhỏ gì cũng đều do một mình cô Hai Lựa lo toan. Lớp thì lo chợ búa, cơm nước, giặt giũ, lớp thì chăm sóc từ cái ăn cái mặc, đến việc tiểu tiện, tắm rửa cho ông Cả. Ban ngày việc làm không ngớt tay, vậy mà ban đêm còn xoa bóp tẩm quất cho đến khi nào ông Cả đã nư, mê man tàng tịch, thả hồn vào mộng cô mới dám đi ngủ, có nhiều khi mệt quá cô ngủ gục luôn trong phòng ông. Thiệt tình tội nghiệp cô Hai quá chừng, ngày đêm hì hục lo hầu hạ chăm sóc cho người cha ghẻ tưởng như vợ chồng không bằng! Công việc trong nhà thì bề bộn mệt thở không ra hơi, lại thêm một nỗi thiên hạ bên ngoài còn dị nghị, bàn tán, gièm pha cho rằng cô và anh Tư Rớt trai đơn quá lứa sống chung chạ với gái chiếc lỡ thời "lửa gần rơm lâu ngày không trèm thì trụa"! Có lần bọn trẻ đi bắn chim ngoài vườn lén nhìn thấy cô Hai đang thủ thỉ thì thầm gì đó với anh Tư dưới gốc cây khế ngọt. Còn thêm chuyện động trời này nữa: Vào một đêm mưa gió, hai anh em Tư Ếch và Năm Nhái đi giăng câu ngoài ruộng thấy có ánh đèn leo lét trong nhà anh Tư nên chạy vào xin đụt mưa, ai dè bắt gặp cô Hai đang ngồi chù hụ trên sạp ngủ của anh Tư, quần áo nhăn nheo, tóc tai dã dượi. Sáng hôm sau, bà con chòm xóm đồn đãi rùm beng lên là cô Hai xuống ngủ đêm dưới chòi anh Tư Rớt. Có người còn thêu dệt thêm: Thuở đời nay, mỡ đem dâng trước miệng mèo, thử hỏi thằng Tư làm sao chịu nổi, còn lâu nó mới tha cho. Chắc mẻm là cô hai đã tiêu tùng đời con gái với thằng Tư rồi. Mặc dù vậy nhưng cô vẫn thản nhiên vui vẻ chấp nhận không hề hé môi than vãn nửa lời. Còn anh Tư thì tối ngày cứ lo lui cui chăm sóc cây trái ngoài vườn, anh luôn thủ phận mình là người ăn kẻ ở nên ít khi dám lân la chuyện trò với cô Hai. Cô ấy sai bảo việc gì thì anh làm việc nấy. Ban ngày phụ việc ở nhà ông Cả, đêm về chòi ngủ chèo queo một mình. Nhiều đêm anh cũng ước mơ có được một mái ấm gia đình, nhưng đó chỉ là mơ ước mà thôi.

 Ít lâu sau, bà con lối xóm thấy cô Hai dường như có triệu chứng mang thai, nước da xanh dờn, cần cổ cao nghệu, hai mắt trõm lơ lại ưa thèm ăn chua. Có người chơi cắc cớ, kho cá không bỏ gia vị hành tiêu tỏi ớt chi ráo, rồi mời cô đến nhà dùng cơm. Mới đến nghe mùi tanh cá, cô chạy dội trở ra ôm bụng khum đầu ngồi ói mữa thiếu điều muốn trào mật xanh ra ngoài! Tiếng đồn xầm xì cô Hai Lựa có bầu với anh Tư Rớt lâu ngày thấu đến tai bà Cả. Bà gặng hỏi nhưng cô Hai chối bai bải nói rằng ai mà xấu mồm xấu miệng ăn ở thất nhơn ác đức, đặt chuyện nói bá xàm, bá láp chớ con có thai có nghén gì đâu má! Nhưng giấy không làm sao gói được lửa. Đến gần năm tháng mấy, bụng cô giống như cái gò mối mỗi ngày mỗi đùn to lên. Hết phương chối cãi cô đành thú thật là cô đã có mang.

 Bà Cả đùng đùng nổi giận, quát tháo chửi mắng đủ điều còn lôi cổ cô ra ngoài đánh đập thảm thương và kêu anh Tư Rớt đến để hỏi cho ra lẽ. Bà con chòm xóm thấy vậy chạy tới can ngăn vì sợ rủi ro ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng. Họ xúm nhau nhất quyết bảo chủ nhân của cái bào thai là thằng Tư chớ còn "ai trồng khoai đất này" nữa. Bà Cả năm lần bảy lượt gặng hỏi đứa con trong bụng kia có phải là của hai đứa bây không? Cô Hai đứng im lặng lắc đầu. Còn anh Tư thì nằng nặc chối từ, giơ tay cao lên thề bán sống bán chết. Biết tánh tình của anh Tư vốn thật thà, chất phát, hiền lành, chưa hề làm bất cứ điều gì sai quấy với bà con, nghe anh thề thốt thành khẩn như vậy ai nấy cũng đều tỏ vẻ bán tín bán nghi. Bà Cả lại một phen nổi trận lôi đình cầm lấy cán chổi nhịp nhịp trên đầu cô hỏi lớn: "Không phải của thằng Tư Rớt chớ của quân nào hả con quỷ cái kia!" Cô Hai vẫn đứng lặng im lắc đầu không thưa không rằng chi cả, khiến bà tức giận sôi gan, đi te te một nước vào trong nhà gom hết đồ đạt, quần áo của cô Hai ném túi bụi ra ngoài sân, rồi đứng chống nạnh trên thềm nói sang sảng: "Nếu mầy cứ cố lỳ không chịu khai cái thằng khốn nạn, trời đánh thánh đâm nào đó là chủ cái bụng chình ình kia thì mầy hãy mau mau cuốn gói cút khỏi nhà tao ngay lập tức. Nhà này là nhà thuộc dòng dõi danh môn, gia phong lễ giáo, ba đời làm quan chức trong làng, không thể nào chứa chấp một đứa con gái chửa hoang như mầy. Mầy cút đi cho khuất mắt tao. Đi! Đi mau lên! Đồ thứ con gái hư!". Rồi bà quay mặt bước vào nhà như cố giấu dòng lệ thương tâm đang chực vỡ òa! Cô Hai gom nhặt số quần áo cho vào trong túi xách, thiểu não bước lên từng bậc thềm định vào nhà từ biệt ông Cả, nhưng cửa phòng ông đã khóa kín mi kín mít và dường như có tiếng rên than thổn thứ bên trong!

 Trước khi ra đi cô Hai còn căn dặn anh Tư ở lại nhà thay cô ráng chăm sóc cho ông Cả trong cảnh đui tối tật nguyền. Anh Tư ngậm ngùi đứng nhìn theo bóng cô Hai khuất dần sau lũy tre làng. Cơn gió chiều thổi qua rặng tre già kêu kẽo kẹt như tiếng oán than cho cuộc đời bạc phận của cô, rồi đây thân gái dặm trường, bụng chửa dạ mang, một thân trơ trọi trôi dạt nơi đất khách quê người, không biết cuộc đời của cô trong đục ra sao?!

 Cô Hai Lựa quyết định lên Sàigòn tìm việc làm chờ ngày sanh nở. Cô đi hết quán này, nhà nọ, tiệm kia để xin ở đợ rửa chén, giặt đồ, giữ con không cần tiền công mà chỉ xin cơm cháo sống tạm qua ngày. Cô đi ròng rã suốt mấy ngày trời nhưng nơi nào cũng đều từ chối, phần thì họ kỵ rước đàn bà có chửa vào nhà sẽ bị xui xẻo, phần thì hiện nay tất cả các cửa hàng, tiệm quán buôn bán cá thể đều bị bắt buộc gom vào Hợp tác xã, công việc làm ăn thất bại, tiền công không đủ nuôi thân, nuôi gia đình, thậm chí có nhiều người còn bỏ nghề bỏ chợ chạy về quê sinh sống thì có tiền đâu mà thuê mướn người ăn kẻ ở. Số tiền dành dụm, phòng thân cô đã tiêu xài hết. Suốt một ngày qua cô nằm vật vã trên vỉa hè vì không còn tiền mua cơm cháo để lót lòng. Cuộc đời đã đưa đẩy cô đến đường cùng. Sau cơn đói lả cô ráng lết ra bờ sông với quyết định quyên sinh. Cô nghĩ hiện giờ chỉ có cái chết mới giúp cô thoát khỏi cảnh khổ đau cùng cực này. Nước mắt ràn rụa, cô đưa tay xoa xoa lên bụng ngậm ngùi than thở với con: "Con ơi! Có người mẹ nào trên đời này lại đành lòng giết chết con mình đâu, nhưng trong hoàn cảnh này mẹ không còn cách chọn lựa nào khác! Con ơi! Xin con hãy tha tội cho mẹ nhe con!!!". Cô dợm chân nhảy xuống sông. Bỗng có một người đàn ông mặc quần áo thể thao đang đi bách bộ băng ngang qua đường thấy vậy liền chạy nhanh đến can ngăn và hỏi han cớ sự. Sau khi giải bày nguồn cơn mọi việc, cô Hai mới biết ông hiện là Hiệu trưởng của một trường Tiểu học gần đây. Ông ta đưa cô về nhà cho ăn uống và giới thiệu cô vào làm lao công cho trường, tuy thù lao ít ỏi nhưng cũng có định xuất gạo muối như những giáo viên khác và may mắn hơn nữa là nhà trường còn cho cô một phòng nhỏ riêng để có chỗ trú thân. Đến ngày sinh nở, cô sinh được một đứa con trai kháu khỉnh, mẹ tròn con vuông cũng là nhờ sự thương yêu tận tình giúp đỡ của tất cả giáo viên trong trường. Ông Hiệu Trưởng thấy đứa bé nhỏ nhắn dễ thương nên đặt tên là thằng Cu Tí.

 Năm thằng Cu Tí được ba tuổi, cô Hai có dẫn nó về quê lén thăm ông Cả Mẹo. Ông quá đỗi sung sướng như vừa vớ được hủ vàng, những giọt lệ mừng vui lăn tròn trên đôi má gầy hóp nhăn nheo rồi ôm nó vào lòng lấy tay lần sờ lên mắt, lên mũi, lên môi, hôn nựng như con ruột của mình không bằng! Ông choàng tay qua ôm cô Hai Lựa như thầm cám ơn điều gì đó mà cô đã hy sinh cả cuộc đời để ông được toại nguyện niềm mong ước của mình từ bấy lâu nay. Cô Hai nói trỏng thủ thỉ bên tai ông: "Nó giống in như đúc từ gương mặt cho tới tướng đi!". Ông Cả vuốt tóc thằng bé khoái chí gật đầu lia lịa như con bửa củi rồi vói tay mở khóa chiếc rương nhỏ kê dưới đầu nằm lấy ra một chiếc hộp bằng gỗ sơn mài thật đẹp đựng khá nhiều nữ trang, vàng vòng trao cho cô Hai và nói: "Đây là của hồi môn của bà vợ lớn qua và một số qua dành dụm từ bấy lâu nay, nay qua cho con Hai để mần vốn mần ăn ráng nuôi con tới ngày khôn lớn!". Cô lấy số vàng về sang lại một căn phố nhỏ ở bên hông chợ Ông Tạ và mở tiệm bán cơm, phở, cà phê, nhờ học được nghề buôn bán của mẹ nên cuộc sống của cô càng ngày càng trở nên khấm khá hơn.

 Hai năm sau, ông Cả Mẹo lâm trọng bệnh, ông biết mình không còn sống được bao lâu nữa nên bảo anh Tư Rớt lên mời người đại diện Ban Tư pháp Xã đến nhà để làm chứng cho ông lập Tờ Di Chúc. Ông căn dặn cũng như lời trăn trối cuối cùng là hãy giữ bí mật dùm ông và xin nhờ anh Tư Pháp Xã tuyên đọc tờ Di Chúc này trong ngày Tang lễ, sau khi ông từ biệt cõi trần.

 Mùng Hai Tết năm đó, cô Hai Lựa dẫn thằng Cu Tí về quê ăn Tết. Bất ngờ hay tin ông Cả Mẹo vừa mới qua đời. Tin như sét đánh ngang mày, mẹ con cô vội vàng chạy u về nhà ông Cả. Vừa bước chân vào nhà thì nắp quan tài cũng vừa đóng đinh khóa chặt lại, nên mẹ con cô không còn nhìn được mặt ông lần cuối cùng trước khi ông vĩnh viễn ra đi. Nước mắt tuông chảy đầm đìa, cô Hai nắm tay thằng Cu Tí ghị quỳ sụp xuống để hai mẹ con cùng lạy trước quan tài.

 Sau khi tẩn lịm xong, theo đúng như lời trăn trối của ông Cả, anh đại diện Ban Tư Pháp Xã ăn mặc chỉnh tề, đứng nghiêm trang trước quan tài, long trọng tuyên đọc tờ Di Chúc như sau:

 .....

 TỜ DI CHÚC

 Tôi tên là BÙI CÔNG MẸO, sinh ngày... tháng... năm... Giấy CMNN số...

 Xin được lập TỜ DI CHÚC trước sự chứng kiến của Ban Tư Pháp Xã và trong tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần của tôi còn hoàn toàn minh mẩn, sáng suốt như sau:

 Điều thứ 1: Tôi nhìn nhận trước Pháp luật Nhà Nước CHXHCN Việt Nam là tôi đã chung sống vợ chồng với cô LÊ THỊ LỰA (con riêng của người vợ kế của tôi) và đã có một đứa con trai tên là CU TÍ. Nay tôi kính xin Ủy Ban Xã vui lòng giúp đỡ lập Tờ Khai Sanh cho con trai tôi được mang Họ của tôi và tôi xin đặt lại tên cho nó là BÙI CÔNG MÃO và xác nhận nó là con tư sinh của chúng tôi là ông BÙI CÔNG MẸO và bà LÊ THỊ LỰA.

 Điều 2: Tất cả tài sản do tôi đứng tên trong sổ bộ gồm: Nhà cửa (cùng các vật dụng hiện có trong nhà), vườn, ruộng đều giao lại cho con trai tôi tên BÙI CÔNG MÃO được trọn quyền thừa hưởng vì nó là đứa con trai duy nhất của tôi.

 Tự hậu không thay đổi.

 Làm tại... ngày... tháng... năm...

 (K‎ý tên Bùi Công Mẹo và lăn tay)

 Sau khi nghe đọc xong Tờ Di Chúc, bà Cả Hai, anh Tư Rớt cùng bà con làng nước tới chia buồn cũng như phụ tang lễ mới chưng hửng té ngửa ra, ồ lên kêu "Trời!" một tiếng. Hóa ra cái bào thai mà cô Hai cưu mang là của ông Cả Mẹo, hèn chi cô cắn răng chịu đựng tiếng đời nguyền rủa, quyết giữ bí mật này dẫu cho có chết cũng chẳng dám cung khai! Nhất là Anh Tư Rớt như vừa trút được một khối đá hàm oan khổng lồ đang đè nặng trên người anh từ bấy lâu nay!

 Trong giờ phát tang, vị Sư chủ trì Tang lễ đưa cho cô Hai hai cái tang và bảo: "Một cái cô Hai để tang cho cha còn một cái kia thì để tang cho chồng và cháu Cu Mão cũng vậy: Một cái để tang cho ông Ngoại còn một cái thì để tang cho Ba. Như vậy là vẹn vẻ đôi đàng có phải hông bà con cô bác". Tất cả đều gật đầu khen phải và xúm nhau bảo thằng Cu Mão từ nay về sau phải gọi ông Cả Mẹo bằng ông Ngoại Ba vì ông ấy vừa là ông Ngoại mà vừa là Ba của nó nữa! Và danh xưng mà dân làng đặt cho ông Cả Mẹo thành ông Ngoại Ba bắt nguồn từ đó.

 Năm nay công việc làm ăn buôn bán có phần khấm khá nên cô Hai làm đám giỗ cho ông Ngoại Ba thịnh soạn hơn năm ngoái. Anh Tư Rớt cũng đã gần năm mươi, tóc bạc hoa râm, răng cỏ xệu xạo cái còn cái mất. Ngồi trong bàn tiệc, rượu vào lời ra, anh cao hứng rót đầy ly "xây chừng" rượu đế, nốc một hơi cạn nhách, mặt mũi đỏ kè, gấp miếng gỏi gà vừa nhai trệu trạo vừa nói giọng cà lăm: "Tui... tui nói có hồn thiêng của ông Cả... Cả chứng kiến, cho tới bây giờ mà... mà tui vẫn còn cám... cám ơn cái... cái tờ Di Chúc của ổng, nếu hỏng có nó thì Tư Rớt này cũng giống như Phật... Phật Bà Quan Âm Thị Kính suốt đời phải... phải chịu hàm oan!". Cô Hai đang múc thức ăn đãi thêm cho khách, nghe thấy xí một tiếng óng a óng ảnh trả lời:

 - Ai biểu hồi đó lớn đầu rồi mà còn nhát hít như thỏ đế, mỡ đem dâng tới miệng mèo mà không biết hưởng, ngu ráng chịu cho quen!

 Anh Tư mặt mày bí xị, xụi râu như con mèo ướt, ngồi bẹp xuống ghế. Một anh trong bàn thấy vậy liền đỡ lời:

 - Cô Hai nói vậy coi chừng bị sớ đó nghen. Lóng rày anh Tư Rớt là mèo rừng rồi chớ không còn mèo nhà nữa đâu nà, đừng có tưởng bở. Năm nay đúng là năm tuổi của anh Tư cho ảnh mần lại cuộc đời theo cô lên Sàigòn phụ giúp việc lau bàn rửa chén chăm sóc cho thằng Cu Mão thay ông Cả được hông cô Hai?

 Cô Hai Lựa liếc xéo anh Tư một cái ngọt xớt trề môi yểu điệu:

 - Xưa rồi Diễm ơi! Có dám hông đó mới nói à nghen! Chớ tui coi bộ cái "dọng" này còn khuya mới dám theo tui lên trển!

 Anh Tư Rớt bỗng đứng phắt dậy bước ra khỏi bàn đến sau lưng cô Hai, bất thình lình choàng tay ôm cô cứng ngắt. Cô Hai Lựa giật mình, mặt mày đỏ au, giẫy nẩy lấy lệ, đưa cùi chỏ thúc nhè nhẹ vào ngực anh Tư, nhỏng nhẻo mại hơi:

 - Cái đồ quỷ sứ nè

 Anh Ba Rơi thấy vậy cười hăng hắc liền rót đầy ly rượu, cầm giơ lên cao, xoay quanh một vòng mời tất cả bàn tiệc:

 - Nào, xin mời hết thảy bà con cô bác, chúng ta cùng nâng ly. Đầu năm mới mừng cho con mèo Tư Rớt không còn chê mỡ nữa và chúc cho đôi tai tài gái sắc Tư Rớt, Hai Lựa trăm năm hạnh phúc!

 Mọi người trố mắt nhìn Anh Tư đang ôm cứng cô Hai, đồng thanh "ồ" lên, tiếp theo là tiếng vỗ tay rân trời giòn ran như pháo Tết!!!

 Kansas City, đầu Xuân Tân Mão 2011

 TRẦM MẶC HOA HUYỀN


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11182)
Chúng tôi kính cẩn đặt nhẹ bó hoa xuống, ai đó vừa thắp mấy nén nhang còn nghi ngút khói. Đứng trước cảnh nầy tôi chợt muốn cất lên tiếng hát: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình...
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11344)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10934)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13140)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11041)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13354)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12517)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12610)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11984)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15070)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11765)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10720)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10974)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11172)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10007)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11455)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11187)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13886)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10814)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11475)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10266)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12817)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12061)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18032)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12955)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11796)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 12033)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12254)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13113)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12541)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12402)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19116)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12875)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11798)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11606)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12220)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12243)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12214)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12157)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12337)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11854)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13263)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11280)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12341)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11422)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13338)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11102)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 13039)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11829)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12976)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.