5:37 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

MỘT ĐÊM TÔI MƠ - NGUYỄN THỊ THÊM

22 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 13948)
 Tôi trằn trọc không ngủ được. Đêm nay tôi với con nhỏ bạn thân nối khố từ thời Tiểu học mới liên lạc nói chuyện với nhau qua Web cam. Hai đứa nhìn được mặt nhau vui quá. Bao nhiêu chuyện được lôi ra kể và cười như nắc nẻ.Tôi thấy nó cũng không đến nổi già, giọng nó vẫn còn trẻ trung, tiếng cười vẫn dòn và đôi mắt vẫn còn sáng lắm. Cụ thể là nó nói chuyện với tôi không đeo kính trong khi tôi phải dùng 4 con mắt mới nhìn thấy nó qua màn ảnh. Nhỏ Yến cười hỏi tôi:
-Ông Trai có khoẻ không mậy? Ổng thức hay ngủ.
-Ổng đang nằm trên giường nè, đang nghe tụi mình nói mà cười cười. Tôi trả lời nó.
-Ừ vậy cũng tốt, ổng biết mày đang tám với tao chứ không phải tám với giai.
Và như vậy hai đứa nói chuyện tới hơn 1 giờ sáng. Khi nhìn đồng hồ, tôi giựt mình la lên:
-Thôi! Mai tiếp đi, tao đi ngủ. Mất giấc là không ngủ được, bây giờ hơn 1 giờ rồi mày ơi!
Và thế là tôi tắt máy, sửa tư thế cho chồng, đắp mền lại cho anh và lên giường. Thế nhưng giấc ngủ không đến với tôi, Tôi trằn trọc, xoay qua trở lại. Ông chồng đã ngủ say, tiếng ngáy của anh kéo dài lên xuống từng hồi. Tiếng ngáy âm thanh kỳ cục, lên xuống, to nhỏ, khi dài, khi ngắn, khi như bị nghẹt ở đâu đó, khi thả dài gầm gừ trong cuống họng, khừ khừ, ồ ồ, è è...khó chịu. Không thể đi qua phòng khác ngủ vì phải để coi chừng khi anh ấy trở giấc giật mình. Tôi nằm yên, đếm hơi thở mình. Nam mô A Di ... hít vô sâu xuống. Đà Phật... thở ra, A Di Đà ...và tôi lặng lẽ đi vào giấc ngủ...
consuoi-large-contentconsuoi1-large-content
 Tôi thấy mình cởi xe đạp quẹo vô cái cổng nhà, con chó Ky chạy ra mừng rỡ, Ba tôi đang đứng trước hiên dáng như chờ đợi. Tôi ngừng xe sau nhà, dưới tàn cây vú sửa đang sai oằn những trái. Ba tôi đi dưới tàng cây Lê Ki Ma hướng về hai mẹ con tôi. Tôi ngừng xe, đở con bé xuống. Bé Mỹ Linh nhanh nhẩu khoanh tay:
- Thưa ông ngoại, bà ngoại, con đi học dìa.
Má tôi đang đứng hái vú sửa ngừng lại nhìn hai mẹ con tôi, cười cười:
-Ừ! Vô thay đồ đi chó con, ngoại có chừa trái cây ở gạc măng rê cho con đó.
Tôi tháo dây cột cái xạt lai và cái phạt chồi kè bên hông xe, tháo giỏ đựng gà mên cơm, nước uống ra, lột nón xuống, nói với ba giọng bực mình.
-Ba! Hôm nay cái xe nó tuột con chó nữa, đạp xe cứ trật chó hoài, đau thấy bà luôn, Ba thay dùm con đi, để mai con đi làm.
Ba tôi lại gần, cầm ghi đông xe, miệng làu bàu:
-Xe nó cũng cũ lắm rồi, lỏng hết trơn, thay hoài, trật hoài. Chắc phải thay cả bộ quá.
Tôi vào nhà, lột cái áo lính bạc màu của chồng, giắt nón lên lên móc đã nghe bà nội lò mò lần đi tới:
-Chín hả con? Con về rồi hử?
-Dạ con nè nội. Con mới về.
 Bà nội tôi đang lần theo sợi dây đi về hướng tôi. Năm nay nội tôi đã hơn 90, bà rất khoẻ, hàm răng nhuộm đều đặn đen tuyền rắn chắc. Bà hay mặc đồ đen, lại cột trên đầu cái khăn chéo đen xéo xéo che nửa con mắt bị hư. Nghe nói hồi ở ngoài quê Bình Định mắt bà nổi một mụt lẹo, ai đó xúi nói lấy mật con cóc chấm vào nó sẽ rụng và không mọc lại. Bà làm theo và không ngờ mụt cóc đó càng ngày càng lớn, biến thành một cục thịt dư to tướng, đỏ lòm che kín con mắt. Má tôi nghe tin, đi về quê rước nội tôi vào và đưa đi nhà thương lớn ở Sài gòn để mổ. Ba má tôi giữ nội tôi ở lại và chăm sóc đã mấy chục năm nay. Bây giờ con mắt đó bị hư, nhỏ lại không thấy đường, con mắt còn lại chỉ thấy lờ mờ không rõ. Bà nội vừa lần đi vừa nói:
-Chín qươi! Hôm nay mắt nội nó nhức quá. Con cho thuốc nội nghen con.
Dạ! chút nữa con đưa.
Tôi nói với nội như vậy và dẫn nội tôi ra ngoài sân cho mát. Tôi sai con lấy cái ghế dựa cho cố và dìu bà ngồi xuống. Bà nội tôi người già hay lẫm cẫm và tôi biến thành vị bác sĩ toàn khoa. Bất cứ bệnh nào tôi chửa cũng khỏi và chỉ một loại thuốc là xuyên tâm liên.
Tôi có đứa học trò làm việc ở trạm xá nông trường. Thỉnh thoảng đi làm về tôi hay ghé và xin một ít. Tôi giữ trong một cái hộp. Mỗi khi nội tôi khai bệnh là tôi lấy ra cho một viên. Nội nói với con cháu và mọi người tới thăm, là tôi có thuốc hay lắm, bệnh gì của nội uống vô là hết ngay. Tôi biết nội tôi già rồi, mắt không thấy, thiếu người trò chuyện, ba tôi ít nói, má tôi thì bao nhiêu công việc đâu có thì giờ để nói chuyện nhiều hơn. Bà cô đơn nên khai bệnh là một cách để có người quan tâm lo lắng và chia sẻ. Tôi lấy đưa cho nội viên thuốc và ly nước. Nội nắm tay tôi, mân mê. Bàn tay nội tôi mềm mại, thon thả sang trọng không như bàn tay khô khan, xương xẩu và nhăn nheo của mẹ con tôi. Bởi nội tôi ngày xưa vốn dĩ là con quan, lúc còn bé đi có người võng, sống có người chăm sóc. Nội tôi lấy chồng,sau đó chồng mất, ông cố tôi cũng mất, nhà lâm vào cảnh nghèo khó, nhưng nội cũng không biết làm ruộng nương hay buôn bán. Do đó ba tôi mới theo người vào Nam để làm kiếm tiền gửi về nuôi gia đình.
Nội cầm viên thuốc tôi đưa mân mê:
-Con đem tán ra cho nội. Cứng ni không xức được. Tôi giật mình.
-Thuốc này uống nội ơi!
Nội tôi trả lời một câu thật là tôi nghiệp:
-Con không nghe người ta nói “Đau răng thì há miệng, đau mắt thì xức lỗ tai “ hay sao. Tán ra cho nội bỏ vô lỗ tai.
Tôi nghiệp nội tôi. Tôi phải giải nghĩa một hồi nội mới hiểu. Bà luôn miệng nói “ Dẩy na, dẩy na, nội cứ tưởng.” Ba tôi đang loay hoay bên chiếc xe cà tàng của tôi. Cáo áo thun ba lỗ của ông ánh dưới nắng chiều. Ba thương tôi lắm. Tôi là con gái rượu của ông. Ông muốn tôi sung sướng, hạnh phúc. Nhưng thời thế không cho phép và ông đau lòng thấy tôi còng lưng trên xe đạp mỗi ngày và phơi nắng, dầm mưa trên những đường băng cao su. Lòng người cha ngập tràn thương cảm, nhưng không thể bảo con ở nhà được nên đành giúp tôi bằng tất cả những gì ông có thể làm. Mỗi khi xe trục trặc là ông lại lo sửa kịp thời. Cứ vài cuối tuần là ông lại đem xe ra lau chùi, vô dầu, mở, kiểm lại thắng, sên.
Má tôi đứng bên hông nhà, tay cầm cái cây hái vú sửa bằng tre thật dài có cái lồng ở trên. Mắt má nheo nheo, cái khăn rằn vắt kiểu miền nam, cái áo túi bạc màu , cái quần đen ống thấp ống cao khiến bà trông càng nghèo khó, ốm o. Tôi hỏi:
-Hôm nay người mua mão vườn có tới không má? Má tôi ngừng hái trả lời:
-Có, mấy cây sầu riêng, chôm chôm dưới vườn họ đã ra giá, còn bưởi và vú sửa thì chị Sáu mày nói để cho nó. Nó hái bán chợ mỗi ngày để mua thức ăn cho bầy nhỏ và nhà mình.
Vậy cũng được phải hông má. Nhưng chắc chị phải mướn người trèo hái, chứ hái kiểu này chừng nào mới xong. Vú sửa tới lứa phải hái chứ để mưa xuống là hư hết đó má ơi!.
Anh Sáu tôi từ vườn dưới đi lên, tay cầm một nhánh tre xỏ một sâu cá đủ loại lớn nhỏ. Anh cười lớn la to:
-Má, coi nè, lóp con đặt bửa nay trúng lớn, cả xâu cá nè má.
Má tôi cười, hàm răng đã rụng nhiều, móm sọm. Má tôi thật ra rất đẹp, mũi cao, miệng nhỏ chúm chím dễ thương. Làn da má tôi mặc dù phơi nắng dầm mưa nhưng mịn màng, hồng hào. Má người ốm nhom, cằn cỗi nhưng ít khi bệnh vặt. Thức ăn thường xuyên là cơm, rau và một chén mắm kho là xong. Thức ăn cao sang hay thịt thà má không thích. Cũng có thể má nhịn miệng cho chồng, con rồi nói thế. Ăn mãi mắm kho má tôi đâm ghiền. Hôm nào không có mắm là bà lại thòm thèm. Đôi lúc tôi nghĩ “Số má cực, chỉ nhìn cách ăn và tướng người của má cũng biết rồi”
Có tiếng xe đạp vào cổng, con chó Ky chạy ra mừng rỡ. Bé Mỹ Linh chạy ra nhìn và reo lên:
-Má ơi! cậu 5 và cậu 8 tới.
Anh Tám tôi ở Hóa An Biên Hòa, anh Năm tôi ở Long Thành, hai ông sao hôm nay lại về. Có chuyện gì đây? Anh Tám tôi chở anh Năm tôi trờ tới, ảnh chào bà nội, ba, má tôi rồi oang oang;
-Ngày mai con nghỉ tưới một bửa nên về thăm ba má, ghé anh Năm rũ ảnh đi luôn. Con có đem về một con vịt quay nè má. Ba ,má có khoẻ hông? Nè, Trai con, lại đây cậu nựng chút coi.
Con bé xà vào cậu, líu lo. Anh Năm tôi đi lại bên nội hỏi thăm, nắm tay nội xoa xoa. Tánh anh ít nói, hiền nhất nhà. Anh cái gì cũng được, chỉ tội nhậu. Anh mà uống vô thì đến khi say mèm mới thôi. Khi say, kiếm một góc nào đó nằm ngủ. Anh Tám tôi thì khác, anh đã từng dạy học ở trường tư thục Sài gon nên anh ăn nói lưu loát, biện chứng rõ ràng, ít ai cãi lý qua anh. Càng nhậu xỉn, anh càng sắc bén và nói không ai bẻ được. Ba má tôi rầu mấy ông anh tôi lắm. Ngồi vô bàn là rậm đám, đủ thứ chuyện để mổ xẻ, bàn luận.
Má tôi ngưng tay, bà chỉ cái rỗ vú sửa để sẳn mà nói;
-Thôi, má mõi mắt, mõi cổ quá, thằng Tám thay đồ đi rồi trèo lên bẻ một mớ nữa mai đem dìa cho bầy nhỏ. Chín, vô bắt thêm cơm đi con. Nhà mình hôm nay chỉ có rau luộc với cá kho. Nếu không đủ thì chiên thêm mớ khô sặc cho mấy anh mày ăn.
Anh Năm tôi bây giờ lên tiếng.;
-Ừa! Chín đi bắt cơm đi, anh chạy lên kêu Ba Thái với anh Ba Tây xuống cho vui. Sẳn mua thêm vài xị đế. Anh Sáu tôi nói vói sang:
-Chín ơi! đừng chiên thêm khô, để anh làm mớ cá chiên xù dầm nước mắm, em xuống cắt trái bầu lên luộc đi. Bầu non luộc chấm với cá chiên dầm nước mắm ớt thì bắt lắm.Nhậu chết bỏ.
Má tôi lầu bầu:
-Mấy cái thằng, gặp nhau là nhậu. Hổng nhậu bộ tui bây chịu hổng nổi hay sao .
Tôi đưa nội vào nhà, dẫn tới giường rồi nói nội nằm nghỉ đi, chủ nhật con hớt tóc cho nội. Ba tôi dẫn xe đạp vào nhà, dựa trong vách rồi thu dọn đồ nghề. Ánh mắt ông lộ vẽ rất vui. Ông hỏi anh Tám tôi về mùa màng, nhà cửa và bầy cháu nội. Anh Tám tôi vừa cột sợi dây vào giỏ để hái vú sửa, vừa trả lời:
-Mùa bắp cải năm nay chắc con trúng lớn đó ba. Con tính hể mà có giá, bán được mớ tiền con mượn thêm rồi mua trả góp cái máy để tưới ba à. Mướn hoài, tiền vô túi người ta hết trơn.
Anh vừa nói xong là trèo lên thang để lên cây vú sửa, má tôi đứng ở dưới gốc để hờ. Khi anh đầy giỏ thì thòng xuống, má tôi lấy vú sửa ra bỏ vào thúng. Mùa này vú sửa rất ngon. Tôi không thích ăn cắt ra. Tôi lấy một trái chin mùi, lăn trên tay cho mềm rồi đưa miệng vào hút mạnh. Vị ngọt tươm đầy đầu lưỡi, khoan khoái, mát dịu. Ba tôi lên nhà trên, lấy thuốc ra hút rồi ngồi xuống ghế salon nhìn vẩn vơ ra ngoài. Tôi vo gạo, bắt lên bếp, thổi lửa bùng lên rồi nói với má tôi:
-Má ơi! Coi chừng dùm con nồi cơm nghen, con đi xuống vườn dưới cắt bầu, tiện thể tưới mấy nọc tiêu luôn.
 Có tiếng má tôi ừ ở ngoài sân. Tôi cầm con dao đi, bé Linh chạy theo mẹ, con Ky phóng đi trước. Bỗng mặt đất lắc lư, cả người tôi rung mạnh, tôi la lên:
-Ba má ơi! động đất, Mỹ Linh lại đây với mẹ….
Tôi choàng tỉnh, cái giường rung lên bần bật, chồng tôi hai tay giơ lên giựt liên hồi. Tôi choàng người qua, nắm hai tay anh thật chặc, từ từ xoa bóp và nhẹ nhàng đưa vào trong mền, đắp lại cẩn thận. Anh mở mắt nhìn tôi hoảng hốt rồi đôi mắt dịu lại, ngoan ngoản ngủ tiếp.
Tôi trở về lại chỗ nằm kéo mền đắp và nhìn đồng hồ. Hơn 5 giờ sáng, tôi đã ngủ được gần 3 tiếng đồng hồ. Giấc mơ kéo tôi về cuộc sống bình thường trước khi tôi qua Mỹ. Giấc mơ dịu dàng bình dị của một mái gia đình ấm cúng còn đầy đủ mọi người. Giấc mơ thật đẹp, thật bình an. Tôi nằm im hai hàng nước mắt lăn dài trên gối. Mọi người thân yêu đã bỏ tôi hết. Đã rời xa tôi không bao giờ gặp lại. Tôi đã trở về thời gian của 30 năm về trước. Con bé Mỹ Linh giờ đã có chồng và có hai con. Còn tôi đã là một bà già, tóc đã điểm sương.
 Nội tôi đã mất năm bà 95 tuổi. Tôi đã đích tay tắm rửa, thay đồ sạch sẽ trước khi ba tôi rước tăng đoàn về. Bà nội tôi hắt hơi thở cuối cùng khi lời kinh vừa dứt. Đôi mắt bà yên bình. Khi vị thầy đưa tay lên mũi bà thì bà đã ra đi. Hôm ấy chồng tôi từ trại cải tạo được tha về được hơn tuần lễ, anh về làng quê với mẹ chồng tôi trước khi vào Nam. Ngày anh về tới nhà là đã qua ngày mở cửa mã bà nội tôi.
Má tôi chết sau khi bà nội tôi mất vài năm. Tôi cũng đã tắm rửa, thay đồ cho bà sạch sẽ khi mọi người đang chuẩn bị mọi thứ. Tôi ngồi theo dõi hơi thở của má tôi từ từ yếu dần và dứt hẳn. Tôi nhìn má tôi yên bình ra đi. Tôi có cảm tưởng má tôi đã dứt được tất cả nợ nần, oan khiên trên cõi đời này. Sau khi má tôi mất, tôi đã làm đơn xin xuất ngoại .
 Ba tôi chết khi tôi đã ở bên này. Ông ra đi bình an khi đã 85 tuổi, giữa tiếng cầu kinh và tụng niệm liên tục của chư tăng. Trước khi ông mất độ vài tháng, Tôi và thằng em Út đã về thăm và săn sóc bên ông trong những lúc cuối đời. Nụ cười và vòng tay ôm yếu ớt của ông làm tôi không ngăn được nước mắt. Tôi biết đó là lần gặp mặt cuối cùng. Người cha từ ái của chúng tôi đã bỏ rũ sạch nợ hồng trần trong chốn am thiền. Chắc khi ra đi ông chẳng còn gì luyến tiếc khi đã nếm đủ mùi đời và vị đạo. Chúng tôi ở bên này làm lễ phát tang đồng thời với bên VN qua đường line phone speaker đặt ở chánh điện chùa.
 Ba người anh tôi cũng lần lượt ra đi yên bình như cha mẹ. Những lần ra đi bất ngờ và thanh thoát. Giấc mơ làm tôi choáng váng, thương nhớ, ngậm ngùi. Ai cũng một lần qua ngõ tử sinh, ai cũng sinh ra, lớn lên rồi ra đi mãi mãi. Tôi nằm suy nghĩ vẫn vơ.
Mình từ đâu tới, sinh vào gia đình này, có tên tuổi, năm sinh, có một thân thể và một tâm hồn. Cuộc sống đôi lúc mơ hồ không biết mình lớn lên thế nào, chồng mình là ai, con mình mấy đứa. Mình sẽ ra sao? Bây giờ, những câu hỏi về cuộc đời đã được trả lời. Tôi đã gần đi hết đoạn đường đời, lại lẫm cẫm suy nghĩ đặt câu hỏi cho bài toán cuối cùng... Rồi mai kia mình sẽ chết ra sao? chết kiểu nào? chết năm bao nhiêu tuổi. Mình sẽ đối diện những gì? Tấm thân tứ đại này sẽ rứt bỏ ra sao? Có đau đớn oằn oại lắm không?
 Một giấc mơ làm tôi không ngủ lại được, tôi lại thức và suy nghĩ viễn vông. Cái gì đến sẽ đến, ai cũng có một lần đến bên bờ sinh tử. Hãy sống cho vui mỗi ngày vì mỗi ngày là một cái gì mới mẽ, một niềm vui. Niềm vui đó nếu biết gìn giữ sẽ theo ta đến phút cuối cùng. Tôi tin như vậy và yêu thương gửi đến mọi người một nụ cười an lạc.
 Hãy nhìn phía trước và đi tới. Hãy nhìn mọi người bằng con tim chân thành và trao gửi. Hãy thả lõng những lo toan vướng mắc của mình để thoải mái bước tới. Hãy cho mọi người và cho mình một không gian ngập tràn hạnh phúc. Tôi mơ màng thấy nụ cười từ ái của cha mẹ và tôi lại rơi vào giấc ngủ.
Nguyễn thị Thêm
19/03/2013

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8334)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 8668)
Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9593)
Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9288)
Phải chuẩn bị chết như thế nào? Khi sống phải sống làm sao? Để lúc ra đi còn có được nhiều người thương mến
24 Tháng Chín 2015(Xem: 9743)
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương & sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống
20 Tháng Chín 2015(Xem: 8507)
Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9695)
Cụ bà hiền hòa của giòng Đồng Nai trong một buổi sáng tinh sương và hoàng hôn gợn gió đang nằm yên như bay về phía phương trời xa.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 8261)
trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 9080)
Về mùa thu có lẽ khu vườn này rất đẹp. Lá sẽ vàng một màu và những chú nai dễ thương sẽ là nguồn thi hứng của chị.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9315)
Tóc đã nhuộm sương, cơ thể lão hóa nhưng con tim nhà giáo vẫn dành cho học sinh mình một nơi ấm áp trú ngụ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9405)
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt, Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9690)
Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9743)
Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố
30 Tháng Tám 2015(Xem: 10971)
Hôm nay nhân ngày rằm tháng Bảy, con xin kính dâng lên Ba Mẹ, chút hương hoa cúng rằm, ước nguyện hương linh Ba Mẹ
21 Tháng Tám 2015(Xem: 10546)
nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương
18 Tháng Tám 2015(Xem: 10017)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm... BH có nhiều nhân tài quá chừng...
09 Tháng Tám 2015(Xem: 10283)
tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
07 Tháng Tám 2015(Xem: 9629)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ
07 Tháng Tám 2015(Xem: 8335)
Còn em em sẽ sẳn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa , sẳn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9723)
Những chiếc xe bus màu vàng đã tạm nghỉ không đưa đón học sinh ở các trạm nữa. Mùa Hạ đã sang.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9015)
nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 14461)
Và còn nữa những bài hát được các bạn cùng hát lên “ Rồi Mai Đây” “ Nhớ Nhau Hoài” như nhắc nhớ niên học cuối và kỷ niệm ngày gặp lại
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 12689)
Đó phải chăng là ước mơ chung của tất cả các bạn, những học sinh Khiết Tâm khắp nơi. Đừng để mai một cả thời tươi đẹp nhất mà chúng ta ai cũng đều lưu luyến nhé.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 9346)
Những bàn tay, những tấm lòng và những nụ cười tươi vui đã khiến mọi người thoải mái trong buổi tiền họp mặt.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 9311)
Cầu xin ơn trên cho thầy khỏe mạnh. Sang năm gặp thầy bỏ gậy ...nhảy đầm.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 10229)
à tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 9019)
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoakỳ. Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 9741)
Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ . Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 10374)
Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 9877)
Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 9654)
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 9023)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước,
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9282)
“Đời” ở đây là sống theo kiểu 3 KHOAN: “khoan dung, khoan hồng & khoan ‘đổ thừa’” tại bị… cho đến khi nằm trong sáu tấm
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10772)
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 11006)
DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10595)
tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa
05 Tháng Sáu 2015(Xem: 9187)
Dù kiếm bi giờ có mòn thế nào cũng vẫn còn chút tiếng tăm trên chốn giang hồ.
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 10075)
Thế hệ thứ nhất đã ra đi gần hết, thế hệ thứ hai đã bạc đầu. Thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ lạ. May mắn còn người dẫn dắt để các em biết về giòng giống
30 Tháng Năm 2015(Xem: 9897)
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 10444)
tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam để họ sống còn và các em có được như ngày hôm nay.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 10555)
Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm
21 Tháng Năm 2015(Xem: 10852)
Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh. Kính chúc tất cả các bà mẹ trên thế giới đều được chồng, con yêu thương, kính mến
10 Tháng Năm 2015(Xem: 13077)
Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11632)
buổi chiều tan trường trễ, Huyền vẫn nghe rất rõ giọng nói thân quen: “bánh mì bì đây, bánh mì bì muôn năm”...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 9606)
Thư này khá dài mong các bạn thông cảm. Và không biết nên chúc gì cho các bạn mình trong tháng tư đen này?
03 Tháng Năm 2015(Xem: 9657)
Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 13369)
Chính những người lính Việt Nam Cộng Hoà, chính những người bạn của tôi đã gìn giữ an ninh cho nhân dân, cho tôi được sống an bình hạnh phúc trong thành phố,
27 Tháng Tư 2015(Xem: 11699)
Huy chương đã được truy tặng. Từ đây, hy vọng là đại gia đình Cố Trung sĩ Nguyễn Văn Hải được an ủi phần nào.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9577)
Cám ơn với tất cả ngậm ngùi vì VN sau 40 năm vẫn còn là một quốc gia nghèo đói không có bình đẳng và tự do.