2:11 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

DÌ DẦN - Võ thị Ngọc Dung

25 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 16692)

DÌ DẦN

emnguyen-content

 Mãi đến năm 14 tuổi, tôi mới biết rằng mình có một dì Út khá giả, khá đẹp và khá…nghiêm khắc. Chị em tôi thường gọi là dì Út chứ tên thật của dì là Dần. Mẹ tôi có ba chị em và mồ côi từ nhỏ. Tên của ba chị em được đặt theo tuổi của mỗi người. Mẹ tên Hợi, dì kế tên Tý và dì Út tên Dần. Nhưng dì không thích ai gọi dì bằng cái tên này cả. Đám trẻ con chúng tôi lỡ gọi tên tộc của dì sẽ bị trách mắng và cho là “hỗn”. Còn người lớn thì đã có một cái tên gọi dành cho dì đi kèm với tên cửa tiệm của dì nghe thanh lịch hơn nhiều: cô Út Đông Thành. Mẹ tôi nói ngày xưa, con nhà nghèo ít có ai được mang tên đẹp, phần cho dễ nhớ phần để dễ nuôi không bị “ông bà” quở phạt nên cứ lấy tên của 12 con giáp hoặc lấy tên nào xấu xấu đặt cho con là… chắc ăn nhất. Đứa nhỏ sẽ ăn no, chóng lớn và khỏe mạnh cùi cụi. Những năm tuổi thơ trước đó của tôi, ít thấy dì xuất hiện, dù dì ở cùng tỉnh, không biết vì lúc đó tôi còn quá nhỏ nên quên hay vì công việc làm ăn, dì ít tới lui nên tôi không để ý.

 Mẹ tôi mỗi khi nhắc đến dì Út vẫn thường hay nói: “Đàn bà tuổi Dần “cao số” lắm, tính tình lại khó khăn, dữ dằn nữa, nên cũng khó lấy chồng vì mạng Cọp mà, dì Út tụi bây cũng vậy”. Nhà tôi có đứa em trai cũng tuổi Dần nhưng mẹ tôi lại không lo vì cho rằng con trai tuổi Dần (con Cọp) cũng như tuổi Thìn (con Rồng) là tốt lắm. Chắc nhờ vậy mà gia đình tôi có đủ cả hai ông Cọp và Rồng chăng?

 Làm đàn bà cũng khổ, không phải chỉ riêng mẹ tôi nói vậy mà thiên hạ ai cũng cho rằng: “Đàn bà tuổi Dần, mạng lớn, khắc chồng, hai ba đời chồng chứ chẳng chơi.” hoặc “Ưng mấy người tuổi Dần dễ chết yểu lắm”. Cho nên đàn bà con gái ai lỡ tuổi Dần cứ phải dấu tuổi thật của mình nếu không muốn bị… ế ẩm.

 Trong khi đó, đàn ông tuổi Dần lại được quí, quí lắm, sau này chắc sẽ phải làm quan to, đứng đầu thiên hạ, bởi con cọp là chúa tể sơn lâm mà... Ngày xưa, khi vũ trụ còn huyền bí, con người chưa chinh phục được thiên nhiên, bắt thiên nhiên phải phục vụ mình như ngày nay, người ta không dám kêu Cọp bằng con mà phải kêu bằng ông, thậm chí, còn lập đền, lập miếu thờ cọp nữa kìa.

 Dì Út là một phụ nữ có nhan sắc, sống một mình lại siêng năng làm việc nên ở tuổi ba mươi dì đã có nhà, có tiệm và nhiều bạn bè quen biết. Không rõ có phải cái tuổi Dần nó vận vào người đã tạo cho dì một tính khí cứng rắn, đôi khi quá “ương ngạnh” (nói theo lời của mẹ tôi) hay không, nhưng thật tình mà nói, dì rất hiếm khi chịu thua hoặc nhượng bộ ai trong những cuộc tranh cãi hay quyết định điều gì, trong công việc làm ăn hoặc ngay cả trong vấn đề tình cảm. Tôi nhớ lần đầu tiên gặp và biết rằng mình có một bà dì khá đặc biệt trong một hoàn cảnh thật hi hữu: Đi cùng mẹ vào thăm dì trong… bót cảnh sát. Người ta bảo dì bị bắt giữ vì đã nổi ghen, xông tới gây gỗ và xô xát với người bạn trai của dì khi bắt gặp người này đang đi với một phụ nữ khác. Kết quả là người đàn ông phải vào nhà thương vì bị đứt một bên tai và dì vào bót cảnh sát với một vết thương trên trán. Sau chuyện đó, trái tim dì… hóa đá với “bọn đàn ông” mà dì cho rằng toàn là thứ giả dối, lừa đảo, bạc tình… Hơn hai tuần cùng mẹ đi thăm nuôi, tôi đã quen với gương mặt lạnh, ít cười, đôi môi thường mím chặt, chỉ có đôi mắt đen to và hàng mi rậm dài là sinh động của dì. Dì có vẻ cảm động khi thấy mẹ con tôi ngày nào cũng xách cơm vào thăm nên sau khi được trở về nhà, dì bắt đầu lui tới nhà tôi thường hơn, thỉnh thoảng mua quà bánh cho chị em tôi nữa, khiến chúng tôi rất vui mừng khi thấy bóng dì xuất hiện.

 Dì khá đẹp và là chủ một cửa tiệm may lớn ở ngoài chợ nên cũng rất theo thời trang. Mỗi khi đến tiệm dì, tôi thích ngắm tấm hình bán thân thật to của dì treo trên tường, dì đứng nghiêng người, mặc áo dài màu xanh rêu, có kết những chiếc lá nho nhỏ bằng vải silk màu nhũ vàng, tay tựa hờ sau gáy, mắt ngước nhìn về phía xa xăm trông chẳng khác gì hình các tài tử đóng phim. Tấm hình này, mỗi khi nhìn thấy, lòng ái mộ của tôi đối với dì lại càng nhiều hơn. Tết năm đó, dì dắt tôi lên Sài Gòn mua vải đặt cắt may một bộ “đồ tây” theo mẫu trong catalogue đàng hoàng khiến con bé mới 14 tuổi lần đầu được diện như Tây cứ đứng ngẩn ngơ trước bộ áo lịch sự, sang trọng mà tưởng như người trong mộng. Mẹ tôi trách: “Nó còn lớn nữa, mày may làm chi ba cái đồ mắc tiền”, dì gạt ngang: “Chị để tui lo, mốt bây giờ là phải mặc như vậy đó”. Rồi dì mua thêm một bộ áo tắm nói là để dành cho tôi có dịp sẽ đi Vũng Tàu chơi với dì. Tôi vui mừng và nghĩ mình thật là may mắn. Cho đến hôm dì rủ đi Vũng Tàu thì tôi mới thấy “thần tượng” dì Út của mình rạn nứt. Hôm đó, tôi bị đau bụng và đang lo chuẩn bị học bài thi lục cá nguyệt nên nói với dì là không đi được. Không ngờ, dì nổi giận đùng đùng mắng cho tôi một trận và đòi tôi phải trả lại bộ áo tắm “Không đi thì để tao cho người khác”. Tôi vừa ngạc nhiên vừa… đau khổ, xin dì là để dành lần sau con đi, nhưng dì nhất định không đổi ý. Tôi đành trả áo lại cho dì mà lòng…ấm ức không thể tả. Dì giận tôi cả tháng và nói sẽ không cho tôi đi đâu với dì nữa. Tính dì là như vậy đó, khi vui thì làm gì, nói gì cũng được nhưng ai làm nghịch ý hoặc làm dì thất vọng thì dì nhớ và nhắc đi nhắc lại… cả đời. Nhiều lúc thấy mẹ dù là chị lớn nhưng vẫn luôn chịu “lép vế” trước cô em tuổi Dần của mình.

 Dì không lập gia đình, sống cả đời thanh xuân của dì với cửa tiệm may. Suốt ngày ở tiệm, về tới nhà dì lại tiếp tục quần quật một mình dọn dẹp, nhất định không thuê mướn một người nào phụ giúp vì không tin ai và cũng không thấy ai làm vừa ý dì. Đôi khi mẹ tôi gợi ý dì Út nên nhận một đứa con nuôi hoặc một đứa cháu, con của dì Tý (dì cũng đông con như mẹ tôi nhưng nghèo và chật vật hơn) về ở chung để có người hủ hỉ, chăm sóc khi đau yếu nhưng dì Út cũng gạt đi và nói: “Tui sống một mình quen rồi”. Tính dì rất cẩn thận, cửa nhà dì ngoài lớp cửa gỗ, còn có thêm một lần cửa sắt bên trong. Dì luôn tự tin và cho rằng dì có thể đương đầu với mọi tình huống mà không cần bóng một người đàn ông nào. Cho đến một hôm, dì bị cướp giả dạng là nhân viên công ty điện lực xin vào nhà để ghi số đồng hồ điện hàng tháng, thấy dì một mình ở nhà nên đâm vào cổ dì một nhát và bỏ đi sau khi không tìm được tiền bạc gì trong nhà và tưởng dì đã chết. May là lần đó dì thoát nạn trong đường tơ kẽ tóc nhờ mũi dao chỉ lệch một chút về phía bên trái yết hầu nên khi đưa vào bệnh viện đã kịp thời cứu được. Mẹ con tôi vào nhà thương thăm nuôi cho đến khi sức khoẻ tạm ổn, dì trở về nhà, tôi lại được cử vào ngũ với dì mỗi tối để săn sóc và trông chừng nhà cho dì. Mấy tuần đầu tôi rất sợ vì cái không khí im vắng, lạnh lẽo ở nhà dì khác hẳn với bầu không khí lúc nào cũng nhộn nhịp, đông đúc ở gia đình tôi, tôi chỉ biết tự an ủi là mình chỉ ở vào buổi tối trong một khoảng thời gian ngắn nữa mà thôi. Nhưng không ngờ, tôi “đến rồi đi” với dì như vậy cũng gần nửa năm trời cho tới lúc dì chịu cầm chiếc nhẫn xoàn của má tôi đưa để đổi mấy cây vàng cho tôi và đứa em trai vượt biên. 

 Bao nhiêu năm trôi qua, bây giờ dì đã quá tuổi “thất thập cổ lai hy”, vẫn mạnh khỏe, vẫn sống một mình và mở cửa hàng tạp hóa ngay tại nhà để buôn bán cho vui tuổi già, nghe nói lớn tuổi, dì đã bớt khó tính đi nhưng vẫn không chịu ở chung hoặc gần đứa cháu nào cả.

 Bây giờ, sống cách xa dì hơn nửa vòng trái đất nhưng mỗi khi nghe nói đến tuổi Dần và những hệ lụy của tuổi này là tôi nhớ ngay đến dì và những kỷ niệm đã có với dì lúc còn ở quê nhà mà tự hỏi: không biết có phải những người đàn bà tuổi Dần đều có cùng số phận như dì Dần của tôi: cao số, cứng cỏi, khó khăn và suốt đời đơn độc?

 Võ thị Ngọc Dung


 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2021(Xem: 6729)
rong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng”
19 Tháng Hai 2021(Xem: 5899)
Sức khoẻ quý thật, nhưng quý nhất, trên cả sức khoẻ, là cái nhìn thấu suốt cuộc đời, sinh lão bệnh tử, để chấp nhận dễ dàng một khi sức khoẻ mất đi.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 6957)
Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẽ nằm nhai lại cỏ.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 7374)
để thấy mình vẫn còn loanh quanh đâu đó một nơi rất gần, tôi nghe thấy mình đang chạm trần vào mùi hương của tết.
12 Tháng Hai 2021(Xem: 6384)
Thời gian không là gì cả! Nếu không thể chạm được tay vào quá khứ, thì ta cũng còn đây ký ức để quay về
30 Tháng Giêng 2021(Xem: 6085)
“Công dưỡng dục suốt một đời lận đận Nghĩa sinh thành vương vấn cả trăm năm”
29 Tháng Giêng 2021(Xem: 6658)
Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5440)
nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này: Làng quê Bình Sơn nghèo nàn, phố quận Long Thành thân thiết và ngôi trường Trung Học một thời mới lớn
17 Tháng Giêng 2021(Xem: 5305)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin. Nhưng thư này không được như thế! Xin đổi ngược hai chữ Người và Cảnh trong câu thơ của Cụ Nguyễn Du để bày tỏ: “Cảnh buồn Người có vui đâu bao giờ…”. Mong Các Bạn Mình thứ lỗi.
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5613)
Cuối cùng là màn bắn pháo bông, ban nhạc vẫn tiếp tục chơi nhạc, đèn vụt tắt, trên nền trời tiếng đì đùng vang vọng, pháo hoa rực rỡ, trên cao từng vòm pháo hoa chụp xuống
14 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 5537)
Dường như nước Mỹ có thói quen đi đêm. Cái gì cũng bí mật, cũng thông đồng có hiệu lệnh ngầm.
29 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5585)
Cám ơn với tất cả lòng trân trọng cuộc đời này, hạnh phúc này. Kính chúc những người tôi yêu thương thật nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc.
02 Tháng Mười 2020(Xem: 6050)
Sống Linh Thác thiêng, Xin Anh Phù Hộ cho toàn thể ACE / CH / ĐC THƯƠNG YÊU ĐOÀN KẾT CÙNG NHAU NẮM TAY QUYẾT TÂM ĐI ĐẾN ĐÍCH
30 Tháng Tám 2020(Xem: 6837)
sẽ làm hành trang giúp cho chúng cân bằng và vượt qua những thử thách của cuộc đời, để có thể vươn cao và vươn xa hơn.
28 Tháng Tám 2020(Xem: 6855)
Tôi thành thật xin lỗi những bài nhạc lính, xin lỗi các tác gỉả, những người hát chúng, một trăm ngàn lần. Mà vẫn thấy chưa đủ.
23 Tháng Tám 2020(Xem: 6201)
Chiếc ghế trang trọng dành cho Thầy vẫn luôn nằm trong lòng mỗi người học sinh Ngô Quyền xa xứ. Chúng con xin hứa sẽ làm tốt để xứng đáng với sự dạy dỗ và thương yêu của Thầy.
16 Tháng Tám 2020(Xem: 6127)
hôm nay Thầy Phan Thanh Hoài không rưng rưng ngấn lệ, nhưng mặt đỏ bừng sau những ly rượu chúc mừng
06 Tháng Tám 2020(Xem: 6285)
như thầm nhắn nhủ rằng chúng ta dù thân xác hèn kém nhưng cố giữ cái tâm để biết sống tử tế cho nhau dù qua tháng ngày nắng vội.
14 Tháng Sáu 2020(Xem: 6469)
Rất mong chúng ta thoát ra khỏi thời kỳ mắc dịch này để người dân trở lại cuộc sống yên bình, thoải mái như xưa.
13 Tháng Sáu 2020(Xem: 6928)
Sài Gòn có một con phố cong queo một cách rất ngộ nghĩnh, được đặt tên là phố Cống Quỳnh. Thật là khéo, vì cách lập luận và hành động của ông Cống Quỳnh
29 Tháng Năm 2020(Xem: 6590)
Một chân thành cảm ơn đến tất cả các cố gắng vượt bực để thực hiện những bộ phim trong thời chiến, đặc biệt những phim nói về chiến tranh
12 Tháng Năm 2020(Xem: 6977)
cũng như không còn nhìn thấy anh đậu xe bên lề freeway 101 trong cái nắng chói chan để đón đợi và mời chúng tôi đến phở Lý
07 Tháng Năm 2020(Xem: 7048)
Vào trại chừng hai tuần, thì tôi gặp được người quen cùng quê ở Biên Hòa, chị Huệ và gia đình Cô Tư Kiên, thuộc toán áo xanh đến trước
05 Tháng Năm 2020(Xem: 6831)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Trên đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4
29 Tháng Tư 2020(Xem: 6443)
Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?
25 Tháng Tư 2020(Xem: 47172)
một nén hương lòng thành kính tưởng nhớ đến anh Thủy, đến đồng đội của anh, và tất cả những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã "vị quốc vong thân"
13 Tháng Tư 2020(Xem: 67008)
mênh mông không bằng nhà mình, dù cho phú quý vinh quang, vinh quang không bằng có Mẹ
13 Tháng Tư 2020(Xem: 24973)
Không biết phải dùng chữ gì thay cho ba dấu chấm đỏ đây?
11 Tháng Tư 2020(Xem: 6010)
Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay
11 Tháng Tư 2020(Xem: 5991)
Bình an sẽ trở lại. Cầu nguyện cho Ngài thật sức khỏe và bình an.
10 Tháng Tư 2020(Xem: 6308)
Duyên chỉ cười nhưng chưa hứa nhận lời, không thể và có thể biết đâu còn cơ duyên.
09 Tháng Tư 2020(Xem: 7038)
Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa! Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài.
07 Tháng Tư 2020(Xem: 5541)
Đời sống vốn buồn nhiều hơn vui,trong tình hình này dường như phải đổi thành đời sống vốn dĩ buồn lo
05 Tháng Tư 2020(Xem: 5782)
cũng như niềm an ùi của những ngày còn lại của cuộc sống nầy, là được gần gủi bên mấy con chó thân thương trong khoảnh khắc bình an
03 Tháng Tư 2020(Xem: 6398)
thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi
02 Tháng Tư 2020(Xem: 5666)
Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn
31 Tháng Ba 2020(Xem: 5480)
Đà Nẳng lúc đó người như nêm cối. Xe cộ in õi. Nóng nực vô cùng. Ai cũng vội vã chen lấn tìm đường đi
28 Tháng Ba 2020(Xem: 5950)
Cái thứ hai xin lỗi nước Mỹ vì đã vu khống dịch họa này là do quân đội Mỹ đưa Virus vào Trung Quốc.
25 Tháng Ba 2020(Xem: 6431)
Đêm cuối trong căn nhà cũ, tôi biết rằng mình không chỉ gánh trên vai một gánh quê hương.
24 Tháng Ba 2020(Xem: 5493)
Thương quá! Mồ mẹ cỏ đã xanh nhường kia mà các con vẫn khóc ngất. Thương quá
23 Tháng Ba 2020(Xem: 6030)
Đời như sóng nổi- Xóa bỏ vết người…” “Ai mang bụi đỏ đi rồi!
21 Tháng Ba 2020(Xem: 6215)
Anh hùng tử khí hùng bất tử, họ là những tấm gương một lòng vì nước vì dân, họ là những vị Tướng bất tử.
17 Tháng Hai 2020(Xem: 6227)
Tôi đang đợi tết cùng với quê nhà và cớ làm sao nghiêng về phía nào, tôi cũng nghe tiếng lòng mình rung động!
01 Tháng Hai 2020(Xem: 8202)
Quê hương mang nặng nghĩa tình,Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời.
13 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 7124)
Tin hay không, tôi nghĩ đã có một Đấng Thiêng Liêng nào đó đưa đường dẫn lối cho ghe nhỏ của chúng tôi tới được bến bờ.
12 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 6373)
Ông là một nhân chứng quý báu của một giai đoạn bi thảm, một cuộc đổi đời ghê rợn nhất trong lịch sử Việt.
08 Tháng Mười Hai 2019(Xem: 8773)
Về thăm anh thôi. Hồ sơ em bảo lãnh anh sang với em bị bên kia người ta bác rồi
04 Tháng Mười 2019(Xem: 7814)
Vậy là 38 năm đã trôi qua, rồi câu chuyện bốn trăm năm chiếc cầu trên sông Drina, và còn biết bao chuyện của một thời chưa nói hết. Buồn!
22 Tháng Chín 2019(Xem: 7449)
Chúng tôi được họ cưu mang, dìu về căn nhà lá, đốt than rừng sưởi ấm tình người vào đêm thứ 41 trên tuyến đường vượt biển.
30 Tháng Tám 2019(Xem: 7388)
Tôi thường nghĩ cái gì của mình ắt sẽ tự đến, tự nhiên như cây cần có nước, như hết Hè lại sang Thu