4:02 CH
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

HAI CON MÈO - PHẠM CHINH ĐÔNG

03 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 18480)
 haiconmeo-tuade-large-content
 Vợ chồng con cái nhà tôi đến Mỹ khoảng giữa năm 1996. Ai sao mình vậy, trước lạ sau quen, đến nay thì cũng bình thường như mọi người. Con cái thì có ba đứa. Đứa lớn nhất, con trai, ở lại với bà ngoại. Thật ra, cu cậu không đi vì quyến luyến người Bà đã phụ mẹ nó nuôi nấng, cưng chiều từ lúc mới sanh khi cha nó vừa bị CS bắt đi tù cải tạo. Ông ngoại đã mất, mẹ nó là đứa con duy nhất nay lại theo chồng qua Mỹ, bà cụ thực sự đơn độc. Ngày ra đi, bà cụ đã gần tám mươi, đã bắt đầu lú lẫn nhiều. Một hình ảnh tang thương có lẽ suốt đời không thể quên được: Sáng sớm lên đường, trời còn tối mù, thôn xóm lặng lẽ, xe honda ôm tới trước ngõ chở gia đình lên bến xe huyện để từ đó về Sài Gòn, bà cụ cầm đèn dầu con cóc lọ mọ đi ra và thều thào hỏi, tụi này đi đâu mà sớm dữ vậy?... Tử biệt không nói làm gì, còn sinh ly như thế ấy thì chắc chắn là đau lòng lắm.
 bachau-hcm-large-content Hai mống bên này, đứa trai, đứa gái. Cả hai đều đi học, và may mắn, cả hai cũng học khá và còn biết vâng lời. Còn hai vợ chồng thì đi làm. Mỗi người làm một hãng.
 Tôi đầu tiên xin làm hãng áo quần. Vì ốm yếu sau sáu năm ở tù Cộng Sản, tôi cố xin cho bằng được vào hãng này vì nghĩ rằng áo quần chắc phải là nhẹ nhàng. Ai dè quần áo là quần áo Jean, xếp hai mươi mấy cái vào một thùng giấy rồi chất từ từ lên cái bệ gỗ để chờ xe nâng kéo đi. Mỗi bệ như vậy phải chất cao lên 5 tầng. Tầng 1, tầng 2, tầng 3 thì chưa thấy sao, nhưng bắt đầu qua tầng 4 rồi tầng 5, lúc đó mới sao nháng đầy trời! Hãy nghĩ đến cảnh một tay cà tong cà teo, khệ nệ vác một thùng giấy nặng gần 50 pao mà chất lên chỗ cao hơn đầu hắn, từ sáng tới chiều! Thế nên ráng được hai bữa, hắn chịu hết nỗi, hắn dông!
 Có người bạn rủ vào làm hãng sắt. Tôi mất vía. Áo quần còn dãn xương sống cỡ đó, sắt thì có nước chôn luôn. Thôi thì để từ từ kiếm việc khác vậy. Thân làm thuê, làm mướn mà ốm yếu quá cũng nhiều thiệt thòi. Càng nghĩ tôi càng hận thù lung tung. Hận lũ cộng sản đày đọa mình chết lên chết xuống suốt 6 năm trời. Hận đám lãnh tụ đầu sỏ của tôi đã buông súng ôm vàng chạy ra nước ngoài, bỏ mặc những người mà chúng luôn gọi là chiến hữu. Lò mò 21 năm sau, tôi may mắn lê được tấm thân tàn qua đây. Qua rồi, ê chề nhiều hơn. Đầu sỏ hết kiếp vẫn mãi ung dung. Chó chết suốt đời cổ xanh rách nát.
 Người bạn vẫn nằn nì rủ tôi đi làm chung cho có bạn. Nể lời, tôi đi thử. Hóa ra, sắt nhẹ hơn quần áo trời ạ! Hóa ra, món nào nặng vừa vừa thì cầm, thì bưng; món nào nặng quá cỡ thì dùng máy kéo, máy nâng. Sức máy thay cho sức người nên sắt đá cũng trở thành nhẹ hẫng. Từ đó, hắn khám phá ra một chân lý có thể rất cũ: một là rất nhẹ, hai là rất nặng, lưng lưng chừng chừng là trắng con mắt đấy!
 Một năm sau, người bạn khác chỉ cho tôi đi làm thêm trong ngày thứ sáu. Việc này không trở ngại gì vì hãng sắt chỉ làm 4 ngày mỗi tuần (mỗi ngày 10 tiếng). Từ đó, tôi làm thêm nghề lau chùi, dọn dẹp (cleaning) cho một gia đình người Mỹ, mỗi tuần một lần. Gia đình này, ông chồng, Donald, là bác sĩ, không hiểu công chuyện làm ăn ra sao mà mỗi tuần đều phải đi Texas ba bốn ngày; còn bà vợ, Susan, làm chủ một công ty cho mướn xe dọn nhà. Họ có hai đứa con, đứa trai lớn đã tốt nghiệp trường Luật đang làm việc ở Pittsburgh, đứa gái em đang học năm chót Y khoa ở NewYork. Thành ra căn nhà lớn như vậy mà chỉ có hai người ở nên chẳng có vẻ gì dơ. Nhưng không lẽ đến đó để ngồi chơi! Tôi tức cười hoài, tự nhiên được của hời. Cứ loay hoay lau chùi trong cái nhà bự chảng đó từ sáng đến xế chiều là được 100 đồng bạc đem về "cho con ăn gạo"! Quả là cái nghề cao giá gớm. Không cần thâm niên, không cần chuyên môn, không cần bằng cấp mà mỗi giờ vẫn được hơn 13 đồng! Tuy nhiên, chuyện tiền bạc đó cũng thích thú như việc bà chủ nhà thường kể chuyện này chuyện kia cho tôi nghe. Bà này tâm địa rất tốt nhưng cái miệng hình như thích bép xép. Tôi tiếng Mỹ không bao nhiêu nhưng cũng đủ để hiểu bà ấy nói gì. Còn phải đối đáp lại thì tôi quơ hơi nhiều mặc dù viết được, đọc được. Hình như những tay có chút chữ nghĩa nhưng qua đây tuổi tác lỡ cỡ đều bị như vậy. Tai chậm đi, lưỡi cứng ra, chẳng ra làm sao! Thậm chí có tay ngày xưa bên nhà làm giáo sư Anh Văn vậy mà vẫn lính quýnh, ấm ớ như thường! Nhiều khi bực mình quá sức, thấy mình còn thua một đứa trẻ con, mới học xong lớp 1 đã nói tiếng Mỹ rôm rốp. Muốn bỏ về cho rồi, để được nói với nhau bằng tiếng quê nhà. Dù có ngọt ngào, dù có cay đắng thì cũng còn hiểu được nhau. Nhưng về đâu? Tôi không còn nơi nào để về. Tôi đã mất hết rồi.
 May mắn cho tôi, bà này đoán được những gì tôi muốn nói nên những lần nói chuyện giữa hai người ít khi bị bế tắc.
 Ngay hôm đầu tiên bà Susan đã kể lể cho tôi biết rằng hai con mèo của bả già lắmmeo_2-hcm-large-content
. Con này, 18 năm, con kia, 14 năm. Cả hai đều có cùng màu lông đen, vá trắng ở cổ nhưng lạ một điều, từ nhỏ đến giờ, hai con không ưa nhau. Bả nói :
 - Tụi nó không bao giờ nói chuyện với nhau, chú ạ. Có lúc con này muốn nói chuyện, meo một tiếng thì con kia khịt một cái rồi bỏ chạy mất luôn...
 Nhìn cách diễn tả bằng lời, bằng mắt, bằng tay chân của bà Mỹ, tôi nhịn không nỗi, cười té lên té xuống. Dĩ nhiên, bà ấy nghĩ rằng tôi cười vì chuyện hai con mèo! Lại có lần, tôi đang làm việc ở tầng dưới thì bà chủ hồng hộc chạy tới biểu:
 - Chú lên lầu, tôi chỉ cho coi. Tôi vội đi theo, trong bụng cứ phân vân không biết bả tính mắng vốn cái gì đây? Ai dè, bả dẫn vào phòng ngủ, chỉ vào một cục gì phồng lên dưới lớp mền và nói nhỏ nhỏ đầy vẻ thích thú:
 - Con mèo đấy! Ờ, không biết làm sao nó chui vào đó được mới độc chớ! Tôi thì mỉm cười khi nghĩ rằng thịt mèo xào lăn mà nhậu với rượu đế trong lần hành quân giải tỏa Cồn Cù ở Vĩnh Bình năm nao mới độc hơn!
 Bốn tháng sau, buổi sáng mới tới làm, bà Susan nói ngay với tôi:
 - Vợ chồng tôi vừa ly dị xong. Tuần sau tôi dọn qua nhà mới, nhà này để ổng ở. Chú lau dọn xong cái nhà bếp rồi đi theo tôi qua bên đó thu xếp vài việc.
 meo_3-hcm-large-content Tôi chưng hửng. Mỗi lần tới đây, tôi đều thấy hai người đâu có vẻ gì sẽ phải ly dị nhau. Và nhìn bức ảnh gia đình họ đầm ấm bên nhau trong phòng khách, tự dưng tôi cảm thấy xót xa, ngậm ngùi. Có ai ngờ được một gia đình như thế này, chia vui xẻ buồn, cùng sướng cùng khổ suốt 30 năm nay, vậy mà bắt đầu từ tuần sau, cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở, làm như chưa hề biết nhau! Bất giác, tôi rưng rưng nước mắt. Bà Mỹ ngạc nhiên rồi cũng khóc theo. Bà than thở:
 - 30 năm nay, tôi không có hạnh phúc. Ông ấy trai gái lăng nhăng dữ quá. Hiện thời ổng đang ở với một con nhỏ dưới Texas. Tôi nói:
 -Bà biết không, Việt Nam chúng tôi là một dân tộc chịu nhiều chia lìa, mất mát nhất. Như tôi đây phải bỏ cha mẹ, anh em, giòng họ mà qua đây sống trơ trọi thế này đây. Thế nên chúng tôi rất sợ sự đau đớn của phân ly. Tôi cầu xin đến một ngày nào đó khi bà thông cảm cho ông và ông cũng sẽ thấy không có ai bằng người vợ từ thuở xuân xanh của mình, rồi hai người trở lại sống bên nhau thì tôi mừng vui lắm. Bà Susan buồn bã nói:
 - Cảm ơn chú, nhưng cái đồ đó không có biết vợ, biết con đâu, chú ơi!
 Một tuần sau, bà Susan dọn đi. Cũng không xa nhà cũ bao nhiêu, chừng 10 phút xe là cùng. Hai con mèo thì mỗi người bắt một con. Kể từ đó, công việc của tôi thay đổi chút ít. Tuần này làm ở nhà của ông thì tuần sau làm ở nhà của bà. Tôi tìm cách hòa giải cho hai người. Qua bên ông, tôi nói:
 - Bà lúc nào cũng nhắc ông, bà sợ ông nấu nướng không rành nên ăn uống thất thường... Ông có vẻ nao nao. Qua nhà bà, tôi nói:
 - Ông nói ông nhớ bà, không biết bà ở bên này có được khỏe như mọi khi? Và bà ơi, tôi thấy ổng lúi húi nấu đồ ăn, thiệt khổ... Bà cúi mặt rưng rưng.
 Đến một hôm, tôi buồn bã nói với bà Susan rằng tôi thấy con mèo chia cho ổng bỏ ăn, kêu la thảm thiết tối ngày, chắc nó nhớ bạn cũ mười mấy năm của nó, bà nên qua thăm nó một lúc. Bà Mỹ hoảng hốt ngay:
 - Thôi chết rồi, con bên này mấy bữa rày cũng bỏ ăn nữa. Rồi bà kể cho tôi nghe:
 - Tôi mới đưa con mèo đi khám bịnh hôm kia. Bác sĩ nói con mèo này bị bịnh căng thẳng thần kinh (stress), vì vậy nó không ăn uống gì được và bị rụng lông nữa!
 Mèo rụng lông vì stress? Một điều khá mới mẻ khiến tôi ngớ ra một lúc. Còn chúng tôi, bỏ nước ra đi với những đau thương không thể nào hàn gắn của một thời chinh chiến, nếu bị stress thì sẽ rụng gì đây? Tôi đang mơ màng thì bà Susan la lên như khóc:
 - Tôi phải qua bển liền mới được! Không biết con mèo bên nhà ông Donald ra làm sao nhưng sau đó bà qua nhà ông thường hơn, và ngược lại, ông cũng siêng ôm con mèo qua nhà bà, "mình cần phải đem qua đem lại cho tụi nó đừng nhớ nhau mà sanh bịnh".
 Hai tháng sau, bà Susan nói với tôi:
 - Lần này chú dọn dẹp cho thiệt sạch rồi đóng cửa bỏ đây. Lần sau thì làm ở nhà cũ như mọi khi, mỗi tuần một lần. Ổng năn nỉ tôi về đấy! 
 Hôm ấy, lòng tôi cứ lâng lâng một niềm vui như chính mình vừa được đoàn viên. Buổi chiều, mới về tới nhà, vợ tôi trịnh trọng cho hay vợ người bạn cùng xứ đã có chồng khác rồi. Vợ chồng con cái nhà này đùm túm nhau vượt biên qua đây lâu rồi. Đùng một cái, ông bỏ nhà ra đi vì bị bà vợ đấm cho mấy cái sau một trận cãi nhau kịch liệt về chuyện tiền nong gì đó. Được mấy ngày, bà vợ khóc than, nhờ mọi người gọi dùm ông chồng về. Ông chồng làm nư, không về. Chắc tính đi lông nhông thêm một thời gian nữa cho bỏ ghét. Ai dè, đúng 4 tháng, vâng, đúng 4 tháng thôi, bà vợ đã có một ông chồng khác trong nhà. Làm sao mà hay như vậy thì không ai biết! Tôi xót xa nghĩ đến những gì đã nói với bà Mỹ về người Việt Nam hôm nọ. Bỗng dưng tôi hỏi vợ:
 - Em thấy nhà họ có nuôi con mèo nào không? Bà vợ nhìn chồng, đôi mắt tròn xoe....

 PHẠM CHINH ĐÔNG
 phamchinhdong.blogspot
Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Mười 20127:00 SA
Khách
Chuyện hay quá anh ĐÔng ! Vừa tình cảm lại vừa tếu. Xin bái phục đàn anh.
Hoàng Duy Liệu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11129)
Chúng tôi kính cẩn đặt nhẹ bó hoa xuống, ai đó vừa thắp mấy nén nhang còn nghi ngút khói. Đứng trước cảnh nầy tôi chợt muốn cất lên tiếng hát: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình...
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11305)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10902)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13100)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11017)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13325)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12483)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12584)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11969)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15014)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11746)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10678)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10933)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11145)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 9965)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11421)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11161)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13866)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10782)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11456)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10231)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12783)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12037)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18010)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12931)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11752)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 11989)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12224)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13057)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12516)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12387)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19066)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12835)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11769)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11584)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12185)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12200)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12203)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12132)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12315)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11807)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13237)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11269)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12327)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11406)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13311)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11072)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 12998)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11806)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12954)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.