4:50 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

HAI CON MÈO - PHẠM CHINH ĐÔNG

03 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 18483)
 haiconmeo-tuade-large-content
 Vợ chồng con cái nhà tôi đến Mỹ khoảng giữa năm 1996. Ai sao mình vậy, trước lạ sau quen, đến nay thì cũng bình thường như mọi người. Con cái thì có ba đứa. Đứa lớn nhất, con trai, ở lại với bà ngoại. Thật ra, cu cậu không đi vì quyến luyến người Bà đã phụ mẹ nó nuôi nấng, cưng chiều từ lúc mới sanh khi cha nó vừa bị CS bắt đi tù cải tạo. Ông ngoại đã mất, mẹ nó là đứa con duy nhất nay lại theo chồng qua Mỹ, bà cụ thực sự đơn độc. Ngày ra đi, bà cụ đã gần tám mươi, đã bắt đầu lú lẫn nhiều. Một hình ảnh tang thương có lẽ suốt đời không thể quên được: Sáng sớm lên đường, trời còn tối mù, thôn xóm lặng lẽ, xe honda ôm tới trước ngõ chở gia đình lên bến xe huyện để từ đó về Sài Gòn, bà cụ cầm đèn dầu con cóc lọ mọ đi ra và thều thào hỏi, tụi này đi đâu mà sớm dữ vậy?... Tử biệt không nói làm gì, còn sinh ly như thế ấy thì chắc chắn là đau lòng lắm.
 bachau-hcm-large-content Hai mống bên này, đứa trai, đứa gái. Cả hai đều đi học, và may mắn, cả hai cũng học khá và còn biết vâng lời. Còn hai vợ chồng thì đi làm. Mỗi người làm một hãng.
 Tôi đầu tiên xin làm hãng áo quần. Vì ốm yếu sau sáu năm ở tù Cộng Sản, tôi cố xin cho bằng được vào hãng này vì nghĩ rằng áo quần chắc phải là nhẹ nhàng. Ai dè quần áo là quần áo Jean, xếp hai mươi mấy cái vào một thùng giấy rồi chất từ từ lên cái bệ gỗ để chờ xe nâng kéo đi. Mỗi bệ như vậy phải chất cao lên 5 tầng. Tầng 1, tầng 2, tầng 3 thì chưa thấy sao, nhưng bắt đầu qua tầng 4 rồi tầng 5, lúc đó mới sao nháng đầy trời! Hãy nghĩ đến cảnh một tay cà tong cà teo, khệ nệ vác một thùng giấy nặng gần 50 pao mà chất lên chỗ cao hơn đầu hắn, từ sáng tới chiều! Thế nên ráng được hai bữa, hắn chịu hết nỗi, hắn dông!
 Có người bạn rủ vào làm hãng sắt. Tôi mất vía. Áo quần còn dãn xương sống cỡ đó, sắt thì có nước chôn luôn. Thôi thì để từ từ kiếm việc khác vậy. Thân làm thuê, làm mướn mà ốm yếu quá cũng nhiều thiệt thòi. Càng nghĩ tôi càng hận thù lung tung. Hận lũ cộng sản đày đọa mình chết lên chết xuống suốt 6 năm trời. Hận đám lãnh tụ đầu sỏ của tôi đã buông súng ôm vàng chạy ra nước ngoài, bỏ mặc những người mà chúng luôn gọi là chiến hữu. Lò mò 21 năm sau, tôi may mắn lê được tấm thân tàn qua đây. Qua rồi, ê chề nhiều hơn. Đầu sỏ hết kiếp vẫn mãi ung dung. Chó chết suốt đời cổ xanh rách nát.
 Người bạn vẫn nằn nì rủ tôi đi làm chung cho có bạn. Nể lời, tôi đi thử. Hóa ra, sắt nhẹ hơn quần áo trời ạ! Hóa ra, món nào nặng vừa vừa thì cầm, thì bưng; món nào nặng quá cỡ thì dùng máy kéo, máy nâng. Sức máy thay cho sức người nên sắt đá cũng trở thành nhẹ hẫng. Từ đó, hắn khám phá ra một chân lý có thể rất cũ: một là rất nhẹ, hai là rất nặng, lưng lưng chừng chừng là trắng con mắt đấy!
 Một năm sau, người bạn khác chỉ cho tôi đi làm thêm trong ngày thứ sáu. Việc này không trở ngại gì vì hãng sắt chỉ làm 4 ngày mỗi tuần (mỗi ngày 10 tiếng). Từ đó, tôi làm thêm nghề lau chùi, dọn dẹp (cleaning) cho một gia đình người Mỹ, mỗi tuần một lần. Gia đình này, ông chồng, Donald, là bác sĩ, không hiểu công chuyện làm ăn ra sao mà mỗi tuần đều phải đi Texas ba bốn ngày; còn bà vợ, Susan, làm chủ một công ty cho mướn xe dọn nhà. Họ có hai đứa con, đứa trai lớn đã tốt nghiệp trường Luật đang làm việc ở Pittsburgh, đứa gái em đang học năm chót Y khoa ở NewYork. Thành ra căn nhà lớn như vậy mà chỉ có hai người ở nên chẳng có vẻ gì dơ. Nhưng không lẽ đến đó để ngồi chơi! Tôi tức cười hoài, tự nhiên được của hời. Cứ loay hoay lau chùi trong cái nhà bự chảng đó từ sáng đến xế chiều là được 100 đồng bạc đem về "cho con ăn gạo"! Quả là cái nghề cao giá gớm. Không cần thâm niên, không cần chuyên môn, không cần bằng cấp mà mỗi giờ vẫn được hơn 13 đồng! Tuy nhiên, chuyện tiền bạc đó cũng thích thú như việc bà chủ nhà thường kể chuyện này chuyện kia cho tôi nghe. Bà này tâm địa rất tốt nhưng cái miệng hình như thích bép xép. Tôi tiếng Mỹ không bao nhiêu nhưng cũng đủ để hiểu bà ấy nói gì. Còn phải đối đáp lại thì tôi quơ hơi nhiều mặc dù viết được, đọc được. Hình như những tay có chút chữ nghĩa nhưng qua đây tuổi tác lỡ cỡ đều bị như vậy. Tai chậm đi, lưỡi cứng ra, chẳng ra làm sao! Thậm chí có tay ngày xưa bên nhà làm giáo sư Anh Văn vậy mà vẫn lính quýnh, ấm ớ như thường! Nhiều khi bực mình quá sức, thấy mình còn thua một đứa trẻ con, mới học xong lớp 1 đã nói tiếng Mỹ rôm rốp. Muốn bỏ về cho rồi, để được nói với nhau bằng tiếng quê nhà. Dù có ngọt ngào, dù có cay đắng thì cũng còn hiểu được nhau. Nhưng về đâu? Tôi không còn nơi nào để về. Tôi đã mất hết rồi.
 May mắn cho tôi, bà này đoán được những gì tôi muốn nói nên những lần nói chuyện giữa hai người ít khi bị bế tắc.
 Ngay hôm đầu tiên bà Susan đã kể lể cho tôi biết rằng hai con mèo của bả già lắmmeo_2-hcm-large-content
. Con này, 18 năm, con kia, 14 năm. Cả hai đều có cùng màu lông đen, vá trắng ở cổ nhưng lạ một điều, từ nhỏ đến giờ, hai con không ưa nhau. Bả nói :
 - Tụi nó không bao giờ nói chuyện với nhau, chú ạ. Có lúc con này muốn nói chuyện, meo một tiếng thì con kia khịt một cái rồi bỏ chạy mất luôn...
 Nhìn cách diễn tả bằng lời, bằng mắt, bằng tay chân của bà Mỹ, tôi nhịn không nỗi, cười té lên té xuống. Dĩ nhiên, bà ấy nghĩ rằng tôi cười vì chuyện hai con mèo! Lại có lần, tôi đang làm việc ở tầng dưới thì bà chủ hồng hộc chạy tới biểu:
 - Chú lên lầu, tôi chỉ cho coi. Tôi vội đi theo, trong bụng cứ phân vân không biết bả tính mắng vốn cái gì đây? Ai dè, bả dẫn vào phòng ngủ, chỉ vào một cục gì phồng lên dưới lớp mền và nói nhỏ nhỏ đầy vẻ thích thú:
 - Con mèo đấy! Ờ, không biết làm sao nó chui vào đó được mới độc chớ! Tôi thì mỉm cười khi nghĩ rằng thịt mèo xào lăn mà nhậu với rượu đế trong lần hành quân giải tỏa Cồn Cù ở Vĩnh Bình năm nao mới độc hơn!
 Bốn tháng sau, buổi sáng mới tới làm, bà Susan nói ngay với tôi:
 - Vợ chồng tôi vừa ly dị xong. Tuần sau tôi dọn qua nhà mới, nhà này để ổng ở. Chú lau dọn xong cái nhà bếp rồi đi theo tôi qua bên đó thu xếp vài việc.
 meo_3-hcm-large-content Tôi chưng hửng. Mỗi lần tới đây, tôi đều thấy hai người đâu có vẻ gì sẽ phải ly dị nhau. Và nhìn bức ảnh gia đình họ đầm ấm bên nhau trong phòng khách, tự dưng tôi cảm thấy xót xa, ngậm ngùi. Có ai ngờ được một gia đình như thế này, chia vui xẻ buồn, cùng sướng cùng khổ suốt 30 năm nay, vậy mà bắt đầu từ tuần sau, cơm ai nấy ăn, nhà ai nấy ở, làm như chưa hề biết nhau! Bất giác, tôi rưng rưng nước mắt. Bà Mỹ ngạc nhiên rồi cũng khóc theo. Bà than thở:
 - 30 năm nay, tôi không có hạnh phúc. Ông ấy trai gái lăng nhăng dữ quá. Hiện thời ổng đang ở với một con nhỏ dưới Texas. Tôi nói:
 -Bà biết không, Việt Nam chúng tôi là một dân tộc chịu nhiều chia lìa, mất mát nhất. Như tôi đây phải bỏ cha mẹ, anh em, giòng họ mà qua đây sống trơ trọi thế này đây. Thế nên chúng tôi rất sợ sự đau đớn của phân ly. Tôi cầu xin đến một ngày nào đó khi bà thông cảm cho ông và ông cũng sẽ thấy không có ai bằng người vợ từ thuở xuân xanh của mình, rồi hai người trở lại sống bên nhau thì tôi mừng vui lắm. Bà Susan buồn bã nói:
 - Cảm ơn chú, nhưng cái đồ đó không có biết vợ, biết con đâu, chú ơi!
 Một tuần sau, bà Susan dọn đi. Cũng không xa nhà cũ bao nhiêu, chừng 10 phút xe là cùng. Hai con mèo thì mỗi người bắt một con. Kể từ đó, công việc của tôi thay đổi chút ít. Tuần này làm ở nhà của ông thì tuần sau làm ở nhà của bà. Tôi tìm cách hòa giải cho hai người. Qua bên ông, tôi nói:
 - Bà lúc nào cũng nhắc ông, bà sợ ông nấu nướng không rành nên ăn uống thất thường... Ông có vẻ nao nao. Qua nhà bà, tôi nói:
 - Ông nói ông nhớ bà, không biết bà ở bên này có được khỏe như mọi khi? Và bà ơi, tôi thấy ổng lúi húi nấu đồ ăn, thiệt khổ... Bà cúi mặt rưng rưng.
 Đến một hôm, tôi buồn bã nói với bà Susan rằng tôi thấy con mèo chia cho ổng bỏ ăn, kêu la thảm thiết tối ngày, chắc nó nhớ bạn cũ mười mấy năm của nó, bà nên qua thăm nó một lúc. Bà Mỹ hoảng hốt ngay:
 - Thôi chết rồi, con bên này mấy bữa rày cũng bỏ ăn nữa. Rồi bà kể cho tôi nghe:
 - Tôi mới đưa con mèo đi khám bịnh hôm kia. Bác sĩ nói con mèo này bị bịnh căng thẳng thần kinh (stress), vì vậy nó không ăn uống gì được và bị rụng lông nữa!
 Mèo rụng lông vì stress? Một điều khá mới mẻ khiến tôi ngớ ra một lúc. Còn chúng tôi, bỏ nước ra đi với những đau thương không thể nào hàn gắn của một thời chinh chiến, nếu bị stress thì sẽ rụng gì đây? Tôi đang mơ màng thì bà Susan la lên như khóc:
 - Tôi phải qua bển liền mới được! Không biết con mèo bên nhà ông Donald ra làm sao nhưng sau đó bà qua nhà ông thường hơn, và ngược lại, ông cũng siêng ôm con mèo qua nhà bà, "mình cần phải đem qua đem lại cho tụi nó đừng nhớ nhau mà sanh bịnh".
 Hai tháng sau, bà Susan nói với tôi:
 - Lần này chú dọn dẹp cho thiệt sạch rồi đóng cửa bỏ đây. Lần sau thì làm ở nhà cũ như mọi khi, mỗi tuần một lần. Ổng năn nỉ tôi về đấy! 
 Hôm ấy, lòng tôi cứ lâng lâng một niềm vui như chính mình vừa được đoàn viên. Buổi chiều, mới về tới nhà, vợ tôi trịnh trọng cho hay vợ người bạn cùng xứ đã có chồng khác rồi. Vợ chồng con cái nhà này đùm túm nhau vượt biên qua đây lâu rồi. Đùng một cái, ông bỏ nhà ra đi vì bị bà vợ đấm cho mấy cái sau một trận cãi nhau kịch liệt về chuyện tiền nong gì đó. Được mấy ngày, bà vợ khóc than, nhờ mọi người gọi dùm ông chồng về. Ông chồng làm nư, không về. Chắc tính đi lông nhông thêm một thời gian nữa cho bỏ ghét. Ai dè, đúng 4 tháng, vâng, đúng 4 tháng thôi, bà vợ đã có một ông chồng khác trong nhà. Làm sao mà hay như vậy thì không ai biết! Tôi xót xa nghĩ đến những gì đã nói với bà Mỹ về người Việt Nam hôm nọ. Bỗng dưng tôi hỏi vợ:
 - Em thấy nhà họ có nuôi con mèo nào không? Bà vợ nhìn chồng, đôi mắt tròn xoe....

 PHẠM CHINH ĐÔNG
 phamchinhdong.blogspot
Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Mười 20127:00 SA
Khách
Chuyện hay quá anh ĐÔng ! Vừa tình cảm lại vừa tếu. Xin bái phục đàn anh.
Hoàng Duy Liệu
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14534)
Tôi không quên và chắc không bao giờ quên, nhưng tôi không còn nặng lòng với mùi hoa cũ, cả khi hay tin cô bạn hàng xóm lúc theo chồng cứ đòi cho được một chùm hoa Dạ Lý trong lẵng hoa cô dâu
27 Tháng Ba 2013(Xem: 13560)
Xin chào Pleiku, Kontum và Buôn Mê Thuột thân quen! Cho dù mai sau không có dịp về thăm Đất Cao nguyên nữa, tôi vẫn canh cánh bên lòng Món Nợ Cao Nguyên
24 Tháng Ba 2013(Xem: 13811)
Thời con gái bao giờ cũng đẹp, nhưng tuổi già của mình bây giờ cũng đẹp, cũng hạnh phúc vì cả hai đứa vẫn còn hai cái đuôi. Dù bao gian khổ vẫn hảnh diện và sung sướng bị mình kềm kẹp cho tới bây giờ.
23 Tháng Ba 2013(Xem: 14596)
Tay ôm poster ghi tên của Bảo, Bác Nhơn nở nụ cười tươi tựa trẻ thơ, nồng nhiệt cổ vũ cho đoàn diễn hành Hướng Đạo có đứa cháu Ngoại yêu dấu của mình.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13666)
dáng điệu dịu dàng của cô gái Pleiku đang loay hoay chuẩn bị cho một ngày mới, “ Giã Từ Pleiku ” của “ còn chút gì để nhớ, để quên …”
22 Tháng Ba 2013(Xem: 13956)
Một giấc mơ làm tôi không ngủ lại được, tôi lại thức và suy nghĩ viễn vông. Cái gì đến sẽ đến, ai cũng có một lần đến bên bờ sinh tử. Hãy sống cho vui mỗi ngày
18 Tháng Ba 2013(Xem: 15135)
Tất cả những bài thơ trong ba thi tập là những bức tranh sống động có màu sắc lẫn âm thanh, giúp cho người đọc thưởng ngoạn được tất cả những vẻ đẹp, những lời thơ hồn hậu của tác giả
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13256)
Thời Thơ Dại! Ôi! Thời của vô tư, của hành động mà không cần so đo tính toán! Ai cũng đều qua Thời Thơ Dại của riêng mình mà mỗi khi có dịp nhớ lại đều thấy vui buồn lẫn lộn.
15 Tháng Ba 2013(Xem: 13010)
trái tim anh và đầu óc anh đầy ắp tình đồng đội và quê hương. Và tôi dù gì và cho thế nào đi chăng nữa tôi vẫn mãi mãi là người vợ lính không bao giờ thay đổi.
10 Tháng Ba 2013(Xem: 14678)
Hội ái hữu Biên Hòa California được chấn chỉnh và thành lập với bao tâm huyết của đồng hương nặng tình xứ Bưởi đã bước qua nhiệm kỳ thứ hai.
08 Tháng Ba 2013(Xem: 13379)
Hôm qua tôi đã nhận rất nhiều lời chúc của bạn bè, con, cháu, học trò ,thân hữu. Tôi hạnh phúc vô cùng vì mình vẫn có được nhiều người quan tâm và thương mến.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14006)
trân trọng cãm tạ hai anh Thiếu Tá Hoàng Ngọc Liên và Hoàng Thọ(mà tôi chưa bao giờ gặp). lời cãm tạ chân thành trong tình nghĩa của một thời chiến đấu bảo vệ HÒA BÌNH và TỰ DO cho quê hương.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 14624)
nhiều người đã bỏ xứ ra đi như tôi, lấy xứ người làm quê hương thứ hai của mình. Có lẻ cuối đời, tro bụi của tôi sẽ bay trong trong gió nơi xứ người.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 11878)
Cho đến giờ này họ vẫn đang ở nơi rừng sâu núi thẩm hay tại vùng biển khơi dậy sóng! Không có đền đài lăng tẩm nào cao quý, giá trị và vĩnh cửu hơn lòng dân đâu.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 17702)
ường như đến tuổi xế chiều, nôm na là gần xuống lỗ, người ta dường như nuối tiếc kỷ niệm của ngày xưa.
03 Tháng Ba 2013(Xem: 13873)
Xin được một lời cám ơn trường lớp, cám ơn Thầy Cô đã hun đúc và dạy dổ chúng tôi nên người, biết sống với tha nhân, biết quý vốn quý nhất trên đời ... TÌNH BẠN
01 Tháng Ba 2013(Xem: 13006)
Chút tình trong thơ văn Trần Kiêu Bạc không những chỉ được gói ghém qua tình mẹ, làng quê trong thơ anh vẫn canh cánh bên lòng về nơi có một thời gian anh đã sống
01 Tháng Ba 2013(Xem: 12823)
Nhà tôi bước đi; tôi nhìn kỹ hai gót chân. Cũng có những vết nứt vì bùn phèn như hai gót chân của chị Lý.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 12576)
anh là một người lính đã hiên ngang bảo vệ quê nhà. Tạ ơn đất nước, tri ân những người lính là săn sóc cho anh thật chu đáo, cho anh có chỗ dựa tinh thần để anh đi hết đoạn đường đời.
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14484)
Từ hôm đó, mỗi lần có những điều không như ý, tôi vẫn nhớ lại lời Cô Hiệu trưởng thời Tiểu học : "Sao lại buồn, phải vui mới đúng..." vì có như vậy tôi mới trân quý thời thơ dại
20 Tháng Hai 2013(Xem: 14141)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa
17 Tháng Hai 2013(Xem: 13622)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
16 Tháng Hai 2013(Xem: 19373)
Cái phận đi cày thì giờ không có nhiều tui đành âm thầm leo lên xe mà lạng qua lạng lại cho tới phi trường để kịp chuyến bay về nhà. Trong xe buồn lặng câm
13 Tháng Hai 2013(Xem: 13811)
ta sẽ gặp những bạn đồng hành để chia sẻ khó khăn của tâm hồn hay khó khăn của ngoại cảnh. Để cùng nhau thấy cái sinh thành của cuộc đời. Để có lúc chia tay ở ngả ba đường.
09 Tháng Hai 2013(Xem: 18262)
ôi nhìn thấy hai Nàng trần truồng năm tôi 10 tuổi, năm tôi 17 tuổi. Hôm này - một chiều đầu năm 2013 - tuổi Đời Tôi Tám Bó, khi viết những dòng chữ này..
07 Tháng Hai 2013(Xem: 14102)
Cái mùi Tết đã mang đến cho anh chị em tôi được hưởng đủ đầy tròn vẹn bao nhiêu mùa Tết chúng tôi có được trong đời… mãi cho đến bây giờ, ba má tôi đã thật sự đi xa…
04 Tháng Hai 2013(Xem: 13479)
Kính chúc quý đồng hương và thân hữu, toàn thể gia đình một năm Qúy Tỵ 2013 An vui + Mạnh khỏe + Hạnh phúc.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 14599)
Biết đến bao giờ, quê hương kia sẽ có được những ngày vui thật sự? Biết đến bao giờ người người sẽ cùng chia sẻ, thương xót và giúp đỡ lẫn nhau?
02 Tháng Hai 2013(Xem: 16127)
Mùa Xuân về tôi xin được thả bay tới tất cả mọi người chùm bóng xanh lơ màu hy vọng, cầu chúc cho tất cả được nhiều sức khỏe, may mắn và an vui.
01 Tháng Hai 2013(Xem: 14943)
kính chúc Quý Bạn Hữu, Quý Đồng Hương và Gia Quyến những ngày Xuân Hạnh Phúc và Một Năm Mới An Lành, Thịnh Vượng
01 Tháng Hai 2013(Xem: 13476)
Nhìn bóng dáng sau lưng 2 đứa con, đứa 14 đứa 12 đang từng bước nặng nề ra đường phố khi bóng đêm vừa buông xuống, lòng người mẹ quặn đau, từng cơn thắt chặt lại
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 36291)
xin kính dâng hồn thiêng Nguyễn Hoàng Hải, nhà thơ nổi tiếng xứ Bưởi với bút hiệu Nguyễn Tất Nhiên và Tôn Thất Tiến, một nghệ sĩ tài hoa, một thời nổi tiếng về ngón đàn và tiếng hát
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 15830)
Là đồng hương và thân hữu Biên Hòa chúng ta không thể thờ ơ, hãy cùng nhau góp bàn tay yểm trợ: ủng hộ Đặc san Xuân và ghi danh tham dự TẤT NIÊN BIÊN HÒA
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 14980)
Nhìn gương mặt hớn hở của Chi giữa rừng hoa bạt ngàn, anh có cảm tưởng như mùa Xuân đã tới.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 13978)
Bài học vỡ lòng sao cao đẹp quá, cho cô giáo và những đứa trẻ ngây thơ. Từ đó tôi tin rằng tiếng Việt tiếng mẹ đẻ của tôi sẽ không bao giờ mất.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 15368)
Cả một thời trai trẻ lại về. Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ muà xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 18105)
Hy vọng ai đó sẽ có đủ tiền mà làm một cái cửa sổ nhỏ đón chút nắng mùa Xuân cuối đời. Một đời đã có bao lần hiên ngang với nắng trong tim.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 13346)
Tôi nhắm mắt lại, hít một hơi dài và như đang ngửi thấy mùi vị của mâm cơm tất niên dâng cúng gia tiên, má tôi đứng chắp tay lâm râm khấn vái cầu phúc với đất trời.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 19871)
chữ Bé ơi là tín hiệu duy nhất tôi nhận được từ anh ta.Cũng từ dạo đó tôi đã bắt đầu mơ mộng và không còn chăm chỉ học hành như trước nữa...
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 15678)
Rồi tin yêu thắp sáng những vì sao" . . . và vẫn ca tụng tình yêu một cách tuyệt đối " Yêu đương chỉ có một lần, Một lần cũng đáng đem dâng cả đời
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 23805)
Nỗi bất hạnh của các anh em thương phế binh sau biến cố 75 không biết cuộc đời mình sẽ về đâu? Cuộc sống thế nào khi thân thể không còn nguyên vẹn
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 17411)
Nhưng mà tui đâu có ngán, dân chơi Biên Hùng mà! Tui ngó quanh cái tủ một hồi chẳng có ra được một câu nào nghe cho đặng bèn ngước lên trên đầu tủ nhìn bà Nội
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14161)
Tẩt niên, đồng hương Biên Hòa tưởng nhớ đến một người dân Biên Hòa, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, quả cũng là điều chúng ta nên đến tham dự hỗ trợ.
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 14109)
Vậy mời bạn hãy làm quen với nhà thơ Thái Thụy Vy qua CD “Hoa Tím Niềm Riêng” để xem mình có “niềm chung” với nhà thơ không nhé!
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 15009)
Người Việt Nam, dù ở trong nước hay sống xứ ngoài, hằng ngày đều nói tiếng Việt, viết chữ quốc ngữ, dạy con cháu luân thường đạo lý, chớ nên quên ơn người đã có công giúp mình, chấn hưng nền văn hóa nước nhà, mà hiện nay vẫn còn thọ hưởng
07 Tháng Giêng 2013(Xem: 18950)
Tôi yêu ngôi trường Trung học đầu đời, yêu cái giếng quận và yêu cây me đứng quạnh hiu cuối trường. Cây me đó đã chứng kiến biết bao thế hệ học trò
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 18593)
bến xưa hạt cát vẫn chờ Gầy xương khóc nắng bên bờ đơn côi Sóng nào trả bạn cho tôi Chiều xa biển lạ hẳn ngồi nhớ mưa
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 17575)
ở độ tuổi 37 mẹ đã quấn khăn tang góa phụ, anh em chúng tôi trở thành trẻ mồ côi. Cuộc sống bên ngoài vẫn tiếp diễn, nhưng cuộc đời mẹ con chúng tôi bắt đầu chuyển qua một giai đoạn mới...
03 Tháng Giêng 2013(Xem: 12806)
Qua lăng kính trên, người ta thấy nhà thơ Thái Thụy Vy - bút hiệu của Đỗ Khoa Luật - đã thành công trong cả ba tác phẩm của mình, đã đưa người đọc hòa theo nhịp tim của tác giả
31 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14114)
Mất mẹ Mõi mòn nhớ mẹ đau suốt đời Ai còn mẹ Xin đừng làm mẹ khóc