1:01 SA
Thứ Ba
7
Tháng Năm
2024

Con trai tui - Chương 2- Lá thư của Mẹ

16 Tháng Ba 201212:00 SA(Xem: 28692)



Con trai tui - Chương 2- Lá thư của Mẹ

 Mình cứ nhìn và nói về người Mỹ nhiều rồi, hôm nay xin xem lá thư này để biết sơ sơ người ta nhìn mình như thế nào.

hdl

mecon-large-content

 Lá thư của Mẹ

 San Francisco ngày ….

 Ryan thương nhớ,

 Mới đó mà đã hơn một tháng kể từ ngày con đi Việt Nam, má suy nghĩ nhiều đêm rồi nhưng đành phải viết cho con những dòng chữ này, má không còn cách nào khác.

má biết là con đã từ chối học bỗng của mấy trướng đại học ở Mỹ này mà đi tận đến VN xa xôi nóng nực ghi danh vô đại học Sài Gòn là vì con muốn thực hiện cái hoài bảo " Lấy vợ đẹp con chủ tiệm vàng " để khỏi phải mần ăn chi , cả ngày đi ra đi vô chiều chiều đi nhậu cho phẻ cái thân. Ở VN thì nhiều con gái hơn và cũng nhiều tiệm vàng hơn để cho con chọn lựa. Má đồng ý là con đã thực thi đúng đường lối qua sự chỉ đạo anh minh của ba con và mấy chú bác.

 Má hiểu tính của con lắm, con là người thích tự lập và lúc nào cũng sắp đặt chương trình làm việc hợp tình hợp lý theo bài bản, má cũng biết cái chuyện ba con khuyên là nên chọn chuyên ngành anh văn chứ đừng có học kỹ sư hay là bác sĩ là để khỏi cần phải học hành chi mà vẫn ra trường hạng nhứt. Cái này thì ba con suy bụng ta ra bụng người mà đúng đó.

Ngày con đi má buồn muốn khóc nhưng má đã không ngăn cản con, cũng có lúc định nhờ ba nói dùm một tiếng nhưng con cũng biết đó, có ai suy nghĩ theo cái lối bất cần đời như ba của con đâu, ổng còn nói:

- Vợ nó chứ bộ vợ tui sao? Đúng là hết thuốc chữa. 

Ryan,

Má cho con biết một chuyện này để mong con suy nghĩ lại trước khi quá trể, đó là…Đàn bà con gái VN trông dễ thương nhưng lại rất ưa thích tra tấn chồng !

Sự thật trăm phần trăm đó con, chính mắt Má đã thấy vài lần, ghê rợn lắm con ơi.

Chắc con còn nhớ thằng Sáu? Cái thằng chủ tiệm vàng ở Mũi Né đó, nhớ chưa? Khi má con mình ở nhà đó, có một đêm khuya má đi xuống nhà bếp tìm nước uống thì tình cờ chứng kiến một cảnh tượng hải hùng khó mà quên được.

 Thằng Sáu bị lột trần nằm xấp rên rĩ trên sàn nhà, con vợ nó ngồi trên lưng tay cầm một cái đồng tiền như là 25 xu cạo lên cào xuống liên tu bất tận trên sống lưng của nó cho tới khi máu bầm tụ lại thành hai đường dài như xa lộ không đèn.

Chưa hiểu chuyện gì, má cứ đứng đó mà ngó thì bà má vợ nó cười hỉ hả bưng tới một cái hộp thiếc lớn bên trong đầy nhóc những dụng cụ tra tấn bằng thủy tinh còn con vợ nó thì ngó má mà phân trần chi đó bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt :

- Because he went to the Bia om !

A ! họ đang trừng phạt thằng Sáu về cái tội đi nhậu ở quán karaokê gì đó, con có còn mơ mộng chiều chiều véo cọc tiền đi nhậu nữa hay không?

 Mặc cho thằng Sáu đau đớn rên la phì phò hai má con họ dùng lửa hơ cho cái lọ thủy tinh tròn tròn như cái hũ Baby food rồi ịn vô lưng của nó kêu cái bụp. Trời ơi, má thấy lửa xanh đỏ còn nhảy múa trong cái hũ từ từ đốt phỏng làm da lưng nó đổi màu từ đỏ hỏn đến đen thui.Thằng Sáu bị đốt nóng uốn người lên tính vùng lên chạy thì lại bị con em vợ hiện ra từ lúc nào đè đầu xuống véo mạnh vô hai bên thái dương lẩn giữa trán không ngừng nghỉ, chắc là cô ả có ân oán giang hồ nửa đêm về sáng gió mát trăng thanh với cái anh Sáu này.

 Khi đó quá ư là sợ hãi, má cứ đứng ì ra đó ú ớ nhìn ba người đàn bà con gái liên tục tra tấn một anh chồng. Mà nói nào ngay tội nghiệp cho thằng Sáu. Nó có tội tình bao nhiêu mà làm dữ thế ? Xử phạt hành chính là được rồi , người trong nội bộ với nhau cả mà.

Ôi, còn cảnh nào hãi hùng hơn ! Họ cứ vuốt rồi véo rồi ngắt khắp cả cái mặt phì nộn luôn cả hai bên cần cổ, rồi hết cái hũ này đến cái lọ khác, lửa đỏ cứ liên tục mà bay ụp lên lưng thằng Sáu rồi dính cứng ngắt ở đó, má còn nhớ là hơn cả chục hũ lửa, mà chục mười hai đó nha con.

 Chẳng cần nói chắc con cũng đủ biết còn gì hãi hùng ma quái hơn cái cảnh ba người đàn bà tóc sổ tung vây quanh một đống thịt đỏ hỏn đang lên mùi khen khét dưới ánh đèn cầy lung linh lắc lẻo mập mờ.

Một lúc sau có lẽ thấy thằng Sáu đã chết ngất hay là tạm đã nư họ để nó nằm phơi thây một đống ở đó rồi kéo nhau cười nói hí hởn bỏ đi xuống nhà bếp, nhưng mà không sao, hình như nó còn sống ! Má thấy mấy cái hủ lắc lư theo nhịp thở phập phồng nhè nhẹ. Chắc là nó có nghề.

 Tạm yên tâm má đi xuống nhà bếp kiếm miếng nước thì lại thấy họ đang hì hục củi lửa nấu một nồi nước sôi thiệt là to, rụng rời tay chân, má ngồi bệt xuống sàn nhà mà thầm than thân trách phận là sao mình lạc đến chốn này, trong đầu của má lúc đó hiện lên cái cảnh mấy em gái ở vùng Amazon luộc đỏ cái ông Tây dám mày mò thám hiểm mấy cái rừng cấm âm u của họ. Ba mẹ con nhà này đang sửa soạn luộc thằng Sáu vì cái tội đi thám hiểm rừng núi sông ngòi miền nhiệt đới. Má cũng tự sỉ vả mình quá ư là ngu ngốc, chuyện này mà kể cho ba con biết thì cầm chắc là ổng sẽ nói:

- Thì đã bảo là Mũi Né mà ! Sao bà hổng né !

Hứ ! Cái giọng điệu tiếng Việt của thằng chả nghe mà thấy ghét.

 Trời ơi !

Tuy là sợ run teo cà dế như ba con thường nói nhưng mà hên là không có gì để teo nên má còn có chút lý trí để nhận ra một chuyện hãi hùng khiếp đảm khác sắp xảy ra nữa. Chắc là họ sẽ phanh thây thằng Sáu, cái nồi tuy là bự nhưng vẫn không đủ chổ để nhét cái thân phì lủ của nó vô, họ sẽ chặt hay băm nó ra từng khúc ! a a má nhớ rồi, tiếng VN kêu là tùng xẻo đó con ơi.

Ối giời ơi ! dzì mà dã man thế ! Má nhắm híp mắt lại lết vô góc cầu thang đụng té ngửa cái ông Phật bụng bự đang hả miệng cười, cái ông này chắc là bụng bự nặng nề quá nên chổ nào cũng thấy ổng bị bắt ngồi dưới đất.

 Có lẻ thấy nước đã đủ độ nóng với làn hơi trắng tỏa lên ngùn ngụt họ khiêng lên để kế bên thằng Sáu, nghe tiếng rên ư ử má he hé mắt nhìn.

 Ryan con,

 Má có thể hiểu là con không tin nhưng đây là chuyện thật, cả đời má tuy là đã bao lần giận ba con đến bầm gan tím ruột nhưng chưa bao giờ nghĩ đến cái phương án trả thù kinh hải này. Cùng lắm là nghĩ đến con dao và cái máy xay trái cây mà thôi.

Họ ba người, à không, giờ thì là bốn, mới thêm con bé người làm cỡ chừng mười mấy tuổi cũng nhào vô tham dự, đúng là thằng Sáu này bậy bạ thiệt, già hỏng bỏ nhỏ hỏng tha. Biết đâu chút nữa sẽ có thêm mấy em hàng xóm gõ cửa xin chia phần.

Hai chị em vợ thằng Sáu dựng nó ngồi dậy ngay ngắn trước cái nồi nước sôi, con bé người làm tay cầm tấm mền lớn dang ra chờ đợi chắc là để lau chùi trên sàn nhà trong khi bà má vợ đang bỏ thêm vô nồi một nắm cỏ lớn có mùi hăng hắc.

 A, má biết rồi Ryan ơi, họ nấu phở thằng Sáu chứ không phải luộc không, bà già đang bỏ thêm gia vị, đàn bà con gái VN chẳng những biết nấu ăn ngon mà còn sạch sẽ, má phải công nhận, hèn chi mà ba con cứ thích lén đi ăn phở.

 Khi mà con nhỏ ở trùm cái mền lên đầu thằng Sáu thì nổi khiếp đảm tràn dâng má ngất đi và rồi chắc con còn nhớ sáng ngày hôm sau khi ba ra đón mình về chẳng thấy thằng Sáu đâu nữa cả. Trên suốt đoạn đường về lại Vũng Tàu má cứ ngẫm nghĩ không biết là họ nấu được mấy tô nước béo để rồi thỉnh thoảng liếc ba con mà thấy gầu dai gân sụn một nồi.

 Biết rồi, con không tin má cũng được nhưng mà má nói nhỏ cho con cái này, khi nào về nhà bà Nội vô trong phòng mở cái tủ lớn ra con sẽ thấy cái bộ đồ nghề tra tấn sáng loáng nằm trong đó, hình như ở VN nhà nào củng có một bộ mà nếu nhà có tiệm vàng thì chắc là cái hủ sẽ bằng vàng hay bạc, còn nóng quá cha !

 Love

Má mày

 P/S: Ba con có nhắn như vầy:

- Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?

À, mà nếu con có về Vũng Tàu nhớ ghé quán Cô Ba ăn dùm má vài dĩa bánh khọt nha ! Mấy năm rồi thèm quá !

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11185)
Chúng tôi kính cẩn đặt nhẹ bó hoa xuống, ai đó vừa thắp mấy nén nhang còn nghi ngút khói. Đứng trước cảnh nầy tôi chợt muốn cất lên tiếng hát: “ Ai bao năm vì sông núi quên thân mình...
28 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11344)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình..
27 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10936)
Tôi xin gửi lời chúc phúc và chân thành cảm tạ đến ông bà cha mẹ đã sinh ra và nuôi nấng tôi từ ngày ấu thơ đến lúc trưởng thành, cám ơn anh chị em đã cùng tôi chia ngọt
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13143)
Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11041)
Trách nhiệm thôi ư? Không, với má đó là bản năng, là hơi thở là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của má.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13354)
Và hình như tôi có được đôi chút thỏa mãn. Ông Phan soi chiếu cho tôi thấy đôi nét về cha tôi và về phần ông, ông cũng hé cho tôi thấy tầm mức của một quyền lực đang lớn.
25 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12519)
tạ ơn Thượng Đế đã ban cho tôi hơi thở, sự sống no đủ an lành và biết bao nhiêu ân huệ khác mà tôi không đếm được.
24 Tháng Mười Một 2013(Xem: 12613)
tôi vẫn chưa nói được một câu: “mẹ, con thương mẹ” để rồi ân hận khóc thầm trên chuyến bay dài xuyên Thái Bình Dương!...
23 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11985)
biết cảm nhận nỗi đau của tha nhân. Dù biết rằng vui mừng có giới hạn nhưng đau khổ vô bờ bến. Ước chi… ước chi… sương đã tan và nắng đã lên ở cuối đường.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 15071)
Cài trâm, xóc áo vẹn câu tòng Mặt ngã trời chiều biệt cỏi đông Khói toả rừng Ngô ung sắc trắng Duyên xe về Thục đượm màu hồng
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11767)
Người ta đâu thể phung phí cả tuổi thanh xuân trong việc trồng trọt vun xới cây thương yêu và tin cậy trên một mảnh đất - tưởng là màu mỡ
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10721)
còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10975)
Người ta nói sắc đẹp vốn là bạn đồng hành của dối trá và phản bội. Tôi không hoàn toàn tin như vậy.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11172)
Tiếc thay cái tên Hoang Vu không xuất hiện nữa, vì nếu Nguyễn Xuân Hoàng còn làm thơ, bầu trời thi ca Việt Nam sẽ thêm một vì sao sáng.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10012)
Tôi hứa tôi sẽ về thăm Mossard, về thăm sân trường cũ, dầu lửa thời gian có đốt cháy khung trời của tuổi thơ, khung trời của tuổi mơ và khung đời có tôi làm học trò nội trú.
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11456)
Tôi giống như cây mía đã róc vỏ, bị đun đẩy vào cái máy ép. Tôi chỉ có thể ra ở đầu kia chứ không thể lui lại ở đầu này
18 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11190)
Tàn hơi nhựa vẫn dâng trào Hiến dâng chàng chiếc cẩm bào luyến lưu Ngõ quanh dẫn lối tương tư Xa anh gối mộng úa từ thiên thu
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13886)
Chị Hoàng Thị Kim Oanh bây giờ vẫn nền nã dịu dàng, nhưng không hề “ ngầm ý khoe khoang” hay “ giả bộ ngoan hiền”, như lúc sinh thời nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên đã “trách oan
10 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10824)
Những giọt mưa bụi phơn phớt bay, tôi hình dung được giọt nước mắt của thầy trong đôi lần phải khóc. Mọi việc đều có sự an bài với người có niềm tin.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 11476)
Ông Phan làm tôi sợ. Quả thật những giây phút cuối cùng của cha tôi đã không có tôi bên cạnh. Cha tôi, người đàn ông rượu chè be bét đã ám ảnh tôi suốt một thời tuổi trẻ.
07 Tháng Mười Một 2013(Xem: 10266)
"ở một nơi không phải là nhà", đặc biệt là đối với những người Mỹ gốc Á, vẫn nhiều hơn gấp ngàn lần ở quê hương chôn nhau cắt rốn của mình.
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12818)
Cảm ơn tình bạn anh cho tôi, như cánh diều bay êm ả trên những tầng mây khi tụ khi tan, khi gần khi xa, như có như không, một tình bạn chân thật, giản dị, để có khi nào nhớ về
30 Tháng Mười 2013(Xem: 12061)
Hơi ấm từ bàn tay người ấy truyền sang, cô cảm thấy bàn tay rồi đến cánh tay cô ấm dần. Trái tim cô đơn, buồn tủi của cô giờ cũng như ấm lại
30 Tháng Mười 2013(Xem: 18032)
Nếu các bạn ngại vào Beauty School, các học viên chưa rành nghề sẽ làm mái tóc của bạn không như ý, các bạn đừng ngại, ông thầy sẽ đến và mái tóc của bạn sẽ vừa ý ngay
26 Tháng Mười 2013(Xem: 12957)
Nhưng biết làm sao khi tôi thương nhớ mà vụng về không diễn tả được, nhưng hãy tin tôi, đằng sau những con chữ là một tấm lòng, là nỗi nhớ thương ngày càng dày lên theo tuổi tác
24 Tháng Mười 2013(Xem: 11796)
Khi sống xa quê hương, người ta nhớ nhiều thứ. Có những điều tưởng như đơn giản mà khi không còn trong tầm tay, mới thấy đó như là một báu vật
23 Tháng Mười 2013(Xem: 12035)
Dù sao tôi đã lấy ra khỏi kệ cuốn Sứ Quân của Machiavelli. Tôi lơ đãng lật từng trang sách và tôi dừng lại ở Chương Mười Bảy, màu mực đỏ gạch dưới hai câu:
17 Tháng Mười 2013(Xem: 12259)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 13117)
Tôi lại nghĩ. Chỉ có mấy quyễn sách long bìa, rách gáy, tôi còn không nở vứt đi, thì làm sao tôi có thể yên tâm mĩm cười bỏ cái thân nhục dục này xuôi tay nhắm mắt.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12546)
lạc loài của một người sống không đúng chỗ của mình, nhưng không làm gì được để thay đổi tình thế. Ít nhất, họ cũng tìm được tình bạn, ngoài tình thầy trò.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 12405)
Vây mà tôi sắp từ giả họ, từ giả cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút . Giả từ cái park với những dãy ghế râm mát, những kỹ niệm vui đùa với con và cháu
10 Tháng Mười 2013(Xem: 19118)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
05 Tháng Mười 2013(Xem: 12875)
nhớ lại lời ông Thầy cũ, rồi nhớ câu ngạn ngữ Việt Nam "trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết" mà thương cho những người dân bình thường.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 11800)
Hôm nay trang Web nhà mình tròn 3 tuổi. Tôi xin gửi đến Ban Biên Tập lời cám ơn chân thành. Những người đã góp một bàn tay và khối óc thành lập và phát triễn trang Web này
03 Tháng Mười 2013(Xem: 11607)
Tôi hỏi tại sao như thế, anh chỉ cười huề. Chàng tỳ kheo trẻ giữa phố đông người, chừng như đã bắt được nhịp nghĩ suy của chú sa di đang tập tành thõng tay vào chợ.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 12221)
Chàng nghĩ miên man “Sau nầy ở mặt trong chuồng nên ghi “Sở Thú”, còn ở bên này chuồng nên treo bảng “SỞ NGƯỜI” cho công bằng.
27 Tháng Chín 2013(Xem: 12245)
Vâng! Đời người tội nghiệp như vậy. Có những chiếc lá xanh tươi tốt, đã bị một biến cố xa cành tan tác trong cơn gió lốc. Tôi lại nghĩ đến hơn 40 năm trước
25 Tháng Chín 2013(Xem: 12215)
Chỉ có chừng này thôi sao? Đổi một buổi tối họp mặt bạn bè chỉ để nhìn ngó chừng này con người xa lạ, và uống một ly rượu?
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12160)
Tôi thấy mấy người đàn bà tụ thành nhóm nhỏ, cười cười nói nói. Còn đám đàn ông với thuốc lá trên môi, ly rượu trên tay đang sôi nổi trò chuyện.
21 Tháng Chín 2013(Xem: 12338)
Tôi khóc nhiều nhưng anh ba vẫn không đổi ý. Sau vài lần gặp nhau trong nước mắt, tôi tìm cách tránh mặt anh… Tôi cố trốn, anh cố tìm… Rồi mùa thi đến, tôi miệt mài với đống bài vở chất chồng
18 Tháng Chín 2013(Xem: 11855)
Tôi biết chắc là tôi sẽ lạc lõng trong cái thế giới quyền lực và hào nhoáng kia, nhưng không hiểu cái gì đã xô đẩy tôi, vô hình nhưng mạnh mẽ.
16 Tháng Chín 2013(Xem: 13265)
Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi, từng đàn nai nhởn nhơ bên dòng suối thơ mộng, dẫm chân lên đám lá khô xào xạc nghe rất vui tai...
14 Tháng Chín 2013(Xem: 11280)
Như trong bản tình ca Ngày xưa Hoàng Thi của Phạm Duy, Em tan trường về Anh theo Ngọ về, nhưng đây không phải Hoàng thị Ngọ mà là chắc có lẽ là bạn Ngọ thì phải
14 Tháng Chín 2013(Xem: 12341)
Nhưng em dường như thấy lại rõ ràng ngôi trường yêu dấu. Tụi em đứng lên và thầy bước vào lớp.....Ôi! kỷ niệm ngày xưa sao mà tha thiết.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 11422)
Mưa ngày xưa đôi mắt buồn năm tháng Em xa rồi ...tôi biết nhớ thương ai Gió mưa về thương quá bóng hàng cây Ngọn đèn khuya chờ người trên lối cũ
30 Tháng Tám 2013(Xem: 13339)
Tôi vẫn yêu ngôi trường Ngô Quyền và những người bạn yêu dấu của tôi. Hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một ngày không xa lắm
30 Tháng Tám 2013(Xem: 11103)
Trong không khí êm tịnh, tôi trở về với cái tôi. Chung quanh sự vật cố hữu quen thuộc như muốn nói điều tự khoái… Và đó cũng là cách tôi tiễn khách.
29 Tháng Tám 2013(Xem: 13041)
Đâu có cần phải giống nhau về quan điểm chính trị, tôn giáo, hay nhân sinh quan để cùng ngồi nói chuyện với nhau về một sáng tác có giá trị được rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ biết đến
24 Tháng Tám 2013(Xem: 11830)
Đây là một bức tranh có thể nói là của mùa xuân nhưng tác giả lại khôn khéo đưa vào đây, làm cho mùa thu không ảm đậm với lá vàng bay,
19 Tháng Tám 2013(Xem: 12979)
Những mãnh đời tị nạn, sau bao nhiêu năm ai nấy đã có nhà lầu xe hơi, mấy ai còn nghĩ gì cho một hành trình đã qua, những người đã mất trên biển, từ rừng sâu, trong lao tù.