5:36 SA
Thứ Bảy
27
Tháng Tư
2024

Đêm Đọc Cổ Thi - Thơ: Lý Đông A - Vô Ngã - Nhạc: Dân Chủ Ca

18 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 19985)
Đêm Đọc Cổ Thi
Thơ: Lý Đông A - Vô Ngã
Nhạc: Dân Chủ Ca
 
1.
Đêm đọc cổ thi,
Chữ còn, chữ mất,
Trên vách tường,
Trăng múa thúy hoa.
Đêm đọc cổ thi,
Người đi xa đã khuất,
Nhấn phím đàn,
Cất tiếng ly ca.
 
Ta vỗ án hét thành Ca Chính Khí
Một ngày lạnh, nước người không tri kỷ
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Đông thê thê như gió thổi u hồn
Ta vỗ án hét thành Ca Chính Khí
Một ngày lạnh nước người không tri kỷ
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Đông thê thê như gió thổi u hồn
 
2.
Đêm đọc cổ thi,
Gió thổi thiết tha,
Lá trúc bay phơ phất,
Nắng thu vàng
Nay đã xưa xa.
 
Sông Bạch Đằng sóng vỗ thuyền cắc cắc
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc
Đồng Đống Đa xương người phơi man mác.
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao
Chiều tịch dương chìm khuất,
Trên tơ đàn, tí tách mưa sa...
 
Ta vỗ án hét thành Ca Chính Khí
Một ngày lạnh, nước người không tri kỷ
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Đông thê thê như gió thổi u hồn
 
Chiều tịch dương chìm khuất,
Trên tơ đàn, tí tách mưa sa...
Chiều tịch dương chìm khuất,
Trên tơ đàn, tí tách mưa sa...
 
Chính Khí Việt
Lý Đông A
 
Một ngày lạnh, nước người không tri kỷ
Ta vỗ án hét thành ca chính khí
Đông thê thê như gió thổi u hồn
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc
Sông Bạch Đằng sóng vỗ thuyền cắc cắc
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao
Đồng Đống Đa xương người phơi man mác.

 
Đêm Đọc Cổ Thi
Vô Ngã
 
Đêm đọc cổ thi,
Chữ còn, chữ mất,
Trên vách tường,
Trăng múa thúy hoa.
Người đi xa đã khuất,
Nhấn phím đàn,
Cất tiếng ly ca.
Gió thổi thiết tha,
Lá trúc bay phơ phất,
Nắng thu vàng
Nay đã xưa xa.
Chiều tịch dương chìm khuất,
Trên tơ đàn,
Tí tách
Mưa sa...

Nhà thơ Vô Ngã với ‘300 Năm Thơ Văn Cổ’
Viên Linh
 
“300 Năm Thơ Văn Cổ” là tiền đề của bộ sách do tác giả Vô Ngã Phạm Khắc Hàm viết và sửa lấy bằng nhu liệu Microsoft Word trên máy vi tính riêng của ông, trong một thời gian dài trên hai mươi năm, đọc tới sửa lui nhiều lần. Với chiều dài Lịch Sử Nền Độc Lập của nước ta từ sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Tầu (939, thế kỷ mười), qua Tiền Lê, Lý, tới hết Nhà Trần, (vài năm qua thế kỷ mười lăm), nội dung sách gồm hai bộ, bốn quyển, tổng cộng 1270 trang thơ văn của tiền nhân, nhà thơ Vô Ngã đã trao bản thảo cho tôi để in ấn càng sớm càng tốt.

Tôi đã làm ngay phần đầu cuối tuần qua, 370 trang sưu khảo và phẩm bình thơ văn của Nhà Ngô, Nhà Tiền Lê, và Nhà Lý. Sự việc này đã khiến tôi tới gần người bạn vong niên hơn nữa. Anh năm nay 86 tuổi, và chúng tôi đã đọc thơ văn cổ trong ánh sáng của lịch sử, mặc dù bên kia đường Lâm Truy, nẻo vào Vô Tích, dưới những ngọn đèn lồng trước cửa cao lâu xanh, mấy nhà học giả đạo mạo đang sướt mướt nâng xiêm áo ngạt ngào hương xả để ca ngợi tấm gương bán hoa mua sự yên thân cho lão Vương già.

Anh Vô Ngã Phạm Khắc Hàm viết về Thơ Văn Cổ như sau: “Qua thơ văn, ta sẽ thấy mỗi tác giả - thường là những nhân vật lịch sử - kể lại một mẩu chuyện về đời mình, khiến cho trang văn học trở thành những trang lịch sử sống động.”

“Như vậy, văn thơ (cổ) đã minh họa lịch sử,... các biến cố lịch sử luôn luôn là bối cảnh của văn thơ. Văn thơ và lịch sử đi đôi với nhau như bóng với hình như thế nên muốn hiểu rõ nội dung một bài thơ, ta cần biết rõ bối cảnh lịch sử của nó, và ngược lại, đôi khi nhờ thơ văn, ta có thể hiệu đính các sai lầm trong các sách viết về sử.” (tr.25, cuốn 1, Thơ Văn Đời Ngô Lê Lý)

Bản văn cổ đầu tiên của bộ sách chỉ có 95 chữ, là “Đại kế phá Hoàng Thao” của Ngô Quyền. Tác giả Phạm Khắc Hàm đã dịch từng chữ một, giải nghĩa hết 95 chữ, với chữ Hán in trước, rồi phiên âm sau mới dịch nghĩa. Sau đó là Lời Bàn, tổng cộng 16 trang khổ lớn. Mới nghe qua, người nghe tưởng sẽ rất khô khan; không phải, đó là 16 trang hứng khởi, hưng phấn, vừa giận vừa đau, vừa vui vừa sướng, đọc đến đâu hình ảnh chiến trận, trong trướng tham mưu, ngoài sông đỏ máu, hiện ra đến đó.

“Kế Lớn Phá Hoằng Thao”
“Hoằng Thao (chỉ là) một đứa trẻ ngốc mà thôi. Cầm quân (từ) xa lại, binh sĩ mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn (đã) chết, không (có) nội ứng, khí (thế của chúng) đã bị mất (ngay từ) trước. Chúng ta lấy sức (nhàn) đón (đánh) mỏi mệt, tất phá được chúng.

Tuy nhiên, (kẻ) kia lợi (thế) ở hạm đội, nếu không phòng bị trước việc đó, cục diện thắng bại chưa thể biết trước được.
Nếu trước đó, sai người trồng cọc lớn tại cửa biển, đầu vót nhọn, bịt sắt; thuyền kia theo (nước) triều lên, vào trong (chỗ đóng) cọc; nhiên hậu ta (sẽ) dễ dàng chế (ngự) chúng. Không có (kế nào) ngoài kế này.”

Chỉ có thế! Đọc “Kế Lớn Phá Hoàng Thao” của Ngô Quyền (899-944) ta được biết thân thế người anh hùng làng Đường Lâm, Giao Châu (vùng Sơn Tây), và lời ông nói với tướng sĩ kế sách phá tên Tướng Hoằng Thao ra sao, để sau này sông Bạch Đằng trở thành nơi diễn ra trận đánh lịch sử, đưa dân tộc tới đài độc lập sau gần ngàn năm bị Bắc phương đô hộ. Lời Bàn nhắc đến đôi câu đối “Cột đồng tới giờ rêu chưa xanh / Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ,” mà tác giả Phạm Khắc Hàm sưu tầm, đem vào sách, để đưa ra nhận định rằng nội cái tên con sông ấy cũng đã làm Bắc phương phải nhục, vì nó đã trở thành câu đối đáp giữa sứ Đại Việt và chức quyền Tầu sau này. Đọc và viết về Thơ Văn Cổ Dân Tộc, theo ông, chính là ôn lại lịch sử. Thơ văn cổ chép sử, và nhân vật trong những áng văn xưa nhiều người là anh hùng dân tộc. Có thể có nhiều người biết như thế, song nói ra được, nói ra mà làm người ta tin, lại là một việc khác.

Tác giả Phạm Khắc Hàm dùng tên thật làm bút hiệu, khi làm thơ ký là Vô Ngã, sinh ngày 19 tháng 2, 1928 tại Phương Du, Yên Khánh, Ninh Bình, đỗ Tú Tài Toán (1948) tại trung tâm Yên Mô, Ninh Bình. Giáo sư trường Trung Học Tân Việt, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa (1949), sĩ quan Trừ Bị Khóa I Nam Định (1951), tác chiến trong Tiểu Đoàn Biệt Lập 23, tại Quảng Bình (1951-54), tới năm 1956 giải ngũ, sang Pháp du học (1956), đậu Tiến Sĩ Vật Lý Vi Tử và Lý Thuyết (1964).

Về nước, ông dạy tại các Đại Học Khoa Học Sài Gòn (1965-1981), Nông-Lâm-Súc Sài Gòn, Đại Học Cần Thơ, Đại Học Huế và Đại Học Đà Lạt (1968-75). Vượt biên, định cư tại Hoa Kỳ (tháng 8, 1981), hiện cư ngụ trong một ngôi nhà lưu động với vợ ông, Bác Sĩ Minh Châu. Cả hai đã về hưu. Với cuộc đời đã trải qua từ Đông tới Tây, từ võ sang văn, từ khoa học vi-tử tới thơ vô ngã, con người ấy lại rất lặng lẽ, rất âm thầm, ngày ngủ, đêm thức, miệt mài nghiên cứu cổ thư, dõi bóng Lý Đông A một triết gia kỳ bí của quê hương Ninh Bình, hồn hướng về ngọn Nga My vọng chân nhân cứu nước, lòng lưu vong mà thao thức khôn nguôi một đất nước tro than dấy mộng phượng hoàng:
 
Một ngày lạnh nước người không tri kỷ
Ta vỗ án hét thành ca chính khí
Đông thê thê như gió thổi u hồn
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc
Sông Bạch Đằng sóng vỗ thuyền cắc cắc
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao
Đồng Đống Đa xương người phơi man mác.
(Lý Đông A, Chính khí Việt)
 
Đêm đọc cổ thi,
Chữ còn chữ mất,
Trên vách tường,
Trăng múa thúy hoa.
Người đi xa đã khuất,
Nhấn phím đàn,
Cất tiếng ly ca.
Gió thổi thiết tha,
Lá trúc bay phơ phất,
Nắng thu vàng
Nay đã xưa xa.
Chiều tịch dương chìm khuất,
Trên tơ đàn,
Tí tách
Mưa sa...
(Vô Ngã, Đêm đọc Cổ thi)
 
Do niềm kính trọng đối với một nhà thơ tiền bối, một soạn giả Hán học uyên thâm, một người bạn vong niên có tầm nhìn sâu suốt, tôi viết những dòng này và nhận xuất bản cuốn sách cho anh. Tôi tin rằng “300 năm Thơ Văn Cổ” của Phạm Khắc Hàm là một bộ sách quí giá sẽ được hiện ra trong Tủ sách Văn học Dân tộc và người đọc chọn lọc đâu đó sau này.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2016(Xem: 10874)
Một bầy, một lũ tranh, giành, giựt Lúc nhúc, loi ngoi chẳng khác giòi
04 Tháng Chín 2016(Xem: 12606)
Chiều nay trời lại đổ mưa. Áo tơi mỏng mảnh che vừa dáng em
04 Tháng Chín 2016(Xem: 11655)
cám ơn cháu nụ hồng bé nhỏ, tặng món quà rất đẹp sáng nay
04 Tháng Chín 2016(Xem: 11457)
Thu ấy gặp nhau ở sân trường, ngập ngừng bốn mắt trao yêu thương
15 Tháng Tám 2016(Xem: 12431)
Lại thêm mùa Vu Lan con vắng Mẹ Lòng ngậm ngùi, bây giờ Mẹ ở đâu?
15 Tháng Tám 2016(Xem: 11621)
Để con nhớ quá, mẹ hiền ơi.Công ơn sinh dưỡng ở trên đời
06 Tháng Tám 2016(Xem: 12905)
Nhưng anh biết chắc chắn một điều. Dân mình phải vùng lên đấu tranh
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10709)
Dân Việt nhìn nhau rồi tự hỏi Vì đâu nên nỗi, mếu hay cười?
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10870)
Còn đau, còn xót, còn thương cảm Xuân về đâu thiếu nụ cười mai
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 10145)
Trăm năm trong cõi vô thường Nghe câu vọng cổ mà thương vô cùng
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 12196)
Đó là tiếng kêu thét của một dân tộc đang bức bách... Đó là tiếng kêu thét của những người yêu nước
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 13558)
Nước phải có tự do Nếu nước bị ngăn dòng
11 Tháng Sáu 2016(Xem: 12285)
Người chết mặc người Biển chết mặc biển
30 Tháng Năm 2016(Xem: 10785)
"Xin chào! Xin chào Việt Nam! Cảm ơn các bạn Việt Nam tuyệt vời
29 Tháng Năm 2016(Xem: 10607)
Xin hãy chờ em! Hãy đợi em. Quay về dĩ vãng buổi hoa niên
21 Tháng Năm 2016(Xem: 10925)
Dân mãi hô hào, xếp sợ thăng .Xếp cậy quyền uy, dân bước tới
21 Tháng Năm 2016(Xem: 11781)
Trở về căn phòng nhỏ Tìm ly nước trong veo Trên viền môi em đỏ
21 Tháng Năm 2016(Xem: 13155)
Tháng 5 lại trở về. Mang nắng vàng xao xác
21 Tháng Năm 2016(Xem: 10781)
Trăm năm mòn mỏi hờn bia đá. Góc bể chân trời mãi nhớ nhung
12 Tháng Năm 2016(Xem: 11089)
Kho vô tận, đất trời ta có sẵn. Dưới ngàn sao, trên bờ cát hoang sơ
08 Tháng Năm 2016(Xem: 10557)
Để mai sau con cháu hiểu tận tường. Những xót xa biển đã từng rơi lệ
08 Tháng Năm 2016(Xem: 10840)
Vũng Áng - niềm đau ôm kín dạ. Formo- chất độc thải đầy khơi
08 Tháng Năm 2016(Xem: 10705)
Tháng năm là mùa lễ Mẹ, Lòng con côi nhớ Mẹ làm sao
08 Tháng Năm 2016(Xem: 11927)
À ơi, con ngủ cho say. Mẹ đi gánh nước lấp đầy biển sâu
08 Tháng Năm 2016(Xem: 11411)
Mãi là tiếng kêu từ trong máu thịt. Của người con mang ơn Mẹ ngàn thu!
08 Tháng Năm 2016(Xem: 12594)
Má đi rồi mía vàng xao xác héo.Cây bưởi sau hè chẳng thể ra hoa
08 Tháng Năm 2016(Xem: 11615)
Mẹ quên hết lúc gian nan, Rằng con yêu mẹ Trời ban" phước lành".
01 Tháng Năm 2016(Xem: 12277)
Tháng TƯ phiên khúc đoạn trường. Tháng TƯ thấm nỗi tang thương kiếp người...
01 Tháng Năm 2016(Xem: 10073)
Thu còn ở giữa buồng tim, Em còn theo dõi bóng chim mịt mù.
01 Tháng Năm 2016(Xem: 11590)
Ầm đùng pháo trận rền vang.Choàng vai thức giấc ngỡ ngàng đêm mơ
01 Tháng Năm 2016(Xem: 14298)
áo trận nhàu đôi giày bôt lăm lem, ngập ngừng mãi vừa đưa tay gỏ cửa
01 Tháng Năm 2016(Xem: 11550)
Chúng mình gặp nhau tháng tư nắng lửa.Lâu lắm rồi tình cũ vẫn thân thương
01 Tháng Năm 2016(Xem: 11347)
Như dã tràng nhớ nồng nàn biển cả Giận nhau rồi…sao mãi nhớ về nhau?
01 Tháng Năm 2016(Xem: 10333)
Đêm nầy khóc tiển ngươì đi.Rồi mai biết có ngày vể nữa không?
28 Tháng Tư 2016(Xem: 11224)
câu hỏi gửi trời xanh, người sau, người trước. Trả lời dùm đất nước sẽ vể đâu?
23 Tháng Tư 2016(Xem: 9918)
tuổi thơ con có một thời hạnh phúc.gọi mẹ ơi khi đói khát lạnh lùng
23 Tháng Tư 2016(Xem: 10223)
tháng tư ngày ấy buồn đau lắm. đất nước tan hoang cuộc đổi đời
23 Tháng Tư 2016(Xem: 11618)
ba mươi lăm năm đầy tang tóc, ta không cần thứ chủ nghĩa lai căng
23 Tháng Tư 2016(Xem: 12807)
Trái tim trốn chạy ngục tù. Tình yêu ngày ấy thiên thu kiếm tìm...
23 Tháng Tư 2016(Xem: 10722)
Bến bờ giác ngộ, tâm thiền nở hoa
23 Tháng Tư 2016(Xem: 12283)
Mườì năm em giữ y màu tím. Mỗi lần mặc áo cũ em vui
23 Tháng Tư 2016(Xem: 11552)
Nay về trường cũ nhìn xa lạ. Dâu biển tang thương đến thế này
23 Tháng Tư 2016(Xem: 10850)
Từ trên xuống dưới quan như lính. Tham nhũng, ngu đần nhục quốc phong
23 Tháng Tư 2016(Xem: 12152)
Tóc em bìm bịp bao nhiêu Càng thêm thương nét diễm kiều hoang sơ
23 Tháng Tư 2016(Xem: 10758)
ai trả lời em điều chưa bày tỏ.rằng một thời ta đã yêu nhau
16 Tháng Tư 2016(Xem: 13575)
Bây giờ đã tháng tư sang. Tháng ba âm lịch nắng tràn đồi nương
16 Tháng Tư 2016(Xem: 11468)
Y nhằn: cửa khóa làm ta tưởng…Ngủ tiếp,mặc tình…kệ hắn ra !
16 Tháng Tư 2016(Xem: 10947)
Em đọc lời sám hối Xóa dấu tuổi xuân thì
16 Tháng Tư 2016(Xem: 10199)
Mang theo ký ức ngọc ngà Để người ở lại ngâm nga vận buồn
16 Tháng Tư 2016(Xem: 11868)
Thời đi học nhớ mùi hương trên tóc.Tóc thề bay khỏa nắng mặt đường quen