10:23 CH
Thứ Tư
8
Tháng Năm
2024

Đêm Đọc Cổ Thi - Thơ: Lý Đông A - Vô Ngã - Nhạc: Dân Chủ Ca

18 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 20024)
Đêm Đọc Cổ Thi
Thơ: Lý Đông A - Vô Ngã
Nhạc: Dân Chủ Ca
 
1.
Đêm đọc cổ thi,
Chữ còn, chữ mất,
Trên vách tường,
Trăng múa thúy hoa.
Đêm đọc cổ thi,
Người đi xa đã khuất,
Nhấn phím đàn,
Cất tiếng ly ca.
 
Ta vỗ án hét thành Ca Chính Khí
Một ngày lạnh, nước người không tri kỷ
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Đông thê thê như gió thổi u hồn
Ta vỗ án hét thành Ca Chính Khí
Một ngày lạnh nước người không tri kỷ
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Đông thê thê như gió thổi u hồn
 
2.
Đêm đọc cổ thi,
Gió thổi thiết tha,
Lá trúc bay phơ phất,
Nắng thu vàng
Nay đã xưa xa.
 
Sông Bạch Đằng sóng vỗ thuyền cắc cắc
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc
Đồng Đống Đa xương người phơi man mác.
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao
Chiều tịch dương chìm khuất,
Trên tơ đàn, tí tách mưa sa...
 
Ta vỗ án hét thành Ca Chính Khí
Một ngày lạnh, nước người không tri kỷ
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Đông thê thê như gió thổi u hồn
 
Chiều tịch dương chìm khuất,
Trên tơ đàn, tí tách mưa sa...
Chiều tịch dương chìm khuất,
Trên tơ đàn, tí tách mưa sa...
 
Chính Khí Việt
Lý Đông A
 
Một ngày lạnh, nước người không tri kỷ
Ta vỗ án hét thành ca chính khí
Đông thê thê như gió thổi u hồn
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc
Sông Bạch Đằng sóng vỗ thuyền cắc cắc
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao
Đồng Đống Đa xương người phơi man mác.

 
Đêm Đọc Cổ Thi
Vô Ngã
 
Đêm đọc cổ thi,
Chữ còn, chữ mất,
Trên vách tường,
Trăng múa thúy hoa.
Người đi xa đã khuất,
Nhấn phím đàn,
Cất tiếng ly ca.
Gió thổi thiết tha,
Lá trúc bay phơ phất,
Nắng thu vàng
Nay đã xưa xa.
Chiều tịch dương chìm khuất,
Trên tơ đàn,
Tí tách
Mưa sa...

Nhà thơ Vô Ngã với ‘300 Năm Thơ Văn Cổ’
Viên Linh
 
“300 Năm Thơ Văn Cổ” là tiền đề của bộ sách do tác giả Vô Ngã Phạm Khắc Hàm viết và sửa lấy bằng nhu liệu Microsoft Word trên máy vi tính riêng của ông, trong một thời gian dài trên hai mươi năm, đọc tới sửa lui nhiều lần. Với chiều dài Lịch Sử Nền Độc Lập của nước ta từ sau khi Ngô Quyền đánh tan quân Tầu (939, thế kỷ mười), qua Tiền Lê, Lý, tới hết Nhà Trần, (vài năm qua thế kỷ mười lăm), nội dung sách gồm hai bộ, bốn quyển, tổng cộng 1270 trang thơ văn của tiền nhân, nhà thơ Vô Ngã đã trao bản thảo cho tôi để in ấn càng sớm càng tốt.

Tôi đã làm ngay phần đầu cuối tuần qua, 370 trang sưu khảo và phẩm bình thơ văn của Nhà Ngô, Nhà Tiền Lê, và Nhà Lý. Sự việc này đã khiến tôi tới gần người bạn vong niên hơn nữa. Anh năm nay 86 tuổi, và chúng tôi đã đọc thơ văn cổ trong ánh sáng của lịch sử, mặc dù bên kia đường Lâm Truy, nẻo vào Vô Tích, dưới những ngọn đèn lồng trước cửa cao lâu xanh, mấy nhà học giả đạo mạo đang sướt mướt nâng xiêm áo ngạt ngào hương xả để ca ngợi tấm gương bán hoa mua sự yên thân cho lão Vương già.

Anh Vô Ngã Phạm Khắc Hàm viết về Thơ Văn Cổ như sau: “Qua thơ văn, ta sẽ thấy mỗi tác giả - thường là những nhân vật lịch sử - kể lại một mẩu chuyện về đời mình, khiến cho trang văn học trở thành những trang lịch sử sống động.”

“Như vậy, văn thơ (cổ) đã minh họa lịch sử,... các biến cố lịch sử luôn luôn là bối cảnh của văn thơ. Văn thơ và lịch sử đi đôi với nhau như bóng với hình như thế nên muốn hiểu rõ nội dung một bài thơ, ta cần biết rõ bối cảnh lịch sử của nó, và ngược lại, đôi khi nhờ thơ văn, ta có thể hiệu đính các sai lầm trong các sách viết về sử.” (tr.25, cuốn 1, Thơ Văn Đời Ngô Lê Lý)

Bản văn cổ đầu tiên của bộ sách chỉ có 95 chữ, là “Đại kế phá Hoàng Thao” của Ngô Quyền. Tác giả Phạm Khắc Hàm đã dịch từng chữ một, giải nghĩa hết 95 chữ, với chữ Hán in trước, rồi phiên âm sau mới dịch nghĩa. Sau đó là Lời Bàn, tổng cộng 16 trang khổ lớn. Mới nghe qua, người nghe tưởng sẽ rất khô khan; không phải, đó là 16 trang hứng khởi, hưng phấn, vừa giận vừa đau, vừa vui vừa sướng, đọc đến đâu hình ảnh chiến trận, trong trướng tham mưu, ngoài sông đỏ máu, hiện ra đến đó.

“Kế Lớn Phá Hoằng Thao”
“Hoằng Thao (chỉ là) một đứa trẻ ngốc mà thôi. Cầm quân (từ) xa lại, binh sĩ mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn (đã) chết, không (có) nội ứng, khí (thế của chúng) đã bị mất (ngay từ) trước. Chúng ta lấy sức (nhàn) đón (đánh) mỏi mệt, tất phá được chúng.

Tuy nhiên, (kẻ) kia lợi (thế) ở hạm đội, nếu không phòng bị trước việc đó, cục diện thắng bại chưa thể biết trước được.
Nếu trước đó, sai người trồng cọc lớn tại cửa biển, đầu vót nhọn, bịt sắt; thuyền kia theo (nước) triều lên, vào trong (chỗ đóng) cọc; nhiên hậu ta (sẽ) dễ dàng chế (ngự) chúng. Không có (kế nào) ngoài kế này.”

Chỉ có thế! Đọc “Kế Lớn Phá Hoàng Thao” của Ngô Quyền (899-944) ta được biết thân thế người anh hùng làng Đường Lâm, Giao Châu (vùng Sơn Tây), và lời ông nói với tướng sĩ kế sách phá tên Tướng Hoằng Thao ra sao, để sau này sông Bạch Đằng trở thành nơi diễn ra trận đánh lịch sử, đưa dân tộc tới đài độc lập sau gần ngàn năm bị Bắc phương đô hộ. Lời Bàn nhắc đến đôi câu đối “Cột đồng tới giờ rêu chưa xanh / Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ,” mà tác giả Phạm Khắc Hàm sưu tầm, đem vào sách, để đưa ra nhận định rằng nội cái tên con sông ấy cũng đã làm Bắc phương phải nhục, vì nó đã trở thành câu đối đáp giữa sứ Đại Việt và chức quyền Tầu sau này. Đọc và viết về Thơ Văn Cổ Dân Tộc, theo ông, chính là ôn lại lịch sử. Thơ văn cổ chép sử, và nhân vật trong những áng văn xưa nhiều người là anh hùng dân tộc. Có thể có nhiều người biết như thế, song nói ra được, nói ra mà làm người ta tin, lại là một việc khác.

Tác giả Phạm Khắc Hàm dùng tên thật làm bút hiệu, khi làm thơ ký là Vô Ngã, sinh ngày 19 tháng 2, 1928 tại Phương Du, Yên Khánh, Ninh Bình, đỗ Tú Tài Toán (1948) tại trung tâm Yên Mô, Ninh Bình. Giáo sư trường Trung Học Tân Việt, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa (1949), sĩ quan Trừ Bị Khóa I Nam Định (1951), tác chiến trong Tiểu Đoàn Biệt Lập 23, tại Quảng Bình (1951-54), tới năm 1956 giải ngũ, sang Pháp du học (1956), đậu Tiến Sĩ Vật Lý Vi Tử và Lý Thuyết (1964).

Về nước, ông dạy tại các Đại Học Khoa Học Sài Gòn (1965-1981), Nông-Lâm-Súc Sài Gòn, Đại Học Cần Thơ, Đại Học Huế và Đại Học Đà Lạt (1968-75). Vượt biên, định cư tại Hoa Kỳ (tháng 8, 1981), hiện cư ngụ trong một ngôi nhà lưu động với vợ ông, Bác Sĩ Minh Châu. Cả hai đã về hưu. Với cuộc đời đã trải qua từ Đông tới Tây, từ võ sang văn, từ khoa học vi-tử tới thơ vô ngã, con người ấy lại rất lặng lẽ, rất âm thầm, ngày ngủ, đêm thức, miệt mài nghiên cứu cổ thư, dõi bóng Lý Đông A một triết gia kỳ bí của quê hương Ninh Bình, hồn hướng về ngọn Nga My vọng chân nhân cứu nước, lòng lưu vong mà thao thức khôn nguôi một đất nước tro than dấy mộng phượng hoàng:
 
Một ngày lạnh nước người không tri kỷ
Ta vỗ án hét thành ca chính khí
Đông thê thê như gió thổi u hồn
Thấu buốt tận lòng người trong cốt tủy.
Nước Mê Linh trăng thu còn vằng vặc
Sông Bạch Đằng sóng vỗ thuyền cắc cắc
Non Chi Lăng gió cuốn rừng cung đao
Đồng Đống Đa xương người phơi man mác.
(Lý Đông A, Chính khí Việt)
 
Đêm đọc cổ thi,
Chữ còn chữ mất,
Trên vách tường,
Trăng múa thúy hoa.
Người đi xa đã khuất,
Nhấn phím đàn,
Cất tiếng ly ca.
Gió thổi thiết tha,
Lá trúc bay phơ phất,
Nắng thu vàng
Nay đã xưa xa.
Chiều tịch dương chìm khuất,
Trên tơ đàn,
Tí tách
Mưa sa...
(Vô Ngã, Đêm đọc Cổ thi)
 
Do niềm kính trọng đối với một nhà thơ tiền bối, một soạn giả Hán học uyên thâm, một người bạn vong niên có tầm nhìn sâu suốt, tôi viết những dòng này và nhận xuất bản cuốn sách cho anh. Tôi tin rằng “300 năm Thơ Văn Cổ” của Phạm Khắc Hàm là một bộ sách quí giá sẽ được hiện ra trong Tủ sách Văn học Dân tộc và người đọc chọn lọc đâu đó sau này.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 11964)
Cười vang đứng dậy mà đi, Phá tan băng tuyết buồn chi đông về
25 Tháng Giêng 2016(Xem: 10950)
Thôi giã từ vùng kỷ niệm nhạt nhòa Đem xếp lại giấu tận cùng góc khuất
25 Tháng Giêng 2016(Xem: 12260)
Một mối tình trong thực tế không thành Nhưng trong mộng đầy niềm vui chứa chan…
25 Tháng Giêng 2016(Xem: 10602)
Đêm soi bóng em một mình không bước Ngày theo anh lắng tiếng gọi Biên Hoà
25 Tháng Giêng 2016(Xem: 13284)
Thế nào em cũng về quê cũ Thăm xứ Đồng Nai, nhớ quặn lòng
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 12731)
trăng nằm soải dốc mù sương. Hồn đêm biển gọi miên trưòng gió qua
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 10846)
Van em xin đừng dỗi hờn Về nghe niệm khúc véo von Xuân tình..
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 11970)
thấm thoát thời gian trôi quá mau, tóc bạc thi nhau nhuộm mái đầu
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 10729)
Giàu sang danh vọng hay bần khổ Cũng chỉ phù du một kiếp người.
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 10508)
mùa này Cali trời thật lạnh, giọt buốt từng cơn khe khẻ thổi về
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 12889)
Chung Thủy là nền xây Hạnh Phúc "Thăng trầm vẫn giữ tấm lòng son".
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 10270)
Mùa Xuân, có về bên, em Đào hoa năm ấy bên thềm còn xinh?
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 10178)
Ngày đi anh hứa tháng Chạp về Sẽ chở em dạo quanh thành phố
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 10269)
Có chiếc lá vàng rơi nằm trên đá Hỏi mùa xuân có nhớ lá xưa không
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 11223)
Khi một giọt máu bị mất đi Chỉ một giọt thôi, đã thấy mình đổi khác
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 9848)
Có gì khổ hơn khi con dân Việt, Dưới gông cùm của bọn cộng hung tàn
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 10127)
Người đi chốn đó mai vàng nở Tết đến nơi này tuyết trắng rơi
14 Tháng Giêng 2016(Xem: 10116)
Rồi chẳng bao giờ chờ đối ẩm Mà hồn thơ lại gọi si mê
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 11117)
Áo em màu tím hoa cà Đung đưa tóc cột đuôi gà làm duyên
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 11523)
Để bước chân em vụng về , bỏ ngõ Vạt nắng hờn , rơi rụng khoảng trời yêu
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 11986)
thấy trần cảnh như thế,tâm không lo nghĩ gì, không suy tư hoài tưởng chẳng buồn nhớ chuyện chi
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 10658)
Hương mai ngày cũ hương còn thoảng Dù bóng tà huy... bóng nhạt dần
09 Tháng Giêng 2016(Xem: 10348)
Ánh mắt em một mai đời tiếc nuối Ta mãi còn kỷ niệm dẫu phôi phai
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 11406)
Trang thơ lật lại càng chua xót. Trăng nước đôi bờ đã cách đôi.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 12361)
Hôm nay năm mới vui rộn ràng. pháo nổ tưng bừng nhạc liên hoan
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 11973)
Mến chúc mạnh khoẻ và nhiều an lạc.
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 11161)
Mọi thành viên và đồng hương đều An Lành, Sức Khỏe và May Mắn .
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 12484)
Tháng giêng nắng nhẹ nghiêng vai Đông thôi ủ rũ sương cài áo len
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 10763)
Xôn xao gió lạnh lại về Bước chân Tháng Chạp bốn bề giá băng
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 10321)
Đón chào ngày đầu năm Năm hai ngàn mười sáu
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 13205)
Hồn thơ lạc mất nẻo về Nghe thiên thu khóc não nề đắng cay
03 Tháng Giêng 2016(Xem: 12013)
Rộn rã khắp muôn nơi Mong cuộc sống thảnh thơi
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11021)
Lời thơ buồn xa vắng Nỗi sầu dâng mênh mông
27 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14428)
Bổng nhớ lại những dòng thơ ngày cũ Lũ sinh nhầm thế kỷ có còn ai ?
25 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11083)
Ta gục đầu. Lệ ta nhỏ xuống - bể sầu dâng lên.
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11711)
Đèn lung linh như ngàn sao chiếu sáng. bước chân người lac lõng nẽo đường khuya
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11688)
Giáng sinh đèn nến sáng lung linh,đường phố thênh thang vạn ánh đèn
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11421)
năm ấy chị vừa mười sáu. dẫn em đi lễ nhà thờ
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11989)
Đêm Giáng Sinh đẹp như huyền thoại, Tình yêu này huyền thoại trăm năm.
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11896)
Mười hai, trời đã lập Đông Lại nghe gió bão lượn vòng biển khơi
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10280)
Chân bước đi với chất ngất u hoài Lời nghẹn đắng xót xa mùa thánh lễ
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15313)
Biết trong đời ai đã thành tri kỷ Dẫu một mình không gặp vẫn tri âm!
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11237)
Từ dạo ấy đường xưa loang dấu nắng Trôi giữa dòng đời dâu biển lênh đênh
19 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12107)
Tôi nợ Bà, một lần xa xưa ấy.Còng lưng trả hoài, mãn kiếp chưa xong.
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11603)
Nay thuyền xa bến, thuyền xa bến Sóng bạc đầu xô sóng bạc đầu!
16 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12169)
An trú thân tâm trong tĩnh thức, Bình an tự tại chí thênh thang.
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12412)
có một điều như nông nổi mà không thể đổi thay
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11991)
se se lạnh thêm rộn ràng phố nhỏ. còn riêng em nỗi nhớ cứ ngập tràn
12 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11936)
quê cũ hằng mơ lòng cảm xúc. ai đã về thăm ai vẫn chưa