6:01 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

Năm anh em - Hồ thị Kim Trâm

06 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 7424)

Hồi ký Hồ thị Kim Trâm

Năm anh em

 Có những chuyện vừa mới xảy ra hôm qua hôm kia, nhắc lại tôi đã không nhớ, nhưng có khi nhiều kỷ niệm từ rất lâu, có dịp gợi lại là tôi sẽ nhớ rất rõ. Hình như nó nằm sẵn đó, sâu lắng ở một góc nhỏ của bộ não, không bị xóa mờ bởi thời gian. Như những câu chuyện về năm anh em trong trí nhớ thiên vị của tôi mà chị tôi thường nói vui: Năm anh em trên một chiếc xe tăng.

 *****

Anh cả

 Trong mắt tôi, anh thực sự là người “quyền huynh thế phụ”, là người thứ nhì trong gia đình, sau mẹ được chúng tôi kính trọng. Tính tình anh cả nhân hậu và thương các em, nhưng khi dạy học thì “ký đầu” chúng tôi không nương tay. Mẹ tôi thường nói anh là đầu tàu kéo theo bốn cái toa, cho nên anh rất có trách nhiệm. Anh cả theo ban B, thông minh học giỏi, không những giỏi toán, lý mà các môn sinh ngữ, việt văn anh cũng giỏi. Anh có thể đọc thuộc những bài thơ của Tản Đà, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Trứ, v..v... và phân biệt bài nào của ai. Còn các môn học bài như sử, địa thì anh có kiểu học rất độc đáo như sau:

 Anh thường nằm dài trên chiếc đi văng, đưa sách cho tôi hoặc em gái ngồi kế bên, đọc to lên cho anh nghe trong khi anh nhắm mắt như đang thưởng thức âm nhạc vậy. Em gái và tôi thay phiên nhau ”học bài dùm anh” cho đến khi anh thuộc, còn tôi xong việc rồi thì mỏi cả miệng.

 Còn nhớ năm tôi học lớp nhì, cô giáo ra đề văn tả cây dừa, tôi nhờ anh làm mẫu. Bài luận văn này tôi chỉ được 3 điểm, lại thêm bị cô giáo đọc cho cả lớp nghe khiến lũ bạn nhỏ được một phen cười nghiêng ngả. Bài mẫu của anh tôi có đoạn cô giáo gạch viết đỏ bên dưới: “... khi dừa đã già, rụng xuống để lại những vết ngang trên thân cây như những vết sẹo trên mặt của tên cướp biển...”. Tôi bị quê, về nhà phàn nàn với anh thì anh phán một câu: “ Cô mi chẳng có óc tưởng tượng chi cả”.

Chị gái

 Chị tôi xinh đẹp, duyên dáng lại thêm tài ăn nói, vì thế chị được anh cả đặt cho cái tên: ”Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao”. Tính chị vui vẻ, phóng khoáng nên có rất nhiều bạn. Hình như bạn của anh em chúng tôi ai đến nhà chơi cũng trở thành bạn của chị. Như có vài lần nhỏ bạn tôi đến nhà rủ tôi đi chơi, gặp chị, chị nói tôi đi vắng. Vậy là bạn tôi ngồi chơi với chị, nói chuyện gì không biết mà hơn tiếng đồng hồ sau tôi về, hai người vẫn còn cười nói tâm đắc.

 Không có gì lạ khi chị tôi “được” nhiều anh con trai mê mệt, ngay cả bạn của anh cả cũng thích chị. Năm chị học đệ thất đã có người viết thư tỏ tình. Chẳng biết chị có thích người ta hay không mà cứ nhận thư tình đem về nhà đọc đều đều. Em gái tôi biết được, một hôm lấy cái thư trong cặp chị đưa cho mẹ. Lần đó chị bị mẹ quất chổi lông gà vô mông in mấy lằn đỏ chắc đau lắm. Chị sợ không dám cất giữ thư tình nữa, nhưng trời mới biết chị có yêu ai hay không?

 Cũng nhờ nhiều anh si mê chị tôi nên chúng tôi rất được “o bế”. Mấy anh đó lấy lòng chị bằng cách dẫn các em đi ăn kem, đi ăn bò 7 món... để chúng tôi có cảm tình. Ái chà, muốn lấy lòng người đẹp cũng lắm công phu! Hình như chị biết ưu điểm của mình nên cứ ca bài “ầu ơ dí dầu...”, chẳng hứa hẹn với anh nào. Đến một ngày năm 1975, anh bạn của chị đến nhà xin phép mẹ tôi và năn nỉ chị đi chung với gia đình anh qua Pháp. Mẹ tôi đã đồng ý nhưng chị cương quyết không đi. Chị làm cho cả nhà ngạc nhiên, nhưng tôi đã nói rồi, có trời mới biết lý do tại sao?

Em gái

 Mẹ tôi sinh em gái sau tôi một năm mấy tháng. Hai chị em tôi kể năm sinh thì chỉ cách nhau một tuổi nên thân nhau là điều dễ hiểu. Nhưng tính tình em gái và tôi khác hẳn nhau mà thân nhau mới lạ: em lý trí, tôi tình cảm. Em chăm chỉ học hành vì luôn muốn mình là số 1 trong lớp. Từ nhỏ em đã được mẹ thương yêu, che chở nên thành thói quen. Đi xa nhà, ra khỏi vòng tay mẹ là em nhớ mẹ và thiếu tự tin.

 Lúc nhỏ chúng tôi thường chơi bầu cua, bài cào vào dịp Tết. Em tôi ví như một ngân hàng, chuyên cho mọi người vay tiền để chơi nếu có ai bị thua sạch túi. Lý do là khi chơi thắng thì em vui vẻ bỏ tiền vào hộp, chẳng may thua thì em khóc lóc đòi lại tiền. Thành ra em luôn luôn là người giàu có nhất nhà.

 Em tôi thông minh lại siêng học nên không thích kiểu học “vừa đủ xài” của tôi. Từ năm lớp đệ tam, hai chị em tôi vào trường nội trú học cùng lớp. Sống trong lưu xá, em ở giường trên, tôi tầng dưới. Đến tối học bài, em thường ngó xuống xem chừng tôi có đang học, ngủ, hay đọc truyện. Nếu không thấy tôi học là em cầm cái gối đánh tới tấp vào người tôi và không ngừng la: “học bài, học bài đi...”. Cứ một tối vài lần như vậy thì tôi dù không học được nhiều, chữ cũng chen vô đầu chút ít. Mẹ tôi đúng là hiểu tính nết các con, mẹ muốn tôi đi học nội trú chung cho em vui bớt nhớ nhà, còn tôi thì có cô em thường xuyên nhắc nhở khỏi lơ là việc học.

Em trai

 Là em út nhưng tính em trai tôi rất độc lập, cứng cỏi. Em tuy nóng tính nhưng sống giản dị, chân thành nên được lũ trẻ trong xóm quý mến. Khác với tính “công tử” của anh cả, em thích làm việc tay chân không nề hà nặng nhẹ.

 Em tôi là một Hướng Đạo Sinh ưu tú. Em có một bộ sưu tập huy chương rất đáng nể: bơi lội, thắt dây, đóng lều trại, hiệu còi, hiệu cờ, v..v... Tôi nể cái huy chương bơi lội em nhận được do bơi ngang qua sông Đồng Nai, đoạn cầu Sài Gòn. Khúc sông này sâu và cũng khá dài phải không?

 Em trai còn có biệt tài kể chuyện, nhất là chuyện ma. Có những câu chuyện thật, được em “thêm mắm thêm muối” cho hấp dẫn hơn. Có những chuyện em phịa ra nhưng kể cứ y như thật. Em gái tôi chúa sợ ma nhưng lại thích nghe chuyện ma nên em trai tôi được dịp phịa “từ a tới z” để nghe chị hét lên inh ỏi rồi cười ha hả. Trong nhà chỉ mình em dám chọc cả mẹ cho mẹ la chơi thôi.

 Năm thi đệ thất lần đầu bị rớt, em rất buồn dù chúng tôi không nói gì. Vài ngày sau, một hôm tới giờ cơm chiều không thấy em, mẹ hỏi, chúng tôi mới chia nhau đi tìm. Khi anh cả dẫn em về nhà, chúng tôi đều trố mắt nhìn cái đầu trọc lóc của em. Thì ra em đã vào tiệm hớt tóc, cạo đầu rồi đi lang thang, đến rạp Cao Đồng Hưng xem mấy bảng quảng cáo phim. Anh cả nói nếu anh không tìm ra, một lát em cũng tự về nhà, chẳng qua hắn hận đời thi rớt thôi. Mẹ tôi cũng không la rầy, nhưng em tự giác học để năm sau thi lại, và em đã đậu vào trường Hồ Ngọc Cẩn. Hết “hận đời đen bạc”.

tôi...

 Kim Trâm

(Trích phần 3 của tập Hồi Ký)


Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Hai 20138:00 SA
Khách
Chuyện kể nghe khoái quá Kim Trâm, tui cũng có cái medal Quan Sát. Tui đã từng ngồi trong rạp Vĩnh Lợi coi hết cả 3 phim hay là ngồi ở kem Bạch Đằng quan sát suốt một buổi chiều.
Viết tiếp đi nha.
hdl
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 589)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 3370)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 3089)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1485)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1902)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2718)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 5051)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6345)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7874)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13763)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5634)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7181)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8427)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6810)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
04 Tháng Mười 2018(Xem: 6113)
Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7596)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6512)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 10005)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6499)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6784)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9491)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8802)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6687)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6499)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”