8:53 CH
Thứ Hai
18
Tháng Ba
2024

Buổi tường trình và vận động nhân quyền tại Quốc Hội Liên Bang Úc Châu

04 Tháng Mười 201810:52 CH(Xem: 5979)
Kính chuyển
TVQ
***

Cộng đồng người Việt tỵ nạn nói chung và CĐNVTD Úc Châu nói riêng, trong suốt bao năm qua, đã kiên trì và mạnh mẽ đấu tranh đòi tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam dưới mọi hình thức. Không chỉ có những thông báo, thông cáo báo chí, thỉnh nguyện thư, những cuộc tuần hành, biểu tình, thắp nến cầu nguyện mà còn có các buổi điều trần, tường trình, vận động chính giới các cấp - tiểu bang và liên bang.

CĐNVTD Úc Châu vận động nhân quyền cho Việt Nam không phải chỉ cho có lệ để "lấy điểm" mà thực sự kiên trì đeo đuổi, theo dỏi (follow up) vấn đề này, cương quyết tiếp tục làm việc với chính phủ Úc và bằng mọi cách để tiếng nói và nguyện vọng của CĐNVTD được lắng nghe và quan tâm.

Vào ngày 23/08/2018, CĐNVTD/VIC đã tổ chức một buổi thuyết trình về đề tài Nhân Quyền trong bối cảnh Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược giữa Úc và Việt Nam (Australia-Vietnam Strategic Partnership) tại Quốc Hội Victoria. Tiếp theo, CĐNVTD Úc Châu đã dốc hết tâm sức làm việc để có một buổi tường trình và vận động nhân quyềm cho Việt Nam tại Quốc Hội Liên Bang vào Thứ Tư 19/09/2018. Bà Dân Biểu Clare O'Neil (Đảng Lao Động) và Dân Biểu Tim Wilson (Đảng Tự Do) đồng chủ tọa buổi tường trình với sự tham dự của trên dưới 100 thành viên của BCH CĐNVTD các tiểu bang, các vị đại diên của các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể và tôn giáo.

Buổi tường trình diễn ra tại khán phòng chính ("Main Committee Room") có sự tham dự đông đảo của các vị dân biểu/nghị sĩ liên bang - Tim Wilson, Bill Shorten, Chris Hayes, Milton Dick, Tim Watts, Jason Clare, Julian Hill, Anthony Byrne, Jim Chalmers, Anny Aly, Adam Bandt, Anne Standley, Cathy O'Toole, Patrick Gorman, Anne Standley, Madeleine King, Penny Wong, Julie Collins, David Smith, Joanne Ryan...

Ông Nguyễn văn Bon ngỏ lời chào mừng và giới thiệu các vị dân biểu, nghị sĩ và đại diện của các tổ chức, hội đoàn, đoàn thể, tôn giáo trong phái đoàn cộng đồng người Việt. Tiếp theo là phần phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Tim Watts, Chris Hayes, Milton Dick, Adam Bandt và ông Bill Shorten (Thủ lãnh đảng Lao Động).

Dân Biểu Tim Watts (Đảng Lao Động) chào đón phái đoàn người Việt đến với Tòa Quốc Hội (là một biểu tượng dân chủ của đất nước Úc) để thực hiện quyền tự do và bày tỏ sự quan tâm về tự do, dân chủ và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng Chính Phủ Úc luôn luôn ủng hộ sự tranh đấu cho quyền tự do, dân chủ tại Úc cũng như trên thế giới. Vì hiểu rõ việc giao thương, tự do "internet" và tự do tôn giáo là những vấn đề đang gây ra nhiều tranh cải và những sự xung đột gay gắt nhất tại Việt Nam, ông Tim Watts nói ông sẽ hết lòng hỗ trợ cộng đồng người Việt trong việc vận động nhần quyền cho Việt Nam.

Dân Biểu Chris Hayes (Đảng Lao Động) cho rằng ông cũng như các dân biểu, nghị sĩ khác đều quan tâm đến những gì đang diễn ra chung quanh vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ông cho rằng tranh đấu mạnh mẽ cho nhân quyền là một việc làm chính đáng của chúng ta vì bất cứ ở đâu mà nhân quyền bị tấn công thì cũng có nghĩa là nhân loại bị tấn công. Kể từ sau ngày 30 tháng Tư 1975 và trong suốt hơn 40 năm qua, ngoài những đóng góp to lớn người Việt tỵ nạn đã mang theo đến đất nước Úc một niềm tin đầy nhiệt huyết về tự do, dân chủ và nhân quyền (The Vietnamese have brought to this country an absolute passionate belief in freedom, democracy and respect of human rights).

Bà Dân Biểu Clare O'neil (Đảng Lao Động) cũng như các vị đồng viện đều có cùng một sự quan tâm sâu sắc về tình trạng nhân quyền càng ngày càng trở nên tồi tệ tại Việt Nam. Bà nói rằng - Chúng tôi luôn cảm thông và thực sự quan tâm đến những gì mà cộng đồng người Việt đang quan tâm, đó là lý do của sự có mặt đông đảo các vị dân biểu và nghị sĩ trong ngày hôm nay để lắng nghe về những vấn đề đáng quan tâm đang xảy ra tại Việt Nam. Một điều quan trọng đối với Úc là cộng đồng người Việt đã giúp cho mọi người trân trọng cái giá trị của tự do, dân chủ và nhân quyền mà những người chưa bao giờ sống dưới một chế độ độc tài như bà thì khó mà có thể hiểu được.

Dân Biểu Milton Dick (Đảng Lao Động) đã nghe và biết nhiều về những việc đàn áp, bắt bớ, bức hại kinh hoàng tại Việt Nam, hôm nay ông có mặt ở đây để lắng nghe về những vấn đề đang được quan tâm và sẽ làm việc cùng cộng đồng người Việt một cách thực tiễn tranh đấu cho nguyện vọng của cộng đồng người Việt và những người không có tiếng nói tại Việt Nam.

Dân Biểu Adam Bandt (Đảng Xanh) cùng các vị đồng viện rất coi trọng vấn đề nhân quyền. Ông cũng đã nghe được rất nhiều chuyện kinh khủng đã xảy ra cho những người dân đứng lên đòi hỏi những quyền căn bản của con người. Ông nghĩ rằng - không riêng gì ông mà tất cả các vị dân biểu, nghị sĩ có mặt trong ngày hôm nay đều ủng hộ cộng đồng người Việt trong việc vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Ông Bill Shorten (Thủ lãnh đảng Lao Động) xác định - Cộng đồng người Úc gốc Việt là một chứng minh hùng hồn và sống động nhất về giá trị và sự thành công của chương trình di dân, của một xã hội đa văn hóa. Cộng đồng người Việt được ông dùng làm như một tấm gương về niềm hy vọng (an example of hope) cho những cộng đồng di dân/tỵ nạn mới đến. Là người Úc gốc Việt, có tình cảm gắn bó với quê hương Việt Nam là một điều rất tự nhiên, cho nên chúng ta không thể dửng dưng về những bản tường trình về những trường hợp nạn nhân bị đe dọa, đàn áp, đánh đập, bắt bớ và tù đày vì đã tranh đấu cho nhân quyền, biểu tình về vấn đề môi trường (Formosa) hoặc chỉ đơn thuần có một lời bàn (comment) đăng trên Facebook. Những điều này làm động lòng và dấy lên tinh thần đoàn kết giữa các công dân Úc và Quốc Hội. Úc không thể là một quốc gia tiên phong về tự do, dân chủ nếu chúng ta làm ngơ trước những nghĩa vụ quốc tế trong việc cổ vũ cho nhân quyền. Theo ông quan hệ ngoại giao giữa Úc và Việt Nam không chỉ dựa trên vấn đề giao thương, đồng tiền mà còn phải dựa trên sự trung thực, thành thật, dựa trên quan niệm và nguyện vọng của khối người Việt tỵ nạn.

Dân Biểu Tim Wilson (Đảng Tự Do) đã từng làm việc tại Tòa Đại Sứ Úc ở Việt Nam về vấn đề tự do ngôn luận và tôn giáo. Nhân quyền là quyền căn bản của mọi con người trên quả đất này, do đó theo ông, Úc có cơ hội, nhiệm vụ và nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do của bất cứ người nào ở bất cứ nơi đâu. Cho nên sự lên tiếng về vấn đề nhân quyền tại Việt nam của cộng đồng người Việt đã trở thành một trong các đề tài/vấn đề thảo luận của Quốc Hội.

Ngay sau đó, một nhóm thuộc phái đoàn CĐNVTD Úc Châu gồm có Ls Lưu Tường Quang, ông Paul Huy (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW), Ls Kate Hoàng (Phó Chủ tịch CĐNVTD/NSW), cô Nguyễn Phượng Vỹ (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC), Bs Bùi Trọng Cường (Chủ Tịch CĐNVTD/QLD), bà Trần Hương Thủy (Chủ Tịch CĐNVTD/Wollongong), Ls Nguyễn Toàn (Phó Chủ tịch CĐNVTD Úc Châu), Bs Nguyễn Anh Dũng (Chủ Tịch CĐNVTD/WA) và một số thành viên trong cộng đồng đã rời khán phòng để dự các buổi họp riêng (private briefing) với Bộ Ngoại Thương (Department of Foreign Affairs and Trade), với bà Marise Paine (Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao), ông David Coleman (Bộ Trưởng Bộ Di Trú), với bà Penny Wong (Giữ vai trò Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đảng Đối Lập), Dân Biểu Cathy O'toole, Dân Biểu Tim Wilson để bàn về "tình trạng quân sự hóa của Trung Cộng trong khu vực biển Đông, về tình trạng trấn áp và cầm tù của nhà cầm quyền CSVN đối với người dân Việt Nam đang đứng lên bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam".

Trong khí đó tại khán phòng buổi tường trình vẫn tiếp tục với đề tài tự do tôn giáo được các vị đại diện lãnh đạo tinh thần các tôn giáo tại Úc và Việt Nam trình bày. HT Thích Bảo Lạc, Lm Hoàng Kim Huy đã lần lượt lên án sự đàn áp khốc liêt, nhất là sự kiểm soát gắt gao, bóp nghẹt tôn giao qua đạo luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo mới được CSVN ban hành, và yêu cầu Chính Phủ Úc đòi hỏi CSVN hũy bỏ đạo luật này. Đặc biệt, hình ảnh và tiếng nói của HT Thích Không Tánh và Chánh Trị Sự Hứa Phi đã vượt trùng dương, đến với Quốc Hội Úc qua hệ thống skype, ngắn gọn nêu lên tình trạng nhân quyền, tôn giáo tại Việt Nam và cảm ơn sự quan tâm của Chính Phủ Úc cũng như của cộng đồng người Việt Úc Châu.

Tiếp theo, ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD Úc Châu) trình bày về 3 đề tài chính:

1- Tàu cộng vi phạm lãnh hải, Đặc Khu 99 năm rồi dẫn đến biểu tình và CSVN đàn áp nặng nề với người dân Việt Nam;

2- Đạo luật An Ninh Mạng bịt miệng người dân Việt Nam; và

3- Những bản án nặng nề mà nhà cầm quyền CSVN đã và đang thi hành đối với những nhà tranh đấu dân chủ tại Việt Nam với hai hình ảnh tiêu biểu - Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyẽn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).

Ông Bon đã không cầm được nổi xúc động khi nêu lên trường hợp của ông Nguyễn Hữu Tấn và Hứa Hoàng đã bị CSVN sát hại một cách dã man.

Trong phái đoàn đến từ Melbourne có ông Meng Heang Tak, Nghị Viên Hội Đồng Thành Phố Greater Dandenong, chia sẽ - Tình trạng tại Cao Miên cũng chẳng khác gì Việt Nam và ông nghĩ rằng cộng đồng của ông cần học hỏi kinh nghiệm ở cộng đồng người Việt về tinh thần đấu tranh cho người dân ở quê nhà, những người không có tiếng nói.

Trở về từ buổi họp riêng với các vị dân biểu, nghị sĩ, bộ trưởng, Ls Lưu Tường Quang, ông Paul Huy và Ls Nguyễn Toàn đã sơ lược về nội dung của buổi họp với những vấn đề được nêu lên như sau:

- Sự "chia sẽ" (convergent) và "chia rẽ" (divergent) giữa Úc và Việt Nam - Úc và Việt Nam "chia sẽ" quan điểm chung về vấn đề tranh chấp biển Đông nhưng "chia rẽ" về giá trị nhân quyền;

- Chính phủ Úc phải có sự quan tâm về nhân quyền - yêu cầu Bộ Ngoại Giao Úc nâng cao vấn đề nhân quyền lên bằng với vấn đề chiến lược và quốc phòng;

- Các cuộc Đối Thoại về Nhân Quyền giữa Úc và Việt Nam phải có một số quan sát viên từ phía CĐNVTD;

- Chính phủ Úc phải có những thái độ mạnh mẽ và cứng rắn về vấn đề biển Đông;

- Chính phủ Úc cần cứu xét và áp dụng đạo luật Mangistky;

- Sự bồi thường và tình trạng ô nhiểm môi trường do Formosa gây ra qua các bản báo cáo của CSVN hoàn toàn không đáng tin cậy.

Tiếp đến, phái đoàn được truyền hình trực tiếp buổi họp ở Hạ Nghị Viện để được nghe những lời phát biểu của các vị Dân Biểu Clare O'Neil, Chris Hayes, Tim Wilson về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và kêu gọi đã đến lúc Chính Phủ Úc cần mạnh mẽ lên tiếng và có những hành động thích ứng. (Tất cả những lời phát biểu của các vị Dân Biểu được lưu trữ trong văn khố (Hansard) của Quốc Hội).

Cũng trong khán phòng chính, một buổi họp nội bộ (không có mặt các dân biểu/nghị sĩ) đã diễn ra với sự điều hợp của ông Nguyễn Thế Phong (Trưởng Ban Quản Trị Đền Thờ Quốc Tổ). Các thành viên trong phái đoàn đã sôi nổi đóng góp ý kiến và bàn thảo về các vấn đề và cách thức hỗ trợ, yểm trợ cho đồng bào quốc nội, và ở hải ngoại, về sự vận động chính giới nhất là vận động truyền thông chính mạch.

Về tôn giáo, cô Ánh Linh (đến từ Sydney) đã thẳng thắng nói lên tâm tư của riêng mình nhưng cũng là tâm tư của mọi người - Theo cô, người Việt Nam có tinh thần tôn giáo rất cao, tôn giáo nào cũng có rất đông tín đồ, rất mộ đạo. Có nhiều vị đại diện tôn giáo hay nói rằng chỉ chăm lo các chuyện tôn giáo và không muốn dính líu đến chính trị. Ví dụ như các buổi gây quỹ từ thiện, xây chùa, xây nhà thờ thì có rất đông các tín đồ tham dự và đóng góp trong khi đó thì các vị ấy lại không đến hoặc không khuyến khích các bổn đạo tham gia các sinh hoạt của cộng đồng. Cho nên cô mong mỏi các vị đại diện tôn giáo dùng uy tín và tiếng nói của mình để kêu gọi tín đồ (phật tử, con chiên) tham gia các sinh hoạt của cộng đồng nhiều hơn.

Cùng có sự suy nghĩ như cô Ánh Linh, Bs Nguyễn Anh Dũng chia sẽ - "... Tại sao mình lại sợ làm chính trị ... nếu không còn đất nước thì tôn giáo cũng không có đất để hoạt động ... Nếu nói rằng tôi không làm chính trị vì tôi chỉ lo các chuyện tôn giáo ... tôi đi lo nhà thờ, tôi đi lo chùa rồi đến chừng về, nhà không còn, nước không còn thì chùa đâu, nhà thờ đâu mà còn ... Khi bước chân xuống xuồng để đi vượt biên là chúng ta đã làm hành động chính trị đầu tiên, chúng ta không chấp nhận lá cờ [đỏ] ... Làm chính trị không phải là xuống đường, không phải làm dân biểu mà mình phải đóng góp ý kiến. Đất nước của mình, nhà của mình mà để cho người khác lo, nắm vận mạnh của mình thì làm sao mà sống ..."

Để kết thúc buổi tường trình/hội thảo, các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo tại Úc châu cùng ký vào một Bản Tuyên Cáo lên án CSVN bán nước, hại dân và bách hại tôn giáo (xin xem đính kèm). Sự tham gia của các vị đại diện của tất cả các tôn giáo (Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài) là một hình ảnh rất đặc biệt nói lên sự đoàn kết, đồng lòng của mọi tôn giáo, của người dân trong nước và hải ngoại chống lại bọn nội thù và giặc ngoại xâm trước hiểm họa mất nước.

Bà Dân Biểu Clare O'Neil và Dân Biểu Chris Hayes đã trở lại khán phòng để chụp hình lưu niệm và tiễn đưa phái đoàn ra về với những tình cảm quý mến và sự cảm nhận về nguyện vọng của cộng đồng người Việt.

Hình ảnh của Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần thị Nga không chỉ được đưa lên bên trong Tòa Nhà Quốc Hội mà còn được phái đoàn cùng trưng ra trước tiền đình Quốc Hội là biểu tượng tinh thần đấu tranh bất khuất của người dân Việt trong nước và sự đồng hành, nhiệt tâm hỗ trợ của đồng bào hải ngoại.

Một buổi tường trình có tầm vóc về sự vi phạm nhân quyền của CSVN tại Quốc Hội Úc Châu với sự bảo trợ/chủ tọa của Dân Biểu Clare O'Neil và Tim Wilson cùng sự tham dự đông đảo của các dân biểu/nghị sĩ Đảng Xanh, Tự Do, Lao Động đã nói lên uy tín và vai trò của Cộng Đồng Người Việt Tự Do trong sinh hoạt chính trị Úc Châu. Chính sự quyết tâm và sự kiên trì vận động của CĐNVTD Úc Châu đã đốc thúc Quốc Hội, Bộ Ngoại Thương, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Bộ Trưởng Bộ Di Trú phải quan tâm và lắng nghe nguyện vọng của những công dân Úc gốc Việt.

Canberra
19/09/2018

Để xem và đọc lời phát biểu của các dân biểu về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong phòng họp Hạ Viện (House of Representatives) xin vào link bên dưới -

https://www.aph.gov.au/Help/Federated_Search_Results?

Và chọn/đánh vào các "thông số" như sau -


Một số hình ảnh của buổi tường trình tại Quốc Hội -

https://photos.app.goo.gl/61REntQW9BbmLSEq5 












































Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười 2023(Xem: 465)
“Kỷ niệm 72 năm thành lập Trường Bộ Binh Thủ Đức” để những người lính già xa quê hương được gặp nhau trong tình chiến hữu đã đến trong chiến trường, cho đến lúc xa quê hương.
22 Tháng Bảy 2023(Xem: 2903)
. Rồi sau mấy thập niên xa cách, họ lại gặp nhau trên xứ người chưa đầy 100 người. Tuy không bao nhiêu, nhưng thật trân quý vô cùng
03 Tháng Tư 2023(Xem: 2953)
THỦ ĐỨC GỌI TA VỀ, KIÊN QUYẾT RỦ NHAU VỀ NGÀY ĐẠI HỘI KHÓA 5/72 SVSQ TB THỦ ĐỨC
17 Tháng Giêng 2023(Xem: 1376)
Mới ngày nào trong thời chinh chiến, các cựu SVSQ Trừ Bị Thủ Đức đón Xuân tại quê nhà. Thuở đó, họ là những sinh viên son trẻ với mái đầu xanh nhiều mơ mộng
23 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 1763)
Tại nhà hàng Paracel Seafood.Sự hiện diện của Quý Chiến Hữu, Quý Huynh Đệ Đồng môn là niềm hảnh diện cho chúng tôi.
12 Tháng Tư 2022(Xem: 2585)
Mong quý huynh trưởng và gia đình cùng nhau về gặp mặt đậm tình đồng đội, chiến hữu. Quý huynh Trưởng có thể liên lạc và ghi danh qua các huynh trưởng đại diện đại đội của mình
05 Tháng Năm 2020(Xem: 4928)
Việt Nam , máu xương Tiền Nhân,thấm trong tình yêu,chết trong can trường.
22 Tháng Giêng 2020(Xem: 6206)
Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Nam California đã tổ chức tiệc tất niên mừng Xuân Canh Tý,
25 Tháng Sáu 2019(Xem: 7726)
“Xin tạ lỗi với đồng bào miền Nam và quê hương tổ quốc, cựu SVSQ Khóa 5/72 còn một nửa đoạn đường chiến binh chưa hoàn tất,” Nguyễn Hữu Hạnh ngậm ngùi chia sẻ.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 13502)
hãy cười lên đi và cùng tự hào chúng ta là người lính đã có MÔT THỜI KHĂN HỒNG không thể nào quên
21 Tháng Năm 2019(Xem: 5484)
Chúng con hãnh diện là con của cha mẹ tỵ nạn. Chúng con hãnh diện là cháu của người cựu chiến binh
08 Tháng Năm 2019(Xem: 7032)
Có Một Thời Nhân Chứng, Khung Trời Đại Học,Quân Trường đổ mồ hôi, Về miền Chiến Dịch… một cuộc chiến với máu và nước mắt
02 Tháng Mười Hai 2018(Xem: 8256)
Kính mời quý đồng hương Biên Hòa và thân hữu cùng đến tham dự buổi tuyển thệ của đồng hương Tài Đỗ
02 Tháng Mười Một 2018(Xem: 6644)
“Ơn Tử Sĩ – Nghĩa Thương Binh – Tình Đồng Đội,” nói lên đầy đủ nghĩa, tình của các cựu SVSQ đối với các đồng môn đã vị quốc vong thân
01 Tháng Mười 2018(Xem: 7434)
Nếu chúng ta không viết, Lê Lạc Giao không viết thì ai sẽ là người viết nên những sự kiện này.
26 Tháng Chín 2018(Xem: 6381)
Tôi muốn gọi nó là sách mà không là tiểu thuyết, truyện dài vì tác phẩm tuy có hư cấu, các nhân vật là giới sinh viên trong các phân khoa Đại Học miền Nam nhưng dựa hoàn toàn vào một bối cảnh có thực
25 Tháng Chín 2018(Xem: 9832)
Hôm nay, Thống Đốc Brown đã ký ban hành Đạo Luật SB 895, Uỷ Ban Soạn Thảo Giảng Dạy -IQC sẽ có đến ngày 31, Tháng Mười Hai, 2022
08 Tháng Chín 2018(Xem: 6395)
Kính mời quý đồng hương và thân hữu đến tham dự vào chiều chủ nhựt 16 tháng 9 năm 2018
22 Tháng Bảy 2018(Xem: 6662)
Cám ơn HT Trần Quang Sanh khóa 5/72 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đã thực hiện video yểm trợ bạn đồng khóa với thinh thần " ĐƯỜNG CÒN DÀI NHƯNG CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM"
19 Tháng Bảy 2018(Xem: 9360)
Vừa là con rồng cháu tiên vừa là hậu duệ chúng cháu những hậu duệ có bổn phận phải tiếp nối con đường bảo vệ giang sơn tổ quốc Việt Nam.
23 Tháng Sáu 2018(Xem: 8635)
Những tình bạn này đều quý trong cuộc đời của mình, nhưng tình bạn trong quân trường thì sẽ được gắn bó nhau hơn suốt cả đời
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6542)
Cô Việt Hương là phụ nữ mang nguồn gốc Việt đầu tiên vào Quốc Hội và là một người trẻ hãnh diện với hai nguồn gốc Úc Việt
26 Tháng Hai 2018(Xem: 6391)
Đối với người Việt Nam, sự biết ơn không phải là một sự lựa chọn, nó là một nghĩa vụ trong cuộc sống”
31 Tháng Giêng 2018(Xem: 6414)
Một xã hội đa văn hóa, đa dạng trong một thể chế tự do, dân chủ, luật pháp công minh với một chính phủ can đảm, sáng suốt và bao dung