3:58 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

Viết lại tên Bách Việt - Nguyễn Đại Việt

26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 11310)
Sau khi hợp lực đánh đổ nhà Tần năm 206 trước Công Nguyên (TCN), Lưu Bang bất thần xé bỏ hòa ước Hồng Câu xua quân bao vây Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ và diệt nước Sở năm 202 TCN. Cùng năm đó, ông lên ngôi hoàng đế sáng lập ra nhà Hán còn gọi là nhà Tiền Hán hay nhà Tây Hán. Về chữ viết, Hán triều tiếp tục chính sách của Tần Thủy Hoàng trong việc sửa đổi và tiêu chuẩn hóa một loại cổ ngữ thành một hệ thống chữ viết gọi là Hán ngữ.

Trong khoảng từ năm 109 đến năm 91 TCN, Tư Mã Thiên, một sử gia nổi tiếng đời Tây Hán, dùng Hán ngữ biên soạn bộ Sử Ký dài 130 tập, theo chú thích trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, ông là người đầu tiên viết hai chữ Bách Việt trong tập Ngô Khởi Truyện của bộ Sử Ký nổi tiếng đó. “Bách Việt” được dịch sang Hán ngữ hiện đại là 百 越.

blank
Hình 1: Chữ “Việt” (bên trái) viết theo lối chữ Triện thời Tây Hán. Chữ “tẩu” (thứ hai từ trái sang phải) dùng để xác định ý nghĩa và chữ “người cầm qua” (bên phải) dùng xác định cách phát âm. Chữ cuối phát âm là “Việt” có hình tượng giống như một người cầm cái qua (戈). Trong Hán ngữ chữ “qua” (戈) có nghĩa là “cái mác” hoặc “chiến tranh”.

Một bộ sử khác do Ban Bưu khởi xướng, bộ Hán Thư (漢書) gồm 100 tập, cũng được soạn thảo vào thời Tây Hán chép rằng:

“Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Hội Kế (Cối Kê), ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình.”

Bách Việt mà hai bộ Sử Ký và Hán Thư đề cập đến chính là chủ nhân của vùng đất rộng lớn, bao trùm toàn cõi Hoa Nam và miền Bắc Việt Nam ngày nay; ngoại trừ Lạc Việt (Việt Nam) các thị tộc Bách Việt khác đều bị Hán tộc tiêu diệt, đồng hóa và chiếm đoạt hết lãnh thổ.

Theo Hán ngữ hiện đại, tên các thị tộc của Bách Việt được viết là 於 越 (Ư Việt), 揚 越 (Dương Việt), 閩 越 (Mân Việt), 南 越 (Nam Việt), 東 越 (Đông Việt), 山 越 (Sơn Việt), 雒 越 (Lạc Việt), 甌 越 (Âu Việt), v.v…tất cả các tên đều gắn liền với chữ 越, gọi là “chữ Việt bộ Tẩu”. “Tẩu” có nghĩa là “chạy” nhưng không hiểu vì sao sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần khi biên soạn quyển Đại Việt Sử Ký (大越史記) năm 1272 và sử gia Ngô Sĩ Liên, triều vua Lê Thánh Tông, khi viết quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (大越史記全) năm 1479, vẫn sử dụng chữ “Việt bộ Tẩu” của nhà Tiền Hán.

Bài viết này gồm 2 phần. Phần chính giới thiệu chữ “Việt” nguyên thủy của người Việt cổ đồng thời chứng minh “chữ Việt bộ Tẩu” của nhà Tây Hán là một bản dịch sai của chữ “Việt” đó. Phần còn lại, phần phụ, trình bày một cái nhìn, một cảm nhận cá nhân về chữ “Việt” của một vị vua sống trong thế kỷ thứ 5 TCN.

CHỮ “VIỆT” CỦA BÁCH VIỆT

Tại sao chủng tộc Bách Việt lại tự nhận diện qua một cái tên không phản ảnh một chút sắc thái nào của mình? Nguyên do nào khiến tên của một chủng tộc từng làm chủ một lãnh thổ rộng lớn lại mang ý nghĩa bi quan như thế?

Ngày nay, khi tìm hiểu ý nghĩa chữ “Việt” giới nghiên cứu không tránh khỏi ngạc nhiên và băn khoăn bởi những câu hỏi tương tự trên đây. Mặc dù có những nổ lực bỏ ra nhằm khám phá những bí ẩn đàng sau chữ “Việt bộ Tẩu”, nhưng đến nay tuyệt nhiên vẫn chưa có một giải thích thuyết phục nào được công nhận một cách rộng rãi. Sỡ dĩ có sự bế tắc đó là vì họ đã nghiên cứu một cái tên sai. Quả vậy, chữ 越 hay “Việt bộ tẩu” không phải là do người Việt cổ đặt ra, nó chỉ là một phiên bản được các sử gia và học giả của triều đình Tây Hán dùng Hán ngữ dịch từ chữ “Việt” nguyên thủy vốn đã xuất hiện trước đó ít nhất là 300 năm.

Từ văn tự cổ đến trống đồng và những cổ vật khai quật được đặc biệt là thanh gươm của vua Câu Tiễn, chúng ta sẽ tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi Việt là gì, nó sẽ giải tỏa nghi vấn kéo dài suốt hơn 2000 năm kể từ khi Tư Mã Thiên dùng Hán ngữ đặt bút viết chữ ” Việt bộ Tẩu” (越) trong bộ Sử Ký của ông đến nay. Trong phần này các chữ “Việt” thuộc thời đại đồ đồng sẽ được trình bày và phân tích. Kế đó, thành phần cấu tạo của chúng sẽ được so sánh với thành phần cấu tạo của chữ “Việt bộ Tẩu” và chữ “Việt bộ Kim”.

1. Chữ “Việt” nguyên thủy của người Việt cổ trong thời đại đồ đồng

Giáp Cốt văn là loại văn tự khắc chạm trên mai rùa hay xương động vật. Chữ trên mai rùa gọi là Giáp văn còn chữ trên xương những động vật khác gọi là Cốt văn. Chữ viết khắc chạm trên đồng và kim loại gọi là văn tự thời đồ đồng. Cả hai loại văn tự đều có từ đời nhà Thương và Giáp Cốt văn là loại văn tự cổ xưa nhất. Triều đại nhà Thương xuất hiện trong khoảng từ năm 1600 đến 1046 TCN, kinh đô đóng tại đất Ân thuộc tỉnh Hà Nam, Trung quốc ngày nay. Giặc Ân trong huyền sử Phù Đổng Thiên Vương của người Việt chính là nhà Thương này. Hiện nay có hơn 4.000 văn tự thời đồ đồng được khai quật và trong đó một số chữ “Việt” được ghi nhận. Xin lưu ý là các văn tự đồ đồng và Giáp Cốt văn dùng trong tài liệu này đều được cung cấp từ chineseetomology.org, một website về cổ ngữ rất phong phú và hữu ích của ông Richard Sears.

Sau đây là 5 chữ “Việt” viết bằng loại “chữ chim”, có nơi gọi là “chữ sâu bọ và chim”, một loại cổ ngữ rất phổ biến và thông dụng ở các nước Sở, Việt, và Chu.

a) Chữ “Việt” mang ký hiệu B01747

blankHình 2: Một chữ “Việt” trong thời đại đồ đồng 


Nhận xét chữ mang ký hiệu B01747:

- Người đeo lông chim trên đầu và thắt lưng. Từ đây về sau sẽ gọi là “Người Chim”.

- Người Chim đứng với hai chân dang rộng, tay cầm một cây gậy dựng
đứng trên mặt đất và trên thân gậy có 2 cái móc nhỏ.

- Chữ này chỉ có một thành phần là chính nó.

- Niên đại: không rõ.

b) Chữ “Việt” mang ký hiệu B01748

blank
Hình 3: Một chữ “Việt” trong thời đại đồ đồng

 

Nhận xét chữ mang ký hiệu B01748:

- Thành phần bên phải là Người Chim.

- Tay Người Chim cầm một vật giống như cái qua (mác).

- Người Chim trong tư thế của một vũ điệu.

- Thành phần bên trái là ký tự gồm một hình tròn nằm trên chữ mang hình tượng có đầu tròn to với một cái đuôi.

- Niên đại: không rõ.

c) Chữ “Việt” mang ký hiệu B01750

blank
Hình 4: Một chữ “Việt” trong thời đại đồ đồng

 

Nhận xét chữ mang ký hiệu B01750:

- Thành phần bên phải là Người Chim.

- Thành phần bên trái gồm một hình tròn nằm trên ký tự có hình tượng giống thân rắn với 2 sừng.

- Niên đại: không rõ.

d) Chữ “Việt” mang ký hiệu B01751

blank
Hình 5: Một chữ “Việt” trong thời đại đồ đồng

 

Nhận xét chữ mang ký hiệu B01751:

- Thành phần bên phải là Người Chim trong tư thế nhảy múa.

- Người Chim không cầm qua hoặc binh khí.

- Thành phần bên trái là một hình tròn nằm trên một cái đầu có đuôi cong.

- Niên đại: không rõ.

e) Chữ “Việt” mang ký hiệu B01749

blank

Nhận xét chữ mang ký hiệu B01749:

- Thành phần bên phải là Người Chim.

- Tay phải của của Người Chim cầm một vật có hình dạng của một cái qua.

- Thành phần bên trái gồm một hình tròn có chấm bên trong và nằm ngay trên ký tự có hình tượng uốn lượn như thân rắn với một cái đầu to, miệng (hoặc 2 sừng) và mắt.

- Niên đại: 496 – 465 TCN. Đây là chữ “Việt” được khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn nước Việt (khác với Việt Nam).

Kết luận: Khảo sát các chữ “Việt” trên đây chúng ta rút ra được 2 điểm quan trọng,

- Thứ nhất, chữ “Việt” nguyên thủy của người Việt cổ có niên đại trong khoảng từ 496 đến 465 TCN, nghĩa là chúng xuất hiện trước chữ “Việt bộ Tẩu” của nhà Tiền Hán ít nhất 3 thế kỷ.

- Thứ hai, yếu tố chủ đạo của các chữ “Việt” là “Người Chim”. “Qua” hay binh khí là yếu tố phụ.

2. Chữ “Nước” (Quốc gia) trong thời đại đồ đồng

Theo định nghĩa của chữ 邑 (ấp), một trong các ý nghĩa của nó là “nước” hay “quốc gia”. Ví dụ như “nước Chu” (邾: Chu quốc) hay “nước Hàn” (邗: Hàn quốc) thời Xuân Thu và Chiến Quốc.

blankHình 7: Chữ “ấp” trong thời đại đồ đồng. Chữ này có nghĩa là “nước”, “quốc gia”, “kinh đô, “thành thị” hoặc là vùng đất được vua ban cho.

blankHình 8: “Chu quốc” nghĩa là “nước Chu” theo cách viết trong thời đại đồ đồng (trái) và thời chữ Triện (phải).

Trong chữ “Chu quốc” nghĩa là “nước Chu” (hình 8), chữ “nước” được đặt sau chữ “Chu”, khác với cách viết của người Việt là chữ “nước” được đặt trước như trong các chữ “Việt” của thời kỳ đồ đồng và cách viết hiện nay của người Việt Nam. Tương tự, chữ “nước” được dùng trong chữ “Hàn quốc” (nước Hàn) trong hình 9.

 

blankHình 9: “Hàn quốc” nghĩa là “nước Hàn” theo cách viết trong thời đại đồ đồng (trái) và theo lối chữ Triện (phải).

Hiện nay có tất cả 31 chữ “邑” (ấp) thuộc thời kỳ đồ đồng (hình 7) được ghi nhận.

3. Chữ “Tẩu” trong thời đại đồ đồng

 

Chữ 走 (Tẩu) là thành phần bên trái của chữ 越, chữ “Việt bộ Tẩu”, viết theo Hán ngữ hiện đại.

blankHình 10: Chữ “Tẩu” (Hán ngữ: 走) trong thời kỳ đồ đồng.

So sánh chữ “nước” (hình 7) với chữ “tẩu” của thời kỳ đồ đồng (hình 9) thì hai chữ này hoàn toàn khác nhau từ hình thức đến nội dung. Hơn nữa “nước” là một danh từ còn “tẩu” là một động từ. Hiện có 17 chữ “Tẩu” thuộc thời đại đồ đồng được ghi nhận (hình 9).

4. Chữ “Kim” thời đại đồ đồng

Trong hình 11 và phía trên là một số cách viết chữ chữ “Kim” trong thời đại đồ đồng. Ở dưới và bên trái là chữ “Gươm”, chữ cuối trong 8 chữ được khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Thành phần bên trái của chữ “Gươm” chính là chữ “Kim”.

blankHình 11: Các cách viết chữ “Kim” trong thời đại đồ đồng (trên). Chữ “Kim” là phần trái của chữ “Gươm” (hình dưới, bên phải) và chữ “Nước” là phần trái của chữ “Việt” (hình dưới, bên trái) trên thanh gươm của vua Câu Tiễn.
Cũng trong hình 11, ở dưới và bên trái, chữ “Việt” là chữ đầu tiên trong 8 chữ cổ trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Phần bên trái của chữ “Việt” không thể là chữ “Kim” vì không bao giờ có 2 chữ “Kim” khác nhau được khắc trên cùng một thanh gươm, nhất là thanh gươm của một ông vua. Hơn nữa về hình thức thì 2 chữ 邑 (Ấp, hinh 7) và 金 (Kim, hình 11) hoàn toàn khác nhau. Hiện nay có tất cả 82 chữ “Kim” thuộc thời đại đồ đồng được ghi nhận.


Kết luận:
Thành phần bên trái của chữ “Việt” nguyên thủy chính là chữ “邑” (ấp) và được viết bằng “văn tự chim”, một loại chữ cổ có trước Hán ngữ và rất thông dụng ở các nước Sở, Việt, và Chu.

5. Chữ “Người Chim” trong chữ “Việt” nguyên thủy và chữ “người cầm qua” (戉) trong “chữ Việt bộ Tẩu” của nhà Tây Hán

“Chữ Việt bộ Tẩu” của triều đình nhà Tây Hán viết theo Hán ngữ hiện đại gồm 2 thành phần. Phần bên trái là chữ “Tẩu” dùng để xác định ý nghĩa của toàn chữ và phần bên phải là chữ “Việt” dùng để phát âm (hinh 12).

blankHình 12: “Việt bộ tẩu” viết theo Hán ngữ hiện đại.

Chữ bên phải của chữ “Việt bộ Tẩu” mang hình tượng một người cầm qua, chữ này có gốc từ chữ 戈 của Hán ngữ và có nghĩa là “Qua”, ‘Mác” hay “Chiến tranh”. Chữ 戉 (người cầm qua) trong chữ “Việt bộ Tẩu” không phải là thành phần cấu tạo của chữ “Việt” nguyên thủy.

blankHình 13: Một cách dịch chữ “Người Chim” của người Việt cổ sang Hán ngữ hiện đại. Lưu ý là Hán ngữ không có chữ này.

Thật vậy, từ chữ “Việt” trong thời kỳ đồ đồng đến hàng trăm trống đồng được khai quật ở Việt Nam và vùng Hoa Nam, tất cả đều thể hiện một quan niệm đồng nhất của người Việt cổ khi dùng các yếu tố chủ đạo để tự nhận diện và yếu tố đó chính là “Người Chim” tay cầm qua hay binh khí (hình 13).

 

blankHình 14: “Người Chim” trên trống đồng Ngọc Lũ. Nguồn: Wikipedia.

Cho đến nay số lượng chữ “Việt” thuộc thời đại đồ đồng khai quật được tuy không nhiều nhưng quan trọng là tất cả đều thể hiện tính nhất quán cả về nội dung lẫn hinh thức. Vì vậy, có thể tiên đoán rằng đối với bất kỳ chữ “Việt” nào có trước thời Tiền Hán và được viết theo “văn tự chim” thì xác xuất để nó mang cùng nội dung và hình thức với 5 chữ “Việt” trình bày trên đây rất cao.

blank
Hình 15: Một ví dụ của chữ “Việt” được dịch sang Hán ngữ hiện đại từ chữ “Việt” nguyên thủy. Bên trái là chữ ấp (邑: nước), bên phải là chữ “Người Chim” tay cầm qua và phát âm là “Việt”. Toàn chữ viết và đọc là “nước Việt”. Trong Hán tự không có chữ này. Hán ngữ hiện đại dùng chữ 國 (quốc, nước, quốc gia) thay thế cho chữ 邑 (ấp, nước, quốc gia).


Kết luận:


Chữ “Việt” nguyên thủy của người Việt cổ có niên đại từ 496 – 465 TCN, xuất hiện trước chữ “Việt bộ Tẩu” của nhà Tây Hán ít nhất 300 năm và được cấu tạo bởi hai thành phần duy nhất là chữ “Nước” (邑) ở bên trái và chữ “Người Chim” tay cầm qua ở bên phải . “Người Chim” được phát âm là “Việt” và là yếu tố chủ đạo, còn “qua” hay binh khí là yếu tố phụ (hình 15).

oOo

Từ các chứng cớ lịch sử vững chắc đã được công bố bao gồm văn tự của thời đại đồ đồng, hoa văn trên trống đồng, và cổ ngữ trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, những phân tích trên đây chứng minh rằng dù được viết bằng Hán ngữ thời Tây Hán hoặc hiện đại thì nội dung và hinh thức của chữ 越, chữ Việt bộ tẩu và 2 thành phần của nó 走 và 戉, hoàn toàn không phải là chữ “Việt” của Bách Việt, nó chỉ là một phiên bản được dịch từ chữ “Việt” nguyên thủy vốn đã có trước khi nhà Tây Hán thành lập 3 thế kỷ. Hán sử không trung thực khi ghi chép về Việt tộc, đó là sự thật, và điều đáng tiếc là Tư Mã Thiên, dù với bất kỳ lý do nào, đã xem nhẹ kiến thức và uy tín của tác giả bộ Sử Ký nổi tiếng khi dịch sai tên một chủng tộc. Ông đã bị chính trị ảnh hưởng, hay nói một cách chính xác hơn, đó là một nhầm lẫn được suy tính chu đáo của triều đình nhà Tây Hán trong chính sách tiêu diệt và đồng hóa các thị tộc Bách Việt.


PHỤ LỤC: MỘT CÁCH DỊCH CHỮ “VIỆT” SANG HÁN NGỮ

Chúng ta bắt đầu phần này bằng một câu chuyện về nước Oa (Wa), một quốc gia nằm trong vùng biển phía đông của Hoa lục. ” Oa” viết theo Hán ngữ là 倭, là tên do người Hán đặt cho dân tộc này và được họ dùng trong nhiều thế kỷ để tự nhận diện và khi giao tiếp với các triều đình Trung Hoa.

Mãi đến thế kỷ thứ 8, sau khi khám phá ra thâm ý phía sau tên Oa, học giả và trí thức người Oa lập tức dùng một tên khác để thay thế. Chữ Oa (倭) mang ý nghĩa châm biếm và xúc phạm như “phục tùng” hay “thằng lùn”, còn tên mới 和 có nghĩa là “hài hòa, hòa bình, và quân bình. “Đại Hòa” (大 和) từng là tên của nước Oa sau thế kỷ thứ 8. Ngày nay người Oa dùng một tên khác mà người Việt thường ưu ái gọi họ là “con cháu Thái Dương Thần Nữ”. Đó là đất nước và dân tộc Nhật Bản (日本).

Trong phần chính chữ “Việt” được phân tích theo phương pháp khoa học và căn cứ trên những chứng cớ cụ thể đã được công nhận. Trong phần này ý nghĩa của chữ “Việt” trên thanh gươm của vua Câu Tiễn được suy diễn đơn thuần dựa theo phong tục tập quán của người Việt và vì vậy cách dịch chữ “Việt” ở đây sẽ không hoàn toàn khách quan.

1. Chính sử: Thanh gươm của vua Câu Tiễn

Câu Tiễn là một người Việt cổ, làm vua nước Việt từ năm 496 đến 465 TCN. Vương quốc của ông lúc bấy giờ bao gồm Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô ngày nay và kinh đô đặt tại Hội Kế (Cối Kê) trong tỉnh Chiết Giang. Tỉnh Chiết Giang là nơi có con sông Tiền Đường, giòng sông nơi Thúy Kiều gieo mình tự vẫn nhưng được sư Giác Duyên cứu sống trong tác phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du. Khoảng năm 333 TCN, dưới thời của vua Vô Cương là cháu đời thứ 6 của vua Câu Tiễn, nước Việt bị nước Sở thôn tính và thị tộc U Việt mất nước từ đây.

Tuy vậy, câu chuyện của vị vua người Việt cổ chưa chấm dứt ở đó. Vào năm 1965 người ta khai quật được thanh gươm của ông ở tỉnh Hồ Bắc, Trung quốc và hiện được trưng bày tại viện bảo tàng của tỉnh này (hình 16).

blank
Hình 16: Thanh gươm của vua Câu Tiễn được khai quật năm 1965 hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Hồ Bắc, Trung quốc. Nguồn: uncleicko. 

2. Chữ “Việt” trên thanh gươm của vua Câu Tiễn: một cái nhìn khác

Cảm nhận đầu tiên là sự khác thường của chữ “nước” ( 邑) trong chữ Việt trên thanh gươm so với chữ “nước” ( 邑) của các chữ “Việt” khác trong thời đại đồ đồng. Chính sự khác thường đó là nguồn cảm hứng cho phần này, ngoài “Người Chim”, trong chữ “Việt” còn có thêm 2 yếu tố khác.

blank
Hình 17: Tám chữ cổ khắc trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Tám chữ này được viết theo lối điểu ngữ (còn gọi là trùng ngữ). Theo thứ tự chúng được dịch là “Việt Vương Câu Tiễn Tự Tác Dụng Gươm” có nghĩa là “Thanh gươm của Vua Câu Tiễn nước Việt tự làm để dùng”. Hán tự không có chữ “Gươm”. Nhà nghiên cứu Đỗ Thành có phân tích về chữ “Gươm” và “Kiếm” trong bài “Chữ Kiếm trong thanh Gươm của Việt Vương Câu Tiễn”. Nguồn: Wikipedia.Trong hình 18, theo nhận xét thiên về mặt phong tục tập quán và huyền sử hơn là phương diện khoa học và ngữ văn thì chữ “Việt” trên thanh gươm gồm 3 thành phần thay vì 2 như đã trình bày. Ba thành phần đó là các chữ “Mặt Trời”, “Rồng”, và “Người Chim”.
blankHình 18: Chữ “Việt” (bên trái) trên thanh gươm của vua Câu Tiễn và 3 thành phần cấu tạo của nó.

Trong các phần kế tiếp, các chữ “Mặt Trời” và “Rồng” trên thanh gươm của vua Câu Tiễn sẽ được so sánh với cách viết các chữ “Mặt Trời” và “Rồng” trong thời kỳ Giáp Cốt Văn và thời đại đồ đồng. Kế tiếp, hoa văn khắc trên trống đồng sẽ được dùng để thiết lập mối tương quan với các chữ “Mặt Trời”, “Rồng”, và “Nguời Chim” trong chữ “Việt” trên thanh gươm của vua Câu Tiễn. Cuối cùng, huyền sử “Rồng Tiên” phát xuất từ đời sống thực tế hằng ngày của người Việt cổ được dùng để góp phần nêu lên sắc thái chung mà người Việt cổ dùng để tự nhận diện và phân biệt họ với các chủng tộc khác.

3. Chữ “Mặt Trời” trong Giáp Cốt Văn và trong chừ “Việt” trên thanh gươm của vua Câu Tiễn

Theo Giáp Cốt Văn (hình 19) và cổ ngữ trong thời đại đồ đồng (hình 20), chữ “Mặt Trời” được viết như là một hình tròn hoặc là một hình có 4 cạnh với một cái chấm hay một gạch ngang nằm bên trong. Hình thức hay cách viết của chữ “Mặt Trời” trong các thời kỳ đó thì duy nhất, nghĩa là:

a. Không có bất kỳ chữ nào mang ý nghĩa khác được viết với hình thức đó.

b. Bất kỳ chữ nào được viết với hình thức như vậy đều có nghĩa là “Mặt Trời”.

Vì vậy, một thành phần của chữ “Việt”, chữ thứ hai tính từ trái sang phải trong hình 18, được xem là chữ “Mặt Trời”.

blank
Hình 19: Chữ “Mặt Trời” trong thời đại Giáp Cốt Văn.

blank
Hình 20: Chữ “Mặt Trời” trong thời đại đồ đồng.

4. Chữ “Rồng” trong Giáp Cốt Văn và trong chừ “Việt” trên thanh gươm của vua Câu Tiễn

Trong Giáp Cốt Văn (hình 21), chữ “Rồng” là một hình thù cong như thân rắn với một cái đầu to có 2 sừng và đôi khi trên đầu đội vương miện.

blank
Hình 21: Bên phải là một số cách viết chữ “Rồng” trong thời kỳ Giáp Cốt văn. Bên trái là một thành phần cấu tạo nên chữ “Việt” trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, nó giống chữ “Rồng” của Giáp Cốt văn, có thân uốn lượn như mình rắn với một cái đầu to có mắt và 2 sừng.


5. Chữ “Rồng” trong thời đại đồ đồng và trong chữ “Việt” trên thanh gươm của vua Câu Tiễn

Hình 22 trình bày là các chữ “Rồng” trong thời kỳ đồ đồng. Trong giai đoạn này chữ “rồng” được viết sắc sảo hơn với đầu to, miệng và răng, có hai sừng và đội vương miện.

blank
Hình 22: Bên phải là các cách viết chữ “Rồng” trong thời đại đồ đồng. Bên trái là một thành phần cấu tạo nên chữ “Việt” trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, nó giống chữ “Rồng” của thời đại đồ đồng, có thân uốn lượn như mình rắn với một cái đầu to có mắt và 2 sừng.


So với chữ “Rồng” của các thời kỳ Giáp Cốt văn và đồ đồng thì một trong các thành phần cấu tạo nên chữ “Việt” trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, chữ thứ 3 tính từ trái sang phải trong hình 18 được cho là chữ “Rồng”.

6. Trống đồng: Chính sử của Bách Việt

Khi toàn bộ Bách Việt ở vùng Hoa Nam bị tiêu diệt và đồng hóa, sử sách của họ cũng cùng chung số phận. Tuy Lạc Việt (Việt Nam) tránh được nạn diệt vong và mất nước nhưng sử sách cũng bị Hán tộc thiêu hủy. Quyển quốc sử cổ xưa nhất của Lạc Việt còn lưu lại là quyển Đại Việt Sử Ký (大越史記) của sử gia Lê Văn Hưu thời nhà Trần, quyển này cũng chỉ mới được biên soạn vào năm1272.

May thay, để bổ sung phần nào vào thiếu sót đó là hàng trăm trống đồng cùng những di tích và cổ vật của người Việt cổ được khai quật ở Việt Nam và vùng Hoa Nam trong các thế kỷ qua. Sau đây là sự thật đã được xác lập:

- Hán tộc không có trống đồng.

- Trống đồng do chính người Việt cổ thiết kế và chế tạo.

- Minh văn trên trống đồng phản ảnh sắc thái chủ đạo trong đời sống thực tế của người Việt cổ.

Vì vậy trống đồng là một quyển chính sử của chủng tộc Bách Việt.

7. “Mặt Trời” trong chính sử trống đồng

Về yếu tố “Mặt Trời” thì hiển nhiên không cần lời giải thích dài dòng vì tất cả những trống đồng khai quật được đều có chạm trổ mặt trời ở chính giữa tang trống. Do đó “Mặt Trời” đương nhiên là một yếu tố chủ đạo trong đời sống của người Việt cổ.

blank
Hình 23: Một ví dụ của chữ “Việt” nguyên thủy được dịch ra Hán ngữ hiện đại. Nó gồm chữ “Nhật” (Hán ngữ: 日 nghĩa là mặt trời – phần bên trái và nằm ở trên), chữ “Long” (Hán ngữ: 龍 nghĩa là “rồng” – phần bên trái, ở dưới), và bên phải là chữ “người đeo lông chim trên đầu và thắt lưng, tay cầm cái qua” , lưu ý là Hán ngữ không có chữ này.


8. “Rồng” từ đời sống thực tế đến huyền sử

Huyền sử “Con rồng cháu tiên” là câu chuyện thần thoại không có thật nhưng nó phát xuất từ sự việc có thật trong đời sống hằng ngày của người Việt cổ. Chính sử Việt và Trung Hoa ghi nhận rằng dân Bách Việt có tục xâm mình, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép như sau:

Vua nói: “Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa.

Từ nhận định trên người Việt cổ đã nghĩ ra phương pháp xâm mình để tự bảo vệ khi di chuyển và mưu sinh trên sông hồ. Xâm mình là để thuồng luồng hay giao long “tưởng” họ cùng đồng loại nên sẽ không bị chúng gia hại.

Thoạt tiên mục đích xâm mình đơn thuần chỉ là một biện pháp tự vệ đơn giản, nhưng dần dà, khái niệm tự nhận mình cùng đồng loại hay cho mình là con cháu của rồng được hình thành một cách tự nhiên trong tâm thức của những thế hệ sau. Đồng loại với rồng không phải là câu chuyện thần thoại dựa trên một việc hoang đường, trái lại nó bắt nguồn từ ngay trong đời sống thực tế hằng ngày của người Việt cổ nên “Rồng” được xem là một yếu tố chủ đạo trong đời sống của dân Bách Việt.

9. “Người Chim” trong chính sử trống đồng

Tùy theo niên đại và thị tộc khác nhau, các trống đồng được khai quật có kích thước, phẩm chất và những minh văn khác nhau, nhưng đặc biệt hầu hết các trống đồng đều có chạm trổ những Người Chim, tay cầm qua hay binh khí và ở trong tư thế nhảy múa. Tương tự như sự hình thành khái niệm “con Rồng”, khái niệm “cháu Tiên” được bắt nguồn từ phong tục hóa trang thành Người Chim, một trong những tập quán nổi bật nhất của của người Việt cổ.

oOo

Tóm lại nếu có ai hỏi Việt là gì thì câu trả lời nên là: Việt là “Mặt Trời”, là “Rồng”, là “Người Chim” (Tiên). Đó là 3 yếu tố chủ đạo để nhận diện chủng tộc Bách Việt. Khái niệm Rồng của Bách Việt phát xuất từ đời sống thực tế qua phong tục xâm mình còn khái niệm Rồng của Hán tộc thì bắt nguồn từ đâu? Thắc mắc này được dùng để kết thúc phần phụ lục.

KẾT LUẬN

Tại sao nhà Tiền Hán không sửa đổi tên các nước Chu, Tề, Hàn, Triệu, v.v… mà họ lại đặc biệt làm điều này đối với Bách Việt? Chắc chắn sẽ có nhiều câu trả lời và chúng có thể không giống nhau. “Việt” là tên gọi chung của các chủ nhân vùng đất phía nam Trường Giang, dùng “Việt” thì có khã năng hiệu triệu và thống nhất toàn thể Việt tộc, tạo nên một sức mạnh có khã năng đối đầu và thách thức quyền lực của Hán triều trên toàn vùng Lĩnh Nam và Giao Chỉ. Chẳng hạn như sự trỗi dậy và hùng cường của các vương quốc Việt tộc như Sở, Ngô, và Việt thời Xuân Thu Chiến Quốc, hoặc chính nhờ sự hậu thuẫn của Bách Việt nên Triệu Đà mới dám xưng Nam Việt Vũ Đế tạo được thanh thế ngang ngửa với nhà Tây Hán, hay sự đồng loạt hưởng ứng của các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đối với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40, v.v… Nói chung nếu không tiêu diệt và đồng hóa được Bách Việt thì Hán tộc sẽ không bao giờ chiếm và bình định được vùng đất phía nam dãy núi Ngũ Lĩnh. Bắt đầu chính sách ấy với việc cấm dùng chữ “Việt” nguyên thủy và thay bằng một tên khác, chữ “Việt bộ Tẩu”, người Hán đã thành công lấy được toàn cõi Hoa Nam; nhưng chưa dừng lại ở đó, họ vẫn đang tiếp tục tràn xuống và mục tiêu lần này là Biển Đông Nam Á và căn cứ cuối cùng của Việt tộc.

Lịch sử Bách Việt chứng tỏ không kém phần phong phú khi được hé lộ qua kỹ thuật đúc gươm, trống đồng, cùng những di tích và cổ vật khác được khai quật trong vài thế kỷ qua, đáng tiếc là nền văn minh và văn hóa ấy đã liên tục bị tiêu diệt trong suốt hơn 1000 năm, lãnh thổ thì mất cả chỉ còn lại một dãi nhỏ hẹp. Bị gián đoạn hơn 10 thế kỷ khiến sử Việt thiếu hẳn phần đầu, có chăng thì cũng mù mờ, đầy bí ẩn; phần sau của lịch sử cũng chỉ mới bắt đầu khi người anh hùng xứ Đường Lâm, Tiền Ngô Vương Ngô Quyền, thành công bảo vệ thành trì cuối cùng của Bách Việt bằng một trận đánh đẫm máu trên sông Bạch Đằng năm 938.

Từ kỷ nguyên Internet đọc lại chính sử trên văn tự cổ, trên thanh gươm của vua Câu Tiễn, trên trống đồng, và đời sống thực tế của người Việt cổ, hậu duệ của họ không những có trách nhiệm viết đúng lại tên Bách Việt để phản ảnh sự nhất quán của cổ nhân về tên chủng tộc, mà còn có bổn phận đào xới và minh bạch hóa lịch sử của chủng tộc vốn là chủ nhân của một lãnh thổ rộng lớn và trù phú. Vì vậy, viết lại tên Bách Việt là khởi đầu cho công cuộc làm sáng tỏ giai đoạn lịch sử bị gián đoạn, đồng thời cũng là lời mở đầu cho một quyển sử mới với hy vọng trong đó có chép cuộc hành trình về lại vùng Lĩnh Nam của hậu duệ người Việt cổ.

Thung lũng Hoa vàng

Nguyễn Đại Việt

Mồng Một Tết Nhâm Thìn tức ngày 23 tháng 1 năm 2012

Tác giả Nguyễn Đại Việt là tiến sĩ trong ngành điện toán, chuyên nghiên cứu và phát triển Integrated Circuits và Microprocessor cho kỹ nghệ Semiconductor. Ông là thành viên trong Ban nghiên cứu Á Châu của Nguyễn Thái Học Foundation.

Nguồn: http://www.nguyenthaihocfoundation.org/lichsuVN/viet-lai-ten-Bach-Viet.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10529)
Chúng ta cùng thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên hòa cùng bàn tay của con người
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11061)
Tôi đã trở lại với anh em, với bạn bè. Nhưng đành phải vĩnh viễn từ giã chiếc phi cơ thân yêu mang số đuôi 526 - chiếc phi cơ đã gắn bó với chúng tôi trong bao phi vụ hành quân
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11393)
Nghi lễ Thanksgiving được tổ chức lần đầu tại miền Bắc nước Mỹ, năm 1578, khi nhà thám hiểm Martin Frobisher đến tân Thế giới.
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 12235)
Thực đúng như vậy, chúng ta đã sinh ra đời trên quê hương không hề có sự lựa chọn nhưng nếu phải trả giá với sự sống chết thì chúng ta vẫn có cơ may lựa chọn nơi sinh sống.
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 12004)
Và tôi cũng tin rằng ở một nơi chốn bình yên nào đó, chắc chắn hồn anh cũng mãi nhớ đến những cánh chim cùng bầy ngày nào, giờ đang tan tác khắp bốn phương trời cách biệt.
18 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10625)
Hãy hưng phấn lên anh em ơi, gánh núi nặng trên vai người chiến sĩ quốc gia sắp đến chỗ đỗ rồi, lá cộng sản đã quá vàng khô, nó PHẢI RỤNG vì không thể không rụng./.
17 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10193)
Một khi Trung cộng sụp đổ thì cộng sản An nam hết chỗ dựa cũng tiêu tùng. Huống chi tuổi trẻ Việt Nam hiện nay đã lấy lại tính chất ngạo nghễ truyền thống như kể trên thì ngày tàn của bạo chúa 14 tên ở cung Ba Đình đã gần kề.
17 Tháng Mười Một 2012(Xem: 12093)
Với mục đích giới thiệu về ngôi trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu năm xưa, KTS. Nguyễn Mạnh Dũng – CHS.NQBH khóa 13 – đã có ý tưởng tái hiện lại chiếc cổng trường Ngô Quyền trong khuôn viên Một Thuở
16 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14730)
chỉ hy vọng một ngày nào đó tôi viết một cuốn hồi ký, họa may mới dàn trải được số phận của bài thơ Kỷ Vật Cho em.
13 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11013)
Truyền thống, tình tự dân tộc Việt Nam trải dài lịch sử bốn ngàn năm, có sá gì 70 năm nhiễm nọc độc duy vật vô thần, vô tổ quốc cộng sản.
11 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11894)
NHỮNG HÌNH ẢNH NẦY PHẢI ĐƯỢC MỌI NGƯỜI TRUYỀN TẢI ĐẾN THẾ HỆ TRẺ HÔM NAY VÀ MAI SAU , TRONG CŨNG NHƯ NGOÀI NƯỚC .
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11031)
Mai nầy con giao long ấy, trước vận nước ngã nghiêng, trước thái độ nhu nhược, ươn hèn của bè đảng csvn trước giặc Tàu xâm lược, giựt mình tỉnh thức, sẽ vùng dậy vươn vuốt sắc, vì dân khử bạo:
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 18376)
Vậy mà chẳng còn bao lâu nữa là tròn 36 năm chúng ta cư ngụ tại nơi này. Mới ngày nao bỡ ngỡ đến đây, nay nhớ lại đã là câu chuyện của ngày xưa với bao nhiêu quên-nhớ, ngậm ngùi.
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14723)
Cộng Sản Việt Nam vẫn ngoan cố như tự bao giờ, trước sau như một. Địa vị của Đảng vẫn phải được củng cố vững mạnh hơn bao giờ hết bằng lưỡi lê và họng súng.
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11094)
Cố Miên vương Shihanouk, dù cách nào, ông vẫn được toàn dân Miên kính mến như "cha già của dân tộc Kampuchia".
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 12047)
Thời gian trôi qua, những đặc quyền dành cho tổng thống ngày càng nhiều hơn. Mặc dù một số đặc quyền gây tranh cãi song nhìn chungngười Mỹ dường như chấp nhận cách đối xử đặc biệt này.
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 17526)
Thế hệ trẻ còn một con đường dài ở phía trước. Vẫn còn đó con đường mà Cụ Phan Chu Trinh còn đang bỏ ngỏ nhưng rất sáng giá và tỏ ra có ưu thế trong tình hình nước ta hiện nay.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11870)
Người dân đã quá mệt mỏi với bao vấn đề về cơm áo gạo tiền giờ đến lượt của để dành cũng bị các ông làm cho khốn đốn. Làm dân Việt Nam sao mà khổ thế còn làm quan ở ta thì sướng không gì bằng
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10596)
Một phút trước là nô lệ, một phút sau là con người của tự do. Nếu hỏi một người dân thiểu số, cái gì quý nhất: Muối. Nếu hỏi một người Hà Nôi, lúc này đây, cái gì quí nhất: tự do.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10254)
Ngày nay, sự thể tỏ rõ đúng y như vậy: Giai cấp nông dân sẽ tiến hành cuộc cách mạng tư sản nhân quyền, là người đào mồ chôn chế độ cộng sản phi nhân
30 Tháng Mười 2012(Xem: 11125)
Vận mệnh Đất Nước là ở trong tay các bạn. Hãy hành xử đúng tư cách là NGƯỜI CHỦ. Với Tâm Niệm theo Truyền thống DIÊN HỒNG - VÌ DÂN LIỀU THÂN
30 Tháng Mười 2012(Xem: 32186)
Kể từ đó, khi Ấp Chiến Lược bị phá bỏ, thì quê tôi, quận Tiên Phước gồm 15 xã, mà việt cộng đã chiếm hết 11 xã, chỉ còn có 4 xã nằm chung quanh quận lỵ, mà chẳng có xã nào còn nguyên vẹn
30 Tháng Mười 2012(Xem: 10598)
Hãy vững tâm, bền chí Việt Khang Em sẽ ra tù trước hạn VẼ VANG Bọn phản quốc sắp đến ngày đền tội Hẹn em ngày về VINH QUANG
29 Tháng Mười 2012(Xem: 10274)
Hổng chịu ăn học tử tế Theo cọng sản làm phản Bán nước hại dân tan nát Bây giờ vô liêm sỉ lòn trôn
26 Tháng Mười 2012(Xem: 10091)
Ở bài này, tôi đã chứng minh cuộc chiến tranh từ du kích đến quy mô lớn ở Việt Nam là do ông Hồ và đảng cộng sản gây ra. Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa không phải theo lý do “giải phóng” dân tộc.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 11395)
Ai ra xứ Huế thì ra Ai về là về núi Ngự Ai về là về sông Hương Nước sông Hương còn thương chưa cạn
24 Tháng Mười 2012(Xem: 12790)
Tại sao ông Hồ và đảng cộng sản lừa dối không công khai bức thư? Tại sao ông đi kiếm ăn lại nói dối “Tìm đường cứu nước”? Đó chính là sự lừa dối không thể chấp nhận được.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 10460)
Qua bài này tôi đã chứng minh một sự thật là ông Đồng và ông Hồ đã thông qua công hàm 1958 để bán tổ quốc Việt Nam cho Trung Cộng. Vai trò của ông Hồ là hết sức rõ rệt trong sự kiện này
23 Tháng Mười 2012(Xem: 9994)
Thân là lãnh đạo quốc gia, chúng hành xử thua đồ con nít. Theo truyền thống Việt Nam, mỗi khi trẻ em phạm lỗi, mẹ bắt cúi xuống đánh đòn, răn dạy.
21 Tháng Mười 2012(Xem: 10055)
Bản báo cáo dài 52 trang của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đề cập đến việc một số công ty Mỹ sử dụng thiết bị của Hoa Vi và Trung Hưng đã gặp những trường hợp “kỳ lạ” và “đáng báo động”
21 Tháng Mười 2012(Xem: 9702)
Người nghệ sĩ lăn lóc gió sương. Tơ đàn say đắm quên sầu thương. Dành tình này cho kẻ khổ đau. Quên tình xưa thôn nữ chờ mong.”
18 Tháng Mười 2012(Xem: 11570)
Dù xa QUÊ HƯƠNG tôi vẩn không bao giờ quên được Sài Gòn với những chiếc xe thổ mộ kết nối tình duyên của song thân ..với những gánh hàng rong khắp nẽo đường
18 Tháng Mười 2012(Xem: 10426)
Dân Làm Báo có câu khẩu hiệu: Mỗi người là một chiến sĩ thông tin. Trên mặt trận vận động cách mạng giải trừ độc tài toàn trị cộng sản, xin nêu lên khẩu hiệu: MỖI NGƯỜI LÀ MỘT CHIẾN SĨ DÂN VẬN.
16 Tháng Mười 2012(Xem: 15035)
Chỉ xem có một lần nên không biết có chiếu nhiều lần hay không, nếu có thì tôi đã bỏ lỡ cơ hội rất tốt vì căn cứ theo phim đã xem thì nơi này chọn lựa phim rất hay.
13 Tháng Mười 2012(Xem: 12533)
Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các phụ lão có thể coi là những đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là những người truyền đạt lại chủ trương của chính quyền đến người dân.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 10443)
Sự thay thế nó và toàn bộ tổ chức và cơ chế của nó là điều không dễ, vì nó đã bám rễ khá sâu vào con người Việt Nam. Nhưng vì tương lai của dân tộc và nhất là để tránh họa bị đồng hóa, người Việt Nam không có con đường nào khác là: giải thể nó và hướng đi ra biển bắt tay với cộng đồng thế giới.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 10577)
Vừa đem mồi Hòa hợp, Hòa giải dụ khị cả ba bề, bốn bên vừa đánh lạc hướng công luận về “ Cái nồi súp de tranh ăn của bọn trùm đảng” đang sôi sùng sục, sắp nổ bùng ngay trước lăng vệ sinh già hồ Ba Đình.
10 Tháng Mười 2012(Xem: 10973)
Lord hold our troops in your loving hands. Protect them as they protect us. Bless them & their families for the selfless acts they perform for us in our time of need. In Jesus name,
09 Tháng Mười 2012(Xem: 10671)
Dân tộc Việt Nam, trải qua bốn ngàn năm lịch sử, chưa có thời kỳ nào hèn yếu như hiện nay, chỉ vì bọn cọng sản tàn ngược quá lẽ. Tuổi trẻ ngạo khí tiêu trầm.
09 Tháng Mười 2012(Xem: 12033)
Tôi nghĩ mọi người ở Hoa Kỳ phải nên đọc bài này,nhưng vì ACLU *nên không có cách nào để việc này được phổ biến rộng rãi trừ phi mỗi chúng ta tiếp tay phát tán ra.
07 Tháng Mười 2012(Xem: 10622)
Nhật Bản mua của Hoa Kỳ 42 chiến đấu cơ F-35 Lightning II A/B. Loại F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng có thể trang bị cho 4 tàu đổ bộ trực thăng cải tiến từ các tuần dương hạm. Máy bay Kawasaki C-2 có khoảng 50 chiếc là loại tấn công mặt đất và ném bom chiến thuật.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 10349)
Gương mặt bức tượng nổi tiếng nhất nước Mỹ được lấy nguyên mẫu từ mẹ của tác giả thiết kế bức tượng. Trong mắt những người nhập cư đến “xứ sở cờ hoa” – vùng đất hứa của mọi người, bức tượng Nữ thần Tự do là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt họ
04 Tháng Mười 2012(Xem: 24290)
Ước mong hàng thức giả trong, ngoài nước dõng mãnh đứng lên vì Đại Nghĩa Dân Tộc dẫn dắt toàn dân tiến bước, dứt trừ hoạn họa cộng sản tham tàn
04 Tháng Mười 2012(Xem: 10632)
Giờ đây chiến cuộc đã tàn phai. Nhiều anh em y sĩ Hải Quân đã trở về trong lòng đất lạnh. Hồi tưởng lại buổi thiếu thời, sau khi đã nếm mùi biển động của Đại Tây Dương
04 Tháng Mười 2012(Xem: 9507)
Em tôi hỡi ! Cớ sao em cười? Đừng đùa với mối tình đầu tiên Cho tan vỡ những câu tâm tình Mà mình đã dối lòng mình yêu...”
03 Tháng Mười 2012(Xem: 10089)
Von Braun tin tưởng vào trật tự của Vũ Trụ và cho rằng con người sẽ tới được các thế giới tuy xa xôi nhưng không kém phần đẹp đẽ và huyền bí
02 Tháng Mười 2012(Xem: 9930)
Khi mặt trời vừa khuất bóng, tiếng còi trên đài chỉ huy vang lên để cử hành lễ hạ kỳ. Mọi người đứng nghiêm chào lá quốc kỳ đang hạ xuống, sau đó chiến hạm bật đèn hải hành. Lúc đó các chiến hạm bạn đang tiến đến gần,
02 Tháng Mười 2012(Xem: 11490)
Dù sao thì trên 30 chiến hạm của HQVNCH di tản trước đây đã làm tròn nhiệm vụ ngăn chận giặc thù việt cộng và tàu cộng, giữ yên lòng biển Mẹ trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam
02 Tháng Mười 2012(Xem: 10745)
Bộ ảnh sau đây là những tác phẩm tuyệt vời về tranh thêu…Trong đó ta sẽ cảm nhận được hương vị của mùa xuân, của truyền thống dân tộc Việt về tranh thêu…