6:11 CH
Thứ Ba
7
Tháng Năm
2024

THẰNG ĐỰC BIÊN HÒA THỜI THƠ DẠI - LHA

09 Tháng Tư 20208:40 CH(Xem: 7090)
Thằng Đực Biên Hòa thời thơ dại
thơ dại
-Thằng Đực:ĐQM
Má tôi sanh "liền tù tì" ba người con gái, rất mong có một mụn con trai. Khi sanh ra tôi, ba má ăn khao lớn và đặt cho tôi một cái tên trong khai sanh rất đẹp đẻ và "mỹ miều": ĐQM. Nhưng, không bao giời dám gọi cái tên "húy" nầy, vì sợ "Ông Bà?!! quở?!!". Lúc nào cũng gọi là "Thằng Đực", bất kể thời gian và không gian. Một cái tên gọi rất hiển nhiên, vô thưởng, vô phạt. Đã là đực thì "đực", chớ làm sao "cái" được?!, cũng không sợ gọi trùng tên. Nếu trong gia đình hay họ hàng, có ai được gọi là Đực rồi, thì tùy theo giai cấp, thứ tự, trường hợp, mà gọi là "Đực Lớn" hay "Đực Nhỏ". Đực tôi, có lúc được gọi là "Đực Lớn", lúc lại "Đực Nhỏ". Vì lúc nào, ở đâu cũng gọi là "Thằng Đực", nên bạn bè lối xóm, từ nhỏ đến lớn, đều chỉ biết và gọi  "Thằng Đực" mà thôi, không ai biết ĐQM là ai cả. 

-Thời thơ dại ở trường học: 

Đầu thập niên bốn mươi, khi đến tuổi bắt đầu đi học, Đực tôi vào lớp Năm (cours enfantin), với thầy Phú Thành Nên, ở Trường Nam Tiểu Học Biên Hòa (École Primaire Complémentaire de Biên Hòa).

Đôi khi, thầy cũng bỡ ngỡ, vì có một vài thằng bạn, cùng lớp, lại cùng xóm, quen miệng, cứ gọi tôi là "Thằng Đực", chớ không nhớ cái tên đẹp đẻ của tôi trong lớp, là ĐQM.

Trong sổ điểm, thầy ghi tên tôi là: ĐQM

Trên nhãn (étiquette) của tập vở bài làm (cahier de devoirs), thầy có ghi rõ ràng nơi "Appartenant à l'élève":  ĐQM

Nhưng, lại thường bị gọi là "Thằng Đực"...

Thời thơ dại, Đực tôi không thấy "quê", không mắc cỡ, cũng không buồn...

Lớp Năm của thầy Nên ở đầu dãy trệt, phía trái, ngoài ngôi trường chính, cách nhà vệ sinh (có hàng rào bông bụp bao quanh) khoảng chừng mười thước. Vị trí nầy rất thuận tiện cho bọn nhóc, mới bắt đầu đi học, dễ dàng đi làm cái việc "vệ sinh". Nhưng, vào những ngày mưa dầm, nước ngập, lội nước lũm chũm..., không mấy thú vị; đôi khi phải "nín", vì đi chân không, sợ bẩn. Ở ngoài sân, cạnh lớp học, có cái sạp bán bánh kẹo của Bà Hai, lao công nhà trường. Chỉ có Bà Hai mới được bán trong sân trường, còn tất cả các xe, sạp, gánh hàng rong khác, đều phải ở ngoài rào cổng trường. Đực tôi lúc nào cũng mong giời ra chơi để được mua bánh, khoai, xôi, kẹo v.v...

Thời thơ dại, lúc bấy giờ cũng hồn nhiên, vui vẻ, không có việc gì đáng tiếc xảy ra...

Đực tôi lên lớp Tư (cours préparatoire),với thầy Trần Văn Lô, cũng còn ở dãy trệt, cạnh lớp Năm, tiện việc vệ sinh...,tiếp tục ăn hàng rong vào giờ ra chơi...

Thời gian trôi qua, Đực tôi được lên lớp Ba (cours élémentaire), với thầy Lê Văn Chinh. Phòng học lớp Ba được đặt trên lầu, phía trước, thuộc cánh phải của ngôi trường chính (1).

thơ dại 1

(quang cảnh trường Tiểu Học Biên Hòa thập niên 1940) 

Thời gian nầy, tuy tuổi đời có lớn hơn trước đôi chút, nhưng sự thơ dại và lầm lỗi lại nhiều...

Một hôm, giờ ra chơi mà trời mưa dầm. Phần lớn  các bạn cùng lớp đều xuống nhà chơi (préau). Riêng Đực và một vài bạn học khác ở lại lớp. Hết giời chơi, trống đánh vào lớp, Đực mắc tiểu. Xuống nhà vệ sinh thì rất xa (phải đi ngang qua lớp học phía sau, xuống thang lầu, ra khỏi nhà chơi...), vì ngại trời mưa, sợ phải lội nước bẩn v.v...Đực bèn đánh bạo, làm liều, đứng ngay cửa sổ của lớp, ở trên lầu,  mà "tè" xuống mái hiên, phía dưới sân (2), chỗ để xe đạp, bàn ghế cũ, tạp nhạp...

Khi vào lớp học, có bạn  thưa thầy, Thằng Đực làm bậy. Thầy Chinh rất tức giận, bắt Đực nằm xuống sàn, đánh phạt mười lăm thước bảng vào mông đít. Ôi! đau lắm! Nhiều lần Đực lăn tránh đòn, nhưng không khỏi. Đực chịu đựng, không dám khóc. Nhưng, có lẽ thầy còn giận lắm, không tha, mà cũng không có một lời răn dạy, chỉ biết đánh đòn cho đủ số trừng phạt.

Thầy Chinh áp dụng câu châm ngôn "thương cho roi cho vọt"? Tất cả các thầy ở trường, không ai phạt học trò có lỗi bằng cách đánh thước bảng. Thầy Trần Văn Lô, khẻ tay bằng thước kẻ; Thầy Đinh Văn Sái, khẻ tay bằng đủa bếp; Ông Đốc Lê Hửu Vỉnh, véo bắp vế non... Còn thầy Chinh, nếu bắt gặp học sinh có lỗi ở ngoài sân, không có sẵn thước bảng, thầy tát tay hay phun nhổ nước bọt miếng vào mặt. Thầy Chinh tốt nghiệp sư phạm ở Singapore? Không! (ở Singapore, luật pháp thường trừng phạt tội nhân bằng roi đòn *). Phải chi, thầy răn dạy, giải thích lỗi lầm của Đực, để tất cả học sinh trong lớp đều biết, đừng tái phạm. Nhưng không, Thầy chỉ đánh đòn cho hả giận.

Mông đít của Đực bị bầm tím.

 

thơ dại 2

 (mông đít bị bầm-hình minh họa)

 Mỗi chiều, đi học về, Đực được má tắm trong thao nước với sà bông thơm hiệu Cô Ba. Biết trả lời sao nếu má thấy vết bầm? Để giấu má, Đực phải nói dối là bạn rủ đi tắm sông, không tắm ở nhà. Đã ba ngày rồi mà đít vẫn còn bầm. Rầu quá!

Thời may đến...

Sau khi sanh Đực, má hài lòng, vui vẻ có được một con trai nối dõi tông đường (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô), nên "nín" riết trong nhiều năm. Bây giờ, má vừa sanh ra thêm một Đực nhỏ. Còn đang "nằm lửa", yếu đuối, má không tắm  Đực mỗi buổi chiều nữa. Đực tha hồ tắm sông thêm một tuần lễ, đít mới hết dấu bầm. Hú hồn! Thật ra, nếu má biết Đực bị thầy đánh đòn, bầm đít, chắc cũng âm thầm, nuốt lệ, thương con, không đến trường thưa gởi chi cả.

Cơn đau nào rồi cũng qua đi, nhưng những vết bầm trên người, sẽ là dấu ấn suốt đời, không còn dám tái phạm nữa.

Thầy Chinh dạy học giỏi, tận tụy. Học sinh cả lớp đều tiến bộ. Đực cũng được lên lớp vào cuối năm đó. Cám ơn Thầy đã dạy dỗ.

 Ba Đực làm lính Mã tà, rày đây, mai đó. Khi thì bót Long Thành, lúc thì đồn Bà Rá...Thời đó không có "Quân Tiếp Vụ". Đôi ba tuần hay một tháng mới có "xe lương" tiếp tế lương thực một lần. Xe lương là một chiếc xe bò, có mui rộng. Khi nào xe còn chỗ trống mới cho thân nhân quá gian đi theo. Có lần, Đực cũng được theo chiếc xe lương nầy để đi thăm Ba. Phải mất một ngày cho mỗi lượt đi hoặc về. 

thơ dại 3

(xe lương-hình minh họa)

 Thường ngày, Đực ở nhà với má. Đực ham chơi hơn thích học. Mỗi lần bãi trường, má bắt buộc Đực phải đi học thêm ở trường tư, hết trường nầy, đến trường khác, chớ không được ở nhà, rảnh rang, để đi chơi lang thang. 

-Học ở trường GAILLARD (Institution Gaillard). Bọn nhóc chúng tôi thường gọi là trường "Cây Da". Trường tọa lạc trên một con đường vắng, ngõ cụt, gần rạp hát Vạn Khánh Hưng. Trường, chỉ là một căn phố dài, không có sân chơi. Cạnh trường, là nhà của anh Duyên, bạn học cùng lớp. Lợi dụng quen biết, Đực thường hay trèo lên hàng rào tường, có song sắt nhọn, để hái  hoa Ngọc Lan "bông sứ", lấp lánh trên cành, như những hạt ngọc, rải hương ngây ngất.
thơ dại 4

 (hoa Ngọc Lan-hình minh họa)

 Một hôm, động tịnh, chó berger trong nhà chạy ra sủa. Đực vội vã tuột xuống,   áo vướng vào song sắt, nhờ áo rách, Đực thoát thân, không bị chó cắn. Chuyện nhỏ, không sao! Về nhà 'dối mẹ qua đường trượt chân....'.

 -Học ở trường nhà thầy ba Hiệp, thầu khoán, khoảng dưới xóm Tiệm Rượu. Trường chứa đầy gạch, cát, vật liệu xây cất..., không có sân chơi.  Phía sau lớp học, dưới gốc cây dừa, cạnh một cái cầu ván nhỏ, bắt xuống sông Đồng Nai, có treo tấm bảng "CẤM HỌC SINH TẮM SÔNG". Một hôm, giờ ra chơi, Đực bèn cởi hết quần áo, xuống sông bơi lội. Kẻng đánh vào lớp, Đực không hay biết. Ông thầy đứng lớp thấy thiếu, đi tìm. Ra bờ sông, Ông gọi Đực lên và đem hết áo quần vào văn phòng. Trần trụi, trơ trẽn, Đực đi vào văn phòng để nghe quở mắng và xin lại quần áo mặc. Rất may là các bạn học sinh nam, nữ đều ở trong lớp học, không ai thấy "người nhộng" ra sao...

Thời thơ dại! Đực tôi cũng phớt tỉnh, như không có việc gì xảy ra.

 Thuở xưa, các thầy cô rất tận tụy dạy dỗ học sinh ở trường. Chỉ có một vài trò học yếu, hay lười biếng, không thích học như Đực tôi, mới phải đi học tư thêm, vào mùa bãi trường.

 -Thời thơ dại ở nhà và lối xóm. 

Trước biến cố Nhựt đảo chánh Pháp, từ khu hãng dầu vào ga xe lửa, chỉ có một con đường duy nhứt, Quốc Lộ 1 (sau nầy gọi là đường Hàm Nghi), chạy dọc theo bờ sông Đồng Nai, đến Sens unique (bây giờ là công trường Song Phố), quẹo phải, đường Trịnh-Hoài-Đức, đến đường vào ga. Sau khi người Pháp trở lại Đông Dương, họ xây thêm một con đường Quốc lộ 1, chạy thẳng, từ ngã ba hãng dầu, đến ngã năm Biên Hùng bây giờ, thay thế đoạn đường Quốc lộ 1 cũ nói trên. Cư dân thường gọi là đường đắp mới (bây giờ là đường Hà Huy Giáp). Rút kinh nghiệm, đường đắp cũ thấp, sát bờ sông, thường hay bị ngập lụt. Đường đắp mới được xây cao, khoảng hai thước, cách mặt ruộng lúa hai bên. Nhưng, cũng không tránh khỏi bị nước ngập vì trận bão lụt năm Nhâm Thìn 1952. Cư dân phải chèo thuyền trên đường.

Về mùa nắng khô ráo, vào những buổi chiều mát mẻ, thơ mộng, gợi tình, gợi cảm, hai bên vệ đường, thấp dưới ruộng, là nơi hò hẹn lý tưởng của đôi tình nhân, thường là những cặp sồn sồn, đến đó "ăn chè" (cụm từ của báo chí nói về vụ "Phạm Duy đi Nhà Bè ăn chè", tư tình lén lút). Tuổi học sinh thời thơ dại, vào thuở ấy, không có chuyện nầy. Nhưng, tò mò, đôi khi Đực tôi cũng giả vờ đi hóng mát, dạo qua cho biết sự tình...

Vào mùa mưa, hai bên đường đắp mới đều là ruộng lúa ngập nước. Những ngày nghỉ học, Đực thường hay đến đây câu cá. Muốn có tiền sắm một bộ, khoảng hai mươi, cần câu cắm, Đực phải nghĩ ra cách kiếm tiền, chớ má không cho:

   -Bán vỏ con ve sầu lột xác.
thơ dại 5thơ dại 6

(vỏ con ve sầu lột xác-hình minh họa)

 Vào mùa hè, ve sầu reo vang, ran rộ. Sáng sớm, Đực vào vườn Ông Chánh, nơi có nhiều cây đa, cây sao cổ thụ, cao ngất , gỡ vỏ  các con ve sầu lột xác, còn bám trên thân cây. Vài ngày, sau khi đầy một lon sữa bò, Đực đem bán cho tiệm thuốc bắc, được đôi ba đồng. Không biết mấy Ông thầy Tàu mua ve lột để làm gì, chắc nó có công dụng trong y học cổ truyền?!!!

    -Bán cà phê dạo.

 Vào thời kỳ Việt Minh thường hay đặt mìn, đào đường, đấp mô, việc giao thông Saigon-Đà Lạt rất khó khăn, không được suông sẻ. Xe chuyên chở hàng hóa, tiếp liệu nhu yếu phẩm từ Saigon lên Đà Lạt và chở rau cải, bông hoa... từ Đà Lạt về Saigon, phải tập trung thành đoàn (convoi), chờ quân đội Pháp đi mở đường, gỡ mìn, phá mô xong rồi mới được lưu thông. Mỗi tuần chỉ có một lần convoi mà thôi. Đoàn convoi Saigon- Đà Lạt tập trung rất đông, vào buổi sáng, tại đường đấp mới, thời gian lâu hay mau, không nhất định. Khi nào đường sá yên ổn, quân đội Pháp sẽ hộ tống convoi lên đường. Hành khách phải chờ đợi, mệt mỏi. Đực nảy ra ý kiến, bán cà phê dạo. Pha một bình tích cà phê đen với đường tốn một đồng. Nếu bán hết, được mười ly, mỗi ly một đồng (cà phê + đường + công + may rủi). Một lời mười. Nhưng, không mấy khi được lời như vậy. Khách đi trên xe, thường là người Pháp, hay người Việt, nhưng lại nói tiếng Pháp. Đực tôi phải rao hàng "café monsieur..."; "café madame...". Bán được một ly, thường thì, uống xong họ mới trả tiền. Thình lình, còi hụ, đoàn xe bắt đầu lên đường. Có người trả tiền, có người, chẳng những không trả tiền, còn liệng ly xuống đường cho bể. Nhưng, không lỗ!!!. Tệ lắm cũng còn lời được năm, ba đồng, hì! hì!...

 -Thời thơ dại qua đi. 

Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Thời thơ dại rồi cũng qua đi. Vào một buổi chiều mát mẻ, đang đá banh, vui đùa trên cánh đồng khô gốc rạ, Đực trông thấy vài ba anh lớn, mặt đồ bà ba trắng, đi dạo mát trên đường, vừa đi, vừa nói chuyện, vui vẻ, chững chạc, đứng đắn. Đực đoán biết, các anh thuộc lớp lớn, đi học ở Saigon về quê nghỉ hè. Saigon cách Biên Hòa có ba mươi cây số, nhưng Đực chưa bao giờ được diễm phúc, có cơ hội đặt chân đến thành phố hoa lệ, mệnh danh là "hòn ngọc viễn đông" nầy.

Mơ ước đến! Đực vừa xong bậc Tiểu Học. Biên Hòa chưa có Trường Trung Học. Đực sẽ được đi Saigon học tiếp. Má dẫn Đực ra chợ Biên Hòa, đến sạp bán vải của bác phu nhân Trần Văn Kiêu, chủ tiệm vàng ở đầu chợ, mua một sấp vải, để may cho Đực mấy bộ đồ bà ba trắng như các anh lớn, chuẩn bị cho cuộc đời học sinh Trung Học ở Saigon.

 Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa!

Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài...

 LHA

Con dâu Biên Hòa

(Viết theo lời kể của chồng tôi)

  *Hình phạt đánh đòn, hiện vẫn đang được áp dụng rộng rãi tại Singapore, dành riêng cho đàn ông, ở độ tuổi từ 16 đến 50. Người ngoại quốc cũng không thoát khỏi luật đánh đòn. Tai tiếng nhất là trường hợp của cậu học sinh  Mỹ, tên là Michael Peter Fay, 18 tuổi, bị kết án 4 tháng tù, nộp phạt 3,500 SGD và bị đánh đòn 6 roi, về tội xịt sơn đỏ vào xe hơi, ngày 18/9/1993. Vụ việc nầy đã gây phản ứng ầm ĩ trên khắp thế giới vào lúc bấy giờ. Nể mặt Tổng thống Bill Clinton, chính quyền Singapore đã hạ giảm cho cậu ta 2 roi. (nguồn internet).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13841)
Tôi trầm ngâm hồi lâu trước bóng đen dày đặt mà bùi ngùi khi mường tượng chúng tôi như những con chim ướt cánh, xụi bại, ngơ ngác nhìn vào khoảng không tối mịt mà không biết làm sao bay lên, làm sao thoát ra
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 16753)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là cuộc họp mặt với bạn hữu tứ Hai, họp mặt với học trò Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho tôi và Lynh dù là đã xa cánh gần 40 năm
18 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14385)
Trong suốt hành trình dài của mỗi đời người, với những bể dâu gập ghềnh trong cuộc sống, mà mình vẫn còn giữ được chai dầu gió xanh để làm bạn đồng hành thì âu đó cũng là niềm vui và hạnh phúc vậy.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15366)
Nhân Mùa Giáng Sinh 2012, gia đình Kiều Oanh xin kính chúc quý vị, quý đồng hương một đêm Noel, bình an, hạnh phúc, cùng một năm mới an khang thịnh vượng
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 23342)
Tôi thầm nghĩ có một dịp về thăm quê nhà sẽ ghé qua Biên Hòa, đứng trên Cầu Mát hít thở không khí trong lành của sông, của gió đồng nội Đồng Nai.
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 18220)
Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không? Đừng nói với em là chị còn trên biển lạnh. Có người sẽ lại khóc tiếp một mùa Xuân...
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 17945)
Bây giờ Thầy trò chúng ta khó mà có cơ hội gặp gỡ, nhưng em mong rằng trái đất tròn còn sống là Thầy trò vẫn còn có dịp mừng vui đoàn tụ
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 13801)
Thái Thụy Vy không chỉ khóc cho mình mà còn thương cho những thân phận cô đơn đọa đầy khác trong chuyện phim "Children of a Lesser God" và "The Last Emperor" cho cô bán hàng sách, và cho cả những người tị nạn HO
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14097)
Cái lãng mạn dễ thương chấp nhận được giữa đời thường, tâm sự có chắt lọc của một cây bút viết bằng máu hoa niên và mặc dầu sáng tạo là một điều hiển nhiên, song ở đôi chỗ, chúng ta cũng còn bắt gặp "chất tiền chiến" bàng bạc trong một số đoạn thơ.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 14600)
Sao khuya lấp lánh khắp nơi Đèn hoa sáng tỏa, ánh ngời hào quang Giáng Sinh vừa xuống trần gian Thánh ca năm cũ miên man thật buồn?
02 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 15533)
Đêm Tri Ân thầy cô giáo của nhóm CHS.NQBH, đã thành công ngoài sự mong đợi. Một chút thiếu sót nếu có, sẽ khiến mọi người mong mong nhớ nhớ để luyến tiếc hẹn gặp lần sau…
22 Tháng Mười Một 2012(Xem: 19896)
Em nhớ những bối rối không kịp dấu che, khi anh bắt gặp ánh nhìn trộm của em gắn trên đốm lửa nhỏ nhoi ở đầu điếu thuốc, ngậm hờ hững trên môi anh
20 Tháng Mười Một 2012(Xem: 15506)
Cám ơn nghề cầm phấn, Cho tôi bước vào đời Cám ơn học trò tôi, Cho tôi nhiều kỹ niệm.
13 Tháng Mười Một 2012(Xem: 14846)
Nhân dịp Lễ Tạ Ơn, tôi muốn mượn những dòng chữ này để cảm ơn tất cả mọi người, đã trôi qua dòng đời mà tôi như chiếc thuyền con bập bềnh trên dòng sông uốn khúc.
05 Tháng Mười Một 2012(Xem: 16643)
sự thay đổi của Tuấn cũng chỉ vì số phận, nhiều khi Tuấn thấy mình mang mặc cảm tội lỗi với vợ, nhưng Tuấn không đủ can đảm nói rõ hoàn cảnh của mình hiện giờ, hầu để bù đắp lại khoảng trống đó
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 18505)
chị không biết được tin tức của đồng hương Biên Hòa. Và hôm nay, hội ái hữu Biên Hòa California và chị Võ Thị Tuyết đã là cầu nối giúp chị gặp lại người quen biết cũ.
31 Tháng Mười 2012(Xem: 15927)
Tôi vẫn là tôi và em vẫn là em. Một người vợ mà tôi mang ơn sâu thẳm. Nếu không có em thì có lẽ đời tôi không biết đi đâu, chẳng biết lối về và không biết đường ra. Sẽ không ai biết , sẽ chẳng ai hay. Với tánh của tôi, em còn khổ mãi!
28 Tháng Mười 2012(Xem: 21625)
Ước gì tui có được phần nào cái " ngu " của ông Bill Gate , ông ta đã thấy rất xa qua " Cửa sổ
25 Tháng Mười 2012(Xem: 17833)
Trong chiến tranh chẳng còn gì ngoài những hư hao mất mát. Bao nhiêu nhân tài nằm xuống cho những chủ nghĩa ngoại lai vong bản
25 Tháng Mười 2012(Xem: 16714)
không biết có phải những người đàn bà tuổi Dần đều có cùng số phận như dì Dần của tôi: cao số, cứng cỏi, khó khăn và suốt đời đơn độc?
25 Tháng Mười 2012(Xem: 16312)
Tất cả những ước mơ thầm kín tận đáy tim nàng, nàng chỉ thấy lại trong những giấc mơ nàng hay mơ. Những giấc mơ nàng thấy, mình được trở về quê hương thanh bình nơi nào đó còn có mẹ cha như ngày nào cũ...
24 Tháng Mười 2012(Xem: 16539)
Huy nhìn con, lòng đau như xé. Còn không ổn gì nữa! Rõ ràng đã không ổn kể từ ngày thằng bé bắt đầu bỏ ăn. Nhưng biết làm sao đây? Đem đi đâu bây giờ?
21 Tháng Mười 2012(Xem: 25519)
hãy cùng nhau đấu tranh dành một nền Tự Do cho đất nước khỏi ách cộng sản và cùng chung vai xây dựng đất Việt phú cường. Chỉ có thếgiấc mơ Tự Do và Dân Chủ của nước mình mới trở thành sự thật được
20 Tháng Mười 2012(Xem: 23130)
Mái tóc ngắn mà cô chủ tiệm và vài người khách chiều nay mới khen mình trông trẻ ra, sao mình thấy nó vô duyên quá! Giả bộ cười với mình trong gương, nhưng lòng đau giống như một nhát kéo cắt ngang mái tóc.
20 Tháng Mười 2012(Xem: 16931)
Những tràng cười thoải mái, những câu chọc tiếu lâm gà nhà cho thấy sự gần gũi ấm áp. Cô chủ quán lăng xăng tiếp tân và phục vụ. Những thức ăn chay, mặn ngon lành khiến mọi người thích thú. Những câu xưng hô, con, cậu, đã cho tôi biết đây như là một gia đình.
18 Tháng Mười 2012(Xem: 16862)
Hèn chi hồi xưa có một vị vua, bị ông Trạng Quỳnh chơi khăm bỏ đói cả ngày trời. Lúc bụng đói meo, Trạng Quỳnh mời ổng ăn cơm với tương chao, vậy mà ông ta thấy ngon hơn sơn hào hải vị trong Cung đình
18 Tháng Mười 2012(Xem: 21426)
Đong đưa ngày tháng như ông kể ra cũng quá lý tưởng. Nhưng trong ông vẫn vương vấn nỗi buồn. Vẫn mơ một ngày được trở lại quê xưa, sống lại thời trai trẻ, được “tự do” phát biểu tư tưởng chẳng chút ngại ngần, được thấy mọi người đều bình đẳng với nhau
17 Tháng Mười 2012(Xem: 21002)
Tôi không bao giờ quên cảnh tượng ba tôi châm lửa đốt từng trang giấy nhạc xé ra vội vàng, nét mặt ông đau đớn tận cùng, nước mắt nhòe nhạt rơi xuống từng dòng. Đó là lần đầu tiên tôi thấy ba tôi khóc
12 Tháng Mười 2012(Xem: 22434)
ngày về đất cũ thằng anh moi ra lá thư không bao giờ được gởi đi mà lại ngủ say trong cái nón xếp hai mươi mấy năm dài đời quả phụ. Nó nghiến răng chửi thề mắt đỏ hoe
09 Tháng Mười 2012(Xem: 17605)
Đó, tiếng nước tôi là đấy. Là tình tự, là quê hương, là nỗi niềm của những kẻ tha phương. Là “bốn nghìn năm thành tiếng lòng tôi”. Xin hãy nhớ lấy và xin hãy trân trọng giữ gìn .
07 Tháng Mười 2012(Xem: 17670)
Thế là ta đã tìm lại nhau, nhưng trong hoàn cảnh mới, không gian mới... Thời gian khắc nghiệt đủ cho hai mái tóc xanh đã muối tiêu cả rồi... Ôi mối tình đầu của ta...!
06 Tháng Mười 2012(Xem: 18679)
Còn ngoài đời có nhiều người quyền cao chức trọng, làm hư việc ảnh hưởng đến biết bao nhiêu con người khác nhưng không hề biết… từ chức là gì!!
06 Tháng Mười 2012(Xem: 19433)
Tôi kể vài kỷ niệm xưa để bạn nghe cho vui. Bạn nói rất đúng, có lẽ khi càng lớn tuổi người ta thường nhớ và nhắc đến những chuyện xa lắc xa lơ như nuối tiếc một thời đã mất!
05 Tháng Mười 2012(Xem: 19151)
Xin chuộc lỗi Người, với lời thề son sắc. Xin nguyện Một Đời với Đất Mẹ cưu mang Xin được làm Đất Vàng, Nước Bạc, Bón cho cây, cho trái nở Hoa Tình./.
04 Tháng Mười 2012(Xem: 24336)
Ước mong hàng thức giả trong, ngoài nước dõng mãnh đứng lên vì Đại Nghĩa Dân Tộc dẫn dắt toàn dân tiến bước, dứt trừ hoạn họa cộng sản tham tàn
03 Tháng Mười 2012(Xem: 18716)
30 tháng 4 năm 1975. Đây là ngày mà không ai có thể quên được đến khi nhắm mắt lìa cõi trần gian đầy mồ hôi, nước mắt và xương máu, nhứt là với những chiến binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 18512)
Ai dè, đúng 4 tháng, vâng, đúng 4 tháng thôi, bà vợ đã có một ông chồng khác trong nhà. Làm sao mà hay như vậy thì không ai biết! Tôi xót xa nghĩ đến những gì đã nói với bà Mỹ về người Việt Nam hôm nọ.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 17923)
Bây giờ cậy vào đồng tiền và quyền thế đã là “mốt” thời thượng rồi cháu ạ! Mọi chuẩn mực giờ đây là dựa vào:” có bao nhiêu tiền và có ai đỡ đầu không “.
29 Tháng Chín 2012(Xem: 23364)
Cho dù anh chỉ còn hơi thở cuối cùng. Anh hãy cố vươn lên mà sống! Vì xung quanh anh còn có bạn bè. Sau lưng anh còn tình đồng nghĩa đội
28 Tháng Chín 2012(Xem: 24691)
Cái thằng hàng xóm im lặng đứng chờ trước ngạch cửa chỉ để nhìn con bạn gái thôi, không hiễu là bao nhiêu ngày tháng năm của tuổi dại khờ.
27 Tháng Chín 2012(Xem: 22408)
Vậy đó, nên nhỏ bạn mới rầy tôi, “có gì đâu, mà mày cứ cầm chi lâu nỗi nhớ?”, thế mà nó đâu biết, nó lại là người vừa nắm lấy bàn tay tôi, mở ra, đặt thêm vào đấy một vùng kỷ niệm ngọt ngào.
26 Tháng Chín 2012(Xem: 19097)
Tôi ngượng ngùng kéo vạt áo chùi vội vàng hai dòng nước mắt! ''Đã bảo đừng khóc mà bây giờ như thế này, tệ thật đó !''. Nước mắt vừa chùi đi thì hai dòng khác lại trào ra khóe mắt rồi, biết làm sao bây giờ? Thời gian có chờ đợi ai đâu?
26 Tháng Chín 2012(Xem: 24079)
Mùa Thu luôn đầy ắp kỷ niệm vì nó là mùa tựu trường để bạn bè vui mừng gặp lại nhau sau ba tháng Hè rong chơi. Mùa Thu cũng mang đến nhiều kỷ niệm vì nó thường bắt đầu cho một chuyện tình
23 Tháng Chín 2012(Xem: 19697)
Em thẫn thờ đặt bàn tay lên ngực trái, nơi tim em đang lạc một nhịp rồi. Anh ơi ''DÙ CHO MƯA, XIN ANH ĐƯA EM, ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜi'', niệm khúc cuối cùng em gởi cho anh đó, người thơ, tình thơ của em…
21 Tháng Chín 2012(Xem: 21729)
Trong nỗi bàng hoàng sửng sốt của toàn thể người dân Hoa Kỳ, trong sự xúc động của cả nhân loại vào cái ngày đại hoa ấy, còn có những nỗi đau âm thầm riêng lẻ mà đôi khi người ta đã bỏ quên
19 Tháng Chín 2012(Xem: 21885)
Nỗi dịu dàng của mùa thu dễ làm người ta da diết. Bỗng dưng tôi thèm được nhắm mắt, thiếp đi trong những bàng hoàng nhớ nhung bủa vây không duyên cớ này.
19 Tháng Chín 2012(Xem: 28490)
Càng đọc tôi càng tin chắc đây là thông tin mình muốn tìm. Xúc động oà vỡ. Run rẩy. Tôi không dám tin đây là sự thật. Tôi định thần đọc đi đọc lại bài báo để biết chắc mình không nằm mơ.
18 Tháng Chín 2012(Xem: 21186)
Mọi sự đau khổ đều bắt nguồn từ vô minh. Vì vô minh, không thấy được thực tại, không thấy được tính chất vô thường của sự vật nên chúng ta tự tạo đau khổ cho mình và người
15 Tháng Chín 2012(Xem: 21864)
Khoảnh đất tuổi thơ tôi nhỏ bé nhưng hết sức diệu kỳ. Tôi muốn được dang tay ôm lại nhiều lần, ôm thật chặt… Bởi tôi sợ mai đây, tôi sẽ tiếc ngậm ngùi! Tôi phải bước ra rồi… nhưng cửa ngõ thiên đường tôi không đóng… tôi chỉ khẽ tay khép cửa thiên đường …
15 Tháng Chín 2012(Xem: 30855)
Mà tại sao phải mặc cảm chứ, khi anh Nguyễn Ngọc Ánh đã bền bĩ vượt qua khốn khó, và tự mưu sinh bằng sức lực chân chính của mình?...