12:30 SA
Thứ Ba
7
Tháng Năm
2024

THẰNG ĐỰC BIÊN HÒA THỜI THƠ DẠI - LHA

09 Tháng Tư 20208:40 CH(Xem: 7088)
Thằng Đực Biên Hòa thời thơ dại
thơ dại
-Thằng Đực:ĐQM
Má tôi sanh "liền tù tì" ba người con gái, rất mong có một mụn con trai. Khi sanh ra tôi, ba má ăn khao lớn và đặt cho tôi một cái tên trong khai sanh rất đẹp đẻ và "mỹ miều": ĐQM. Nhưng, không bao giời dám gọi cái tên "húy" nầy, vì sợ "Ông Bà?!! quở?!!". Lúc nào cũng gọi là "Thằng Đực", bất kể thời gian và không gian. Một cái tên gọi rất hiển nhiên, vô thưởng, vô phạt. Đã là đực thì "đực", chớ làm sao "cái" được?!, cũng không sợ gọi trùng tên. Nếu trong gia đình hay họ hàng, có ai được gọi là Đực rồi, thì tùy theo giai cấp, thứ tự, trường hợp, mà gọi là "Đực Lớn" hay "Đực Nhỏ". Đực tôi, có lúc được gọi là "Đực Lớn", lúc lại "Đực Nhỏ". Vì lúc nào, ở đâu cũng gọi là "Thằng Đực", nên bạn bè lối xóm, từ nhỏ đến lớn, đều chỉ biết và gọi  "Thằng Đực" mà thôi, không ai biết ĐQM là ai cả. 

-Thời thơ dại ở trường học: 

Đầu thập niên bốn mươi, khi đến tuổi bắt đầu đi học, Đực tôi vào lớp Năm (cours enfantin), với thầy Phú Thành Nên, ở Trường Nam Tiểu Học Biên Hòa (École Primaire Complémentaire de Biên Hòa).

Đôi khi, thầy cũng bỡ ngỡ, vì có một vài thằng bạn, cùng lớp, lại cùng xóm, quen miệng, cứ gọi tôi là "Thằng Đực", chớ không nhớ cái tên đẹp đẻ của tôi trong lớp, là ĐQM.

Trong sổ điểm, thầy ghi tên tôi là: ĐQM

Trên nhãn (étiquette) của tập vở bài làm (cahier de devoirs), thầy có ghi rõ ràng nơi "Appartenant à l'élève":  ĐQM

Nhưng, lại thường bị gọi là "Thằng Đực"...

Thời thơ dại, Đực tôi không thấy "quê", không mắc cỡ, cũng không buồn...

Lớp Năm của thầy Nên ở đầu dãy trệt, phía trái, ngoài ngôi trường chính, cách nhà vệ sinh (có hàng rào bông bụp bao quanh) khoảng chừng mười thước. Vị trí nầy rất thuận tiện cho bọn nhóc, mới bắt đầu đi học, dễ dàng đi làm cái việc "vệ sinh". Nhưng, vào những ngày mưa dầm, nước ngập, lội nước lũm chũm..., không mấy thú vị; đôi khi phải "nín", vì đi chân không, sợ bẩn. Ở ngoài sân, cạnh lớp học, có cái sạp bán bánh kẹo của Bà Hai, lao công nhà trường. Chỉ có Bà Hai mới được bán trong sân trường, còn tất cả các xe, sạp, gánh hàng rong khác, đều phải ở ngoài rào cổng trường. Đực tôi lúc nào cũng mong giời ra chơi để được mua bánh, khoai, xôi, kẹo v.v...

Thời thơ dại, lúc bấy giờ cũng hồn nhiên, vui vẻ, không có việc gì đáng tiếc xảy ra...

Đực tôi lên lớp Tư (cours préparatoire),với thầy Trần Văn Lô, cũng còn ở dãy trệt, cạnh lớp Năm, tiện việc vệ sinh...,tiếp tục ăn hàng rong vào giờ ra chơi...

Thời gian trôi qua, Đực tôi được lên lớp Ba (cours élémentaire), với thầy Lê Văn Chinh. Phòng học lớp Ba được đặt trên lầu, phía trước, thuộc cánh phải của ngôi trường chính (1).

thơ dại 1

(quang cảnh trường Tiểu Học Biên Hòa thập niên 1940) 

Thời gian nầy, tuy tuổi đời có lớn hơn trước đôi chút, nhưng sự thơ dại và lầm lỗi lại nhiều...

Một hôm, giờ ra chơi mà trời mưa dầm. Phần lớn  các bạn cùng lớp đều xuống nhà chơi (préau). Riêng Đực và một vài bạn học khác ở lại lớp. Hết giời chơi, trống đánh vào lớp, Đực mắc tiểu. Xuống nhà vệ sinh thì rất xa (phải đi ngang qua lớp học phía sau, xuống thang lầu, ra khỏi nhà chơi...), vì ngại trời mưa, sợ phải lội nước bẩn v.v...Đực bèn đánh bạo, làm liều, đứng ngay cửa sổ của lớp, ở trên lầu,  mà "tè" xuống mái hiên, phía dưới sân (2), chỗ để xe đạp, bàn ghế cũ, tạp nhạp...

Khi vào lớp học, có bạn  thưa thầy, Thằng Đực làm bậy. Thầy Chinh rất tức giận, bắt Đực nằm xuống sàn, đánh phạt mười lăm thước bảng vào mông đít. Ôi! đau lắm! Nhiều lần Đực lăn tránh đòn, nhưng không khỏi. Đực chịu đựng, không dám khóc. Nhưng, có lẽ thầy còn giận lắm, không tha, mà cũng không có một lời răn dạy, chỉ biết đánh đòn cho đủ số trừng phạt.

Thầy Chinh áp dụng câu châm ngôn "thương cho roi cho vọt"? Tất cả các thầy ở trường, không ai phạt học trò có lỗi bằng cách đánh thước bảng. Thầy Trần Văn Lô, khẻ tay bằng thước kẻ; Thầy Đinh Văn Sái, khẻ tay bằng đủa bếp; Ông Đốc Lê Hửu Vỉnh, véo bắp vế non... Còn thầy Chinh, nếu bắt gặp học sinh có lỗi ở ngoài sân, không có sẵn thước bảng, thầy tát tay hay phun nhổ nước bọt miếng vào mặt. Thầy Chinh tốt nghiệp sư phạm ở Singapore? Không! (ở Singapore, luật pháp thường trừng phạt tội nhân bằng roi đòn *). Phải chi, thầy răn dạy, giải thích lỗi lầm của Đực, để tất cả học sinh trong lớp đều biết, đừng tái phạm. Nhưng không, Thầy chỉ đánh đòn cho hả giận.

Mông đít của Đực bị bầm tím.

 

thơ dại 2

 (mông đít bị bầm-hình minh họa)

 Mỗi chiều, đi học về, Đực được má tắm trong thao nước với sà bông thơm hiệu Cô Ba. Biết trả lời sao nếu má thấy vết bầm? Để giấu má, Đực phải nói dối là bạn rủ đi tắm sông, không tắm ở nhà. Đã ba ngày rồi mà đít vẫn còn bầm. Rầu quá!

Thời may đến...

Sau khi sanh Đực, má hài lòng, vui vẻ có được một con trai nối dõi tông đường (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô), nên "nín" riết trong nhiều năm. Bây giờ, má vừa sanh ra thêm một Đực nhỏ. Còn đang "nằm lửa", yếu đuối, má không tắm  Đực mỗi buổi chiều nữa. Đực tha hồ tắm sông thêm một tuần lễ, đít mới hết dấu bầm. Hú hồn! Thật ra, nếu má biết Đực bị thầy đánh đòn, bầm đít, chắc cũng âm thầm, nuốt lệ, thương con, không đến trường thưa gởi chi cả.

Cơn đau nào rồi cũng qua đi, nhưng những vết bầm trên người, sẽ là dấu ấn suốt đời, không còn dám tái phạm nữa.

Thầy Chinh dạy học giỏi, tận tụy. Học sinh cả lớp đều tiến bộ. Đực cũng được lên lớp vào cuối năm đó. Cám ơn Thầy đã dạy dỗ.

 Ba Đực làm lính Mã tà, rày đây, mai đó. Khi thì bót Long Thành, lúc thì đồn Bà Rá...Thời đó không có "Quân Tiếp Vụ". Đôi ba tuần hay một tháng mới có "xe lương" tiếp tế lương thực một lần. Xe lương là một chiếc xe bò, có mui rộng. Khi nào xe còn chỗ trống mới cho thân nhân quá gian đi theo. Có lần, Đực cũng được theo chiếc xe lương nầy để đi thăm Ba. Phải mất một ngày cho mỗi lượt đi hoặc về. 

thơ dại 3

(xe lương-hình minh họa)

 Thường ngày, Đực ở nhà với má. Đực ham chơi hơn thích học. Mỗi lần bãi trường, má bắt buộc Đực phải đi học thêm ở trường tư, hết trường nầy, đến trường khác, chớ không được ở nhà, rảnh rang, để đi chơi lang thang. 

-Học ở trường GAILLARD (Institution Gaillard). Bọn nhóc chúng tôi thường gọi là trường "Cây Da". Trường tọa lạc trên một con đường vắng, ngõ cụt, gần rạp hát Vạn Khánh Hưng. Trường, chỉ là một căn phố dài, không có sân chơi. Cạnh trường, là nhà của anh Duyên, bạn học cùng lớp. Lợi dụng quen biết, Đực thường hay trèo lên hàng rào tường, có song sắt nhọn, để hái  hoa Ngọc Lan "bông sứ", lấp lánh trên cành, như những hạt ngọc, rải hương ngây ngất.
thơ dại 4

 (hoa Ngọc Lan-hình minh họa)

 Một hôm, động tịnh, chó berger trong nhà chạy ra sủa. Đực vội vã tuột xuống,   áo vướng vào song sắt, nhờ áo rách, Đực thoát thân, không bị chó cắn. Chuyện nhỏ, không sao! Về nhà 'dối mẹ qua đường trượt chân....'.

 -Học ở trường nhà thầy ba Hiệp, thầu khoán, khoảng dưới xóm Tiệm Rượu. Trường chứa đầy gạch, cát, vật liệu xây cất..., không có sân chơi.  Phía sau lớp học, dưới gốc cây dừa, cạnh một cái cầu ván nhỏ, bắt xuống sông Đồng Nai, có treo tấm bảng "CẤM HỌC SINH TẮM SÔNG". Một hôm, giờ ra chơi, Đực bèn cởi hết quần áo, xuống sông bơi lội. Kẻng đánh vào lớp, Đực không hay biết. Ông thầy đứng lớp thấy thiếu, đi tìm. Ra bờ sông, Ông gọi Đực lên và đem hết áo quần vào văn phòng. Trần trụi, trơ trẽn, Đực đi vào văn phòng để nghe quở mắng và xin lại quần áo mặc. Rất may là các bạn học sinh nam, nữ đều ở trong lớp học, không ai thấy "người nhộng" ra sao...

Thời thơ dại! Đực tôi cũng phớt tỉnh, như không có việc gì xảy ra.

 Thuở xưa, các thầy cô rất tận tụy dạy dỗ học sinh ở trường. Chỉ có một vài trò học yếu, hay lười biếng, không thích học như Đực tôi, mới phải đi học tư thêm, vào mùa bãi trường.

 -Thời thơ dại ở nhà và lối xóm. 

Trước biến cố Nhựt đảo chánh Pháp, từ khu hãng dầu vào ga xe lửa, chỉ có một con đường duy nhứt, Quốc Lộ 1 (sau nầy gọi là đường Hàm Nghi), chạy dọc theo bờ sông Đồng Nai, đến Sens unique (bây giờ là công trường Song Phố), quẹo phải, đường Trịnh-Hoài-Đức, đến đường vào ga. Sau khi người Pháp trở lại Đông Dương, họ xây thêm một con đường Quốc lộ 1, chạy thẳng, từ ngã ba hãng dầu, đến ngã năm Biên Hùng bây giờ, thay thế đoạn đường Quốc lộ 1 cũ nói trên. Cư dân thường gọi là đường đắp mới (bây giờ là đường Hà Huy Giáp). Rút kinh nghiệm, đường đắp cũ thấp, sát bờ sông, thường hay bị ngập lụt. Đường đắp mới được xây cao, khoảng hai thước, cách mặt ruộng lúa hai bên. Nhưng, cũng không tránh khỏi bị nước ngập vì trận bão lụt năm Nhâm Thìn 1952. Cư dân phải chèo thuyền trên đường.

Về mùa nắng khô ráo, vào những buổi chiều mát mẻ, thơ mộng, gợi tình, gợi cảm, hai bên vệ đường, thấp dưới ruộng, là nơi hò hẹn lý tưởng của đôi tình nhân, thường là những cặp sồn sồn, đến đó "ăn chè" (cụm từ của báo chí nói về vụ "Phạm Duy đi Nhà Bè ăn chè", tư tình lén lút). Tuổi học sinh thời thơ dại, vào thuở ấy, không có chuyện nầy. Nhưng, tò mò, đôi khi Đực tôi cũng giả vờ đi hóng mát, dạo qua cho biết sự tình...

Vào mùa mưa, hai bên đường đắp mới đều là ruộng lúa ngập nước. Những ngày nghỉ học, Đực thường hay đến đây câu cá. Muốn có tiền sắm một bộ, khoảng hai mươi, cần câu cắm, Đực phải nghĩ ra cách kiếm tiền, chớ má không cho:

   -Bán vỏ con ve sầu lột xác.
thơ dại 5thơ dại 6

(vỏ con ve sầu lột xác-hình minh họa)

 Vào mùa hè, ve sầu reo vang, ran rộ. Sáng sớm, Đực vào vườn Ông Chánh, nơi có nhiều cây đa, cây sao cổ thụ, cao ngất , gỡ vỏ  các con ve sầu lột xác, còn bám trên thân cây. Vài ngày, sau khi đầy một lon sữa bò, Đực đem bán cho tiệm thuốc bắc, được đôi ba đồng. Không biết mấy Ông thầy Tàu mua ve lột để làm gì, chắc nó có công dụng trong y học cổ truyền?!!!

    -Bán cà phê dạo.

 Vào thời kỳ Việt Minh thường hay đặt mìn, đào đường, đấp mô, việc giao thông Saigon-Đà Lạt rất khó khăn, không được suông sẻ. Xe chuyên chở hàng hóa, tiếp liệu nhu yếu phẩm từ Saigon lên Đà Lạt và chở rau cải, bông hoa... từ Đà Lạt về Saigon, phải tập trung thành đoàn (convoi), chờ quân đội Pháp đi mở đường, gỡ mìn, phá mô xong rồi mới được lưu thông. Mỗi tuần chỉ có một lần convoi mà thôi. Đoàn convoi Saigon- Đà Lạt tập trung rất đông, vào buổi sáng, tại đường đấp mới, thời gian lâu hay mau, không nhất định. Khi nào đường sá yên ổn, quân đội Pháp sẽ hộ tống convoi lên đường. Hành khách phải chờ đợi, mệt mỏi. Đực nảy ra ý kiến, bán cà phê dạo. Pha một bình tích cà phê đen với đường tốn một đồng. Nếu bán hết, được mười ly, mỗi ly một đồng (cà phê + đường + công + may rủi). Một lời mười. Nhưng, không mấy khi được lời như vậy. Khách đi trên xe, thường là người Pháp, hay người Việt, nhưng lại nói tiếng Pháp. Đực tôi phải rao hàng "café monsieur..."; "café madame...". Bán được một ly, thường thì, uống xong họ mới trả tiền. Thình lình, còi hụ, đoàn xe bắt đầu lên đường. Có người trả tiền, có người, chẳng những không trả tiền, còn liệng ly xuống đường cho bể. Nhưng, không lỗ!!!. Tệ lắm cũng còn lời được năm, ba đồng, hì! hì!...

 -Thời thơ dại qua đi. 

Cuộc vui nào rồi cũng tàn. Thời thơ dại rồi cũng qua đi. Vào một buổi chiều mát mẻ, đang đá banh, vui đùa trên cánh đồng khô gốc rạ, Đực trông thấy vài ba anh lớn, mặt đồ bà ba trắng, đi dạo mát trên đường, vừa đi, vừa nói chuyện, vui vẻ, chững chạc, đứng đắn. Đực đoán biết, các anh thuộc lớp lớn, đi học ở Saigon về quê nghỉ hè. Saigon cách Biên Hòa có ba mươi cây số, nhưng Đực chưa bao giờ được diễm phúc, có cơ hội đặt chân đến thành phố hoa lệ, mệnh danh là "hòn ngọc viễn đông" nầy.

Mơ ước đến! Đực vừa xong bậc Tiểu Học. Biên Hòa chưa có Trường Trung Học. Đực sẽ được đi Saigon học tiếp. Má dẫn Đực ra chợ Biên Hòa, đến sạp bán vải của bác phu nhân Trần Văn Kiêu, chủ tiệm vàng ở đầu chợ, mua một sấp vải, để may cho Đực mấy bộ đồ bà ba trắng như các anh lớn, chuẩn bị cho cuộc đời học sinh Trung Học ở Saigon.

 Ôi! thời thơ dại, còn đâu nữa!

Tuổi hoa niên, đèn sách miệt mài...

 LHA

Con dâu Biên Hòa

(Viết theo lời kể của chồng tôi)

  *Hình phạt đánh đòn, hiện vẫn đang được áp dụng rộng rãi tại Singapore, dành riêng cho đàn ông, ở độ tuổi từ 16 đến 50. Người ngoại quốc cũng không thoát khỏi luật đánh đòn. Tai tiếng nhất là trường hợp của cậu học sinh  Mỹ, tên là Michael Peter Fay, 18 tuổi, bị kết án 4 tháng tù, nộp phạt 3,500 SGD và bị đánh đòn 6 roi, về tội xịt sơn đỏ vào xe hơi, ngày 18/9/1993. Vụ việc nầy đã gây phản ứng ầm ĩ trên khắp thế giới vào lúc bấy giờ. Nể mặt Tổng thống Bill Clinton, chính quyền Singapore đã hạ giảm cho cậu ta 2 roi. (nguồn internet).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 2012(Xem: 19190)
Tư Thâu khập khễnh len mình giữa dòng người xuôi ngược hối hả mua bán tấp nập của phiên chợ chiều cuối năm, cũng như rồi đây phải lê tấm thân tàn lăn lóc mưu tìm chén cơm manh áo giữa chợ đời đầy nghiệt ngã đau thương!
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22631)
tôi vẫn còn đó một chân tình…Xin cảm ơn đời vẫn còn giữ được cho tôi những người bạn chiến đấu oai hùng. Xin cảm ơn em, người con gái Việt Nam với mối tình thủy chung đỏ thắm…Vô cùng cảm ơn em, người tình của em trai tôi
23 Tháng Năm 2012(Xem: 22111)
Trong ký ức của tôi, dù đã phai nhạt theo năm tháng, nhưng kỷ niệm của những ngày xưa thân ái với gia đình, Thầy Cô và bạn bè chốn quê nhà vẫn còn được lưu giữ để nghe ấm lòng mỗi lúc nghĩ về...
23 Tháng Năm 2012(Xem: 21676)
Cù Lao Phố từ lâu đã được quy hoạch làm khu du lịch, nhưng đến nay vẫn không hề phát triển. Vẫn những con đường đất đá thô sơ, vẫn những cánh đồng hiu quạnh chờ bàn tay tạo tác của con người. Cù Lao Phố vùng đất địa linh nhân kiệt thuở nào, giờ im lìm đứng nhìn thế sự đổi thay.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 29274)
Đêm nay thu sang cùng heo mây Đêm nay sương lam mờ chân mây Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng Như nhớ thương ai chùng tơ lòng
17 Tháng Năm 2012(Xem: 21290)
Lúc tôi vượt cạn. Cơn đau oà vỡ và con tôi ra đời. Tôi bồng chúng trong tư thế trần truồng và xăm soi toàn thân, đếm từng ngón tay ,ngón chân để biết con mình nguyên vẹn. Và niềm vui đó là niềm vui to lớn nhất trong cuộc đời làm mẹ của tôi
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21731)
Mãi lo thả hồn miên man nhớ về những ngày phải mặc cái áo này dắt con cố đi tìm một chốn dung thân làm bà Tư không hay ông Mười đã đến đứng kế bên bà tự hồi nào. Xếp lại cái áo bỏ vô tủ ông thì thầm: - Bà cứ giữ lấy, biết đâu. Thẩn thờ quay qua bà Tư buồn rầu : - Kỳ này tui chạy đi đâu hả ông? Ôm chặc lấy vai bà ông Mười cố ngăn cơn nấc nghẹn: - Mình chạy lên trời.
13 Tháng Năm 2012(Xem: 21118)
Biết đủ là đủ phải không em? Cuộc sống em đã có nhiều nụ cười hơn nước mắt, biển đời luôn trao tặng bình lặng cho em hơn là nổi phong ba. Hãy cám ơn đời đã xoa dịu được nỗi đau làm lành được những vụn vỡ trong trái tim em.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 20569)
Mẹ tôi chết ở miền Nam, thầy tôi chết ở miền Bắc, không biết hai người có trùng phùng ở một miền nào đó nơi thế giới bên kia? Nơi mà tôi tin rằng, không có hận thù, đau khổ, thầy mẹ tôi sẽ có một bữa cơm hội ngộ, bát tương, quả cà, bát thịt kho đông trong những ngày giá lạnh.
07 Tháng Năm 2012(Xem: 23081)
hôm nay, nơi khuôn viên đại học với những lời chúc tụng của bạn bè làm tôi nao nao nhung nhớ nhừng kỷ niệm thân thương vùng quê ngoại, có đồng ruộng mênh mông, có hình ảnh mẹ tôi dãi dầu mưa nắng hòa mình vào cuộc sống người dân quê chân chất thật thà để nuôi tôi khôn lớn bằng tấm gương hy sinh cao cả.
05 Tháng Năm 2012(Xem: 21352)
Trong số khách ruột của quán có người còn quả quyết thấy con “Củ Kiệu” có lần bay về thăm… quán(?). Nó đậu trên giàn hoa giấy trước hiên quán, nhìn nó tươi tốt hơn trước nhiều và khi thoáng có chút khói thuốc lá bay về phía nó, con chim cất lên mấy tiếng kêu kỳ lạ rồi vỗ cánh bay đi …
04 Tháng Năm 2012(Xem: 21420)
Người viết xin cảm phục những ai có thể phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở nhà vì họ đã cố gắng khắc phục được những khó khăn trong cuộc sống hiện tại để báo hiếu cha mẹ , giữ gìn truyền thống đạo đức Việt Nam nơi xứ người.
01 Tháng Năm 2012(Xem: 24401)
Cái số của họ dường như đã được định sẳn, họ ra đi theo chương trình nhân đạo H.O cũng quá muộn màng và nơi đất tạm dung này, chưa bao giờ được nghe nhắc đến tên người Cán Bộ XDNT.
29 Tháng Tư 2012(Xem: 27791)
Nhân ngày 30 tháng Tư năm nay, xin nhìn lại hình ảnh nầy, để nhớ ngày quốc hận đau buồn, ba mươi bảy năm về trước, ngày 30 tháng Tư năm 1975, ngày Việt Cộng-Cộng Sản Bắc Việt xâm lược, cưỡng chiếm và Cộng Sản Hóa miền Nam Việt Nam Cộng Hòa, và xin nhìn lại, nhìn lại mãi mãi, đừng quên!
27 Tháng Tư 2012(Xem: 28652)
Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư - xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.
25 Tháng Tư 2012(Xem: 21472)
Chúng tôi đã chiến đấu cho chính nghĩa như thế đấy, chúng tôi đã hy sinh như thế đấy, và chúng tôi đã bị bỏ rơi như thế đấy. Tôi cũng không hiểu vì sao người Mỹ phản chiến, trong đó có thầy, lại xuống đường tranh đấu, cổ vũ cho kẻ thù của chúng tôi, và ngược đãi chiến binh của chính nước Hoa-Kỳ?
25 Tháng Tư 2012(Xem: 29962)
Đứng trên đầu dốc Châu Thới, nhìn về phía phi trường Biên Hòa, pháo vc nỗ ùng oằn, khói lửa tuôn cuồn cuộn! Nhín về phía tỉnh lỵ, ánh nắng chiều tà thoi thóp trên thành phố thân yêu bên kia sông Đồng Nai đang trong cơn hấp hối, thật não lòng!
22 Tháng Tư 2012(Xem: 47714)
Tôi còn nhớ, cuộc đời Thúy Kiều ba chìm bảy nổi. Cuộc sống không may mắn đã vùi dập Kiều xuống tận đáy xã hội, thế nhưng khi gặp lại Kim Trọng nàng còn tự tin bảo với chàng :- "chữ trinh còn một chút nầy ..." thật cảm phục lắm thay!
17 Tháng Tư 2012(Xem: 25035)
Cám ơn Chị, lời nói đẹp của chị trong giờ phút tuyệt vọng của tôi, khiến nhịp đập trái tim tôi dịu lại, khi ngồi chờ đêm qua, bình minh ló dạng, để thấy lại được những đồng đội thân thương của mình !
10 Tháng Tư 2012(Xem: 30011)
Cám ơn cuộc đời đã cho chúng tôi tìm lại nhau, và trên hết cám ơn aihuubienhoa đã là nhịp cầu nối những cánh chim tìm về với quê hương, cội nguồn...
10 Tháng Tư 2012(Xem: 35157)
Tuy nhiên sự kiện quan trọng nhất trong hành trình nầy là chuyến thầy trò về thăm trường trung học Công Thanh và những ưu ái mà học trò cũ đã dành cho thầy cô dù là đã xa cánh gần 40 năm. Tấm chân tình ấy tôi rất hân hạnh đón nhận và xin xem như là một kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời dạy học của tôi.
05 Tháng Tư 2012(Xem: 26744)
Ba không đủ can đảm , không đủ sức đổ máu mình để trả ơn cho họ. Nhưng Ba không hèn để phản bội họ. Ba nói thật rõ là Ba rất kính trọng những người con hiếu thảo
02 Tháng Tư 2012(Xem: 25720)
Vì ba không đủ tiền mua loại xe Nhật cho hợp với "văn minh"nên ba phải đi "con ngựa sắt" đến sở làm. Vì ba không đủ khả năng cho đàn con trai ba đi hớt tóc ở tiệm nên ba phải tập làm thợ hớt tóc, nhưng ba vẫn vui, ba vẫn cười. Ba mãn nguyện sống vui hằng ngày khi ba thấy đoàn tàu chưa đứt !
01 Tháng Tư 2012(Xem: 21875)
Thử nghĩ nếu mà những người lảnh tụ đang cai trị những xứ sở nghèo nàn chậm tiến nào đó chịu bỏ ra một ngày trong một năm tham dự cái trò chơi này một cách thành tâm thì không bao lâu thế giới sẽ có thêm biết bao là tiếng cười rộn rả hàng ngày trên khắp quả địa cầu.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 29180)
Rồi đây mấy ai còn nhớ tới Tân Phú, Bình Long, Bến Cá, chợ Võ Sa, cầu bà Bướm nữa? Nó thuộc về một thời của quá khứ. Một quá khứ dễ thương trong lòng một người hoài cỗ.
01 Tháng Tư 2012(Xem: 20583)
Ngủ say đi con rồng nhỏ của nội. Mùa xuân đã về rồi đó. Hoa lá đang đâm chồi nẫy lộc. Cháu của bà sẽ là một mầm non tươi tốt, đem đầy mật ngọt yêu thương đến với mọi người.
28 Tháng Ba 2012(Xem: 21666)
Tiệc nào cũng phải tàn. Tình nào cũng phải tan nhưng để dành mà nhớ và có thể năm sau làm tiếp! Tôi bắt tay anh Hạnh và nhận lời cám ơn. Gật đầu tạm biệt tất cả, tôi ra về trước mà lòng cảm thấy phấn chấn!
25 Tháng Ba 2012(Xem: 29512)
riêng tao đang gậm nhấm nỗi buồn cho thế hệ bất hạnh của tụi mình, chỉ vì ba cái lý tưởng vu vơ ai đó mang về tận phương trời xa lạ nào mà cả bao thế hệ phải chết hay là sống nghèo cho mải đến hôm nay
22 Tháng Ba 2012(Xem: 29163)
Ký ức của tôi về những người bạn thời thơ ấu vẫn lưu giữ trong quyển tập Lưu Bút Ngày Xanh mà tôi luôn mang theo hành trang vào đời, đến bây giờ giấy mực đã phai màu nhưng những tấm ảnh chân dung bạn tôi vẫn còn đậm nét
20 Tháng Ba 2012(Xem: 28322)
Mấy chị em khóa 9, 10, 11...14 Ngô Quyến ơi nhào vô mà giúp tui một tay chỉ dạy cho Cụ Liệu ( Có bỏ dấu đàng hoàng đó nha ) này biết cái câu " Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ " chút nha. Xí ! Già rồi mà vẫn cứ nghênh ngang thấy Ghét !
19 Tháng Ba 2012(Xem: 22149)
Tình cảm với nhau phải nói là tràn trề như vậy, nhưng có những lúc bà thấy ray rức. Rằng về mặt pháp lý, dù bà đã ly hôn, nhưng khi đến với ông như thế này là… không phải. Hiểu tâm sự của người yêu, ông chỉ biết an ũi cho bà
19 Tháng Ba 2012(Xem: 20755)
Tôi tiếp tục bước đi trên đường phố Biên Hòa với nhiều thay đổi, nhà hàng tụ điểm ăn chơi mọc lên như nấm, mọi người đều “ hối hả vui chơi” trong cuộc sống hằng ngày, không biết có ai còn nhớ đến tháng ba với những mảnh đời bất hạnh.
19 Tháng Ba 2012(Xem: 21246)
Thế là sau 42 năm, từ năm 1970, bạn bè rời trung học Ngô Quyền, tôi mới gặp lại Hạnh. Rồi sau 2 năm đại học, mùa hè đỏ lửa, chúng tôi vào quân đội, vào Thủ Đức. Thằng khóa 3, đứa khóa 5. Ra đơn vị, cùng về Miền Tây, đứa Trà Vinh, đứa U Minh Chương Thiện.
16 Tháng Ba 2012(Xem: 28692)
Vàng trên thế giới được thể hiện qua nhiều dạng thức con nên mở rộng tầm nhìn. Một cô con gái đẹp hiền lành, nết na, thông minh có học thức và biết chăm sóc gia đình là một hủ vàng biết đi. Con có hiểu không?
12 Tháng Ba 2012(Xem: 23276)
Và cô một lần nữa lại mềm lòng trước gió! cô xiêu lòng, thoát khỏi nỗi ăn năn: Sao Không Nhốt Gió! Cô cay đắng với gió, nhưng cô TỊNH TÂM-cô THA THỨ cho gió. Cô mong từ chiều nay, có ghế đá công viên làm chứng, gió sẽ giữ lời hứa với cô. Gió mãi mãi là làn gió mát, trong lành ,dịu dàng. Gió hứa sẽ đi cùng cô nốt đoạn đời còn lai của cô trong AN BÌNH-HOAN LẠC.
11 Tháng Ba 2012(Xem: 26065)
Ới Thị Bằng ơi! đã mất rồi! Ôi tình, ôi nghĩa, ới duyên ôi! Mưa hè, nắng cháy, oanh ăn nói, Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi.
08 Tháng Ba 2012(Xem: 20503)
Những người trẻ tuổi hiện nay - các em, các cháu hình như đã thấy được, đã nghe được, đã thấu hiểu hiện tình đất nước. Vì thế những người trẻ này đang là niềm tin, niềm kỳ vọng của những người đi trước
06 Tháng Ba 2012(Xem: 23429)
mà cô nàng đưa chân bên phải ra ngoài chiếc váy đen Versace một cách điệu bộ cong cớn khiến “ nhiều bà ” nóng mặt nhưng cũng khiến “ một số ông”…trố mắt trầm trồ!
06 Tháng Ba 2012(Xem: 29520)
Mày còn nhớ không hả Dũng? Những cái vụn vặt của cả một thời tuổi nhỏ đáng yêu ấy đã theo chiếc xe ngựa lẫn tiếng còi mà đi xa rồi, còn chăng là tiếng thở dài tiếc nhớ trong đêm nay.
03 Tháng Ba 2012(Xem: 29692)
Nhờ danh thơm, tiếng tốt của Ông Đốc Vỉnh, như hương bưởi Biên Hòa, không cần quảng cáo, đã bay xa tận đến Kông-Pông-Rô, Svây-Riêng, Campuchia, mà chúng tôi nên vợ, nên chồng.
02 Tháng Ba 2012(Xem: 31237)
“Tôi là người đàn bà sống để yêu thương và viết. Trong loạt bài Người Tình Trong Tình Khúc do tôi sưu tập và viết lại không với ý nghĩa là một công việc “ thóc mách” mà viết với tâm cảm chia sẻ để chúng ta cùng chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng những cuộc tình đẹp, mãi đẹp… dù phải chia lìa, hay vẫn có nhau bên đời này”
01 Tháng Ba 2012(Xem: 79341)
Chúng ta đã qua những trãi nghiệm dài của cuộc đời, chúng ta càng phải biết hài hòa và thương yêu mọi người hơn nữa bằng cách biết chia sẻ. Biết tha thứ. Biết quan tâm và bớt cố chấp, bớt quan trọng hoá và thực hiện những hoài bảo để trở thành một con người còn có ích cho gia đình, cộng đồng, xã hội và thể hiện được giá trị nội tâm của chúng ta.
01 Tháng Ba 2012(Xem: 26130)
Cầu chúc cho Hắn và gia đình thành đạt trong việc kinh doanh để Hắn có nhiều cơ hội về lại quê hương, để bạn bè có nhiều dịp hội ngộ trên mảnh đất địa linh nhân kiệt núi Bửu sông Đồng. Để trang mạng aihuubienhoa có thêm nhiều bài viết mới, để Café Cầu Mát luôn mãi đông vui….
01 Tháng Ba 2012(Xem: 27822)
Thôi, bà hiểu ra rồi! Cám ơn BỒ TÁT của bà! Mong có kiếp lai sinh, bà hẹn ông sẽ tái duyên lần nữa! để bà lại có dịp hành xử Hạnh Bồ Tát của bà. Mong lắm thay !!!
29 Tháng Hai 2012(Xem: 20500)
Tôi đã ý thức và tĩnh táo đi qua những ngày tháng như thế và hiện giờ đang chờ sinh đứa con đầu lòng. Chồng tôi là chàng sinh viên người miền Nam học cùng lớp, cùng ra dạy chung trường. Tình yêu của chúng tôi đến với nhau không là ảo tưởng mà là một thực tế dâng hiến vị tha.
26 Tháng Hai 2012(Xem: 26183)
Bài viết nầy tôi xin mạn phép đi sâu về phần gặp gở bạn bè, nhất là đàn em tuyển thủ Đinh công Hoàng.Về phần đề cập góc cạnh của hướng đạo sinh, có thể sẽ có bài đóng góp của các bạn Diệp Hoàng Mai, Bùi thị Lợi...Hy vọng bài viết nầy là phần kết nối với bạn bè phương xa. Trân quý.
25 Tháng Hai 2012(Xem: 25828)
Hôm trước nghe cô cháu ngoại của bác Tám tường trình rằng tiền quỷ của Hội đồng hương Biên Hòa còn có bảy tám ngàn chi đó làm tui ngẫm nghĩ sao mà ít vậy? Mấy trăm đồng hương mỗi người chỉ một trăm thì sẽ có ba trăm ngàn ngay phải không.
22 Tháng Hai 2012(Xem: 20740)
Tôi làm sao quên được giọng nói Bắc Kỳ nhỏ nhẹ, dễ thương, tính tình hiền lành đáng mến của bạn tôi ngày ấy. Bạn thường nhường nhịn và chiều chuộng tôi, với bạn điều gì tôi nói ra cũng có lý và đúng cả
21 Tháng Hai 2012(Xem: 26109)
Đối với nhiều người khác đó là điều đáng mừng-nhưng với bà-đó là NỖI ĐAU thấu tâm can. Ngôi trường thân yêu,đã in sâu vào tâm trí bà trong nhiều chục năm qua,sẽ bị xóa hết dấu tích,sẽ thay đổi hoàn toàn...
20 Tháng Hai 2012(Xem: 27116)
Riêng tôi, cảm nhận sự vô thường trong nhân thế, cảm nhận cuộc đời sắc sắc không không. Thắp 3 nén hương cho ấm mộ bạn mình cũng ấm thêm tình bằng hữu. Mượn mấy câu thơ của Tôn Nử Hỷ Khương kết thúc bài viết nầy tặng bạn bè tôi