12:52 SA
Thứ Hai
6
Tháng Năm
2024

CÓ MỘT THỜI CHINH CHIẾN - Phạm Hoàng Đông Phố

05 Tháng Giêng 20179:04 CH(Xem: 10195)

CÓ MỘT THỜI CHINH CHIẾN

minhhoa1 

Tôi, “Dân Biên Hòa”. Ba chữ “Dân Biên Hoà” nghe “cộc lốc” phải không quý vị? Cộc lốc” thiệt! Tôi biết điều đó. Nhưng ba chữ “Dân Biên Hòa”, theo tôi, ngoài những người sinh quán tại đây, mà ngay những người không phải “Dân Biên Hòa” cũng có thể biết, không nhiều thì ít những điều, những chuyện, những nét đặc biệt của Biên Hoà, một thành phố/tỉnh có tầm vóc chiến lược về kinh tế, quân sự…mang nhiều di tích lịch sử và văn hóa của một thành phố/tỉnh lớn đã đóng góp vào sự hưng thịnh của Miền Nam Việt Nam.

Tôi sinh ra ở một ngôi làng nhỏ cách thành phố Biên Hòa vài chục cây số, nơi có các nhánh từ dòng Đồng Nai đổ về rồi len lỏi tạo thành những con suối, con rạch, con kênh nhỏ mang nước về tưới xanh ruộng lúa, cây ăn trái, bông hoa… suốt cả bốn mùa. Thời tôi còn bé tí, nghe bà nội và ba má kể là vùng này sống bình yên và sung túc lắm. Những cánh đồng lúa với tầm nhìn ngút ngàn chẳng thấy bờ ruộng, đúng như câu nói ví von “ruộng đồng cò bay thẳng cánh” (không biết có thêm mấy chữ chó chạy ngay đuôi hay không?). Tôi không biết gia đình tôi có bao nhiêu ruộng lúa, nhưng gạo thóc thì quanh năm đầy đến cả vài chục lu. Đó là chưa kể đến nào là vườn bưởi, chôm chôm, cam quýt, sầu riêng, trầu cau…mỗi năm cũng mang về hoa lợi không ít. Tuy ở nhà quê nhưng mấy chị em chúng tôi, không ai phải “chân lấm tay bùn” để phụ vào những việc đồng áng hay vườn tược. Ông nội tôi mất sớm, bà nội và nhất là ba tôi, tuy ở “nhà quê” nhưng theo Tây học, luôn khuyến khích con cái học hành cho đỗ đạt để sau này có việc làm tại các thành phố chứ không bao giờ nói đến chuyện chia ruộng chia vườn hay của cải hồi môn cho con cái. Đặc biệt bà nội tôi thì lúc nào cũng dạy cho chị em chúng tôi biết lễ nghĩa phép tắc từ trong sinh hoạt gia đình cho đến việc tiếp xúc với người ngoài. Nhất là “lời ăn tiếng nói”, bà tôi dạy chúng tôi phải nói những chữ nào, những câu gì cho phải phép với mọi người, không được chọc phá những kẻ tật nguyền, không được kết bè kết bạn nói những chuyện vô bổ, không nói năng cười đùa lớn tiếng. Trong hàng bà con phải biết kẻ trên người dưới, chào hỏi thưa trình đúng mức. Ăn mặc phải đàng hoàng, kín đáo. Ngoài ra, bà tôi, khi rổi rảnh còn kể cho chúng tôi nghe những chuyện cổ tích hay những điển tích của người xưa hoặc những chuyện Tàu, bà thuộc cả thơ Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu và đọc cho chúng tôi nghe Tuy theo Tây học nhưng ba tôi vẫn nghiêm khắc với con cái, không ngoài mục đích là khuyến khích cho chúng tôi chăm chỉ học hành để tiến thân. Còn mẹ tôi, dĩ nhiên là người giúp ba tôi trông coi ruộng vườn, thu hoạch hoa lợi bốn mùa. Tôi thường thấy có nhiều người từ các nơi đến mua trầu cau, chôm chôm, sầu riêng, bưởi…họ mua cả vườn chứ không mua lẻ. Nếu còn một ít thì mẹ tôi đưa ra chợ để bán. Trong những ngày nghỉ học, tôi cũng thường theo gánh của mẹ ra chợ xem cảnh mua bán tấp nập đông vui. Đặc biệt những ngày giáp tết, sau khi bán hết hàng, mẹ tôi mua sắm mọi thứ như thịt thà rau quả bông hoa bánh mứt…để có đủ các món cúng kiến trong ba ngày tết. Chúng tôi đều có áo quần giày dép mới. Mồng một, sau khi lễ bái trước bàn thờ tổ tiên ông bà, chúng tôi nhận những bao lì xì màu đỏ rồi lắm lúc trốn ra khỏi nhà, vội chạy ra khu chợ lồng đặt “bầu cua cá cọp”, ăn vài đồng thấy ham nhưng rốt cuộc cũng gần như cháy túi, chạy về nhà lấy bánh tét với thịt kho Tàu cùng dưa giá ra ăn…và rỉ rả bánh mứt suốt cả mấy tuần. Ba ngày tết đúng là ba ngày “ăn chơi” chứ chẳng làm gì động tới móng tay. Còn nhiều điều vui quá là vui..nhớ lại…thì chính mình có cả một kho tàng kỷ niệm đẹp quý vô cùng.

 minhhoa2

Thời đó, chỉ có mấy chị em trong nhà chơi với nhau chứ chẳng có bạn bè như dạo sau này lớn lên ra học ở trường quận, trường tỉnh. Dĩ nhiên có lắm khi, mấy chị em, mạnh ai nấy chơi theo kiểu riêng của mình nên con bé một mình chạy ra vườn, xắn quần lên đến gối lội xuống suối rượt bắt mấy chú cá lòng tong làm ướt cả áo lẫn quần nên bị mẹ rầy. Rượt bắt cá lòng tong là trò chơi thật hấp dẫn, có mấy lần mẹ lại bắt gặp và hăm dọa…bắt mấy con cá đó vô mà ăn…bữa nay đừng ăn cơm…Ôi chao! Ước gì còn được lội bắt cá lòng tong để nghe mẹ la mẹ rầy như ngày nào.. Rõ là chỉ còn trong mơ.

Khi rời làng để ra trường quận, rồi trường quận lên trường tỉnh để học tiếp những năm trung học đệ nhị cấp. Vào lúc ấy, tôi đã hiểu được thế nào là “thời chinh chiến”. Dĩ nhiên, tôi là thân nữ nhi, chẳng phải “xếp bút nghiên theo việc binh đao” vào nơi gió cát sa trường như các bạn học phái nam. Nhưng, có lẽ (hay chắc chắn?) một trăm phần trăm chị em phụ nữ chúng tôi đều được vinh hạnh “ăn theo”những hệ lụy của một thời chiến vô cùng khốc liệt, trong đó nhiều bạn bè thân nhân của tôi đã nằm xuống trên nửa mảnh đất hình chữ S để bảo vệ và dựng xây nền độc lập tự do.

 minhhoa3

Tôi còn nhớ như in trong trí lúc mà cuộc chiến chưa bùng nổ dữ dội khắp mọi nơi trên phần đất thân yêu Miền Nam. Lúc còn cắp sách ngày hai buổi đến trường làng, tôi đã chứng kiến một phần của cuộc chiến chưa có tiếng súng được phát động dưới chiêu bài “giải phóng” của những người phương Bắc vào những năm đầu của thập niên 60 thế kỷ trước. Cuộc chiến bắt đầu từ những vùng nông thôn, khi ấy cũng chưa nghe tiếng bom đạn như giữa thập niên 60 về sau. Tôi còn nhớ, nhiều đêm cả nhà đang ngon giấc thì chợt nghe tiếng lao xao bên ngoài rồi tiếng gõ cửa, bốn năm ông du kích mặt còn trẻ măng xuất hiện với mấy khẩu súng cổ lổ sỉ, mặt mày xanh xao. Mấy ông này hình như là dân địa phương, họ biết rõ địa hình địa thế trong làng, biết rõ hoàn cảnh đời sống của từng gia đình và nhiệm vụ của họ là đi thu gạo thu tiền. Sau khi  nhận được các thứ trên, họ móc trong túi một tờ biên nhận đưa cho bà tôi và nói mai mốt sẽ trả lại số nợ ghi trên giấy…Những lần như vậy, mấy chị em tôi đều chui xuống gầm phảng, chung quanh có đặt bao cát để trốn. Chúng tôi, đứa nào cũng sợ xanh mặt. Có đôi lần, họ còn bảo…khi nào các em lớn, các anh sẽ dắt các em vào khu để tập ca tập hát vui lắm…Nhà trong vườn khi đó chỉ có bà nội, má và hai ba đứa trẻ con như tôi. Sau mấy lần du kích vô nhà, ba tôi quyết định cứ hai ba giờ chiều là chúng tôi phải di tản ra quận để ngủ. Không gia đình nào tránh được cái nạn này nhưng mọi người đều âm thầm chịu đựng vì lý do sợ phía quốc gia biết được sẽ nói mình tiếp tế cho việt cộng thì cũng khổ. Nhiều lần, trước khi rút đi, mấy ông du kích giảng cho một bài về cách mạng giải phóng…mấy ông nói rất trơn tru và lần nào cũng như lần nào với những lời lẽ đều giống nhau, không sai một chữ. Có một buổi sáng, trên đường đi học sớm, mấy đứa chúng tôi lượm được một tập giấy cũ, bên trong có khoảng chục trang giấy in bằng ronéo. Chúng tôi tò mò chụm đầu vào đọc, thì ra trong tập ghi tất cả những gì, không sai một chữ so với những lời của mấy ông du kích đã nói mỗi lần đột nhập vào nhà chúng tôi.

 minhhoa4

Chưa hết. Nhiều lần mấy ông du kích ban đêm mò về đắp mô trên mấy con lộ nhỏ khiến cho mọi người lắm phen khiếp vía. . Dân làng phải gọi lính Quốc gia đến để phá mô. Thời chinh chiến, chẳng những người Dân Biên Hòa phải chịu những hệ lụy, mà cả hai chục triệu người Miền Nam phải gánh chiụ bao nỗi tai ương của pháo kích, gài mìn, ném lựu đạn…Tôi có một người quen bằng tuổi tôi, buổi trưa đang nằm đong đưa trên võng, không biết một viên đạn oan khiên từ đâu bay tới rơi ngay vào đỉnh đầu khiến bạn tôi chết ngay tại chỗ. Trong vùng tôi ở, nghe bà con kể nhiều chuyện rằng ban đêm mấy ông du kích mò về tìm giết những người làm cho chính quyền Quốc gia, đặc biệt là những người làm tại chính quyền xã ấp.

Khi tôi lên học ở trường tỉnh thì cuộc chiến càng ngày càng trở nên khốc liệt. Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, nhiều sư đoàn lính Bắc việt cùng xe tăng và vũ khí nặng liên tục đưa vào Miền Nam.Tôi nghe radio và đọc báo thấy có những trận đánh lớn như trận Đỗ Xá, Bình Giả, Đồng Xoài…rồi cuộc tấn công thảm sát năm Mậu Thân ở Huế. Những địa danh như Cổ Thành, Hạ Lào, Charlie, Thạch Hãn, Đại Lộ Kinh Hoàng…thường xuyên được nhắc tới. Tết Mậu Thân làng tôi cũng bị mấy ông du kích và lính miền Bắc xâm nhập với quân số khá đông nên không quân Việt Nam Cộng Hòa phải can thiệp, có năm sáu hố bom quanh nhà tôi với vài xác của mấy ông bộ đội và du kích, nhà tôi bị bom dội hư một góc.

Cuối tuần nào tôi cũng lên xe đò trở về nhà sau một tuần đến lớp. Rồi mùa hè được nghỉ, tôi ở nhà suốt ba tháng hè với những vui thú đồng quê. Nhưng chiến cuộc thì vẫn cứ tiếp diễn. Trên những con lộ nhỏ thường xuyên bị đắp mô, gài lựu đạn khiến dân chúng đi lại khó khăn. Ban đêm lại bị mấy ông du kích quấy rầy, thu thuế và hăm họa. Rồi những cuộc hành quân lớn đánh vào sào huyệt việt cộng có trực thăng chuyển quân, có không quân oanh tạc cùng các đơn vị của Thủy Quân Lục Chiến và Nhảy Dù. Tiếng đại bác ì ầm ngày đêm, chiến tranh đã đến sát với đời sống của dân chúng khiến ai ai cũng hốt hoảng lo sợ. Hầu như gia đình nào cũng có con đi vào quân đội. Trong lớp học chúng tôi, thỉnh thoảng có vài nam sinh vắng mặt, hỏi ra mới biết là họ đã “khoác áo chiến binh”. Trên báo chí đầy dẫy những trang chia buồn phân ưu cáo phó…

 minhhoa5

Những ngày đầu xuân 1973 mọi người tràn ra đường hoan hô hoà bình, mừng chiến tranh chấm dứt, thắp nhang bái tạ đất trời. Những nụ cười và cả nước mắt hân hoan. Hiệp định Paris với những mảng da beo, cắm cờ, rút quân, giành dân, chiếm đất…chưa kịp ráo mực thì những trận tấn công mới được phát động từ phía bên kia vĩ tuyến 17, lần này quy mô hơn, ồ ạt hơn và đẫm máu hơn. Thực sự là một cuộc xâm lăng. Và kết cuộc là…như mọi người đã biết với chất ngất đau thương, tù đày đói khát chết chóc đến với hai mươi lăm triệu dân Miền Nam, biển đông và rừng sâu núi thẫm chôn vùi cả triệu người vượt thoát để đi tìm tự do.

Trong thời chinh chiến chúng tôi được nghe nhiều bản nhạc nói về chiến tranh, về sự hy sinh anh dũng cuả các anh lính chiến... Cũng không thiếu những bài hát mô tả những cuộc tình đang đẹp bỗng tan tác chia ly, anh vui lên đường làm nhiệm vụ, nàng trở về thương nhớ sầu bi, những vành khăn tang, những dòng nước mắt đau thương vô tận…Mỗi ngày nỗi sợ càng gia tăng…

Khi các đơn vị quân đội đóng quân tại địa phương chúng tôi, có mấy vị sĩ quan thường hay ghé nhà ba tôi để xin tắm rửa nghỉ ngơi, trong đó có một vị sĩ quan mang cấp bậc trung uý, đó là nhà văn Song Linh. Lúc tôi lên Sài Gòn học, đọc báo tình cờ thấy nơi trang tin buồn, nhà văn quân đội này đã tử trận, tên ông ông Nguyễn Đức Nghiêm. Tôi vẫn thường đọc truyện của ông viết, phần nhiều là miêu tả đời lính trên các tạp chí Văn, Văn Học, Bách Khoa…Dạo đó tôi thích đọc văn thơ của các nhà văn quân đội như Song Linh, Văn Quang, Hoàng Hải Thủy, Phan Lạc Phúc, Tô Thùy Yên, Phan Nhật Nam, Trang Châu, Hà Huyền Chi, Thế Uyên…Phan Nhật Nam là chồng của Lê Dung, bạn cùng lớp với tôi, người đẹp Ngô Quyền một thời cũng không tránh được hệ lụy của một thời chinh chiến.

 minhhoa6

Tại thành phố Biên Hòa, không khí chiến tranh diễn ra hàng ngày vì nơi đây có căn cứ không quân với hàng trăm máy bay chiến đấu bay lên đáp xuống thường xuyên gây tiếng động liên tục cả ngày lẫn đêm. Cuộc chiến đang hồi sôi bỏng. Sáng sớm đã thấy các chàng không quân trong những bộ đồ bay “bay bướm” từ các nẻo chạy vào cổng phi trường. Đến chiều các chàng lại tỏa ra trên các đường phố khiến các em nữ sinh áo trắng áo xanh nhìn theo với ánh mắt ngưỡng mộ. Có chuyện vui vui xảy ra tại khu nhà bọn tôi trọ học. Chuyện là: Có một anh chàng sắc đẹp rất khiêm nhường, không biết học hành nơi đâu, ở gần như đối diện với căn nhà của chúng tôi, cứ mỗi khi màn đêm buông xuống, chàng ta cất tiếng hát vịt đực rất não nùng (não nùng hơn cả Lính Chê) cốt chỉ dành riêng cho mấy chị em chúng tôi thưởng thức. Sau nhiều lần trình diễn, thấy tiếng hát của mình không lọt được vào các trái tim của bọn tôi cho nên có một buổi chiều, cũng khi hoàng hôn vừa buông xuống, chúng tôi thấy chàng ta, không biết mượn của ai đó một bộ đồ bay màu xám rộng thùng thình, tròng vào người, đứng chần dần ngay trước cửa cố để cho chúng chiêm ngưỡng. Chốc chốc chàng ta quay vào rồi lại trở ra. Thấy chẳng ai đoái hoài, chàng ta biến mất. Chuyện chàng phi công dổm này cũng khiến cho bọn chúng tôi vui được đến ba bốn trống canh. Chưa hết, những ngày kế tiếp anh ta tiếp tục độc diễn màn văn nghệ bằng mấy câu trong bài hát “Một chuyến Bay Đêm….giữa lòng trời khuya muôn ánh sao hiền…người trai đi viết câu chuyện một chuyến bay đêm…có người hỏi phi công ước mơ gì…tình ta yêu thương là gió…nhân tình của mây…”. Vô hình chung chàng ta quảng cáo dùm cho các chàng phi công thứ thiệt, sau đó chàng phi công dổm này cũng bay biến theo mây theo gió để gặp người yêu trong mộng…khiến chúng tôi mỗi khi đêm về…nhớ chàng ta da diết.

Nhiều lần, khi từ Biên Hòa lên Sài Gòn và ngược lại, tôi chạy xe theo quốc lộ I, nơi có Nghĩa Trang Quân Đội VNCH. Những lần như thế, tôi đều dừng xe để nghỉ, đứng nhìn bức tượng “Thương Tiếc”. Bức tượng này cũng tạo nên nhiều câu chuyện đầy vẻ huyền thoại. Tôi chỉ còn nhớ tượng do điêu khắc gia đại uý Nguyễn Thanh Thu thực hiện sau khi bản phác họa được ghi trên bao thuốc lá lúc ông vào dinh Độc Lập để trình dự án xây dựng nghĩa trang cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Bức tượng đó là hình ảnh thực của hạ sĩ Võ Văn Hai đang ngồi nhớ bạn mà điêu khắc gia ghi nhận được. Sau 1975 nghe nói tượng Thương Tiếc đã bị “phe chiến thắng” đem ném ngoài sân của một căn nhà bỏ hoang gần bên vệ đường ở tại Dĩ An.

 minhhoa7

Có một thời chinh chiến khốc liệt khi tôi còn bé cho đến lúc tôi trở thành “người lớn”. Tuy không trực diện với nỗi thống khổ đầy tính hào hùng của cuộc chiến tranh tự vệ nhưng tôi cũng như bao nhiêu thân phận những phụ nữ khác đã hòa quyện vào dòng sinh mệnh chung của hơn hai mươi triệu người dân Miền Nam mà cho mãi đến ngày hôm nay, cuộc chiến ấy vẫn chưa mờ phai trong tâm tưởng. Làm sao quên được…

Phạm Hoàng Đông Phố 

GĐ Tam C. Ngô Quyền

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13167)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 12088)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14248)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14343)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13880)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12145)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12053)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13221)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13526)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10326)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 13132)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12410)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11917)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12734)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11042)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12428)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11437)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18316)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12412)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 13053)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11729)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12595)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14495)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 13076)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13561)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20234)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12114)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14565)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 15022)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13911)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13433)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13302)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12450)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 14082)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13242)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13844)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14577)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18497)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15150)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13681)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12461)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 18017)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12542)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13290)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13555)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13934)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18242)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18844)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14372)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản
02 Tháng Tư 2013(Xem: 14577)
Tôi không quên và chắc không bao giờ quên, nhưng tôi không còn nặng lòng với mùi hoa cũ, cả khi hay tin cô bạn hàng xóm lúc theo chồng cứ đòi cho được một chùm hoa Dạ Lý trong lẵng hoa cô dâu