9:17 SA
Chủ Nhật
28
Tháng Tư
2024

XÓM GÒ - Huỳnh Văn Thôi

07 Tháng Giêng 201610:55 CH(Xem: 9148)

Xóm Gò

Trải qua bao thời cuộc đổi thay, địa danh Xóm Gò không còn nữa trên bản đồ, nhưng nó vẫn còn trong tâm khảm của tôi rành rọt từ con đường làng ngoằn ngoèo, bụi tre khóm trúc, xóm nhà thưa thớt dọc hai bên đường rầy xe lửa dưới chân núi Bữu Long, Biên Hòa.

Thầy giáo Đằng là người khai trí đầu tiên của tôi lúc tôi 8 tuổi, vì chiến tranh và không người hướng dẫn tôi đi học quá trể, nhưng tôi cũng thông minh, ngay ngày đầu tiên thầy viết cho tôi bài học vở lòng mấy hàng chữ cái, xong thầy bảo một đứa lớp lớn kèm tôi, nội buổi sáng tôi đã thuộc bài và sau đó thầy viết tiếp cho buổi chiều. Lớp học là cái  nối liền với căn nhà ba gian rộng rãi với những vật trang trí cổ đẹp, trước nhà là môt sân rộng để học trò vui đùa trong giờ ra chơi. Học trò các lớp học chung, đứa lớp lớn phụ thày kèm mấy đứa nhỏ hay mới vào học như tôi chẳng hạn, thầy ngồi trên bộ ván ngựa với cái bàn bên cạnh và tấm bảng sau lưng, thầy chỉ loay quay trên bộ ván ngựa thôi, đó là hình ảnh đặc biệt của trường học ngày xưa ở thôn quê Việt Nam.

Lúc đầu đi học ở trường thầy giáo Đằng, tôi ở chung với chị Hai tôi ở căn nhà mới cất, khi chỗ ở cũ là khu nhà máy mủ cao su của Pháp bỏ hoang bị quân đội Nhật chiếm đóng sau ngày 03 tháng 09 năm 1945 và bị phá bỏ để nới rộng vòng đai an ninh phi trường Biên Hòa. Sau khi ba tôi có việc làm trong nhà thương của Pháp ở phi trường, trong phi trường có trường Sơ cấp từ lớp 5 tới lớp 3 (tức lớp 1 tới lớp 3 bây giờ) do các thầy Thũy, thầy Bổ và thầy Lâu dạy. Trò nào muốn học thêm phải thi đậu lớp nhì ở trường tỉnh Nguyển Du và phải giỏi mới được thầy Lâu làm danh sách gởi ra trường tỉnh để thi, tôi và chị em của nữ văn thi sĩ trong nhóm Tam C/Ngô Quyền, Kiều Oanh Trịnh không biết học lớp ba mấy năm chứ tôi phải 2 năm, còn những trang lứa với tôi ở trong trại gia binh không thi đậu hoặc không được thầy Lâu tuyển chọn đi thi bèn gia nhập vào trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu như Sanh Huỳnh, Thiện (Hủ Kẹo), Nhóm v..v..trong số đó chỉ có Roanh ra trường là sĩ quan TQLC tướng rất ngầu. Ba tôi xin cho tôi vào học lớp 5 của thầy Thũy, được hơn tháng tôi lại bỏ học ở trường Sơ cấp trở ra học ở thầy giáo Đằng, cứ thế đôi ba lần chừng lên lớp tư của thầy Bổ tôi không có ra vô gì hết, có lẽ tôi nhớ và thương thầy Đằng nên bỏ đi không đành, vì thầy rất tâm huyết trong việc dạy dỗ mặc dù thầy bị bệnh nan y. Có những buổi sáng đi học ngược chiều với ba thầy ở ngoài chợ Biên Hòa đi bằng xe đạp vào phi trường, mình cũng cảm thấy ngượng, mặc dù vậy nhưng các thầy thương nên vẫn nhận mình vào học lại lớp 5 của thầy Thũy. Từ trong phi trường đi học ở thầy giáo Đằng tôi phải đi qua đồng ruộng ,rừng chồi, chùa và một cái đình bỏ hoang với cây da khổng lồ chằn chịt rể dây từ trên xuống  làm thằng nhỏ cũng teo khi đi một mình và khi đi ngang qua những ngôi mộ bên vệ đường tôi phải chạy thụt mạng cho mau qua khỏi, đôi khi quá hấp tấp vấp phải những gốc cây bị tươm máu mấy đầu ngón chân vì đi chân không làm gì có giày dép như học sinh ngày nay. Một buỗi xế chiều, trên đường về một thằng Tây thình lình xuất hiện với cây súng tiểu liên trên tay ở đường rầy, tôi xí xô xí xào tiếng Tây bồi với nó, vậy mà nó cũng hiểu, sau đó nó bảo tôi đặt ngón tay trỏ vào cò súng kéo mạnh ngược lại, ba tiếng nổ chát chúa liên tiếp làm tôi hoảng hồn còn thằng Tây thì cười rũ rượi. Gần trường thầy giáo Đằng có lò đường thủ công gần đó, tức là mía được xay ép bằng hai ống trục kim loại bằng gổ bọc nhôm do trâu hay bò kéo vòng tròn bằng một thanh gổ dài nối liền cổ con vật và hai ống trục, nước mía được lọc qua mành lưới, xong được múc vào chảo lớn để nấu thành đường, nên tới mùa mía đường tụi học trò rất thích vì trên đường đi học về tạt vào lấy một khúc mía làm cho sạch xong nhúng vào chảo đường sắp đổ ra khuôn, đường nhão bọc dính quanh cây mía vừa lăn cây mía vừa đi vừa ăn rất khoái, hay xin những miếng đường vụn rơi rải nằm ngoài khuôn đổ, đường vụn ăn rất ngon thơm.

Mùa hè tôi hay về ở với chị Hai tôi vì chị sống có một mình, một hôm trời mưa lớn, chúng tôi đang chơi ngoài đồng ruộng, sẵn mưa lớn nên tắm luôn, đang tắm ở đám ruộng đã cày bừa xong và nước rất nhiều, một thằng nhỏ đang tắm trước mặt tôi vài thước, lúc nó đứng dậy tôi thấy một con đỉa trâu to bằng ngón tay út bám vào mông đít nó, tôi liền chạy tới vừa la “đỉa-đỉa” vừa lấy tay gạt con đỉa xuống, nhưng nó hút chặc vào da thịt nên rất khó gạt nó rớt xuống, chừng gạt xong con đỉa thằng nhỏ vừa khóc vừa chạy vào nhà mét má nó là tôi bắt đỉa bỏ lên mông đít nó. Một hôm tụi tui đùa giỡn ở hai cái mã lớn chung quanh xây bằng những khối đá ong to lớn, một thằng trang lứa bị té xây xác mình mẩy rồi tôi cũng bị trầy trụa ở mang tai, chúng tôi thôi không đùa giỡn nữa, chắc có lẽ người nằm phía dưới muốn được yên tĩnh.

Xóm Gò còn đâu nữa, nó chỉ còn lại trong tâm khảm của những ai còn sống cho tới bây giờ sau bao đổi thay của thời cuộc. Giờ có nhìn lại mảnh đất năm xưa chắc cũng không ai nhận ra Xóm Gò vì những đợt di cư vô tiền khoáng hậu sau 75 cho tới nay. Thật buồn thay.                                                                     

 

                                                                   Thôi Huỳnh

                                                        

 

                                                            

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12127)
Thu còn đem tình yêu đến cho đôi lứa yêu thương, và niềm vui đến cho mọi người.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10289)
Tôi nghĩ đó là "Điệu nhảy của yêu thương." xin chia sẻ cùng các bạn.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11474)
Đây là một xóm đèo heo hút gió, nhưng người dân ở đây vẫn thường thấy người ở thành thị, những người đi săn, thỉnh thoảng ghé qua đó để xin vài tô nước
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10735)
Nhà nông còn mượn Thanksgiving làm dịp ăn mừng mùa gặt hái đã xong, thu hoạch tốt và tạ ơn Thượng Đế đã ban ơn lành đến mọi người
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11965)
Chúng tôi mong, Thầy Phạm Đức Bảo còn nhiều lần nhận thêm những lời chúc Thượng Thọ của những cựu học sinh Ngô Quyền năm cũ…
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12515)
Trở lại Sài Gòn, những buổi chiều trong quán nước mở trang báo ra đọc thấy tên bạn bè mấy người trên trang cáo phó chết trận cao nguyên.
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11722)
Cám ơn bạn bè gần xa đã cùng tôi san sẻ bao nhiêu vui buồn tâm sự. Cám ơn, cám ơn nhiều lắm.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11784)
Thời "Áo Trắng" dễ thương đã qua, nhân gom nhặt được vài bức ảnh tôi còn cất giữ làm thành youtube "Tiếng Hát Học Trò". Xin kính gửi đến Thầy cô và các bạn Ngô Quyền cùng xem cho vui....
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10474)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10767)
Những lời thơ nồng nàn, chan chứa làm cho người đọc mường tượng đến một tình yêu vô bờ.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 9539)
Nhìn lại cuộc đời lưu lạc của chính mình, tôi thấy cái chết của Trâm như xa hơn trong thời gian, không gian và tâm cảm.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10570)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 11740)
Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 10025)
Tôi đến đấy cũng chỉ muốn tìm lại chút kỷ niệm để cảm thấy như chú vẫn còn quanh đây.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10872)
Mời các bạn thưởng thức hình ảnh thu vàng rất đẹp với tiếng hát Lệ Thu trong bản nhạc " Chiếc lá Thu phai"
22 Tháng Mười 2014(Xem: 11289)
nhưng vẫn còn tiếng dương cầm đọng lại trong bài hát kỷ niệm mỗi khi chợt nhớ về hắn.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 9961)
Mẹ tôi bảo rằng tôi cũng có thể làm điều này ngay tại Hoa Kỳ, điều mà tôi đã và đang làm
17 Tháng Mười 2014(Xem: 9828)
Chuyện của em là một câu chuyện não lòng. Tôi không thể nói tên em ra vì đó là niềm riêng sâu kín.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 12685)
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
04 Tháng Mười 2014(Xem: 10768)
Nhưng ít nhất nó cũng có một thời gian tỏa hương thơm và làm đẹp cho đời.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10467)
Giờ này thầy đã không còn gì ngoài mớ tro tàn. Câu hỏi 'Tại sao ta đến chốn này?"
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11906)
nương áng mây trời gửi đến ''Người đi trên mây'' những lời chưa nói hết thay cho lòng tri ân và thương tiếc vô vàn.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10782)
Thương em thắt cả ruột gan Nhưng thôi nhẹ gánh thiên đàng em đi.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10330)
để Bùi Phương cùng tôi hiên ngang ca lại khúc hát quân hành.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9911)
Là một nhà giáo suốt mười bốn năm từ Trung học Ngô Quyền sang Trung học Pétrus Ký, chấm không biết bao nhiêu bài, anh biết phần kết luận là quan trọng nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9542)
Nguyện hương linh Thầy được phiêu diêu về nơi thanh tịnh.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9759)
Ước gì tôi có thể bơi ngược dòng thời gian để trở về một bến bờ tĩnh lặng, không còn thương cảm trước cảnh đời chia lìa bất tận
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9948)
Sự yêu thích làm việc, tiếng gọi của tờ báo khiến bạn không thấy sự hành hạ thể xác của bệnh
14 Tháng Chín 2014(Xem: 10473)
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 15166)
Nhưng chồng tui quả thật cho tui cái mùi mà mỗi khi nhớ, chỉ có cái áo lính của chồng,
30 Tháng Tám 2014(Xem: 11539)
Theo lời các anh chị kể lại, thì mấy các tiệc “ Hậu – Tiền ” này mới thực sự “ ngộ ” thiệt ngộ!...
30 Tháng Tám 2014(Xem: 10245)
Tôi nhớ lắm, nhớ những anh em tôi vừa được gặp lại hôm qua và những anh em tôi chưa gặp
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12038)
rong ngày cưới , không rõ lệ nhoà trên má tôi là giọt lệ của hạnh phúc hay đau khổ..
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10502)
Tôi ngưỡng mộ gia đình bên chồng có một người cha, người ông như Ôn Viên Ngạc.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12748)
Biên Hòa đất và người, đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp. Biên Hòa có những thâm tình để tim tôi phải liêu xiêu. Một lần nữa, tôi nợ Biên Hoà lời cám ơn
23 Tháng Tám 2014(Xem: 10442)
Nỗi vui mừng không hẵn chỉ dành cho các thành viên tham dự, nhưng chắc chắn sẽ là niềm vui và hãnh diện của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
23 Tháng Tám 2014(Xem: 12928)
nhưng tôi vẫn tiếp tục may mắn, vì có thêm những “ ngày vui không hẹn trước” ở miền Nam Cali…
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12046)
Nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và nguyện cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của tôi được mọi phước lành.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10662)
Ngày đầu tiên của một người đi trên mây trong căn nhà quyền thế sao mà thừa mứa thời gian và trống rỗng đầu óc đến thế!
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15179)
bia thì quá tuyệt vời. Còn cá nhân tôi thì vui vì việc làm thành công và kết quả tốt.
16 Tháng Tám 2014(Xem: 18033)
Mỗi lần ai hát bài “ Những đồi hoa sim” Tôi lại nhớ đến cái lều bé nhỏ cột vào nhánh sim rừng
16 Tháng Tám 2014(Xem: 10249)
Trên đường trở về Bắc Cali, trong lòng không thể không có những bâng khuâng, những ngậm ngùi về cuộc đời của con người
15 Tháng Tám 2014(Xem: 10354)
Ông Phan đã cho tôi rõ tất cả những gì mà lâu nay tôi không biết, mà tôi cũng không thể tưởng tượng nổi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9655)
“Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!”
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9929)
Đó là buổi sáng của một mùa Hè được kéo dài do cơn lốc thời sự gây nên. Suốt đêm qua tôi khó ngủ
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11544)
nhưng thôi con không dám hóng thèm nhiều đâu, chỉ xin một ánh nhìn ấm áp ... hay má cầm tay con đi má
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11118)
Bùi ngùi, nhớ đến những mùa Hè nơi quê hương. Mùa Hè của những năm tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường
13 Tháng Tám 2014(Xem: 14155)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian
10 Tháng Tám 2014(Xem: 16631)
Nếu ta không về được Thì con chúng ta sẽ về
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9916)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!