10:52 CH
Thứ Sáu
19
Tháng Tư
2024

MÙA PHƯỢNG VĨ ĐÃ XA - Kiều Oanh Trịnh

15 Tháng Tám 201410:33 SA(Xem: 11079)

muaphuongvi
MÙA PHƯỢNG VĨ ĐÃ XA

Kiều Oanh Trịnh

Sáng nay, mở cửa ra vườn, chợt một cơn nắng gắt lùa vào thật nóng, sức nóng oi ả của mùa Hè. Nhìn quyển lịch trên tường, Ồ! đã sang tháng Sáu rồi. Đúng là đang vào Hạ? Hèn gì, mấy hôm nay tôi không nghe tiếng school bus chạy qua lại trước nhà và cũng vắng tiếng xôn xao của đám trẻ học sinh thường tụ tập trước ngõ nhà tôi để đón xe đi học. Đã xong một năm học rồi sao! Mau quá. Thủ Đô sắp sửa đón những cơn nóng gay gắt ập tới đây.... Hè đã đến rồi ...Tôi chợt thấy nao buồn.

Hè đến trong âm thầm không báo động. Hè ở đây sao trống vắng, lặng yên, không ve sầu rộn rã, không phượng đỏ nở hoa, không bài ca Hè Về, chỉ thấy đường phố vắng bóng học trò, vắng những chiếc xe school bus màu vàng, rồi những cơn nóng hừng hực hắt vào người thì mới biết là đang vào Hạ.

Bùi ngùi, nhớ đến những mùa Hè nơi quê hương. Mùa Hè của những năm tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Nhớ những ngày còn thơ, những năm Tiểu Học Nguyễn Du, đi dọc theo hai bên đường từ nhà đến trường là hai hàng phượng vĩ, hoa nở đỏ cả một góc trời, bóng phượng rợp mát che đường chúng tôi đi, trên cao đàn ve xôn xao vang trổi khúc nhạc Hè. Lòng vừa lâng lâng vui mừng vì sắp sửa được nghỉ, không phải lao đao bài vở, nhưng cũng buồn vì phải vắng xa các bạn.

Lên Trung Học, Hè đến với muôn vàn kỷ niệm, sau một năm miệt mài, bài vở, thi cử, mệt nhoài, rồi thở phào nhẹ nhõm vì được nghỉ xả hơi ba tháng Hè. Không phải vật lộn với đèn sách, nhưng lại buồn vì phải chia tay thầy cô và bè bạn. Vắng nhau 3 tháng Hè, không biết có gì thay đổi không? Không biết ngày Tựu Trường đến có được gặp lại hết các bạn cũ? Và các thầy cô còn tiếp tục dạy ở trường nữa không? Bao nhiêu suy tư, lo lắng trong lòng...

Hè của tôi, cùng những năm tháng tuổi thơ dưới mái trường Ngô Quyền, chứa thật nhiều kỷ niệm của thời Áo Trắng mà tôi không thể nào quên được. Hằng năm, vào những ngày cuối tháng Năm, trời nắng lên cao oi ả, ngạt ngào mùi cỏ ướt, hàng phượng vĩ trên sân trường bắt đầu nở những cánh hoa đỏ tươi, chen trong những lá xanh mơn mởn chan hoà với âm thanh reo vang của những chú ve sầu báo hiệu mùa Hè đến. Các kỳ thi Lục Cá Nguyệt đã xong. Chúng tôi tha hồ thoải mái, thong thả vui chơi 3 tháng Hè.

Gặp gỡ nhau vào tuần lễ chót của năm học, để rồi bạn bè cùng nhau chia tay, mỗi người mang một tâm trạng bồi hồi, bâng khuâng, không biết trong thời gian 3 tháng vắng bóng nhau sẽ có bao nhiêu thay đổi? Sân trường khác hẳn những ngày qua. Chúng tôi chia nhau từng nhóm bạn quây quần chuyện trò thân mật, không còn những chọc phá, nghịch ngợm. Tiếng cười giòn giã dường như đã tắt trên môi, lớp học không còn kỷ luật, học sinh không xắp hàng trước cửa lớp như mọi khi. Họ quây quần bên nhau, người ngồi dưới ghế, kẻ ngồi trên bàn, đứa đứng góc nầy, kẻ ngồi góc nọ cố kể cho nhau nghe kỷ niệm buồn vui.

Bạn bè tâm sự với nhau, hứa hẹn tương lai sáng rỡ, nhưng cũng có người nhắn nhủ lời cuối để về miền xa. Có người hẹn hò mộng mơ về tương lai rực sáng, nhưng cũng có người tư lự im lặng theo đuổi niềm suy tư riêng. Thế là sắp sửa chia tay….Nhóm chúng tôi rủ nhau ra trước cửa lớp chụp chung tấm hình kỷ niệm. Rồi trao đổi những quyển lưu bút, viết cho nhau những dòng tâm sự ngậm ngùi, ngắn ngủi, chứa đựng cả một trời thương nhớ. Cùng tặng nhau những món quà nho nhỏ, vui vui.

Tôi và Mỹ Quế rủ nhau ra ngồi dưới cột cờ tâm sự. Hai đứa bùi ngùi không muốn chia tay, hẹn hò gặp gỡ. Nhà Quế ở Bến Đò Trạm Tân Ba, Quế hứa khi nào rảnh sẽ đạp xe đến nhà tôi rồi hai đứa sẽ cùng nhau đi chơi. Mải rù rì như thế mà không để ý đến một anh chàng đã chụp được tấm hình hai đứa chúng tôi đang ngồi dưới cột cờ. Mấy ngày sau, vào lớp thì thấy trong học tủ có cái bao thơ mở ra thấy tấm hình tôi và Mỹ Quế. Hết hồn chẳng biết ai đã chụp được.... Tôi bắt Quế phải điều tra, vì chỉ có Quế mới quen nhiều bạn và lúc đó cũng đang có vài anh học trò theo xin hình của Quế lắm. Còn tôi thì có quen ai đâu!

Hôm sau, vừa vào lớp Quế kéo tôi ra sân thì thầm:

- Oanh ơi! Mình tìm ra người chụp hình tụi mình rồi.

- Ai vậy?

- Thì ông Th., fiancé của nhỏ H. chứ ai? (H. là cô bạn học chung lớp với chúng tôi đã đính hôn với anh chàng Th. bên lớp Đệ Nhất B2).

- Vậy sao, anh ta chụp lén hình tụi mình để làm gì? Mà sao bồ biết vậy?

- Thì sáng nay nhỏ H. đón mình ở cửa trường, nó nói fiancé của nó bên Nhất B2 có tấm hình của hai đứa mình chụp ở dưới cột cờ? Thì mình đoán là anh ta rồi chứ còn ai nữa?

- Mình nói với Hiệp là tụi mình đang tìm xem ai là người chụp hình 2 đứa mình đấy?

- Ừ, lạ nhỉ, Ông ấy chụp hình 2 đứa mình lúc nào vậy Quế?

- Mình cũng không biết nữa. Để mình tìm cách năn nỉ xin lại.

- Cách gì bây giờ? A đúng rồi Quế ơi! Ông này có cậu em tên Thuận, anh chàng này đang mết Thanh Tân lắm, để mình nhờ Thanh Tân xúi anh chàng lấy tấm hình trong bóp của ông anh lại cho tụi mình.

Hôm sau, nhờ cô bạn gái Thanh Tân dùng mỹ nhân kế, năn nỉ anh chàng Thuận nên chúng tôi đòi được tấm hình. Rồi chuyện tấm hình đi vào quên lãng. Cho mãi đến năm kia, khi tôi bắt liên lạc được với Mỹ Quế, Mỹ Quế email gửi cho tôi bức hình hai đứa ngồi dưới cột cờ mùa Hè năm đó, tôi nhớ lại chuyện tấm hình mà cười mãi...

Oanh&QueSân trường giờ đây vắng hoe, nắng đã lên cao, bước chậm về cổng trường, một số bạn vẫn còn quanh đây, họ cố níu lấy vài phút sau cùng của buổi học cuối năm. Không bảo nhau nhưng tất cả đều mang một niềm ưu tư chung. Chúng tôi dừng chân dưới tàng phượng trước cửa trường, nhìn xác phượng rơi lác đác trên sân tô hồng một khoảnh đất. Rồi từ giã nhau. Có cuộc chia tay nào vui bao giờ?

Vào mùa Hè nhà trường cũng thường tổ chức những cuộc cắm trại để chúng tôi giải trí và có dịp gặp lại nhau trong những tháng Hè. Tôi nhớ nhiều nhất là năm đi cắm trại ở Dĩ An. Chúng tôi đạp xe từ Biên Hòa đến Dĩ An, cắm lều rồi đốt lửa trại. Chúng tôi chia từng Tổ: dựng lều, nấu ăn, sinh hoạt chung…. Tổ chúng tôi 12 người: Tôi, Châu Mỹ Quế, Võ Trí Nhẫn, Lê Thị Dung, Phan Kim Hoa, Trần Thị Lan, Vũ Thị Dung, v.v. và vài cô bạn nữa mà tôi không nhớ hết. Lương thực của chúng tôi toàn thức ăn nấu sẵn: bánh mì chả lụa, bánh bao, bánh tét cho tiện, khỏi phải nấu nướng vất vả, thật ra thì tài nấu bếp của chúng tôi quá khéo, chắc chỉ có cơm khê, thịt khét… Sau buổi cơm chiều, chúng tôi rủ nhau nấu chè đậu xanh ăn tối. Khổ một nỗi là chẳng ai biết nấu chè như thế nào cả, chúng tôi nghĩ cũng đơn giản, nếu có đậu và đường là có nồi chè rồi. Thế là gom tiền rủ nhau ra quán gần đó mua đường, đậu xanh, nhóm lửa nấu chè. Để công bình, chúng tôi bắt thăm xem ai sẽ trổ tài đầu bếp. Võ Trí Nhẫn bắt trúng thăm nên phải nhận trách nhiệm nấu món chè đậu xanh hôm đó. Tôi nhìn Nhẫn ái ngại. Thầm nghĩ, cô nàng Nhẫn "cành vàng lá ngọc" này, con nhà giàu, ăn thì may ra chứ chắc gì mà nấu với nướng, rủi cháy hết thì tội nghiệp cho mớ đường đậu của chúng tôi góp tiền mua, rồi còn tội nghiệp cho mấy cái bụng thèm chè của đám nữ sinh ăn quà như mỏ khoét này. Thôi thì tất cả họp lại phụ mỗi đứa một tay cùng nấu chè vậy. Thế là bếp hồng được đốt lên, đứa thì rửa đậu, đứa kiếm nồi đổ nước bắc lên bếp, chúng tôi lăng xăng xúm xít bên nồi chè, khoảng nửa tiếng, Võ Trí Nhẫn kêu lên:

- Ê, chè chín rồi, các bồ lấy chén ra múc nè.

Chén bát được lôi ra lủng củng. Lê Thị Dung múc chè, vừa đủ cho mỗi đứa một chén. Bắt đầu thưởng thức.... Vừa húp một muỗng chè tôi vội dội ngược. Ôi chao! Ngọt sao mà ngọt gắt, nuốt đến khét cả cổ luôn, có bao nhiêu đường nàng Nhẫn bỏ hết vào nồi chè, đậu xanh thì hãy còn sừng sực, chưa mềm, thế mà chỉ một thoáng là bay nồi chè nửa sống, nửa chín. Ăn xong đứa nào cũng xuýt xoa khen ngon. Nói thật chứ, bây giờ mà cho tôi ăn lại món “chè cắm trại” đó chắc chắn là tôi vẫn mê như thường. Ôi! món chè đậm đà tình bè bạn, đầm ấm và dễ thương làm sao!

Và rồi, đến giờ sinh hoạt văn nghệ, tất cả chúng tôi quây quần bên phòng Thầy, Cô tham dự buổi sinh hoạt trại sinh. Các anh chị lớn ngâm thơ, kể chuyện, và hay nhất là anh Lâm Kim Sơn lên hát bài "Kiếp Tha Hương"

Giờ đây đừng khóc sầu chi đàn ơi! Lên vai cùng lê đôi gót tha hương.

Mình dìu nhau khắp nơi chân trời, tìm vần thơ ngát hương đời

để dệt thành câu hát quê hương...

Anh vừa dứt tiếng hát, hàng tràng pháo tay hoan hô rộn rã và tiếng “bis..bis…”, ầm ỹ vui nhộn. Theo lời yêu cầu, anh Sơn còn hát thêm cho chúng tôi nghe thêm vài bài hát thật hay. Đến giờ tắt lửa trại, tất cả chia tay trở về lều, giữ im lặng để chìm vào giấc ngủ sau một ngày sinh hoạt, đùa vui, và chắc là mọi người sẽ mang thật nhiều mộng đẹp vào trong giấc mơ của mình. Riêng chúng tôi thì nhất định sẽ mang món chè ngọt ngắt và sống sống của lớp Tứ Hai phá phách nầy vào giấc ngủ thư sinh...

Ngày vui qua mau, chưa tàn cuộc vui thì đã đến ngày về rồi, chẳng ai muốn chia tay. Lúc đi hăng hái bao nhiêu, khi về ủ dột, buồn tênh.... Hôm đạp xe về trời mưa rả rích, có lẽ trời đất cùng chung niềm nuối tiếc cuộc vui mau tàn của chúng tôi, nên mưa rơi tí tách suốt cả đường về...

Thế đấy, mỗi năm gần vào Hè thì lại buồn, nhớ đến những cuộc chia tay, tuy chỉ có 3 tháng mà sao thấy dài lê thê. Khẽ nép mình vào cây phượng quen thuộc, tôi dõi mắt theo những cánh phượng chao đảo trong gió.

Chúng tôi vô tư nhận hoa phượng là của riêng học sinh. Phượng đem mùa Hè về, Phượng là mùa thi, là mùa chia tay, và nhất là khi nghe ca sĩ Hoàng Oanh trong ca khúc "Màu Hoa Học Trò", thì tôi lại chắc chắn hoa Phượng là của chúng tôi …

Bây giờ còn nhớ hay không?

Ngày xưa Hè đến phượng hồng nở hoa. Ngây thơ anh rủ em ra.

Bảo nhặt hoa phượng về nhà chơi chung

Bây giờ còn nhớ hay không? Bây giờ còn nhớ hay không?

Bây giờ thì mãi xa nhau...

Cứ thế, mỗi lần phượng nở, tôi mê man đi dưới bóng mát của hàng phượng vĩ trong sân trường, nhặt từng cánh phượng rụng đầy sân đỏ rực như những trái tim, như xác pháo.... Tuy nhiên, dù có nghỉ Hè, nhưng chúng tôi vẫn cố tìm cách gặp nhau cùng nhau đi chơi khắp nơi. Chỉ khác một điều là không mặc áo dài, đeo cặp sau xe đạp với vành nón nghiêng nghiêng và tà áo tung bay trong gió nữa, mà chúng tôi gọn gàng trong bộ đồ tây, rủ nhau qua Cù Lao Phố ăn xôi vò, cơm rượu của nhà chị bạn học thời Đệ Lục (Chị Cá), rồi ra mé sông nhà chị ngồi hóng mát và ngắm cảnh bến sông tấp nập ở Cù Lao Phố, những chiếc ghe thuyền nhỏ nhỏ, ông lái gác mái chèo nằm ngân nga vài câu hò vọng cổ vui tai.

Ngồi nhìn con nước ròng lên xuống, gió mát thổi nhẹ đưa hàng dừa nặng trĩu rung rinh, đẹp làm sao!.... Chị Cá còn đem tiếp tế cho chúng tôi một khay bưởi hồng đào chua chua, dôn dốt, và 1 chén muối ớt đỏ au, thế là chúng tôi xúm xít quây quần bên rổ bưởi và chén muối ớt, vừa ăn vừa xuýt xoa, ngon sao là ngon! Tôi mê nhất là đi thăm Cù Lao Phố, một phố thị xầm uất, đường xá được mở rộng, phố xá xây dựng, chợ búa thành lập, hàng hoá dồi dào, tấp nập người mua bán, Cù Lao Phố phát triển nhiều ngành nghề như: dệt chiếu, nghề gốm, đúc đồng, làm mộc, làm pháo, nấu mía lấy đường.

Cù Lao Phố có rất nhiều chùa chiền, đình miếu, tịnh xá. Tóm lại, Cù Lao Phố là một khu phố rất phồn thịnh và vui vẻ. Phải nói là những gia đình sống ở Cù Lao Phố, đa số đều khá giả. Cù Lao Phố còn nổi tiếng về các món ăn ngon, nhất là bánh ít, bánh tét gia truyền của một gia đình chuyên về nghề gói bánh nổi tiếng ở Cù Lao. Rồi có hôm, chúng tôi rủ nhau sang Chợ Đồn ăn đầu cá bánh canh hay ghé Tân Hiệp Quán hoặc Tuyết Hồng ăn món "xôi chiên phồng".

Mặc dù đang nghỉ Hè, nhưng chúng tôi vẫn phải lo học thêm. Nhờ vậy, sau giờ học chúng tôi mới có thì giờ đi rong chơi như thế. Có khi đạp xe xuống Tân Mai, Hố Nai thăm các cô bạn (Bạch Nhật, Điểu, Chiêu, Châu) rồi theo bạn vào Nhà Thờ Tân Mai xem Lễ, xong ra thăm hàng bún măng vịt, bún ốc, bún thang ..vv.. Bây giờ ngồi nhớ lại những ngày xưa thân ái, chỉ thấy ngậm ngùi, tiếc nuối. Ước gì thời gian quay ngược lại để tôi trở về với những dấu yêu thuở trước, “thời áo trắng ngây thơ”. Cho tôi tìm lại những phút giây ấm cúng trong tình thầy trò, bè bạn ngày cũ...

Bao nhiêu mùa Hè đã đi qua trên đất nước xa xôi này. Hơn 35 năm rồi đó, 35 năm xa cố hương. Hôm nay, ngồi ôn lại những năm tháng vui buồn nơi quê nhà, nhớ về những mùa hoa phượng đỏ, nhớ những ngày tháng đong đưa của tuổi học trò. Nơi đây, Virginia với bốn mùa thay đổi Xuân, Hạ, Thu, Đông. Thời tiết chạy theo từng mùa, muôn ngàn sắc thái, muôn vạn màu hoa. Hoa cỏ ở đây cũng rất nhiều và đẹp lắm, nhưng lại thiếu vắng màu hoa phượng của mùa Hè và thiếu cả tiếng ve sầu rả rích trên cây phượng vĩ dưới sức nắng hừng hực của bầu trời nóng bức oi ả.

Tôi thèm một cánh phượng, thèm một màu đỏ tươi chen trong những cánh lá xanh non đậm đà, che rợp đường đi. Thèm tiếng ve kêu rả rích vào mỗi buổi trưa Hè nóng bức để gợi nhớ cho tôi những kỷ niệm ngày đó. Nhớ con đường phượng bay, rợp bóng, còn đâu vành nón nghiêng nghiêng che mát bờ vai thon và làn tóc xoã mong manh, lòng lâng lâng vang bên tai tiếng hát “Hè Về”.

Trời hồng hồng sáng trong trong. Ngàn phượng rung nắng ngoài song……

……Đàn nhịp nhàng hát vang vang. Nhạc hoà thơ đón Hè sang……

Hè đang đến bên này, phượng nở rộ bên kia. Đôi bờ đại dương cách trở, nắng vàng hai phương trời cách biệt. Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả...

Ôi dấu yêu! Tất cả đều là kỷ niệm xa xôi, là dĩ vãng nhạt nhoà. Lòng tôi nặng trĩu nhớ nhung, mong ngóng. Hy vọng một ngày mai nắng ấm, thanh bình thật sự trên quê hương xa xôi của chúng tôi và mong một ngày về tươi vui, hạnh phúc dưới hàng phượng đỏ.

Kiều Oanh Trịnh

(Alexandria, Virginia. USA - Viết xong Ngày Vào Hạ - June 2010)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10470)
Nhìn ra cái đẹp trong những giọt nước mắt và tìm cách lau đi mới thật sự là một con người hiểu đúng nghĩa của tình yêu.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12101)
Thu còn đem tình yêu đến cho đôi lứa yêu thương, và niềm vui đến cho mọi người.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 10254)
Tôi nghĩ đó là "Điệu nhảy của yêu thương." xin chia sẻ cùng các bạn.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11433)
Đây là một xóm đèo heo hút gió, nhưng người dân ở đây vẫn thường thấy người ở thành thị, những người đi săn, thỉnh thoảng ghé qua đó để xin vài tô nước
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10694)
Nhà nông còn mượn Thanksgiving làm dịp ăn mừng mùa gặt hái đã xong, thu hoạch tốt và tạ ơn Thượng Đế đã ban ơn lành đến mọi người
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11923)
Chúng tôi mong, Thầy Phạm Đức Bảo còn nhiều lần nhận thêm những lời chúc Thượng Thọ của những cựu học sinh Ngô Quyền năm cũ…
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12480)
Trở lại Sài Gòn, những buổi chiều trong quán nước mở trang báo ra đọc thấy tên bạn bè mấy người trên trang cáo phó chết trận cao nguyên.
22 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11700)
Cám ơn bạn bè gần xa đã cùng tôi san sẻ bao nhiêu vui buồn tâm sự. Cám ơn, cám ơn nhiều lắm.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 11760)
Thời "Áo Trắng" dễ thương đã qua, nhân gom nhặt được vài bức ảnh tôi còn cất giữ làm thành youtube "Tiếng Hát Học Trò". Xin kính gửi đến Thầy cô và các bạn Ngô Quyền cùng xem cho vui....
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10452)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc.
08 Tháng Mười Một 2014(Xem: 10723)
Những lời thơ nồng nàn, chan chứa làm cho người đọc mường tượng đến một tình yêu vô bờ.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 9501)
Nhìn lại cuộc đời lưu lạc của chính mình, tôi thấy cái chết của Trâm như xa hơn trong thời gian, không gian và tâm cảm.
31 Tháng Mười 2014(Xem: 10525)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 11700)
Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 9987)
Tôi đến đấy cũng chỉ muốn tìm lại chút kỷ niệm để cảm thấy như chú vẫn còn quanh đây.
24 Tháng Mười 2014(Xem: 10835)
Mời các bạn thưởng thức hình ảnh thu vàng rất đẹp với tiếng hát Lệ Thu trong bản nhạc " Chiếc lá Thu phai"
22 Tháng Mười 2014(Xem: 11264)
nhưng vẫn còn tiếng dương cầm đọng lại trong bài hát kỷ niệm mỗi khi chợt nhớ về hắn.
18 Tháng Mười 2014(Xem: 9913)
Mẹ tôi bảo rằng tôi cũng có thể làm điều này ngay tại Hoa Kỳ, điều mà tôi đã và đang làm
17 Tháng Mười 2014(Xem: 9792)
Chuyện của em là một câu chuyện não lòng. Tôi không thể nói tên em ra vì đó là niềm riêng sâu kín.
11 Tháng Mười 2014(Xem: 12652)
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
04 Tháng Mười 2014(Xem: 10747)
Nhưng ít nhất nó cũng có một thời gian tỏa hương thơm và làm đẹp cho đời.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 10446)
Giờ này thầy đã không còn gì ngoài mớ tro tàn. Câu hỏi 'Tại sao ta đến chốn này?"
23 Tháng Chín 2014(Xem: 11855)
nương áng mây trời gửi đến ''Người đi trên mây'' những lời chưa nói hết thay cho lòng tri ân và thương tiếc vô vàn.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10755)
Thương em thắt cả ruột gan Nhưng thôi nhẹ gánh thiên đàng em đi.
21 Tháng Chín 2014(Xem: 10298)
để Bùi Phương cùng tôi hiên ngang ca lại khúc hát quân hành.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9860)
Là một nhà giáo suốt mười bốn năm từ Trung học Ngô Quyền sang Trung học Pétrus Ký, chấm không biết bao nhiêu bài, anh biết phần kết luận là quan trọng nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9498)
Nguyện hương linh Thầy được phiêu diêu về nơi thanh tịnh.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9727)
Ước gì tôi có thể bơi ngược dòng thời gian để trở về một bến bờ tĩnh lặng, không còn thương cảm trước cảnh đời chia lìa bất tận
17 Tháng Chín 2014(Xem: 9907)
Sự yêu thích làm việc, tiếng gọi của tờ báo khiến bạn không thấy sự hành hạ thể xác của bệnh
14 Tháng Chín 2014(Xem: 10431)
Tôi không muốn gọi Nguyễn Xuân Hoàng là nhà văn lớn. Nhưng tôi tin một số truyện của anh, đặc biệt là truyện ngắn, sẽ còn được đọc và đọc lại. Lâu dài.
31 Tháng Tám 2014(Xem: 15129)
Nhưng chồng tui quả thật cho tui cái mùi mà mỗi khi nhớ, chỉ có cái áo lính của chồng,
30 Tháng Tám 2014(Xem: 11490)
Theo lời các anh chị kể lại, thì mấy các tiệc “ Hậu – Tiền ” này mới thực sự “ ngộ ” thiệt ngộ!...
30 Tháng Tám 2014(Xem: 10222)
Tôi nhớ lắm, nhớ những anh em tôi vừa được gặp lại hôm qua và những anh em tôi chưa gặp
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12002)
rong ngày cưới , không rõ lệ nhoà trên má tôi là giọt lệ của hạnh phúc hay đau khổ..
29 Tháng Tám 2014(Xem: 10478)
Tôi ngưỡng mộ gia đình bên chồng có một người cha, người ông như Ôn Viên Ngạc.
25 Tháng Tám 2014(Xem: 12719)
Biên Hòa đất và người, đã để lại trong tôi một ấn tượng đẹp. Biên Hòa có những thâm tình để tim tôi phải liêu xiêu. Một lần nữa, tôi nợ Biên Hoà lời cám ơn
23 Tháng Tám 2014(Xem: 10423)
Nỗi vui mừng không hẵn chỉ dành cho các thành viên tham dự, nhưng chắc chắn sẽ là niềm vui và hãnh diện của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa
23 Tháng Tám 2014(Xem: 12891)
nhưng tôi vẫn tiếp tục may mắn, vì có thêm những “ ngày vui không hẹn trước” ở miền Nam Cali…
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12029)
Nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc và nguyện cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp của tôi được mọi phước lành.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 10633)
Ngày đầu tiên của một người đi trên mây trong căn nhà quyền thế sao mà thừa mứa thời gian và trống rỗng đầu óc đến thế!
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15137)
bia thì quá tuyệt vời. Còn cá nhân tôi thì vui vì việc làm thành công và kết quả tốt.
16 Tháng Tám 2014(Xem: 17985)
Mỗi lần ai hát bài “ Những đồi hoa sim” Tôi lại nhớ đến cái lều bé nhỏ cột vào nhánh sim rừng
16 Tháng Tám 2014(Xem: 10221)
Trên đường trở về Bắc Cali, trong lòng không thể không có những bâng khuâng, những ngậm ngùi về cuộc đời của con người
15 Tháng Tám 2014(Xem: 10310)
Ông Phan đã cho tôi rõ tất cả những gì mà lâu nay tôi không biết, mà tôi cũng không thể tưởng tượng nổi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9617)
“Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!”
15 Tháng Tám 2014(Xem: 9900)
Đó là buổi sáng của một mùa Hè được kéo dài do cơn lốc thời sự gây nên. Suốt đêm qua tôi khó ngủ
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11518)
nhưng thôi con không dám hóng thèm nhiều đâu, chỉ xin một ánh nhìn ấm áp ... hay má cầm tay con đi má
13 Tháng Tám 2014(Xem: 14130)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian
10 Tháng Tám 2014(Xem: 16597)
Nếu ta không về được Thì con chúng ta sẽ về
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9889)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!