12:34 SA
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

HOÀI NIỆM - Angie Lê - Lộc Cù Lao

22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 10551)

Hoài niệm

 Quê tôi ở Cù Lao Phố. Dù quê tôi được gọi bằng những tên khác có ý nghĩa như Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, v.v. tôi vẫn yêu cái tên Cù Lao Phố hơn cả. Ba tôi khai khẩn và lập nghiệp ở cù lao này, vùng đất sa bồi từ nhánh sông Đồng Nai quanh co uốn khúc. Cả tuổi thơ của tôi hồn nhiên không gợn chút ưu tư gắn trọn với Cù Lao Phố nơi tôi ngày ngày cắp sách đến trường tiểu học Hiệp Hòa, đùa vui thoả thích với chúng bạn lúc bắt cá, tắm sông, trèo hái vú sữa, để rồi lớn dần theo năm tháng trong ốc đảo với kỷ niệm chất chứa.

 Gắn bó cách mấy rồi tôi cũng đành đoạn bỏ Cù Lao Phố mà đi. Bao năm biền biệt xa cách, niềm nhớ thương quê cũ gậm nhấm hồn tôi. Nhắm mắt lại, tôi vẫn mường tượng được giữa dòng sông lặng lẽ một Cù Lao Phố thấp thoáng mái đình, mái chùa. Nhà của ba má tôi ở xa phố thị nên từ thuở nhỏ tôi đã quen thuộc với không gian cố hữu: mùi đất ẩm ướt, sự tĩnh mịch quyện trong màu xanh cây trái và ruộng vườn cùng những đêm mưa nhỏ hạt đồng điệu với tiếng dế nỉ non. Khi được dịp dắt đi chùa Ông, tôi giương to đôi mắt trẻ thơ như bị thôi miên bởi những mái ngói cong đỏ và những tượng thờ uy nghi mà thời bé thơ tôi có phần e dè, rón rén khi tiến gần. 

 Lớn hơn một chút, tôi theo gương chị Sáu và chị Bảy vào trường Trung Học Ngô Quyền tại thành phố Biên Hòa. Thời đó, Ngô Quyền là trường trung học công lập duy nhất ở miền đông Nam Phần vì vậy thi đậu vào một trường danh tiếng như thế là niềm tự hào cho gia đình nhưng ba má tôi phải lo toan thêm. Chị Sáu thương ba má sớm khuya vất vả nên đành bỏ dở việc học để phụ gia đình nuôi các em ăn học. Tôi còn nhớ những ngày đầu tiên học lớp đệ thất, tôi bẽn lẽn trong chiếc áo dài trắng nữ sinh và luôn trông ngóng đến ngày thứ hai hàng tuần để được háo hức mặc chiếc áo dài màu xanh dự lễ chào cờ. Chị em tôi đi học bằng phương tiện xe lam qua cầu Rạch Cát nơi kết nối Cù Lao Phố với thành phố Biên Hòa. Sau này trở về thăm quê, tôi thỉnh thoảng dõi mắt tìm lại hình ảnh chiếc xe lam, kiểu xe truyền thống với hai băng ghế khách ngồi đối mặt nhau; các khách thường là các cô nữ sinh kéo vạt áo dài khép nép và các phụ nữ quang gánh vất vả nhưng các hình ảnh tôi muốn tìm lại dường như chỉ còn là ký ức.

 Nếu ở trường tiểu học làng quê tôi đơn thuần là đứa nhỏ thả hồn bé thơ trong những trò chơi banh đũa, nhảy cò cò với bạn học thì ở trung học Ngô Quyền tôi đã để lại ấn tượng thương mến từ bạn bè và thầy cô về những hoạt động sôi nổi thời học trò của tôi. Tuổi mộng mơ của tôi song hành với những hoài bão mới ươm. Hiểu biết về con người và hiện tình đất nước đưa tầm nhìn của tôi vượt thoát không gian hạn hữu của một Cù Lao Phố bé nhỏ. Nhận thức về chiến tranh, hy sinh và mất mát của con người đánh động tâm thức một nữ sinh mới lớn như tôi. Trái tim nhiệt huyết của tôi bắt đầu có những trăn trở, suy tư. Tôi thấy mình cần làm một điều gì ý nghĩa để đóng góp dù chỉ là nhỏ bé. Tham gia sinh hoạt hiệu đoàn trường với tư cách trưởng khối văn nghệ, tôi đã nối kết nhiều bạn học để tổ chức những lần thăm tiền đồn ủy lạo chiến sỹ và phụ diễn văn nghệ. Lần tổ chức nào cũng thành công vì tôi nhận được sự khích lệ của thầy cô và bạn bè chung sức góp tay. 

 Cứ mỗi mùa hè ngôi trường Ngô Quyền đỏ thắm màu hoa phượng vỹ, tôi lại chứng kiến lớp lớp đàn anh sau khi đậu tú tài tiếp tục lên Sài Gòn học đại học hoặc tham gia quân ngũ. Trong số bậc đàn anh tôi ngưỡng mộ có anh Huỳnh Quan Minh cùng quê ở Cù Lao Phố. Anh đậu Thủ Khoa đại học Y mà vẫn khiêm cung cố hữu. Anh kèm chúng tôi học thi tú tài, mỗi lần chúng tôi mỏi mệt hay nản học, chúng tôi lại được thưởng thức ngón đàn guitar solo tuyệt diệu của anh. Vận nước đổi thay, tôi mất liên lạc với anh để rồi sau bao năm gặp lại, điểm hội ngộ không phải là Cù Lao Phố nơi anh em chúng tôi lớn lên mà là ở xứ người. Tôi nhớ mình đã xúc động bàng hoàng, thốt lên:

“Anh Minh ơi, em thấy anh già đi nhiều.” Anh cười nhẹ:

“Vậy Lộc còn trẻ lắm sao?”

 Anh nói đúng, khi gặp lại anh thì tôi đã trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, tóc chớm muối pha tiêu, chứ đâu mãi là cô nữ sinh áo dài đi học trường Ngô Quyền thuở nào. Riêng anh, tôi tin chắc rằng trong lòng các bệnh nhân của anh thì anh vẫn giữ mãi hình ảnh của một vị lương y đức độ.

 Tôi nối tiếp lớp đàn anh lên Sài Gòn ghi danh đại học Luật Khoa với mong ước một ngày mai dấn thân giúp đời, góp công sức đem lại công bằng cho xã hội. Tôi vừa là sinh viên vừa đi làm thêm để trau dồi nghiệp vụ cho một tương lai hứa hẹn. Tuy nhiên cuộc đời chỉ trải thảm cho tôi đến khi tôi học năm thứ hai thì thế thời đảo lộn. Hụt hẫng trước tương lai vô định và phải đương đầu với thực tế cơm, áo, gạo, tiền, tôi đành bỏ học để lăn lộn kiếm sống phụ nuôi gia đình. Chị Sáu và chị Bảy lúc đó cùng chịu chung số phận như bao phụ nữ với đàn con thơ dại và chồng là chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Chồng chị Sáu đang trong lao tù cộng sản và chồng chị Bảy đã tử nạn trước đó trong mùa hè 1972. Riêng tôi lập gia đình được vài năm thì đã trở thành goá phụ bên đứa con gái còn nhoẻn miệng cười ngây thơ chưa in rõ nét hình ảnh người cha trong trí nhớ non nớt. Khóc cho phận mình chưa đủ, tôi đa đoan thương thương chị Bảy hơn ai hết. Một phần là vì hai chị em tôi kế nhau nên thân hơn, và một phần tôi đồng cảm với chị vì cả hai chị em tôi đã sớm trở thành goá phụ khi tuổi đời chưa đến ba mươi.

 Chị Bảy tôi chọn nghề làm cô giáo trước khi quen anh Quang, sau này là anh rể tôi. Anh Quang yêu chị, anh hứa với chị đi học khóa sĩ quan rồi mới kết hôn với chị để chị không tủi với bạn bè. Anh Quang giữ lời hứa, tốt nghiệp Thủ Khoa khóa sĩ quan Không Quân tại Nha Trang và Á Khoa tại Hoa Kỳ rồi trở về nước cưới chị tôi. Hạnh phúc ngập tràn khi đứa con trai đầu lòng của anh chị ra đời. Tuy nhiên trong thời chiến không ai biết được cuộc sống sắp đến sẽ ra sao, vì thế vợ chồng chị Bảy cũng không là trường hợp ngoại lệ. Khi cháu trai tôi được tám tháng và cháu gái còn nằm trong bụng mẹ chỉ ba tháng tuổi thì chị Bảy nhận tin dữ báo chồng tử nạn. Đó là mùa hè 1972 khi anh Quang đang đóng quân ở Phù Cát và ngày đó anh cùng đồng đội thực hiện phi vụ tiếp tế cho chiến trường Ban Mê Thuột thì máy bay bị nạn.

 Đau đớn cho chị Bảy ngày cùng tôi đi máy bay ra căn cứ Phù Cát để nhận lại kỷ vật của chồng, chị đã ngất lịm khi cửa phòng anh Quang được mở, mọi thứ trong phòng anh nguyên vị như lúc anh còn sống và dường như anh chỉ chợt bước ra khỏi phòng để nhận lệnh bay mà thôi. Ly cà phê còn dở dang, tấm ảnh người vợ với mái tóc thề anh yêu quí là những kỷ vật sống động tựa như đang ngóng anh về. Chị tôi có nỗi đau như bao phụ nữ có chồng chiến binh khi nhận giấy báo tử, nhưng nỗi đau của chị tăng bội phần bởi lẽ các góa phụ nhận giấy báo chồng tử trận thì vẫn còn được khóc bên xác chồng, còn chị tôi nhận giấy báo chồng tử nạn thì xác chồng biết nơi nao mà nhận. Đến khi chiến cuộc tàn thì hai đứa con của chị Bảy vẫn còn bé dại. Cuộc sống của mẹ con chị càng bi thương hơn vì chị mang số phận của người vợ sĩ quan chế độ cũ; một buổi chị tôi cầm phấn dạy học trò, buổi còn lại trong ngày cũng đôi tay gầy guộc cày cố làm ruộng còn con trẻ đi chăn dê. Tận đáy lòng, chị tôi vẫn giấu kín nỗi niềm đau đáu tìm lại xác chồng.

 Phần tôi có nỗi truân chuyên của riêng mình. Được tiếng là xốc vác hơn các chị, tôi lăn lộn kiếm sống trọn đạo dâu con, trách nhiệm người mẹ, đồng thời dang tay đùm bọc cả những đứa cháu côi cút. Anh rể Quang đối với gia đình tôi chân tình, sống chan hoà nên khi nhận tin anh tử nạn, từ ba má đến các anh chị đều thương tiếc anh. Vì không nhận được xác anh nên mọi người vẫn hy vọng dù rất mong manh rằng anh chỉ bị mất tích và có cơ may trở về; thảng như anh đã mất thì ít ra cũng tìm được xác anh để an ủi chị tôi và các cháu phần nào. Khi định cư nơi xứ người, ngoài nỗ lực lo chu toàn cho người thân nơi quê nhà, tâm tôi còn mong muốn tìm được thông tin về người anh rể mà tôi quí trọng. Mỗi khi nghĩ đến anh Quang, tôi luôn cầu nguyện “Anh ơi, xin giúp em làm tròn ý nguyện là tìm được xác anh đem về cho chị Bảy và hai con của anh.”

 Có chăng lời nguyện chân thành của tôi đánh động tâm linh người đã khuất, tôi may mắn liên lạc được với Đại Tá Nguyễn Hồng Tuyền, vị chỉ huy trưởng của anh thời đó và nhận được sự trợ giúp nhiệt tình. Với những nỗ lực đóng góp tài chánh, công sức, thì giờ, các chiến hữu của anh đã có thể thực hiện các chuyến đi dò tìm tọa độ nơi phi hành đoàn tử nạn. Sau cùng nhà ngoại cảm đã có thể cảm nhận địa điểm rơi của máy bay trên đỉnh núi ở độ cao 1.500 mét và rải rác năm bộ xương người quanh đó. Tuy nhiên, điều mong mỏi khai quật để đem năm bộ hài cốt trở về cho các thân nhân đã không thực hiện được, vì giấy phép không được cấp với lý do nơi đó thuộc khu vực núi cấm. Một lần nữa, chị tôi chỉ còn biết quỳ dưới chân núi lặng lẽ khóc thương chồng. Tin này nhận được trùng hợp với lúc tôi thấy xác một chú chim gục đầu chết buồn bã bên bệ cửa sổ phòng nơi tôi thường ngồi tư lự.

 Giờ đây, chỉ có bài vị của anh rể tôi cùng bốn chiến hữu được đặt trong chùa, sáng chiều nghe kinh kệ. Cánh chim bạc Nguyễn Hữu Quang cùng với phi hành đoàn trong chuyến bay định mệnh đã yên nghỉ trên núi cao, xương cốt các anh dần trở về với cát bụi. Vợ con anh cam lòng chấp nhận điều không trọn vẹn như những tưởng. Phận tôi vuông tròn nghĩa vụ với bên chồng và bên cha mẹ; tôi yên lòng nhìn con gái vững chãi trên bước đường đời và các cháu tôi đã thành nhân. Quay nhìn lại đời mình tôi chợt nhận ra mình đơn lẻ không bạn song hành đến cuối cuộc đời. Giá phải chi tôi níu lại được tuổi thanh xuân thì tôi sẽ sống cho riêng mình. Giá phải chi cuộc đời không qua mau thì tôi sẽ thực hiện những dấn thân giúp thế nhân. Giá phải chi... Giá phải chi...

 Vô vàn điều tôi muốn thốt lên giá phải chi. Nhất định có một điều. Giá phải chi tôi tái sinh, xin cho tôi được sinh ra nơi Cù Lao Phố một lần nữa. Chẳng là gì cả. Chỉ đó là quê hương tôi mang trong tim.

 

 Angie Lê - Lộc Cù Lao

Tháng 11-2013

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 2014(Xem: 9909)
Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!
07 Tháng Tám 2014(Xem: 15665)
hơn bao giờ hết ban chấp hành hội ái hữu Biên Hòa California cũng mong đón nhận những tấm lòng… để chúng tôi vững lòng tiếp bước “đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm”
06 Tháng Tám 2014(Xem: 10671)
Nguyện cho tất cả các anh thương phế binh được giảm mọi sự đau đớn, bệnh tật và có một cuộc sống an vui, hạnh phúc.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10186)
Ai trên đời này mà không cần có một bà mẹ. Những người không còn mẹ nữa lại càng cần hơn ai hết, phải không?
05 Tháng Tám 2014(Xem: 10692)
Con nhớ mùi thơm của má. Mùi mồ hôi muối mặn nồng và nụ cười móm xọm của má.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 18497)
Chúc mừng gia đình quân lực VHCH có một hậu duệ tài ba. Chúc Việt luôn thăng tiến trên con đường binh nghiệp và xin chia vui cùng gia đình.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12337)
Tiếng hát đã bay cao, người hát đã về cát bụi để lại bao ngậm ngùi tiếc thương cho người ở lại.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 11897)
Thế mà ta vẫn vượt qua, anh và em và tình yêu của chúng mình.
20 Tháng Bảy 2014(Xem: 10725)
Bây giờ nhớ đến anh, đến 3 Đạo, đến Tống Ngọc Yến, đến Bùi thị Tròn và cả những người bạn đã nằm xuống, Ốc vẫn nghĩ: Cám ơn đời ...
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 10880)
"Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đở biết bao.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 12254)
Thế nhưng, có đi chuyến hội ngộ này tôi mới biết Ngô Quyền là một gia đình thật sự. Không có gì phải e dè.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10673)
Những bâng khuâng nầy khắc khoải không như những bâng khuâng nhẹ nhàng khi tôi đọc lại "Nửa Chừng Xuân"
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 10290)
Cám ơn Ngô Quyền, tình nghĩa thật đầy. Hẹn lần khác có duyên gặp lại.
21 Tháng Sáu 2014(Xem: 10785)
nhớ nao lòng cái im lặng đến lạ lùng của cánh cổng trường khép lại khi mùa hạ về, mặc cho lũ ve kia vẫn vui chơi rền vang hát gọi...
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 12990)
Ba ngày sau, con gái sinh em bé, con trai cũng báo tin đã có việc làm. Niềm vui của mẹ nhân đôi.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 10905)
Xin gửi đến các bạn là những người lính VNCH. Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 9843)
Với tôi, Nguyễn Xuân Hoàng tượng trưng cho sự hiền hòa, thân thiện và can đảm
17 Tháng Sáu 2014(Xem: 9620)
Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình
16 Tháng Sáu 2014(Xem: 9996)
Cho ba bớt hai ngàn, để lát về xe lỡ có hư như lần truớc ba có tiền sửa
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 9980)
Tôi nhớ và thương ông nhiều lắm. Ngược lại tôi cũng là đứa con gái ông cưng nhứt nhà.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 9486)
Nghe tôi thú thật, bố khép khít đôi mắt như một người lấy gan nhổ khỏi chân một cái gai; xong bố mở mắt nhìn mọi người, rồi nhìn tôi
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 10191)
cứ như những phiến đá muộn phiền nặng oằn trên đôi vai của thầy hiệu trưởng.
07 Tháng Sáu 2014(Xem: 10716)
Hãy ngủ yên đi cháu! Hãy sống vui vẽ, bình an trong vòng tay yêu thương của ba mẹ và gia đình
03 Tháng Sáu 2014(Xem: 10578)
"Cái con khỉ gió. Cho ăn học để giờ này mày đem má ra viết chọc quê hả?
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10052)
Vậy mà cha nỡ đành đem bán vợ đợ con để kết bạn với chúng.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 10704)
Có thật là giữa ông ta và tôi có một mối liên hệ nào đó và ông đang rất muốn gặp tôi
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16407)
Thầy ơi, bởi vì trái đất tròn. Thương sao trái đất vẫn tròn.
31 Tháng Năm 2014(Xem: 10036)
Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
28 Tháng Năm 2014(Xem: 10407)
con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
28 Tháng Năm 2014(Xem: 9295)
Mẹ tôi không có ý kiến. Bà nói chuyện hôn nhân là của tôi, tôi phải tự định đoạt.
24 Tháng Năm 2014(Xem: 9985)
Tui cầm mấy món quà của ba trên tay mà xúc động. Tui muốn ôm ông như ngày còn bé
22 Tháng Năm 2014(Xem: 10598)
Hãy hạ lá cờ đó xuống và cùng chúng tôi chống giặc ngoại xâm bằng trái tim thật sự hướng về tổ quốc.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 8718)
Ông thấy mình như trở lại thời trai trẻ trong một giấc ngủ thật dài của kiếp người tha hương
17 Tháng Năm 2014(Xem: 9962)
Thực ra nếu có Uyên ở đây cũng chưa chắc tôi nói được gì. Chẳng lẽ tôi đến thăm cô như một chuyện tình cờ? Chẳng lẽ tôi hỏi bà Phan là tôi muốn gặp Uyên?
11 Tháng Năm 2014(Xem: 9917)
Anh thở dài, vội vàng đứng lên đi lang thang trên đường phố đông người trong khung cảnh nhộn nhịp của thành phố New York mong tìm sự lãng quên trong tâm hồn
11 Tháng Năm 2014(Xem: 10720)
Ai cũng viết về mẹ. Tui cũng viết một chút về má tui. Bả thiệt là nhà quê và có nhiều chiêu rất lạ.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 11508)
Ngày nào còn con người với những buồn vui mất mát, đau khổ lẫn ước mơ, ngày đó tiếng thơ Trần Kiêu Bạc còn mãi ngân vang.
10 Tháng Năm 2014(Xem: 10670)
Nghĩa trang hôm nay không lạnh lùng phải chăng có được từ tình đồng hương Biên Hòa ấm áp?
05 Tháng Năm 2014(Xem: 8740)
rong khi đó thì tâm hồn bạn cũng “thăng hoa” đem muôn vẻ hạnh phước lại cho thế gian.
03 Tháng Năm 2014(Xem: 11019)
Nợ non sông ơn đồng đội, bằng cả sự trân trọng và cảm thông; xin được nói với nhau một lời “Chúng tôi là người lính”
30 Tháng Tư 2014(Xem: 10684)
Qua ánh đèn của bệnh viện, tôi thấy Tư lệnh đưa tay nâng sửa cặp mắt kính đen và hai giọt nước mắt từ từ chảy lăn dài trên khuôn mặt đau thương
29 Tháng Tư 2014(Xem: 11053)
Bây giờ tôi chỉ là một người lính già lưu vong nơi đất khách quê người, nhưng tinh thần chiến đấu và ước mơ cho một ngày đất nước thật sự thanh bình không cộng sản sẽ không bao giờ già trong tôi.
28 Tháng Tư 2014(Xem: 10916)
không như một số ít người không làm việc thiện mà hay đem tiền dành dụm đi đóng tiền điện tiền nước cho các sòng bài, đôi khi không có tiền đóng tiền nhà đầu tháng cũng vì cờ bạc.
24 Tháng Tư 2014(Xem: 22360)
Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim
24 Tháng Tư 2014(Xem: 16716)
Nếu phải làm lại từ đầu, thì tôi cũng vẫn làm như thế. Tôi biết rằng làm như thế là tôi mất tất cả, mất tất cả trừ DANH DỰ.
23 Tháng Tư 2014(Xem: 10310)
Thế mới biết, cách xưng hô thực vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rất rõ tình cảm , tư cách , đạo đức, giáo dục… của người nói vậy
22 Tháng Tư 2014(Xem: 9086)
Cho nên, có thể nói rằng các cụ chẳng khác gì những cổ thụ bị bứng lên đem trồng một vùng đất lạ.
22 Tháng Tư 2014(Xem: 10196)
chú Bảy tôi cưới người con gái ấy, sau nầy sinh được một trai, một gái cho chú, rồi thiếm Bảy ra đi vì đau bệnh nặng
18 Tháng Tư 2014(Xem: 10978)
Và cô nhẹ nhàng hôn lên trán tôi, rồi quày quả bước ra cửa. Tôi nghe tiếng giày khua rất chậm ở dốc cầu thang. Và tiếng động cơ xe nổ giòn, lăn bánh.
09 Tháng Tư 2014(Xem: 10237)
Nếu anh linh của anh còn luyến tìếc về những ưóc mơ chưa thành đạt cho dân cho nước, cho vùng đất Chương Thiện mang tên anh.