12:19 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

BỎ BÊ CON CÁI - PHẠM CHINH ĐÔNG

24 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 16508)
bobe-large-content

 Sau bảy năm chết lên chết xuống trong nhà tù cộng sản, cuối cùng Huy được thả về từ Bắc Việt. Năm đó, Huy đã ngoài bốn mươi tuổi. Đám con ngày cha đi vừa mới lớn, ngày cha về, có đứa đang độ tuổi trầu cau.

 Đúng một năm sau, vợ chồng Huy sinh thêm một cậu bé, đặt tên là Út Ráng. Vì đã có một đứa út rồi, Út Nhanh, thành ra bé út này đúng là ráng hết cỡ mới có. Rủi thay, Út Ráng lại là một đứa bé dị tật bẩm sinh. Tay chân mắt mũi đàng hoàng nhưng nói năng không được, trí óc khù khờ. Dị tật bẩm sinh này, người miền quê gọi là "người hành tinh", có nơi gọi là "người Mông Cổ". Ở Việt Nam mình, loại dị tật ấy khá phổ biến. Riêng tỉnh Trà Vinh, xã Long Vĩnh có hai đứa, xã Trường Long Hòa có một đứa. Ở Mỹ, cũng không ít. Vài trường có riêng một lớp đặc biệt dạy cho những đứa trẻ bất hạnh đó. Có một điều lạ, dù ở Việt Nam hay ở Mỹ, "người hành tinh" vẻ mặt đều na ná giống nhau với đôi mắt chùm bụp, một mí như "người Mông Cổ"(?).

 Vợ chồng nhà Huy buồn khổ lắm nhưng không biết làm sao. Chỉ âm thầm trách mình kiếp trước chắc đã gieo hạt dữ. Và chỉ biết van vái, cầu nguyện cho con mau lớn, khỏe mạnh, thế thôi.

 Gia đình Huy đến Mỹ định cư lúc Út Ráng được 7 tuổi. Vẫn không nói được và vẫn lờ khờ như mọi khi. Tuy thế, vợ chồng Huy và hai đứa con lớn đều cưng quý Út Ráng vô cùng. Được bạn bè chỉ dẫn, Huy xin cho con đi học lớp "buddy" gì đó. Nói ra chắc không nên nhưng phải nói, Út Ráng học cho yên chí vậy thôi, chẳng kết quả gì nhiều. Dù sao, vợ chồng Huy cũng có đôi lúc vui vẻ khi thằng bé nguệch ngoạc được vài chữ. Đến nay, Út Ráng đã 16 nhưng dáng vóc chẳng khác gì một thằng bé tuổi mười.

 Có người lẩn thẩn nghĩ đến tuổi thọ cao của giống "người Mông Cổ" vì 15, 16 mà nhỏ xíu thế kia thì phải sống tới trăm tuổi mới vừa! Cao đâu chưa biết, chỉ thấy mấy bữa rày, Út Ráng tự nhiên bỏ ăn, hai con mắt chỏm lơ. Có người lại thì thào với nhau rằng chắc “ông tổ” đang rước về! Hỏi gì thằng bé cũng không nói (biết nói đâu mà nói?), chỉ khóc thút thít tối ngày. Huy cuống cuồng đưa con đi khám bịnh ở bác sĩ gia đình. Con đau đã là chuyện khổ mà những chuyện khác càng khổ hơn. Qua đây với số tuổi về già, Huy tiếng Mỹ chỉ loanh quanh mấy chữ “gút mo ninh, thanh kiu vé ri mớt”, xe cộ thì không dám lái, chỉ trông nhờ ở hai đứa con lớn, đứa gái, đứa trai, mỗi ngày phải đi làm. Hôm nào anh chị không thể bỏ việc thì phải đành gọi taxi. Như hôm nay.

 Bác sĩ gia đình là người Việt Nam, sĩ quan quân y thời đó, di tản qua Mỹ từ năm đầu mất nước, học lại một thời gian rồi lấy được bằng bác sĩ. Không biết tay nghề và đạo đức của ông thầy thuốc này như thế nào mà cũng lắm người mỉa mai. Có một bà bị lao hạch đã điều trị dứt ở Việt Nam, bây giờ cảm thấy những dấu hiệu của bịnh cũ trở lại bèn xin bác sĩ cho khám. Không dè, ông bác sĩ đáng kính mắng bà một trận:

 - Chị đừng có nói ẩu! Chỉ có lao phổi, lao xương, lao da chớ hạch gì mà lao! Tui chưa nghe cái bịnh đó bao giờ. Chị chỉ có dấu hiệu bị đau tim mà thôi.

Cũng không dè, bà bịnh nhân quá dữ. Bả lồng lộn la toáng lên làm nhộn nhịp cả căn phòng khám bệnh đầy những người chờ.

 - Bác sĩ cũng đừng có nói ẩu! Hồ sơ y khoa của tui còn để ở nhà và vết mổ nạo mủ cái hạch bị lao còn ở háng tui đây. Bác sĩ muốn coi không?

Một lát, bà bịnh nhân trở ra, mặt mày hầm hầm, nói với một ông quen:

 - Anh nhớ con mẹ Mai không? Người ta bịnh gần chết xin giới thiệu đi nhà thương vậy mà "cha" lần nào cũng nói "không có sao đâu, uống thuốc từ từ sẽ hết". Đến hồi nặng quá, chở vô ê mẹc rân xi rồi bỏ xác ở trỏng. Có ai làm gì thằng chả đâu?

Rồi bà nhìn mọi người và nói, không biết nói với ai:

 - Còn tui, "cha" nói là bị bịnh tim. Trời! Tui mà bịnh tim! Bịnh tim mà nhức cái hạch, nóng lạnh muốn chết đây nè! Tui nhất định xin đổi bác sĩ liền chuyến này. Nếu không, chắc chết yểu với chả quá!

Nói xong một hơi, hả dạ, bà bịnh nhân mở cửa về liền. Mọi người lao xao, bán tín bán nghi.

 Có điều khó hiểu là chẳng mấy ai bỏ tay này mặc dù đổi chọn bác sĩ gia đình là một quyền luật định. Ai cũng có những lý do riêng của mình. Huy cũng thế. Hai năm trước còn ở gần, bây giờ đã dọn nhà đến nơi khác xa hơn nửa giờ xe vậy mà Huy vẫn quyết làm người khách bịnh trung thành! Đầu đuôi chắc cũng tại tiếng Anh, tiếng u không có nên có sao xài vậy cho êm. Quanh đây toàn là bác sĩ Mỹ. Bác sĩ người Việt lơ thơ vài người, ở rất xa nhau.

 Huy ôm con vào phòng mạch. Vợ Huy theo sau, lo lắng, bơ phờ. Bác sĩ khám một chặp, lắc đầu:

 - Chịu! Để tui đưa giấy giới thiệu đi nhà thương cho họ khám.

 Vợ chồng đành đưa con về. Thằng con lớn ấm a, ấm ớ gọi nhà thương lấy hẹn cho em và xin nhà trường cho nghỉ học vài bữa. Tiếng Mỹ của cả hai đứa lớn cũng chẳng ra gì. Qua Mỹ trong lứa tuổi lỡ cỡ, hình như đa số đều như vậy.

 Một tuần sau, đến ngày hẹn. Út Ráng mềm như bún, nằm thở phì phì vì mệt. Vợ chồng Huy cũng thở không ra hơi vì lo. Bác sĩ nhà thương lăng xăng tận tình khám, thử đủ thứ. Rút cuộc, mọi thứ đều tốt, kết luận chẳng có bịnh gì! Cho về nhà với một mớ thuốc bổ. Út Ráng vẫn bỏ ăn, nằm liệt. Vợ chồng Huy cũng hết biết phải làm sao, nằm chịu, đêm ngày than vắn thở dài. Cứ nói với nhau, "giá như ở đây có bác sĩ tư, mình đưa nó đi khám cho đỡ tức"

bobe1-large-content Nhà trường lại gọi đòi phải có giấy chứng nhận của bác sĩ mới cho Út Ráng nghỉ. Mấy bữa rày buồn lo quá sức, Huy muốn bịnh trong mình, mặt mày hốc hác, râu ria lởm chởm nhưng cũng phải lặn lội xuống phòng mạch. Tay bác sĩ gia đình nói:

 - Không có bịnh gì làm sao mà chứng?

 Huy đành về tay không. Hôm sau nhà trường lại gọi. Hai đứa lớn vắng nhà. Huy ấm ớ một hồi thì đầu dây bên kia cúp ngang. Vợ chồng đang thắc mắc, đoán già đoán non thì chuông điện thoại lại reo. Huy vội cầm nghe. Tiếng một người đàn bà nói tiếng Việt Nam:

 - Tôi là nhân viên Sở Bảo Vệ Thiếu Nhi. Nhà trường của con anh mới nhờ tôi nói với anh về chuyện thằng bé. Sao? Thằng bé hiện giờ thế nào?

Giọng nói đầy vẻ hách dịch, kẻ cả. Huy rất bực mình nhưng phải nén lòng trình bày mọi sự. Chị nhân viên nào đó nói như hét:

 - Không bịnh sao được! Bỏ ăn cả mươi ngày mà không bịnh! Anh đừng có chối quanh!

 - Ủa, tui nói con tui không bịnh hồi nào? Bác sĩ gia đình rồi nhà thương, họ nói như thế.

 - Họ nói thì kệ họ. Con anh, anh phải lo cho đàng hoàng.

 - Đi khám hai chặp rồi, đàng hoàng là sao? Đi khám ở đâu bây giờ? Ai giới thiệu cho mà đi?

 - Tôi không biết. Ngay bây giờ, tôi bắt buộc anh phải gọi 911 cho thằng bé vào nhà thương liền. Tôi lập lại, ngay bây giờ, sau khi nói xong với tôi. Tôi sẽ báo cho nhà trường của thằng bé cùng liên lạc với cảnh sát để thu xếp người thông dịch. Yêu cầu anh làm ngay đi. Nếu không, anh sẽ bị ra tòa vì tội bỏ bê con cái, cảnh sát sẽ còng đầu anh đấy!

 Huy choáng váng như mới bị đánh một đòn chí tử. "Còng đầu anh đấy". Trời ơi, tại sao ở một xứ văn minh bậc nhất trên hành tinh này, có người mang tiếng học thức lại nhẫn tâm nói với nhau những lời nặng nề đến thế! Đau lòng hơn hết, người ấy lại chính là đồng bào, đồng hương của mình, cùng một giòng Lạc Hồng máu đỏ, da vàng, một quê hương nghèo đói, điêu tàn Việt Nam!

Buộc lòng, Huy gọi 911. Một lát sau, xe cứu thương hú còi chạy tới. Một y tá người Việt đi theo thông dịch. Không giống như chị nhân viên nào đó qua điện thoại, hắn có vẻ rất lễ độ :

 - Thưa bác, trường học báo cáo đầy đủ rồi. Vậy ta cho em đi ngay nhé.

Út Ráng được đặt vào băng ca và đẩy vào xe. Trong ánh mắt lờ đờ, nó không giấu được vẻ thích thú với những món lạ.

 Lần này, đến nhà thương khác, Huy chẳng biết ở chỗ nào. Khám đến trưa, nhà thương, theo yêu cầu, báo kết quả về trường học: "không có bịnh gì, chỉ kiệt sức vì thiếu ăn". Và cũng theo yêu cầu của nhà trường, ngay lúc đó, xe cứu thương của một nhà thương khác lại đến đưa Út Ráng về khám nữa. Út Ráng lại khoái chí được đẩy lên xe.

 Ở nhà thương này, kết quả y chang như những nhà thương vừa rồi. Cũng "không có bịnh gì". Cuối cùng, Huy được phép đưa con về nhà. Nhà thương nhờ y tá người Việt dặn dò:

 - Bác cố gắng cho em uống thuốc đủ liều. Thuốc bổ đấy. Em nó mất sức lắm rồi. Nếu có gì không ổn, bác nhớ gọi ngay 911.

 Huy nhìn con, lòng đau như xé. Còn không ổn gì nữa! Rõ ràng đã không ổn kể từ ngày thằng bé bắt đầu bỏ ăn. Nhưng biết làm sao đây? Đem đi đâu bây giờ? Thôi thì đành chờ cảnh sát đến “còng đầu” về tội bỏ bê con cái. Vậy thôi!

PHẠM CHINH ĐÔNG


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Mười 2015(Xem: 8334)
Vĩnh biệt em trai của chị Hãy yên nghỉ vĩnh hằng.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 8675)
Mong các bạn để một chút thời gian suy nghĩ về ý kiến của tôi.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9593)
Như tôi dùng dằng hoài, không buông tay kỹ niệm, nên thao thức hoài, đếm mưa...
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9289)
Phải chuẩn bị chết như thế nào? Khi sống phải sống làm sao? Để lúc ra đi còn có được nhiều người thương mến
24 Tháng Chín 2015(Xem: 9745)
Vậy thì, hãy nhìn cuộc sống bằng ánh mắt yêu thương và hiểu biết, vì tình thương & sự hiểu biết mới đem lại những kỳ diệu cho cuộc sống
20 Tháng Chín 2015(Xem: 8509)
Có phải chăng cuộc đời này là bể trầm luân, là hư không là vô nghĩa nên con chỉ nghêng người nhìn đời bằng nửa con mắt với hai bàn tay quờ quạng chơi vơi.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 9696)
Cụ bà hiền hòa của giòng Đồng Nai trong một buổi sáng tinh sương và hoàng hôn gợn gió đang nằm yên như bay về phía phương trời xa.
14 Tháng Chín 2015(Xem: 8264)
trên tay bà tất cả những lời ông Trần viết đều còn đó, bà ôm vào ngực, và mùa hè úa tàn như nắng chiều rơi xuống trên đồng cỏ hoang trước mặt.
11 Tháng Chín 2015(Xem: 9082)
Về mùa thu có lẽ khu vườn này rất đẹp. Lá sẽ vàng một màu và những chú nai dễ thương sẽ là nguồn thi hứng của chị.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9315)
Tóc đã nhuộm sương, cơ thể lão hóa nhưng con tim nhà giáo vẫn dành cho học sinh mình một nơi ấm áp trú ngụ.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 9407)
Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt, Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung"
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9692)
Một lần nữa, xin cám ơn các thầy cô, bạn bè Biên Hòa, Ngô Quyền, Long Thành, nhóm Dễ Thương. Gia Đình Tam C và tất cả các bạn trên Web đã yêu thương và khuyến khích
30 Tháng Tám 2015(Xem: 9744)
Nhưng thẳm sâu trong tâm hồn các chị, vẫn hoài vương vấn hình ảnh “cây đa cũ, bến đò xưa, dòng sông trong mát” của Đồng Nai phố
30 Tháng Tám 2015(Xem: 10973)
Hôm nay nhân ngày rằm tháng Bảy, con xin kính dâng lên Ba Mẹ, chút hương hoa cúng rằm, ước nguyện hương linh Ba Mẹ
21 Tháng Tám 2015(Xem: 10546)
nói lên thân phận làm người trong hoàn cảnh bi thương, thăng trầm của lịch sử, ca ngợi tình chiến hữu, tình bạn... và nỗi ngậm ngùi của người con mất quê hương
18 Tháng Tám 2015(Xem: 10020)
Chúc mừng cho trường NQ - hội AHBH và chị Nguyễn Thị Thêm... BH có nhiều nhân tài quá chừng...
09 Tháng Tám 2015(Xem: 10283)
tiếc rằng xứ tôi không biết giữ gìn những kho tàng quý giá của lịch sử.
07 Tháng Tám 2015(Xem: 9630)
Đến một lúc, tôi chợt nhận ra rằng, không có gì là vô nghĩa trong cuộc đời này, dù cho nó có vẻ như tình cờ
07 Tháng Tám 2015(Xem: 8339)
Còn em em sẽ sẳn sàng đón chào cả nhà. Sen nhà em mới nở hoa , sẳn tiện mọi người cùng ngắm sen nở đầu mùa.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9728)
Những chiếc xe bus màu vàng đã tạm nghỉ không đưa đón học sinh ở các trạm nữa. Mùa Hạ đã sang.
02 Tháng Tám 2015(Xem: 9017)
nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. “Hạ Ơi”.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 14463)
Và còn nữa những bài hát được các bạn cùng hát lên “ Rồi Mai Đây” “ Nhớ Nhau Hoài” như nhắc nhớ niên học cuối và kỷ niệm ngày gặp lại
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 12692)
Đó phải chăng là ước mơ chung của tất cả các bạn, những học sinh Khiết Tâm khắp nơi. Đừng để mai một cả thời tươi đẹp nhất mà chúng ta ai cũng đều lưu luyến nhé.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 9350)
Những bàn tay, những tấm lòng và những nụ cười tươi vui đã khiến mọi người thoải mái trong buổi tiền họp mặt.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 9315)
Cầu xin ơn trên cho thầy khỏe mạnh. Sang năm gặp thầy bỏ gậy ...nhảy đầm.
10 Tháng Bảy 2015(Xem: 10230)
à tôi cũng sẽ không quên bạn thân tôi, một bông hoa nở giữa mùa hè: Cúc Hạ.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 9019)
Một lần nữa, chúc mừng chiến thắng của đội tuyễn nữ Hoakỳ. Chúc mừng ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ.
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 9746)
Sau năm 1975 con đường bỗng trở nên xa lạ . Những ngôi nhà của bạn bè thân quen ở hai bên đường đều đổi chủ
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 10377)
Câu trả lời xin dành cho những nhà viết sử chân chính, cho những Sĩ Quan và Quân Nhân Hoa Kỳ từng chiến đấu anh dũng, can trường
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 9878)
Các bạn cũng là những người tù Cộng Sản đã trở về sau bao nhiêu năm gian khổ nhục nhằn.
17 Tháng Sáu 2015(Xem: 9655)
Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 9024)
Nhân ngày Father's Day, tôi viết bài này để vinh danh cha tôi, người cha trọn đời sống vì đất nước,
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 9289)
“Đời” ở đây là sống theo kiểu 3 KHOAN: “khoan dung, khoan hồng & khoan ‘đổ thừa’” tại bị… cho đến khi nằm trong sáu tấm
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 10775)
Má ơi, con đã biết ở nơi nào là nơi sung sướng hạnh phúc của má rồi.
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 11007)
DANH DỰ, TỔ QUỐC, TRÁCH NHIỆM. Ngày nào còn thở tôi còn tôn thờ. Chỉ khi nhắm mắt thì trách nhiệm của tôi với tổ quốc VNCH mới kể là hết.
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 10598)
tác giả gốc nhà giáo dạy văn, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014...là Giáo Sư tại trường trung học Công Thanh Biên Hòa
05 Tháng Sáu 2015(Xem: 9190)
Dù kiếm bi giờ có mòn thế nào cũng vẫn còn chút tiếng tăm trên chốn giang hồ.
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 10077)
Thế hệ thứ nhất đã ra đi gần hết, thế hệ thứ hai đã bạc đầu. Thế hệ thứ ba sinh trưởng nơi xứ lạ. May mắn còn người dẫn dắt để các em biết về giòng giống
30 Tháng Năm 2015(Xem: 9898)
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 10445)
tri ơn những người lính Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam để họ sống còn và các em có được như ngày hôm nay.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 10556)
Và nhân ngày “Memorial Day”, để tưởng nhớ đến anh linh các vị anh hùng đã một lòng vì dân, vì nước hy sinh tánh mạng. Xin thành kính dâng nén hương tưởng niệm
21 Tháng Năm 2015(Xem: 10856)
Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh. Kính chúc tất cả các bà mẹ trên thế giới đều được chồng, con yêu thương, kính mến
10 Tháng Năm 2015(Xem: 13078)
Mặc dù tổ quốc bây giờ con tôi phục vụ không phải là VN. Nhưng con cái người lính VNCH đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ làm cho người Mẹ như tôi đẹp lòng.
10 Tháng Năm 2015(Xem: 11637)
buổi chiều tan trường trễ, Huyền vẫn nghe rất rõ giọng nói thân quen: “bánh mì bì đây, bánh mì bì muôn năm”...
05 Tháng Năm 2015(Xem: 9607)
Thư này khá dài mong các bạn thông cảm. Và không biết nên chúc gì cho các bạn mình trong tháng tư đen này?
03 Tháng Năm 2015(Xem: 9658)
Mong rằng chị đang hưởng một cuộc sống thật hạnh phúc, an vui trong kiếp tái sinh hoặc đang an nhàn thảnh thơi nơi cõi vô hình.
29 Tháng Tư 2015(Xem: 13369)
Chính những người lính Việt Nam Cộng Hoà, chính những người bạn của tôi đã gìn giữ an ninh cho nhân dân, cho tôi được sống an bình hạnh phúc trong thành phố,
27 Tháng Tư 2015(Xem: 11701)
Huy chương đã được truy tặng. Từ đây, hy vọng là đại gia đình Cố Trung sĩ Nguyễn Văn Hải được an ủi phần nào.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 9578)
Cám ơn với tất cả ngậm ngùi vì VN sau 40 năm vẫn còn là một quốc gia nghèo đói không có bình đẳng và tự do.