10:36 CH
Thứ Sáu
26
Tháng Tư
2024

CHÚ DẾ - ANH HÁT BÌNH PHƯƠNG

29 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 20939)


CHÚ DẾ

Chú Dế, tên một người đàn ông mù lòa bán vé số. Ai đã từng sinh trưởng và lớn lên từ Chợ Đồn, Hóa An và Tân Hạnh của những thập niên 60, 70 chắc hẵn vẫn còn nhớ đến người đàn ông tật nguyền, ngày lại ngày qua với chân trần vượt qua những nẻo đường sỏi đá, kiếm cách sinh nhai từ những tờ vé số trước giòng đời đổi thay. CHÚ DẾ.

Không biết chú Dế từ đâu tới, chỉ biết 2 vợ chồng chú, chú Dế cũng có vợ và thím Dế cũng là người không còn ánh sáng, mù và mù đã tìm đến nhau cùng sống trong một căn chòi rách nát trơ trọi trên mãnh đất hoang bên cạnh “Mã Thằng Tây”, một ngôi mộ hoang nầy được biết ngày xưa lính Tây chết và được chôn tại đây. Ngôi mộ “Mã thằng Tây” nằm trên đường đắp đá chạy dài từ Cầu Hang của núi Châu Thới, ra đến chùa Long Thiền đến bến đò Ngựa tận bờ sông Đồng Nai, được làm phân chia ranh giới giữa 2 xã Chợ Đồn và Hóa an; cũng là lằn phân chia giữa 2 quận Đức Tu và quận Dĩ An của Tỉnh Biên Hòa ngày xưa. Con đường nầy ngày xưa ban ngày vắng lặng, ban đêm không ai dám đi qua, chỉ có những ánh sáng đom đóm lập lòe và tiếng Cú rít lên giữa màn đêm tăm tối. Thời buổi bấy giờ còn tranh tối tranh sáng, ban ngày có làng có ấp, ban đêm mấy ông du kích từ đâu mò về “Mã Thằng Tây” treo cờ, sáng ra dân vệ Chợ Đồn vô gở cờ, bị lựu đạn gài phát nổ, 1 anh dân vệ tên Hùm và ông an ninh ấp chết, đã mang biết bao kinh hoàng cho những người dân Hóa An và Chợ Đồn muốn có một cuộc sống an bình. “Mã thằng Tây” đã là chứng nhân của sự nhẹ dạ cuồng tín, hận thù mù quáng, nơi đây biết bao người đã bị chết oan, trong đó có chú 7 Huỳnh, chú 6 Út của xóm Đồng Nai, những người dân hiền lành cũng có vợ có con với gia đình yên ấm, chú 7 Huỳnh không là lính, chú 6 Út không là làng nhưng cũng bị cướp đi mạng sống oan ức với những bản án tử hình để lại của mấy ông du kích. Chú Dế tuy không còn thấy đường để thấy những cảnh tượng hãi hùng, nhưng chú nghe được tiếng súng, tiếng dẫy dụa của người sắp chết, cũng như nghe được những tiếng khóc nghẹn ngào tức tưởi của vợ của con những người bất hạnh. Nỗi kinh hoàng đè nặng hàng ngày… hàng đêm, với sự lo sợ tột cùng đào sâu hốc mắt thâm sâu, đôi khi chú muốn rời khỏi căn chòi nầy để không còn nghe tiếng chân chạy ạch đụi sau nhà, để mãi nghe bao tiếng thê lương, nhưng chú không biết tìm nơi đâu để dung thân trừ vùng đất hoang vu mọi người đều sợ hãi và xa lánh nầy. Nhưng trời không phụ người nghèo khó, sau thời gian ổn định của nền Đệ nhất Cộng Hòa, ấp chiến lược và toán dân vệ của xã Hóa An đã được thành lập với những thanh niên trong xã, với sự chỉ huy của bác Đại Diện Bảnh, chú Xã Tốt đã đào luyện những thanh niên nhà quê ít học nhưng can đảm biết yêu làng thương xóm như chú bảy Tý, anh Tý Mỹ, anh Lê Thương, anh Tâm v.v… đã rượt đuổi du kích rời khỏi hóc ông Che, giúp chú Dế không còn nghe tiếng súng trong đêm và ở lại căn chòi nghèo nhưng tạm ấm. Hằng ngày vai mang túi xách, tay cằm gậy tre với giấy số, chú Dế lần mò theo con đường liên tỉnh 16 nối liền Chợ Đồn và Tân Hạnh. “Số Đây” tiếng rao của chú như lời mời gọi trong niềm vui đem may mắn đến mọi người. Với cây gậy quờ quạng từ trái sang phải, từ phải sang trái đã giúp chú Dế đi đúng đường về đúng hướng, cái hay ở đây chỉ nghe tiếng động chú Dế biết mình đang ở đâu, đang đứng trước đường vào rạp hát Phước Chung, bãi tha ma Rể Tranh , chùa Hút Gió, ngả tư chùa Long Thiển, ngả tư lò lu v.v… Từ đó chú Dế có thể mời đích đanh khách hàng, “Chú Bảy hôm nay mua số không?” hay “còn mấy số cuối cùng đây anh Hai”. Khi cầm tiền trên tay với hai ngón tay lần mò trên tờ giấy bạc, chú Dế có thể phân biệt được giá trị đồng tiền, và thối tiền lại cũng đúng. Người dân quê lúc bấy giờ rất hiền lành, không bắt nạt người tàn tật cũng như không có tính tham lam. Đặc biệt chú Dế mù lòa nghèo khổ không bao giờ nhận phần tiền thặng dư cho thêm (được hiểu là tiền bố thí) của người tốt bụng. Đường trở về của chú Dế sớm hay muộn tùy vào sự đắt hoặc ế của những tờ vé số; nhưng cũng lĩnh kỉnh mang về với bó rau, bịch mắm nêm, đôi khi vài quả trứng, khá hơn là những miếng nạc vụn từ sạp bán thịt của ông chín Kiệt bày bán còn lại tại chợ chòm hỏm của xóm lò lu. Chiều về chú Dế cũng có buổi ăn gia đình với sự chăm sóc của thím Dế. Trời về đêm trong một không gian tỉnh mịch an bình chú không còn nghe những âm thanh oan khiên vọng từ “Mã Thằng Tây”, trong bóng đêm thím Dế lần mò xoa nhẹ bàn tay chai cứng của chú, bằng sự âu yếm nhẹ nhàng thím đặt nhẹ bàn tay lên ngực, thím cảm thấy lâng lâng niềm hạnh phúc…

Từ sự phát triển của lò lu Trần Lâm ở Hóa An, lò gạch Phước Mai ở Chợ Đồn của ông Tư Trai, đất được lấy từ cánh đồng những mảnh ruộng dọc hai bên đường đắp qua “Mã Thằng Tây”, mái chòi của chú Dế lại được phủ thêm bụi đường, từ những chiếc máy cày chở đất về lò gạch, lò lu. Đất và bụi đã tạo nên công ăn việc làm cho những con người Hóa An và Chợ Đồn, chú Dế không còn cảm thấy đơn độc một mình trên đường đi, với những người thợ đất hì hục làm việc trên cánh đồng dưới ánh bình minh, trên đường về với ánh nắng chiều soi rọi vọng theo tiếng chuông chùa văng vẳng từ ngôi chùa Làng, rải rác xung quanh với những người quanh vùng ra ngồi câu cá, đến khi màn đêm phủ xuống. Đời sống người dân ở đây lúc bấy giờ sao mà giãn dị quá. Phải nói là an bình.

Sau ngày cách mạng 1 tháng 11 năm 1963, con đường đắp đá qua “Mã Thằng Tây” lại là một chứng nhân nữa, chứng nhân cho một cuộc chiến đến hồi khốc liệt, thời lúc bấy giờ xa lộ Đại Hàn qua Dĩ An lên Bình Dương, cũng như con đường nối dài từ cầu hang qua cầu mới chưa được xây dựng, những đoàn công voa chở từng đoàn lính viễn chinh Hoa Kỳ (người Mỹ đổ quân vào miền Nam sau khi nền Đệ nhất Cộng Hòa sụp đổ) đã theo con đường nầy qua Hóa An, Tân Hạnh để đến được Củ Chi. Trẻ con thì vui mừng khi đón nhận những gói thuốc, những mẫu kẹo, những lon đồ hộp, được người lính Mỹ cho được liệng xuống dọc con đường nầy. Chú Dế lại thêm những lần kinh hoảng với số lượng xe nhà binh chạy quá nhanh, người tránh xe nhưng thân chú Dế lại mù lòa chậm chạp đã bao lần suýt bị văng xuống hầm đất… Nhưng đền bù lại chú Dế lại có những cảm giác tuyệt vời, lần đầu tiên chú Dế được nếm vị ngọt của viên kẹo, cái ngon của những lon thịt hộp, phải nói ngon một cách lạ lùng. Những thứ nầy chú Dế được nhận từ đám trẻ, bên tai chú Dế còn được nghe “đồ Mỹ đó”.

Ngày ngày đoàn công voa vẫn qua, chú vẫn tiếp tục những bước đi, cầu mong đem sự may mắn cho mọi người qua tờ giấy số. Những hầm đất giờ đây vắng lặng, những người thợ đất năm xưa đã bỏ lò lu, bỏ lò gạch để đi làm sở Mỹ. Những chiếc xe buýt đưa rước công nhân dồn dập từ Hóa An, từ Chợ Đồn ra Long Bình, những âm thanh ngày xưa dần dần thay đổi, những bài ca vọng cổ lớp Tống tửu Đơn Hùng Tín qua những bàn tiệc, chú Dế không còn được nghe, thay vào đó chú Dế nghe được những bài tân nhạc nhẹ nhàng từ máy radio, từ cassette rồi đến các máy truyền hình. Chú còn được nghe những tiếng xe gắn máy, loanh quanh những con đường làng nhỏ để chở các con cháu đến trường. Khu nghĩa địa Rể Tranh không còn lạnh lẻo, từng đoàn dân tản cư từ vùng sâuTân Uyên Phước Thành đã xuống đây chạy loạn và lập nghiệp. Những hàng quán được mọc lên san sát lề đường, những hậu cứ của các tiểu đoàn lính 57 rồi 58 an ninh phi trường được thành lập tại xã Hóa An, những người con gái nhỏ ngây thơ của Hóa An ngày nào cũng dẩn dần bỏ quê lên Sàigòn, cũng đã để lại biết bao tình cảm nín câm. Giây phút êm đềm về đêm của chú Dế không còn nữa, giấc ngủ của chú thím Dế luôn bị đánh thức bởi những tiếng chấn động bom đạn vọng về từ chiến khu D…

“Vé số đây…” tiếng rao của chú Dế , cũng âm thanh quen thuộc đó, cũng con người đó qua bao năm mò mẩm với tấm thân mù lòa, cũng ra Chợ Đồn qua Hóa An, đến Tân Hạnh. “Vé số đây…”. Cũng chú Dế nhưng giờ đây chú không đi một mình, người dẫn đường theo sau chiếc gậy phong sương của chú Dế, lại là một cô bé hãy còn thơ khoảng chừng 7, 8 tuổi, ẩn trong bộ đồ bà ba bé nhỏ là một gương mặt kháu khỉnh có đôi mắt rực sáng bù lại tạo hóa đã lấy đi ánh sáng của ba mẹ cô. Sau lời rao của chú Dế “Vé số đây…” là lời mời của cháu bé “Mua dùm số Ba con…” Hai cha con vẫn dắt dìu nhau qua những con đường cũ, dưới ánh nắng mặt trời chói chan, hình ảnh của người cha cầm theo cây gậy, lần bước theo những bước chân tập tểnh của em bé thơ, in trên mặt đất như ghi dấu lại một mảnh đời khốn khổ. Bé gái chậm chạp nhận tiền và e dè thối lại cho người mua. Bé gái ơi! Đồng trang lứa với em, chúng bạn đã bắt đầu đến trường có bạn bè cùng học ê a, bé không có vận may mãi dẫn dắt người cha mù lòa đem bán cái may cho kẻ khác. Với tuổi bé thơ biết gì? Biết chăng có thể là nỗi vui được phụ người cha mù lòa trên đường kiếm cơm hai bửa, với má em có thể giúp nhặt từng rau úa, xỏ từng sợi chỉ, giúp má em khâu lại từng manh áo rách, bé vẫn còn hữu dụng hơn bao người khác, may mắn sinh ra trong gia đình giàu tiền giàu bạc, có học có hành, nhưng tự chọn cho mình hư hỏng, đã mang bao niềm đau cho những bậc sinh thành…

Con đường mới từ Cầu Hang được mở qua cầu mới Biên Hòa, xa lộ Đại hàn vòng đai cũng được xử dụng, Quận Dĩ An cửa ngỏ để vào Sài Gòn, lại là 1 quận an ninh nhất. Ngay trận công kích Mậu Thân 68 và Kỷ Dậu 69 xã Hóa An cũng như Dĩ An không phải là nơi chạm súng của hai bên, người dân Hóa An hiếu kỳ còn chạy qua đường đắp mới gần rạp Biên Hùng nhìn cảnh binh lính địa phương đang chiến đấu giải tỏa áp lực địch bên kia đường rầy xe lửa. Hóa An vẫn vậy cũng với con đường với lời rao của chú Dế “Vé số đây”

Xa Hóa An khá lâu, trước sự đổi thay của đất nước sau ngày 30 tháng 4, người nặng lòng với cố hương, cố tìm nhưng không sao tìm lại hình bóng cũ. Ngay cả hình ảnh của chú Dế bán vé số ngày nào, dù rằng trên quê hương Việt Nam giàu đẹp, trong xóm nhỏ thân yêu nầy đã có thêm nhiều người bán vé số. Nghe đâu chú Dế đã sáng mắt và đã ra đi phương trời vô định nào đó. Người ta chỉ nhìn thấy con đường đắp đá được đỗ nhựa rộng đẹp hơn, có những chiếc xe hơi bóng loáng đời mới đi lại và đậu trong những căn nhà sang trọng của những người chủ mới trên những hầm đất ngày xưa. Sau 1975, những hầm đất sớm trở thành ao nuôi cá dần dần được lấp lại, những tấm bảng “Ao Cá Bác Hồ” đã được âm thầm tháo gở và vứt đi ở một xó xỉnh nào đó. Khu “Mã Thằng Tây” được san bằng thành khu dân cư với những căn nhà cao rộng, lại có thêm tên đường Nguyễn thị Tồn lạ quắc lạ quơ, những giọng nói quen thuộc địa phương ngày xưa của Tân Bản, Chợ Đồn, Hóa An không còn nữa, được thay thế bằng những âm thanh xa lạ. “Mã Thằng Tây” và “Ao Cá Bác Hồ” cùng rủ nhau đi vào quên lãng với thời gian. Nếu “Mã Thằng Tây” đã là chứng nhân của cuồng tín mù quáng, ngày nay “Ao cá Bác Hồ” trở thành nơi tranh chấp của sự tham lam hận thù, có những anh em giòng họ hiền lành bây giờ có thể chém giết và chia rẻ lẫn nhau vì những miếng đất không giá của ông bà không màng chăm sóc bao đời. Từ quy hoạch đến sang tay, hóa giá; những người dân địa phương có tiền của phải mua lại từ ai đó ngoài Hà Nội. Xung quanh đâu đó còn sót lại những hầm đất được xử dụng làm những quán cà phê có những tên thơ mộng đầy văn chương, với những chiếc xuồng lênh đênh, những nhà hàng nổi với hương đồng cỏ nội đã đến từ miền Tây, dành mua vui cho những kẻ lắm bạc nhiều tiền của thời đại.

 Riêng căn chòi lá trên mảnh đất hoang của chú Dế không còn tìm thấy, con cháu của chú đã không giữ được, là con nhà nghèo mù đui làm sao có chủ quyền thẻ đỏ. Hỏi ra mới biết cô bé ngày xưa đã bị đẩy trôi dạt vào nghĩa địa Hóa An và những đứa con của em đã buôn thân sang tận Đài Loan, Hàn Quốc.

Bé ơi! Ngày xưa chú Dế mù lòa nhưng không ai lấy đi tiền bạc, căn chòi và những tờ vé số; sao ngày nay em là người sáng mắt, giữa ban ngày ban mặt người ta đã lấy hết nhà đất của em? Ngày xưa chỉ lời nhỏ nhẹ mời gọi của Bé “Mua dùm số Ba con…” đã có biết bao người với lòng từ tâm sẵn sàng mua hết giấy số còn lại của Ba em, nhưng ngày nay em đã gào to, tiếng khóc của em vọng tới trời xanh, nhưng Chúa và Phật cũng không cho họ có chút lòng từ tâm, để biết trả lại miếng đất, trả lại căn chòi cho Bé…

“Mã Thằng Tây” được san bằng và đô thị hóa. Vẫn thuộc địa phận Bửu Hòa. Bên kia đường thuộc Hóa an, gọi là cổng sau công ty Pou-chen (Đài loan). Toàn bộ khu tứ giác, cả sân banh và Quốc lộ 1K là của công ty nầy, có hơn mười ngàn công nhân. Bên kia đường, đường vào chùa hóc Ông Che, với những khu nhà trọ. Bây giờ có chợ Pou-chen, người dân địa phương mĩa mai gọi là chợ “BON CHEN”. Bao người Việt tha phương vẫn còn giữ những tên Việt cho các thương hiệu như Tân Mai, Hố Nai, Long Thành v.v… Nhưng trên quê hương mình, tên ngôi chợ sao lại là Pou-chen, mà không là Cầu Hang, Tân Bản, Gò Chùa hay Lò Lu. Ôi! những địa danh quen thuộc thân thương của làng quê, của quê hương tôi đâu rồi…

Chú Dế ơi! Phải chi đừng sáng mắt…

ANH HÁT BÌNH PHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Tám 2013(Xem: 17832)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng… của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...
17 Tháng Tám 2013(Xem: 13132)
Thầy của chúng tôi, một bệnh nhân hạnh phúc , nỗi đau của thể xác sẽ vơi đi nhờ những viên thuốc nhỏ xíu , và nhờ chân tình của đồng nghiệp và học trò…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 12029)
Tôi vẫn nghĩ, ai mà chẳng có một bà mẹ. Tuy vậy mãi về sau tôi mới hiểu vì sao cha tôi lúc nào cũng nhắc tới câu nói trên
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14203)
Những chiếc ghế còn bỏ trống không chỉ là một tiếng nói, mà còn là một thông điệp cho những người sống. Bài thơ không chỉ viết cho một người mà cho nhiều người…
13 Tháng Tám 2013(Xem: 14313)
Vậy là chai dầu không cùng tôi trở lại quê Mẹ. Nhưng hơn bao giờ, tôi thấy chai dầu xanh đang ở trong tim mình.
12 Tháng Tám 2013(Xem: 13854)
Hãy bắt chước đúng y việc nào ông dạy, nhưng cố tránh những việc ông mày làm… khi ông bắt buộc chúng con đi vào khuôn phép!
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12122)
Đám sinh viên Nam Kỳ Quốc mượn tạm gia đình các thầy để giải sầu xa xứ. Các thầy đã dang tay đón lấy những đứa con sớm rời tổ ấm này.
11 Tháng Tám 2013(Xem: 12023)
có ý thức cảnh giác với” bọn con trai” nên tôi cố tìm cách “thoát” khỏi anh trong lúc này, may thay, vừa đến ngả tư, một chiếc xe bus trờ tới rồi tấp vào trạm
01 Tháng Tám 2013(Xem: 13175)
Hãy chăm chút những đóa hồng nhung thơm phứt và xin đừng, xin đừng đạp lên chúng tôi: Những đóa hoa dại nhỏ nhoi bên đường.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 13488)
Chút tình cảm quê hương còn sót lại trong Má tôi chắc đã chôn vùi với Ba tôi rồi. Nói vậy mà sao mắt bà vẫn ướt. Xúc động vẫn còn trào ra từng kẽ mắt, vành môi run... Làm sao quên được ký ức tươi đẹp đó phải không Má?.
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 10309)
Những người bạn quê nghèo thời thơ ấu bây giờ đã trôi dạt mỗi người mỗi nơi. Một số đã nằm xuống thảm thương trong cuộc chiến ý thức hệ giữa Tự Do và Cộng Sản
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 13097)
Nhìn lại “ Một Thời Thơ Dại” thấy thương và nhớ nhiều lắm. Nhớ chợ Biên Hòa, con đường Công Lý, cây cầu Rạch Cát để về Cù Lao. Nhớ hết tật xấu một thời để thương lấy tha nhân.
22 Tháng Bảy 2013(Xem: 12353)
Những cựu chiến binh Hoa kỳ, cựu Quân Nhân VNCH con không được dịp biết tên. Nhưng với cái nhìn của kẻ hậu sinh các chú, các bác đã đến đây bằng tấm lòng với bao ý nguyện dở dang. Xin cho con một sự kính trọng và quý mến.
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 11884)
Biên Hòa thuở thanh bình, dẫn ta đi thăm lại các cảnh cũ, từ Cù Lao Phố đến núi Bửu Long và làng bưởi Tân Triều, từ quán Mì Chú Mừng trong hẻm nhỏ cạnh tiệm ảnh Phạm Lung cho tới Dưỡng Trí Viện v.v…
20 Tháng Bảy 2013(Xem: 12688)
có một nơi bây giờ là ban đêm, một người Thầy, một người Cô hay đồng môn, một mình trước màn ành nhỏ cũng cũng chung vui với nụ cười trong ngấn lệ.
17 Tháng Bảy 2013(Xem: 11011)
Tôi xin mượn lời cuối để cám ơn ban tổ chức đã không ngại khó khăn đã thường xuyên tạo cơ hội cho Thầy Cô, học trò cùng vui chơi với nhau
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 12395)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em quá ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 11399)
Tôi chắc rằng lứa học trò cách đây hơn 50 năm vẫn giữ hình ảnh thanh cao của những cô giáo ở trường Nữ Tiểu Học Biên Hoà trong trái tim mình.
30 Tháng Sáu 2013(Xem: 18254)
Tân Uyên là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm khó quên trong những năm đầu bậc trung học của tôi. Nó cũng là nơi mang lại bao nhiêu nỗi cảm hoài.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 12364)
Mùa hè ngày xưa là mùa chia tay, mùa hè bây giờ là mùa đoàn tụ. Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 13024)
Ai cũng chỉ mong được như vậy thôi. Vợ chồng thuận hòa và con cái ngoan ngoản, hậu vận gia đình sẽ được ấm no thịnh vượng. Nhưng mong mỏi là một chuyện, mà thực tế không được như vậy
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 11694)
Phận người, sương khói, phận nổi trôi Có ai biết được tương lai ta phiêu dạt đến nơi nào ? Thuyền tình tha phương đến khi nào cập bến hay mỏi mắt ngóng trông, không bến đậu ?
08 Tháng Sáu 2013(Xem: 12568)
Anh ta vui trong cái vui đoàn tụ của gia đình. Cả nhà cám ơn rối rít người Mễ tốt bụng. Không có gì mừng rở hơn tìm được người bị bệnh Alzheimers đi lạc về nhà.
05 Tháng Sáu 2013(Xem: 14468)
Đình ơi hãy tỉnh dậy và đứng lên. Ngày về Đà Nẳng vẫn còn chờ, bạn bè Ngô Quyền vẫn hằng mong. Và CD với mười một ca khúc vẫn còn dở dang... Đình ơi hãy tỉnh dậy...
31 Tháng Năm 2013(Xem: 13022)
hãy chấp nhận và bao dung cho nhau, còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 13538)
Thầy Cô Kính mến, bạn bè đồng môn thân thương chờ gì? Không khép lại từ đây, Không ghi danh về tham dự, để được tay nắm chặt bàn tay, cười cho long trời lỡ đất, cùng chúng tôi chung lời ca “Ngô Quyền vang tiếng gọi”
19 Tháng Năm 2013(Xem: 20173)
Thời tiết Biên Hòa, cũng như Miền Nam những ngày qua là như vậy. Sáng nắng, chiều mưa. Mưa kèm lốc xoáy và có mưa đá như chiều qua ở Lâm Đồng, Đà Lạt
14 Tháng Năm 2013(Xem: 12095)
Biên Hòa chỉ cách Sài Gòn độ ba mươi cây số, nhưng đây là lần đầu tiên, Triệu phải xa em gái để tiếp tục việc học. Hai anh em đã luôn luôn sống cạnh nhau từ lúc còn bé
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14538)
Cô đã có tất cả "1 người phụ nữ thành đạt, giàu có, danh vọng, chồng đẹp, con ngoan" Nhưng cô đã mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng: Mẹ!
11 Tháng Năm 2013(Xem: 14983)
Tôi thầm cám ơn cuộc đời. Cám ơn ba mẹ đã cho tôi hiện diện trên thế gian này. Cám ơn những lời giáo huấn của người, đó là hành trang quý báu, tôi mang theo suốt cuộc đời.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 13867)
Vì cuốn Gió Mùa Đông Bắc chấm dứt ở thời điểm miền Nam sụp đổ năm 1975 nên chương cuối này chứa đựng nhiều chi tiết về tình hình và tâm trạng của nhân vật trong sách giữa thời khắc hấp hối của Sài Gòn
04 Tháng Năm 2013(Xem: 13418)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
03 Tháng Năm 2013(Xem: 13248)
Bây giờ bỗng nhiên Mẹ đi đâu xa rồi, không tìm được nữa, con như mất cả một gia tài quý giá mà cả đời con không còn hy vọng gì tìm lại .
02 Tháng Năm 2013(Xem: 12400)
Hơn 40 năm đã qua đi như một giấc mộng. Có những lúc quay về với ký ức tuổi thơ, tôi vẫn nghĩ đó là quãng đời đẹp nhất ta đã đi qua ...
02 Tháng Năm 2013(Xem: 14048)
Tôi thật sự bước vào đời với hành trang là những điều dạy dỗ của Cha Mẹ và những kiến thức Thầy Cô đã truyền đạt. Tôi mở cánh cửa tương lai, mang hành trang bước vào đời
02 Tháng Năm 2013(Xem: 13208)
Nhìn thấy mẹ, tự dưng con nghe cay cay nơi sống mũi. Gần 1 giờ sáng rồi mà mẹ vẫn chưa được nghỉ ngơi. Con ngồi sau xe, úp mặt vào lưng mẹ.
01 Tháng Năm 2013(Xem: 13803)
Từ khi anh bước vào thang máy là chúng tôi biết phải xa nhau!...xa biền biệt! Biết đến bao giờ chúng tôi được gặp lại nhau?..Biết đến bao giờ? ...Biết đến bao giờ?
30 Tháng Tư 2013(Xem: 14561)
thế hệ trẻ xin cuối đầu và gởi lời thành kính cám ơn đến tất cả những người Lính Việt Nam Cộng Hòa đã quên bản thân của chính mình, đóng góp và hy sinh cuộc đời mình cho đất nước, cho Tự Do cho mọi người có dòng máu Việt
24 Tháng Tư 2013(Xem: 18433)
Lúc chia tay chị cũng không vào nhà. Thật bất ngờ khi chị hôn nhẹ lên má tôi phơn phớt. Trời ơi! Sao nụ hôn đó đã không đến với tôi cách đây bốn mươi năm, bà tiên của tôi ơi!?
23 Tháng Tư 2013(Xem: 15130)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm, tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
21 Tháng Tư 2013(Xem: 13649)
Đã quá nửa đêm trong khi bà con đang say giấc nồng, còn tui thì phải cố căng mắt ra mà cho bánh xe cán lên mấy cục sắt giữa đường kêu lụp cụp cho đở sợ ma xa lộ
20 Tháng Tư 2013(Xem: 12431)
Giá trị con người dù có cao xa, vẫn không bằng tấm lòng bao la của người mẹ .“ Sinh ký Từ qui” kính mong hương hồn bà yên nghỉ chốn vĩnh hằng
19 Tháng Tư 2013(Xem: 17975)
Có lẽ nào lời cuối cùng anh nói với tôi một lần về phép là đúng? Mối tình đầu của tôi thật sự đã chết! Chấm dứt một chuyện tình, chỉ còn lại trong tôi hồi ức đẹp và buồn.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 12519)
Đôi mắt đó, chúng con không tìm thấy khi những người vợ lẽ đã bỏ ba ra đi trước má. Có lẽ ba đã hiểu được giá trị đích thật của hai chữ yêu thương và hy sinh mà má đã trao ra.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 13228)
Sau chuyện rượu mật nhân này cả hai người càng hiểu lòng nhau, tình yêu giữa họ càng...thắm thiết hơn xưa. Trước kia không ít lần họ muốn tự nguyện chia tay nhau nhưng nào có được đâu
17 Tháng Tư 2013(Xem: 13526)
Cái điểm chính là lấy lòng bao dung mà đối xử với mọi người, biết người biết ta, dùng tâm tư, lời lẽ ôn hòa chính đáng mà giải quyết vấn nạn, chứ không phải lúc nào cũng đánh nhau.
15 Tháng Tư 2013(Xem: 13911)
Bạn bè vẫn nhắc nhau một ngày nào đó, tờ lịch 30 tháng 4 không còn bị tô đen, ngày đó bạn sẽ được "tổ chức sinh nhật bù trừ" cho từ 37 năm qua, đã không có một ngọn nến nào thắp sáng ngày 30 tháng 4 của bạn, của đất nước…
10 Tháng Tư 2013(Xem: 18149)
Tình bạn là động cơ khiến chúng tôi gặp nhau trong lòng quê hương Biên Hòa thân thuộc. Tôi hy vọng không những với Sương Trầm và Sương B, tôi còn có dịp gặp nhiều bạn thân quen khác của Tứ1 và Tứ4 ngày xưa nữa
08 Tháng Tư 2013(Xem: 18800)
Tui học ở nó nhiều điều. Một tay triết lý. Nó tuyên bố " Ở đời chỉ có hên xui mà thôi. Không thằng nào hơn thằng nào. Anh hùng khi khó cũng khoanh tay.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 14308)
Ngày nay, tôi có một ước mơ. Trước khi rời bỏ trần thế nầy, được thấy. Ngày tàn của cộng sản hung tàn. Giải đất hình chữ S, quê tôi bên kia bờ Đại Dương. Chấm dứt đêm trường cộng sản